images/upload/BannerWebKhoaDuoc-02.png
CÁC MỤC CHÍNH
TIN NỘI BỘ
TRA BÀI VIẾT
<Tháng Mười 2024>
HaiBaNămSáuBảyCN
30123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031123
45678910
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
Lượt truy cập : 101.603.737
Dược liệu
Giới thiệu Bộ Môn Dược Liệu - Cập nhật : 01/03/2021
Bộ môn Dược liệu là một trong những Bộ môn nghiệp vụ chính của Khoa Dược, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Giới thiệu chung

Bộ môn Dược liệu đảm nhiệm giảng dạy môn học chuyên môn về Dược liệu cho các cấp học bậc Đại học và Sau đại học. Bộ môn cũng tham gia đào tạo nhân lực dược ở bậc Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp. Ngoài công tác giảng dạy, Bộ môn còn thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và là một đơn vị nghiên cứu dược liệu hàng đầu ở khu vực phía nam. Hiện nay, bên cạnh bộ môn còn có Phòng thí nghiệm Hóa học các hợp chất tự nhiên với những trang thiết bị hiện đại đảm nhận công tác nghiên cứu và phát triển dược liệu.

Các giảng viên, kỹ thuật viên của Bộ môn Dược liệu hiện nay có 11 người. Trong đó có 02 Phó Giáo sư, 05 Tiến sĩ, 02 thạc sĩ, 01 Dược sĩ đại học, 01 Dược sĩ trung học

Là một trong những Bộ môn nghiệp vụ chính của nhà trường, Bộ môn Dược liệu đảm nhận trách nhiệm giảng dạy và trang bị các kiến thức cơ bản về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên cho chương trình đào tạo Dược ở các cấp học:

-       Chương trình đào tạo Dược sĩ Đại học.

-       Tham gia giảng dạy ở các năm học thứ 1, 3, 5, Văn bằng 2 và hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho các sinh viên hệ tập trung 5 năm và 4 năm.

-       Chương trình đào tạo Sau Đại học bao gồm các chương trình đào tạo sau:.

·     Cao học Dược liệu và Dược học cổ truyền (Mã số: 60 72 04 06)

·        Nghiên cứu sinh chuyên ngành Dược liệu và Dược học cổ truyền (Mã số: 62 73 10 01).

·     Chuyên khoa I Dược liệu.

Bên cạnh đó, các giảng viên của Bộ môn còn tham gia giảng dạy chuyên môn hỗ trợ trường đại học Quốc gia Tp HCM - Khoa Y Dược và hướng dẫn các Nghiên cứu sinh cho các chuyên ngành Hóa học, Sinh học của Đại học Khoa họcTự nhiên.

Trong nhiều năm qua, các giảng viên của Bộ môn đã tham gia hướng dẫn thành công 12 Tiến sĩ, trên 50 Thạc sĩ và nhiều khóa luận tốt nghiệp (trung bình là 10-20 khóa luận/năm).

Hướng nghiên cứu 

Các nghiên cứu của Bộ môn hướng tới mục tiêu chính là nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sản xuất, sử dụng dược liệu và các thuốc từ dược liệu. Từ mục tiêu này, trong những năm qua, các đề tài nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào các hướng nghiên cứu chính là:

1.   Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược liệu, các thuốc từ dược liệu

-      Nghiên cứu thành phần hóa học của các dược liệu.

-      Nghiên cứu điều chế chất chuẩn từ dược liệu dùng cho kiểm nghiệm dược liệu và tiêu chuẩn hóa.

-      Nghiên cứu các phương pháp phát hiện giả mạo, các chất không mong muốn trong dược liệu và chế phẩm từ dược liệu.

-      Nghiên cứu xây dựng, nâng cấp các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu và các chế phẩm từ dược liệu bằng các phương pháp hiện đại.

-      Nghiên cứu đánh giá chất lượng dược liệu, chế phẩm từ dược liệu.

2.   Nghiên cứu chiết xuất, tiêu chuẩn hóa các cao định chuẩn, chiết xuất các hoạt chất từ dược liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp:

-      Nghiên cứu chiết xuất các cao chiết, các phân đoạn chiết định chuẩn, ổn định, khả thi trong sản xuất công nghiệp.

-      Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa các cao định chuẩn theo yêu cầu của y học hiện đại (định tính, định lượng hoạt chất, phát hiện các tạp chất, đánh giá độ ổn định của sản phẩm).

3.   Nghiên cứu hiện đại hóa các dạng thuốc cổ truyền:

-      Nghiên cứu hiện đại hóa các dạng thuốc cổ truyền, nâng cao chất lượng thành phẩm bằng các nguyên liệu chuẩn, dạng bào chế, các kỹ thuật bào chế và bao bì đóng gói.

-      Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa các chế phẩm thuốc có nguồn gốc tự nhiên.

4.   Nghiên cứu chứng minh tác dụng và phát hiện các tác dụng mới của dược liệu.

-      Nghiên cứu tìm và/hoặc chứng minh tác dụng của cây thuốc theo định hướng của các thử nghiệm sinh học.

-      Nghiên cứu xác định các nhóm hoạt chất theo định hướng của thử nghiệm sinh học.

