images/upload/BannerWebKhoaDuoc-02.png
CÁC MỤC CHÍNH
TIN NỘI BỘ
TRA BÀI VIẾT
<Tháng Ba 2024>
HaiBaNămSáuBảyCN
26272829123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
1234567
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
Lượt truy cập : 101.510.269
CN Dược
Giới thiệu Bộ Môn Công nghiệp Dược - Cập nhật : 01/06/2020
Bộ môn Công Nghiệp Dược là một trong những bộ môn chuyên ngành chính trong việc đào tạo nhân lực cho ngành Dược.

LỊCH SỬ

Bộ môn Công Nghiệp Dược thuộc Khoa Dược, Đại học Y DượcTP.Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 1899/ BYT-QĐ ngày 18/10/1996 của  Bộ Y Tế và quyết định số 52/ YD-QĐ ngày 21/01/1997 của Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Bộ môn chính thức hoạt động từ tháng 01/1997.

Chủ nhiệm bộ môn qua các thời kỳ:

1.NGND.PGS.TS. Hoàng Minh Châu (từ năm 1997 đến năm 2006)

2. NGND.GS.TS. Lê Quan Nghiệm (từ năm 2006 đến năm 2015)

            3. NGƯT.PGS.TS. Lê Hậu (từ năm 2015 đến nay) 

NHIỆM VỤ

Bộ môn Công nghiệp Dược phụ trách giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ sản xuất và phát triển dược phẩm, góp phần đào tạo Dược sĩ bậc Đại học và bậc sau đại học.


HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY

Các chức danh đào tạo bao gồm: Dược sĩ đa khoa, dược sĩ đa khoa định hướng chuyên ngành sản xuất dược phẩm, dược sĩ chuyên khoa 1, Thạc sĩ và Tiến sĩ thuộc chuyên ngành Công nghệ Dược phẩm và Bào chế thuốc. Cụ thể

Đối với bậc đào tạo Đại học

Học phần chung bắt buộc:

- Công nghệ sản xuất Dược phẩm 1 (03 tín chỉ lý thuyết, 02 tín chỉ thực hành):

Học phần bắt buộc dành cho sinh viên chuyên ngành:

- Sản xuất thuốc 1 (02 tín chỉ)

- Sản xuất thuốc 3 (02 tín chỉ)

- Các nguyên tắc thực hành tốt trong sản xuất thuốc (02 tín chỉ)

- Thực hành sản xuất thuốc (01 tín chỉ)

Học phần tự chọn

- Các hệ thống trị liệu mới

Đối với bậc sau đại học

            Học phần chung bắt buộc:

                        - Sinh Dược học

            Học phần chuyên ngành bắt buộc:

                        - Nghiên cứu phát triển thuốc 1

                        - Công nghệ sản xuất các dạng thuốc 1

                        - Các hệ thống trị liệu mới (nâng cao)

                        - Quản lý chất lượng trong sản xuất thuốc

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Định hướng nghiên cứu

- Nghiên cứu phát triển các hệ thống trị liệu mới: hệ thống trị liệu phóng thích kéo dài, hệ thống chuyển giao thuốc cấu trúc micro và nano.

- Nghiên cứu các quá trình công nghệ trong sản xuất thuốc (quá trình trộn - tạo hạt, quá trình sấy, quá trình nén dập, quá trình bao phim) và ứng dụng giải quyết các sự cố thực tế xảy ra trong sản xuất thuốc.

- Nghiên cứu làm tăng sinh khả dụng của dược chất có độ tan và/hoặc tính thấm thấp.

- Nghiên cứu vi hạt và các dạng thuốc mới chứa vi hạt.

- Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học.

Một số kết quả nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước

1. Nghiên cứu nâng cao chất lương thuốc cổ truyền phục vụ sức khỏe cộng đồng (2000-2005)

2. Nghiên cứu bào chế hệ trị liệu hấp thu qua da đối với scopolamin, clonidin và captopril (2009-2010).

Đề tài nghiên cứu cấp Bộ

1. Nghiên cứu bào chế viên Loratadin rã nhanh (2007 - 2010).

2. Nghiên cứu bào chế viên Trimetazidin PTKD (2007 – 2010).

3. Nghiên cứu bào chế viên nén Isosorbid mononitrat 60 mg PTKD (2006 – 2011).

4. Nghiên cứu bào chế viên PTKD chứa Metformin 500 mg (2008 – 2012).

5. Nghiên cứu bào chế viên nang PTKD chứa pellet Metoprolol 50 mg (2008 - 2012).

Đề tài nghiên cứu cấp Thành phố

1. Đánh giá tương đương sinh học viên nén kali clorid 600 mg PTKD (2006 - 2008).

