images/upload/BannerWebKhoaDuoc-02.png
CÁC MỤC CHÍNH
TIN NỘI BỘ
TRA BÀI VIẾT
<Tháng Ba 2024>
HaiBaNămSáuBảyCN
26272829123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
1234567
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
Lượt truy cập : 101.510.644
Lịch sử
Lịch sử Khoa Dược - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Cập nhật : 28/09/2010

Lịch sử hình thành và phát triển:
Khoa Dược Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh có lịch sử từ năm 1947.

Tháng 9 năm 1947, sau ngày Pháp tái chiếm Việt Nam, toàn quốc kháng chiến, Y Dược Đại học Đường Sài Gòn do Giáo sư Massias (người Pháp) làm Khoa Trưởng.

Khóa Học quân sự

 Diễu hành nhân ngày thành lập QĐNDVN

Sau Hiệp định Geneve 1954, chi nhánh này trở thành Y Dược Đại học Đường Sài Gòn, Hiệu trưởng là Giáo sư Trần Quang Đệ, trụ sở tại số 27 đường Trần Quý Cáp (nay là Bảo tàng chứng tích chiến tranh, đường Võ Văn Tần, Quận 1, TPHCM).

Do sự phát triển qui mô đào tạo, tháng 8 năm 1961 bộ phận đào tạo Dược tách khỏi Y Dược Đại học Đường Sài Gòn để thành lập trường đại học là Dược Khoa Đại học Đường Sài Gòn, trực thuộc Viên đại học Sàigòn, có trụ sở tại số 169 đường Công Lý (nay là Nhà Thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TPHCM). Hiệu trưởng đầu tiên của Dược Khoa Đại học Đường Sài  Gòn là Giáo sư Trương Văn Chôm. Từ tháng 12 năm 1963, GS. Nguyễn Vĩnh Niên được bổ nhiệm làm Khoa Trưởng và đảm nhận nhiệm vụ đến tháng 4 năm 1975.

Tháng 4 năm 1964. trụ sở Dược Khoa Đại học Đường Sài Gòn được dời về Thành Cộng hoà số 41 Cường Để và duy trì đến hiện nay là 41 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TPHCM.

 

 

Do đầu năm 1975, GS. Nguyễn Vĩnh Niên được đề bạt và bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn. Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Hội đồng khoa đã đề cử GS. Tô Đồng thay thế làm Khoa trưởng Dược Khoa Đại học Đường Sài Gòn. Thời điểm này, trong bối cảnh hoang mang do chiến sự, GS. Tô Đồng đã không thực sự điều hành nhà trường.


Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn và Miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Trong niềm phấn khởi chung của cả nước, đội tự vệ sinh viên dược khoa nhanh chóng được thành lập và đã phối hợp với một số giáo sư yêu nước quản lý nhà trường, bảo quản tốt các tài sản phương tiện giảng dạy.

Ngày 7 tháng 5 năm 1975, tổ quân quản gồm DS. Bùi Quang Tùng, DS. Nguyễn Khang và DS. Hoàng Ân đã tiếp quản trường Đại học Dược Khoa Sài  Gòn. Từ ngày 12 tháng 5 năm 1975, tổ quân quản được tăng cường thêm DS. Nguyễn Kim Hùng và DS. Nguyễn Văn Thớ.

 

Ngày 12 tháng 6 năm 1975, năm học 1974-1975 của trường Đại học Dược Khoa Sài Gòn trực thuộc Bộ Y Tế - Xã Hội và Thương Binh - Công Hòa Miền Nam Việt Nam được tái giảng. Tháng 9 năm 1975, Bộ ra quyết định bổ nhiệm Ban phụ trách trường Đại học Dược Khoa Sài Gòn gồm DS. Nguyễn Kim Hùng (trưởng ban) và TS. Võ Phi Hùng, nguyên phó khoa trưởng trường Đại học Dược Khoa Sài Gòn cũ làm phó ban.

 

 

Ngày 25 tháng 12 năm 1975, chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam quyết định chuyển Viện Bào Chế Thái Vân cho trường Đại học Dược Khoa Sài  Gòn để thành lập Xưởng trường. Đầu năm 1976, ban phụ trách Xưởng trường được thành lập.

