Giới thiệu về bộ môn Dược lâm sàng
Dược lâm sàng là hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc (theo Luật Dược 105/2016/QH13). Tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, môn Dược lâm sàng đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức cho sinh viên Dược sĩ đại học từ năm 2003. Bộ môn Dược lâm sàng có tiền thân là phân môn thuộc bộ môn Dược lý – dược lâm sàng. Ngày 24 tháng 08 năm 2010, Bộ môn Dược lâm sàng được thành lập theo quyết định số 815/QĐ-YDTC.
Qua gần 10 năm hình thành và phát triển, các giảng viên trong bộ môn Dược lâm sàng đã nỗ lực áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, cập nhật và nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp thu ý kiến của người học và của cơ sở tuyển dụng với mục tiêu đào tạo đội ngũ dược sĩ đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành học.
Chức năng - nhiệm vụ
1. Chức năng
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Dược lâm sàng.
2. Nhiệm vụ
2.1. Giảng dạy
Đại học:
Các môn học được giảng dạy tại bộ môn Dược lâm sàng cho sinh viên trình độ Đại học ngành Dược:
Dược lâm sàng đại cương
Dược lâm sàng và điều trị
Sử dụng thuốc trong điều trị 2
Các môn học tự chọn (Sử dụng hợp lý kháng sinh; Cảnh giác dược; Phản ứng có hại của thuốc; Triệu chứng nhà thuốc; Kỹ năng giao tiếp).
Các môn học tham gia giảng dạy cho các ngành học khác của ĐH Y Dược TP.HCM:
Giáo dục liên ngành (IPE) – cho sinh viên Y, Dược, Điều dưỡng, phục hồi chức năng
Dược lý – dược lâm sàng – cho sinh viên ngành Điều dưỡng.
Sau đại học:
Giảng dạy trình độ chuyên khoa 1 và cao học chuyên ngành Dược lý – dược lâm sàng
2.2. Nghiên cứu
Hướng nghiên cứu chính của bộ môn Dược lâm sàng bao gồm:
Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trên cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc, phản ứng có hại của thuốc, sai sót trong sử dụng thuốc
Đánh giá tính hợp lý của việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú, đánh giá sự tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ.
Đánh giá sự tuân thủ điều trị bằng thuốc và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Đánh giá các yếu tố liên quan đến bệnh lý hoặc hiệu quả điều trị một số bệnh lý mạn tính của bệnh nhân.
Giáo trình
Các sách bộ môn biên soạn, tham gia biên soạn:
Dược lâm sàng Đại cương. Nhà xuất bản Y học, 2019 (Chủ biên: Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Ngọc Khôi).
Dược động học Vancomycin và aminoglycosid trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, 2018 (Chủ biên: TS. Lê Minh Hùng, PGS.TS.Nguyễn Tuấn Dũng)
Thông tin thuốc. Nhà xuất bản Y học, 2015 (Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Dũng, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khôi)
Cơ sở dữ liệu ca lâm sàng. Tập 1. Nhà xuất bản Y học, 2012. (Chủ biên: PGS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu, GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền)
Cơ sở dữ liệu ca lâm sàng. Tập 2. Nhà xuất bản Y học, 2012. (Chủ biên: PGS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu, GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền)
Cơ sở dữ liệu ca lâm sàng. Tập 3. Nhà xuất bản Y học, 2012. (Chủ biên: PGS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu, GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền)
Năm 2020
Năm 2019
Năm 2018
Năm 2015