2. Nghiên cứu xây dựng công thức và quy trình sản xuất viên nén bao phim salbutamol 4 mg PTKD (2010 – 2012).

3. Nghiên cứu chế tạo nano ketoprofen (2010 – 2012).

4. Nghiên cứu chế tạo thuốc dán nicotin (2011 – 2013).

5. Xây dựng quy trình sản xuất trà hòa tan từ Lá Chùm Ngây (Moringa oleifera Lam.).

6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các tá dược độn trong quá trình dập thẳng (2010 – 2012).

Đề tài nghiên cứu cấp Cơ sở

Bộ môn thực hiện khoảng 4-5 đề tài cấp cơ sở hàng năm. Các đề tài định hướng nghiên cứu phát triển các dạng thuốc mới hoặc giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất dược phẩm. 

CÁC THÀNH TÍCH THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Bộ môn Công nghiệp Dược liên tiếp đạt được danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc từ năm 2006 đến nay. Năm 2010, nhận được Bằng khen của Bộ Y tế và năm 2011, nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ( Từ 2008 đến 2013, đang cập nhật thêm đến nay)

Tiếng Việt

Năm 2008

1.    Lê Thị Thu Vân, Hoàng Minh Châu, Lê Quan Nghiệm, Lê Hậu, (2008), Tương đương sinh học viên nén kali clorid phóng thích kéo dài, Tạp  Chí Dược Học, tr. 15-17.

2.    Phạm Anh Kiệt, Hoàng Minh Châu, Lê Minh Trí, Lê Hậu, Mai Anh Thư,  (2008), Điều chế viên nén phóng thích kéo dài Cefaclor 375 mg, Tạp chí Y Học TP.HCM, tr. 147-153.

3.    Nguyễn Thiện Hải, Akira Tsuji, Khảo sát vai trò của các transporter trong sự vận chuyển thuốc qua da, Tạp chí Kiểm nghiệm thuốc, Số 3A, năm 2008, trang 3–10.

Năm 2009

1.    Lê Thị Thu Vân, Lê Hậu, Đào Minh Duy (2009), Thẩm định qui trình sản xuất viên nén Kali clorid 600 mg  phóng thích kéo dài ở qui mô pilot,  Tạp chí Y Học TP.HCM, 307-312.

2.    Lê Hậu, Trần Bảo Quốc (2009), Nghiên cứu xây dựng công thức viên nén  Indomethacin 75 mg phóng thích kéo dài, Tạp chí Y Học TP.HCM, 84-87

3.    Nguyễn Đăng Thoại, Trần Ngọc Dân, Đỗ Thị Minh Thuận, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Thiện Hải, Nguyễn Đức Tuấn (2009), Khảo sát ảnh hưởng của Eudragit NE 30D đến khả năng giải phóng hoạt chất của nang chứa cao bạch quả (Ginkgo biloba), Tạp chí Dược Học, 393, 19-22.

4.    Nguyễn Thiện Hải, Sang-Cheol Chi (2009), Nghiên cứu bào chế viên nén PTKD chứa felodipin 5mg, Tạp chí Y học TP.HCM, 13(1), 29-33.

5.    Nguyễn Đăng Thoại, Trần Ngọc Dân, Đỗ Thị Minh Thuận, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Thiện Hải, Nguyễn Đức Tuấn (2009), Xây dựng qui trình định lượng flavonoid toàn phần trong cao bạch quả, viên bao phim O.P.Can và Quercetin trong huyết tương người bằng phương pháp HPLC, Tạp chí Y học TP.HCM, 13(1), 78-83.

Năm 2010

1.    Đào Minh Duy, Lương Thị Hoài Trang, Nguyễn Thiện Hải, Võ Xuân Minh (2010), Nghiên cứu bào chế viên nang chứa pellet metoprolol succinate phóng thích kéo dài 47,5 mg, Tạp chí Y học TP.HCM, 14(1), 23-29.

