images/upload/BannerWebKhoaDuoc-02.png
CÁC MỤC CHÍNH
TIN NỘI BỘ
TRA BÀI VIẾT
<Tháng Tư 2024>
HaiBaNămSáuBảyCN
25262728293031
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293012345
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
Lượt truy cập : 101.550.983
SINH HOẠT KHOA HỌC
SINH HOẠT KHOA HỌC, CHỦ ĐỀ “EFFECT OF BIOSURFACTANTS ON GRAM-NEGATIVE BACTERIAL BIOFILM” - Cập nhật : 27/01/2021

Buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề Effect of biosurfactants on Gram-negative bacterial biofilm do TS. Nguyễn Vũ Giang Bắc, giảng viên Bộ môn Vi sinh – Ký sinh, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh báo cáo diễn ra vào lúc 8 gi30 phút ngày 22/01/2021 tại Khoa Dược - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (41 Đinh Tiên Hoàng, Q1, TP. HCM).

 

TS. Nguyễn Vũ Giang Bắc báo cáo tại buổi sinh hoạt khoa học

Buổi sinh hoạt khoa học thu hút hơn 200 đại biểu tham dự gồm giảng viên, nghiên cứu viên, học viên, sinh viên của Khoa.

 

Các đại biểu tham dự

Nội dung chính của bài báo cáo:

Màng sinh học (biofilm) là những cộng đồng vi khuẩn được bao bọc trong các chất cao phân tử ngoại bào tự tiết (EPS) bám dính vào các bề mặt ẩm ướt. Một khi hình thành, cộng đồng vi khuẩn này có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng như trong lĩnh vực y tế chúng là nguyên nhân của các bệnh mãn tính, trong lĩnh vực công nghiệp chúng có thể thúc đẩy quá trình ăn mòn và bám bẩn sinh học. Để loại bỏ những màng sinh học này, các hoá chất và chất tẩy rửa có tính oxy hoá mạnh thường được sử dụng, nhưng với những bề mặt mỏng manh, dễ hư tổn thì các hoá chất này không phải là lựa chọn hợp lý. Bên cạnh đó, các chất hoạt động bề mặt tổng hợp hầu hết có nguồn gốc hoá dầu, không thể tái sinh và gây độc cho môi trường thuỷ sinh. Vì những lý do đó mà nhu cầu thay thế các hoá chất tổng hợp bằng những hoạt chất sinh học, thân thiện với môi trường là rất cấp thiết. Chất hoạt động bề mặt sinh học do vi sinh vật tạo ra, là một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn vì chúng có thể được tổng hợp từ các nguồn tài nguyên tái tạo, có độc tính môi trường thấp và đã được chứng minh có mức độ đặc hiệu cao hơn trong cơ chế hoạt động. Sophorolipid là một loại chất hoạt động bề mặt glycolipid được sản xuất bởi nấm men, với tiềm năng lớn do sản lượng cao từ nguồn nguyên liệu tái tạo và các đặc tính kháng khuẩn; tuy nhiên, việc áp dụng sophorolipid đối với màng sinh học vi khuẩn Gram âm vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nhóm nghiên cứu của tác giả đã tiến hành khảo sát các đặc tính kháng màng sinh học của sophorolipid bằng cách chứng minh khả năng phá vỡ màng sinh học của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa PAO1 trong các kênh vi lỏng. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sophorolipid ít gây hại cho vi khuẩn, nhưng chúng làm suy yếu ma trận màng sinh học EPS, dẫn đến hiện tượng bong tróc khỏi bề mặt bám dính và phá vỡ màng sinh học. Hơn nữa, sophorolipid cho thấy khả năng phối hợp hoạt động cùng với các chất hoạt động bề mặt đang được sử dụng rộng rãi như natri dodecyl sulfat, và đạt được hiệu quả ở nồng độ thấp hơn 100 lần so với nồng độ tác dụng tối thiểu so với sử dụng độc lập.

Bạn đọc có thể tham khảo công trình nghiên cứu đã được công bố theo đường link sau: https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/acs.langmuir.0c00643

Bài, ảnh:

Tổ HTQT-NCKH, Văn phòng Khoa Dược
CÁC TIN KHÁC
Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
41 Đinh Tiên Hoàng - P.Bến Nghé - Q1 - Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84.8)38295641 Fax : (84.8)38225435 Email : duockhoa@uphcm.edu.vn