Với định hướng nghiên cứu trên, Bộ môn đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (02), cấp Bộ (03), cấp thành phố (05) và cấp trường (trên 400). Một số đề tài đã được đưa vào ứng dụng

Lịch sử

Bộ môn Dược liệu Đại học Y DượcThành phố Hồ Chí Minh ngày nay là một bộ phận của Phân khoa hỗn hợp Y Dược Sài gòn, Chi nhánh của trường Đại học Y Dược Đông Dương tại Sàigòn năm 1947. Sau năm 1954, Phân khoa này trở thành Y Dược Đại học đường Sàigòn và đến năm 1961 trở thành các phân khoa đại học độc lập của Viện Đại học Sàigòn trong đó có Dược khoa Đại học đường Sàigòn. Ngày 27 tháng 10 năm 1976, trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ra đời trên cơ sở hợp nhất Y Khoa, Dược Khoa và Nha Khoa Đại học đường Sàigòn, Bộ môn Dược liệu trở thành một bộ môn nghiệp vụ của Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho đến nay.

Giai đoạn trước năm 1975, chủ nhiệm bộ môn Dược liệu được biết là Prof. Dr. Alfred Petelot và TS.Nguyễn Văn Dương.

Giai đoạn sau năm 1975, các phụ trách bộ môn dược liệu lần lượt là:

-       1975-1977: DS. Bùi Quang Tùng - Phụ trách Bộ môn.

-       1977-1982: DS. Bùi Quang Tùng - Phụ trách Bộ môn; TS. Nguyễn Thới Nhâm, DS. Đinh Lê Hoa - Đồng Phó chủ nhiệm Bộ môn.

-       1982-1999: PGS. Ngô Vân Thu - Chủ nhiệm Bộ môn, ThS. Võ Văn Lẹo - Phó chủ nhiệm Bộ môn.

-       1999-2017: PGS. TS. Trần Hùng- Chủ nhiệm Bộ môn, TS. Võ Văn Lẹo - Phó chủ nhiệm Bộ môn.

-      2018: TS. Võ Văn Lẹo -  Phụ trách bộ môn

-     11/ 2019 : TS. Trần Thị Vân Anh - Trưởng Bộ môn

 


Công trình nghiên cứu

Với định hướng nghiên cứu trên, Bộ môn đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố và cấp trường. Một số đề tài đã được đưa vào ứng dụng. Danh mục các đề tài nghiên cứu xin xem trong phần nghiên cứu khoa học của các cán bộ giảng.

Đối tượng giảng dạy

Bộ môn dược liệu đảm nhiệm giảng dạy chuyên môn Dược liệu cho các cấp học:

Đại học:

- Năm thứ 1

- Năm thứ 3

- Năm thứ 5

Sau Đại học:

- Cao học: Dược liệu và Dược học Cổ truyền.

- Nghiên cứu sinh: Dược liệu và Dược học Cổ truyền.

- Chuyên khoa I Dược liệu.

Mục tiêu giảng dạy

Cung cấp cho học viên những kiến thức về nguồn gốc, thành phần hoá học, kiểm nghiệm, tác dụng và công dụng của dược liệu và các phương pháp khoa học để nghiên cứu thành phần hoá học và đánh giá chất lượng dược liệu.

Giáo trình và tài liệu

- Bộ môn Dược liệu, Bài giảng dược liệu, tập 1, Trường Đại học Y dược Tp. HCM và Đại học Dược khoa Hà nội, 1998.

- Bộ môn Dược liệu, Bài giảng dược liệu, tập 2, Đại học Dược khoa Hà nội và Trường Đại học Y dược Tp. HCM, 1998.

- Bộ môn Dược liệu, Giáo trình thực hành dược liệu (Phần nhận thức dược liệu), Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

- Bộ môn Dược liệu, Giáo trình thực hành dược liệu (Phần thực hành dược liệu Dược 3 và chuyên tu 2), Đại học Y Dược Tp. HCM.

- Bộ môn Dược liệu, Giáo trình thực hành dược liệu (Phần thực hành dược liệu Dược 4 và chuyên tu 3), Đại học Y Dược Tp. HCM.

- Bộ môn Dược liệu, Giáo trình thực hành dược liệu (Phần Kiểm nghiệm vi học), Đại học Y Dược Tp. HCM.

- Bộ môn Dược liệu, Giáo trình phương pháp nghiên cứu và chiết xuất dược liệu, Đại học Y Dược Tp. HCM.

- Bộ môn Dược liệu, Giáo trình Thực hành nghiên cứu và chiết xuất dược liệu, Đại học Y Dược Tp. HCM.

- Bộ Y tế, Dược điển Việt nam I, II và III, Nxb. Y học.

- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, xuất bản lần thứ 6, Nxb. Khoa học kỹ thuật, 1991.

- Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt nam, Nxb. Y học, 1997.

- Viện Dược liệu, Tài nguyên cây thuốc Việt nam, Nxb. Khoa học kỹ thuật, 1993.

- Ngô Vân Thu và Đống Viết Thắng, Bài giảng hoá học cây thuốc - Glycosid tim, Nxb. Y học, 1986.

- Ngô Vân Thu, Hoá học Saponin, Đại học Y Dược Tp. HCM, 1990.

- Đinh Lê Hoa, Phạm Thị Kim, Phạm Hồng Tâm, Kiểm nghiệm dược liệu, tập 1, 2, 3, Nxb. Y học, 1982.

- Deysson, G., Classification des Plantes vasculaires,

- Phạm Thị kim, Phân biệt và chống nhầm lẫn dược liệu, Nxb. Y học, 1983.

- Trần Công Khánh, Kỹ thuật hiển vi dùng trong nghiên cứu thực vật và dược liệu, Nxb. Y học, 1980.

- Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, Nxb. Y học, 1985.

 

 

CÁC TIN KHÁC
Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
41 Đinh Tiên Hoàng - P.Bến Nghé - Q1 - Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84.8)38295641 Fax : (84.8)38225435 Email : duockhoa@uphcm.edu.vn