2.    Lâm Huệ Quân, Nguyễn Thiện Hải (2010), Nghiên cứu bào chế viên nén phóng thích kéo dài chứa nifedipine 30mg, Tạp chí Y học TP.HCM, 14(1), 41-46.

3.    Võ Thùy Ngân, Nguyễn Thiện Hải (2010), Nghiên cứu bào chế viên nén phóng thích kéo dài chứa diltiazem  hydrochlorid 90 mg, Tạp chí Y học TP.HCM, 14(1), 123–128.

4.    Phạm Anh Kiệt, Lê Minh Trí, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Thiện Hải (2010), Nghiên cứu bào chế viên nén chứa paracetamol và ibuprofen với tá dược cellulose vi tinh thể sản xuất trong nước, Tạp chí Dược Học, 409, 9-15.

5.    Nguyễn Đăng Thoại, Trần Ngọc Dân, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Thiện Hải (2010), Nghiên cứu bào chế và đánh giá độ giải phóng hoạt chất viên nén bao phim chứa 40mg cao bạch quả, Tạp chí Dược Học, 409, 19-22.

6.    Phạm Anh Kiệt, Lê Minh Trí, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Thiện Hải (2010), Nghiên cứu ứng dụng tá dược cellulose vi tinh thể sản xuất trong nước điều chế viên nén amlodipin, Tạp chí Dược Học, 410, 11-15.

 Năm 2011

1.        Vũ Thị Huỳnh Hân, Lê Quan Nghiệm, Lê Hậu, Nguyễn Thiện Hải, Hà Thị Hằng Nga (2011), Ảnh hưởng của chất tăng thấm lên tính thấm của scopolamin qua da chuột, Tạp Chí Y Học TP.HCM, 15(1), 74-79.

2.        Vũ Thị Huỳnh Hân, Lê Quan Nghiệm, Lê Hậu, Nguyễn Thiện Hải (2011),  Ảnh hưởng của nền dính lên tính thấm của scopolamin hydrobromid  qua  da chuột cống trắng, Tạp Chí Y Học TP.HCM, 15(1), 80-85.

3.        Lê Thanh Thảo Nguyên, Chung Khang Kiệt, Lê Hậu, Đỗ Quang Dương (2011), Nghiên cứu xây dựng công thức viên nén phân tán nhanh domperidon, Tạp Chí Y Học TP.HCM, 15(1), 101-105.

4.        Lê Vĩnh Bảo, Lê Xuân Trường, Lê Hậu (2011), Nghiên cứu điều chế pellet chứa pseudoepherin hydroclorid PTKD, Tạp Chí Y Học TP.HCM, 15(1),  135-140.

5.        Bùi Thiện Tin, Nguyễn Thị Vân Dung, Lê Hậu (2011), Định lượng isosorbid mononitrat trong huyết tương người bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, Tạp Chí Y Học TP.HCM, 15(1), 141-145.

6.        Trần Quốc Thanh, Lê Quan Nghiệm, Nguyễn Thiện Hải, Lê Hậu (2011), Nghiên cứu sàng lọc chất dính và lựa chọn nồng độ dược chất trong bào chế thuốc dán hấp thu qua da chứa clonidin, Tạp Chí Y Học TP.HCM, 15(1), 217-222.

7.        Trần Quốc Thanh, Lê Quan Nghiệm, Nguyễn Thiện Hải, Lê Hậu, Nguyễn Thị Yến Trang (2011), Khảo sát ảnh hưởng của các chất tăng thấm đối với sự thấm của Clonidin hydrochlorid qua da chuột,  Tạp Chí Y Học TP.HCM, 15(1), 223-228.

8.        Lê Hậu, Lê Thị Thu Vân, Nguyễn Văn Qúy, Phùng Chất (2011), Nghiên cứu bào chế viên Salbutamol PTKD, Tạp chí Y Dược học, 4, 42-47.

9.        Vũ Thị Huỳnh Hân, Lê Quan Nghiệm, Lê Hậu, Nguyễn Thiện Hải, Hà Thị Hằng Nga (2010), Ảnh hưởng của chất tăng thấm lên tính thấm của scopolamin qua da chuột, Tạp chí Y học TP.HCM, 15(1), 74-79.