 

Ngày 8 tháng 3 năm 1976, Bộ Trưởng Bộ Y Tế - Xã Hội và Thương Binh ký quyết định số 191/YTXHTB/HL bàn giao trường Đại học Dược Khoa Sài Gòn cho Bộ Giáo Dục và Thanh Niên.

 

Sau hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước, Thành phố Sài Gòn chính thức mang tên Bác-Thành phố Hồ Chí Minh. Để giải quyết các vấn đề về lãnh đạo và tổ chức, ngày 27.10.1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định thành lập trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập 3 trường là Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, các trường trở thành Khoa Y, Khoa Răng hàm mặt và Khoa Dược.

 

Ngày18 tháng 01 năm 1977, Bộ Y tế ra Quyết định số 85/BYT-QĐ quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Đại học Y Dược TP.HCM. và bổ nhiệm Giáo sư Trương Công Trung làm Hiệu trưởng, Giáo sư Võ Thế Quang làm Phó Hiệu trưởng, DS. Nguyễn Kim Hùng (nay là Giáo sư) làm Phó Hiệu trưởng, kiêm nhiệm Khoa Trưởng Khoa Dược. Tháng 9 năm 1977 tổ chức lễ khai giảng năm học đầu tiên của Trường Đại học Y Dược mới thành lập.

 

Năm 1990, DS. Vũ Khánh (nay là Phó Giáo sư) được bổ nhiệm làm Khoa Trưởng Khoa Dược và từ năm 1992 đồng thời được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TP.HCM.

 

Từ năm 1999, TS. Lê Quan Nghiệm (nay là Giáo sư) được bổ nhiệm làm Khoa Trưởng Khoa Dược và từ năm 2004 đồng thời được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Đại học Y Dược TP.HCM.


Theo nghị định 49/2003/NĐ-CP, ngày 15 tháng 05 năm 2003, trường Đại học Y Dược TP.HCM được đổi thành Đại học Y Dược TP.HCM, chuẩn bị đề án phát triển thành đại học y dược trọng điểm vùng và các khoa phát triển thành các trường thành viên, như vậy Khoa Dược dự kiến trở thành Trường Đại Học Dược TP. Hồ Chí Minh.

 

 

Mặc dù có nhiều thay đổi về tổ chức trong lịch sử phát triển, Khoa Dược - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh là đơn vị duy nhất đào tạo Dược sĩ đại học tại miền Nam cho đến năm 2003 - năm thành lập trường đại học Y Dược Cần thơ, do đó Khoa Dược đã là mái trường chung của hàng chục ngàn dược sĩ. Hiện nay, cùng với trường đại học Dược Hà nội, Khoa Dược - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh là một trong hai trường đào tạo chuyên ngành Dược lớn nhất Việt Nam.

 

Đôi lời giới thiệu

Y Dược Đại học Đường Sài gòn được thành lập năm 1947.

Năm 1961, Y Dược Đại học Đường Sài gòn được phân chia thành Y Khoa Đại học Đường Sài gòn và Dược khoa Đại học Đường Sài gòn.

Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1976 trên cơ sở hợp nhất Y Khoa Đại học Đường Sài gòn, Dược Khoa Đại học Đường Sài gòn, Nha Khoa Đại học Đường Sài gòn và Trường Cán bộ Y Tế cao cấp Miền Nam. Khi thành lập Trường có 3 Khoa: Khoa Y, Khoa Dược và Khoa Răng Hàm Mặt.

 

Hiện nay Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh đã phát triển gồm 7 khoa trực thuộc: Y, Dược, Răng Hàm Mặt, Y học Cổ truyền, Y Tế Công cộng, Khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật Y học, Khoa Khoa học Cơ bản.

Cùng với sự phát triển của đất nước, Khoa Dược - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh đã phát triển không ngừng, kế thừa và phát huy các thành quả đạt được trong quá khứ, tập thể công chức viên chức Khoa Dược luôn phấn đấu không ngừng để xứng đáng là một trong những đơn vị hàng đầu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành dược, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ sức khoẻ cho nhân dân Việt Nam.

Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập và hợp tác với khu vực và thế giới, Khoa Dược cũng xác định cần phấn đấu theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao của nhân dân và có khả năng cạnh tranh cao với các trường đào tạo chuyên môn Dược nước ngoài.

Hiện nay, tổng số công chức viên chức Khoa Dược gồm 198 người trong đó giảng viên là 120. Không kể các thầy cô Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đã nghỉ hưu, các Giảng viên thỉnh giảng, đội ngũ giảng viên Khoa Dược có trình độ sau Đại học gồm 13 Phó giáo sư, 14 Tiến sĩ, 51 Thạc sĩ chiếm tỷ lệ 65% trong số giảng viên. Tỷ lệ này sẽ tăng cao trong những năm tới do quy mô đào tạo sau Đại học đối với giảng viên ngày càng tăng.

Mỗi năm, Khoa Dược có khả năng tuyển sinh, đào tạo, cung cấp cho ngành Dược 15 Tiến sĩ, 100 Thạc sĩ, 175 chuyên khoa I,II , 260 Dược sĩ Đại học hệ chính quy và chuyên tu, 300 Dược sĩ trung học chính quy và tại chức, 2500 Dược tá và khoảng 5000 lượt đào tạo liên tục.

Khoa Dược cũng hỗ trợ đào tạo trong ngành Dược cho Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Dược Tây Nguyên, các Trường Trung học Y Dược các tỉnh thành ở khu vực phía Nam như Tây Ninh, Bình Phước, Đắc Lắc.

Ngoài công tác đào tạo, công chức viên chức Khoa Dược cũng thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố, cấp cơ sở. Kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo tiền đề cho phát triển các sinh hoạt khoa học, tham gia hội nghị khoa học trong nước, khu vực, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ.

Trong các hoạt động hỗ trợ phát triển ngành nghề, các giảng viên Khoa Dược đã tư vấn, hỗ trợ chuyên môn, đào tạo lại cho các Công ty xí nghiệp trong nước, các Sở y tế tỉnh thành, các bệnh viện,... trong các hoạt động liên quan đến sản xuất, nghiên cứu phát triển, xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP, triển khai công tác Dược lâm sàng...

Để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Dược đã thiết lập quan hệ, hợp tác và được sự hỗ trợ của nhiều đơn vị trong và ngoài nước, nổi bật là

Các công ty:

- Công ty Cổ phần Dược phẩm DOMESCO

- Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2

- Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM

- Công ty Cổ phần Dược phẩm Hậu giang

- Công ty Cổ phần Dược phẩm Trà Vinh

- Công ty Cổ phần Dược phẩm 25

- Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC

Các Bệnh viện :

-
Bệnh viện Chợ Rẫy

- Bệnh viện Nhi Đồng I

- Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ

- Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

- Bệnh viện Trưng Vương

Các Trường Đại học và tổ chức quốc tế:

- Anh:
Brandford, Royal Holloway.

- Áo: Innsbruck, Vienne, Graz

- Asea Uninet, Tổ Chức Các Trường Đại học Á Âu

- AASP (Asian Assuciation of Schools of Pharmacy), Hiệp hội các trường châu Á

- Hàn quốc: Sungkuynwan, Chongnam, Kangwon.

- Mỹ : UCSF.

- Nhật: Hiroshima, Tokushima.

- Pháp: Paris, Bordeaux, Caen, Marseille, Lyon, Angers.

- Thái lan: Mahidol, Chulalongkorn.

- Trung quốc: Viện Dược liệu Thượng Hải.

- Úc: South Australia, Tasmania.

Một số hình ảnh từ ngày thành lập:

            

                                                                                    Lao động

                      

 

                                                               Hội diễn văn nghệ

SV tập thể dục giữa giờ

Sản xuất thuốc

GS. Vũ Khánh và cán bộ giảng trẻ khoa dược đang làm nghiên cứu sinh tại Áo

Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo  VN

Lễ TN DS ĐH hệ chính quy khóa 33 và hệ chuyên tu khóa 28

Hiến máu nhân đạo

SV thực tập

và khoa dược ngày nay

 

Khoa Dược

CÁC TIN KHÁC
Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
41 Đinh Tiên Hoàng - P.Bến Nghé - Q1 - Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84.8)38295641 Fax : (84.8)38225435 Email : duockhoa@uphcm.edu.vn