10.    Vũ Thị Huỳnh Hân, Lê Quan Nghiệm, Lê Hậu, Nguyễn Thiện Hải (2010), Ảnh hưởng của nền dính lên tính thấm của scopolamin hydrobromid qua da chuột cống trắng, Tạp chí Y học TP.HCM, 15(1), 80-85.

11.    Trần Quốc Thanh, Lê Quan Nghiệm, Nguyễn Thiện Hải, Lê Hậu (2010), Nghiên cứu sàng lọc chất dính và lựa chọn nồng độ dược chất trong bào chế thuốc dán hấp thu qua da  chứa clonidine, Tạp chí Y học TP.HCM, 15(1), 218-222.

12.    Trần Quốc Thanh, Lê Quan Nghiệm, Nguyễn Thiện Hải, Lê Hậu, Nguyễn Thị Yến Trang (2010), Khảo sát sự ảnh hưởng của chất tăng thấm đối với sự thấm clonidin hydrochlorid qua da chuột, Tạp chí Y học TP.HCM, 15(1), 223-228.

13.    Võ Lê Ngọc Châu, Nguyễn Thiện Hải (2010), Nghiên cứu bào chế và đánh giá độ hòa tan viên nén atorvastatin 10 mg, Tạp chí Y học TP.HCM, 15(1), 329-333.

14.    Lê Minh Quân, Trần Thị phương Chi, Nguyễn Thiện Hải (2010), Nghiên cứu điều chế viên nén clarithromycin 250 mg, Tạp chí Y học TP.HCM, 15(1), 372-377

15.    Đào Minh Duy, Nguyễn Thiện Hải, Võ Xuân Minh (2010), Nghiên cứu bao phim pellet metoprolol succinat trên hệ thống bao tầng sôi tạo chế phẩm phóng thích kéo dài, Tạp chí Y học TP.HCM, 15(1), 386-390

16.    Nguyễn Công Phi, Lê Nguyễn Nguyệt Minh, Nguyễn Thiện Hải, Lê Quan Nghiệm (2010), Khảo sát sự ảnh hưởng của chất dính và nồng độ dược chất lên khả năng thấm qua da chuột của captopril, Tạp chí Y học TP.HCM, 15(1), 499-504

17.    Nguyễn Công Phi, Lê Nguyễn Nguyệt Minh, Nguyễn Thiện Hải, Lê Quan Nghiệm (2010), Khảo sát ảnh hưởng của chất tăng thấm lên tính thấm qua da chuột của captopril, Tạp chí Y học TP.HCM, 15(1), 494-498

Năm 2012

1.        Lê Minh Quân, Lê Hậu (2012), Nghiên cứu động học của quá trình nén dập trên hỗn hợp hai thành phần, Tạp chí Y Học TPHCM, 16(1), 278 - 284.

Năm 2013

1.        Vũ Thị Huỳnh Hân, Nguyễn Ngọc Sao Mai, Nguyễn Quang Nam, Trần Hùng, Lê Hậu, Lê Quan Nghiệm (2013), Đánh giá tương đương sinh học thuốc dán hấp thu qua da chứa scopolamin 1,5 mg, Tạp chí Dược Học, 441, 5-8.

2.        Nguyễn Hoài Thanh Tâm, Lê Thị Thu Vân, Lê Hậu (2013), Nghiên cứu bào chế viên nén Metronidazol 250 mg nổi trong dạ dày, Tạp chí Y Học TPHCM.

Tiếng Anh

1.    Katsuaki Ito, Hai Thien Nguyen, Yukio Kato, Tomohiko Wakayama, Yoshiyuki Kubo, Shoichi Iseki,  Akira Tsuji (2008), P-Glycoprotein (Abcb1) is involved in absorptive drug  transport in skin, Journal of Controlled Release,  131(3), 198-204.

2.    Nguyen Thien Hai, Juyoung Kim, Eun-Seok Park, Sang-Cheol Chi (2008), Formulation and Biopharmaceutical Evaluation of Transdermal Patch Containing Benztropine, International J. of Pharmaceutics, 357(1-2), 55-60.

BÁO CÁO TOÀN VĂN TRONG HỘI NGHỊ KHOA HỌC

Năm 2009

1.    Hau Le, Thu Van Le Thi (2009), Bioequivalent  Study of Potassium  Chloride: an Example of Endogenous substances, Proceeding of the 2009 International Conference of the Korean Society of Pharmaceutical Sciences and Technology, pp. 95-99. 

2.    Ha Giang Phan, Minh Quan Le, Thu Van Le Thi, Hau Le (2009), Formulation of isosorbide mononitrate 60 mg sustained release tablet,  Proceeding of the 6th Indochina conference on pharmaceutical sciences, pp. 321-325.

 

Năm 2011

1.    Minh Quan Le, Hau Le  (2011), Compaction kinematics of directly compressible excipients during compression, Proceeding of the 7th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, Bangkok, Thailand, pp.  539-542.

2.    Bao Le Vinh, Thanh Nguyen Xuan, Van Le Thi Thu, Hau Le (2011), Solid lipid nanoparticles as drug carrier for diclofenac gel, Proceeding of the 7th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, Bangkok, Thailand, pp. 555-558.

3.    T. T. Bui, H. Le (2011),. Bioequivalence of a Sustained Release Preparation of Isosorbide Mononitrate, Proceeding of the 7th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, Bangkok, Thailand, pp. 551-554

4.    Tran Quoc Thanh, Le Quan Nghiem, Huynh Van Hoa, Le Hau, Nguyen Duc Tuan (2011), Quantitative Determination of Clonidine in Transdermal Patches By High Performance Liquid Chromatography with Photodiode Array Detector, Proceeding of the 7th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, Bangkok, Thailand, pp.439-441.

5.    Nguyen Thien Hai, Le Quan Nghiem (2011), Formulation and bioevaluation of extended - release metformin hydrochloride tablets, Proceedings of International Conference of The Korean Society of Pharmaceutical Sciences and technology, 42-45                               

 

Năm 2013

1.    Dao Thi Mai Anh, Le Tuan Tu, Le Minh Quan, Le Hau  (2013), Preparation and evaluation of tadalafil solid dispersion, Proceeding of the 8th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, HCMC, Vietnam, pp.  382-386.

2.    Hau Le, Thi Thu Van Le, Van Quy Nguyen (2013), Development of salbutamol sustained release tablet using ethylcellulose as coating agent, Proceeding of Asean Federation For Pharmaceutical Sciences Conference, Korea, pp. 365.

3.    Tran Thi Quynh Chi, Pham Cam Huy, Huynh Chung Toan, Le Hau (2013), A validated liquid chromatography - tandem mass spectrometry method for determination of verapamil and norverapamil in human plasma, Proceeding of the 8th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, HCMC, Vietnam, pp. 297-301.

4.    Nguyen Thi Thu Trang, Le Thi Thu Van, Le Hau (2013), Formulation of triamcinolone acetonide 4 mg buccal adhesive tablets, Proceeding of the 8th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, HCMC, Vietnam, pp. 427-431.

5.    Nguyen Thi Hai Yen, Le Tuan Tu, Le Minh Quan, Le Hau (2013), Application of lean production in film coated tablet manufacturing process: a case study, Proceeding of the 8th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, HCMC, Vietnam, pp. 409-414.

6.     Tran Thi Thanh Han, Le Thi Thu Van, Le Hau (2013), Formulation of betamethasone dipropionate microemulsion, Proceeding of the 8th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, HCMC, Vietnam, pp. 458-462.

7.    Nguyen Pham Thao Quyen, Le Tuan Tu, Le Hau, Le Minh Quan (2013), Development of stable film coated tablet containing perindopril erbumine and indapamide at low strength, Proceeding of the 8th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, HCMC, Vietnam, pp. 476-481.

8.    Nguyen Thai Duong, Le Thi Thu Van, Le Hau (2013), Enhancement of dissolution of irbesartan and hydrochlorothiazide in tablet using surfactants, Proceeding of the 8th Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, HCMC, Vietnam, pp. 404-408.        


Cập nhật tháng 06/2020                  

CÁC TIN KHÁC
Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
41 Đinh Tiên Hoàng - P.Bến Nghé - Q1 - Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84.8)38295641 Fax : (84.8)38225435 Email : duockhoa@uphcm.edu.vn