images/upload/BannerWebKhoaDuoc-02.png
CÁC MỤC CHÍNH
TIN NỘI BỘ
TRA BÀI VIẾT
<Tháng Ba 2024>
HaiBaNămSáuBảyCN
26272829123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
1234567
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
Lượt truy cập : 101.510.555
Dược lý
Giới thiệu Bộ Môn Dược lý - Cập nhật : 06/05/2019

Bộ môn Dược lý (Department of Pharmacology) 

Bộ môn Dươc lý là một trong những môn chuyên ngành chính trong việc đào tạo nhân lực cho ngành Dược.

Lịch sử Bộ môn

Bộ môn dược lý là một trong những Bộ môn đầu tiên được thành lập tại khoa Dược - Đại học Y Dược sau ngày đất nước thống nhất, với tên gọi ban đầu là Bộ môn Dược lực, đảm nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu Khoa học. Ngoài môn Dược lý, trong những năm đầu, Bộ môn còn giảng dạy môn Sinh lý cho sinh viên. Đến năm 1989, do nhu cầu công tác nghiên cứu và giảng dạy ngày càng nhiều và chuyên sâu hơn nên môn Sinh lý được giao lại cho đơn vị khác phụ trách. Từ năm 1995, Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn Dược lý.

  • 1975 – 1983 : Chủ nhiệm BM đầu tiên là TS Nguyễn Hạc Hương Thư
  • 1983 – 1987 : Phụ trách Bộ môn là DS Mai Phương Mai
  • 1987 – 1989 : Phụ trách Bộ môn là BS Lê Thị Thúy Tươi
  • 1989 – 1993 : Phụ trách Bộ môn là DS Vũ Thị Trâm
  • 1993 – 2000 : Phụ trách Bộ môn là TS Mai Phương Mai
  • 2000 – 2009 : Chủ nhiệm Bộ môn là PGS Mai Phương Mai
  • 2009 - đến nay : Chủ nhiệm Bộ môn là PGS Trần Mạnh Hùng
     

  Chức năng 

Giảng dạy:   

Bộ môn Dược lý giảng dạy và trang bị các kiến thức cơ bản về Dược lý học đại cương, Dược động học và Dược lý các nhóm thuốc trong các hệ trị liệu và Dược động học.

* Về kiến thức ngành

  • Dược động học (2 tín chỉ): giảng dạy cho SV hệ chính qui năm thứ 4 và hệ liên thông năm thứ 3, gồm:

          - Tín chỉ 1: Dược động học đại cương

          - Tín chỉ 2: Dược động học và các yếu tố ảnh hưởng

  • Dược lý (4 tín chỉ lý thuyết + 1 tín chỉ thực hành): giảng dạy cho SV hệ chính qui năm thứ 4 và hệ liên thông năm thứ 3, 4, gồm:

          - Tín chỉ 1: Dược lý đại cương + Thuốc tác động trên hệ tiêu hóa và hô hấp

          - Tín chỉ 2: Thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật

          - Tín chỉ 3: Hormon, vitamin + Thuốc tác động trên hệ tim-mạch

          - Tín chỉ 4: Kháng sinh - Kháng ký sinh trùng

          - Tín chỉ 5: Thực hành thử nghiệm dược lý trên thú và sử dụng thuốc trên thực tế  

* Về kiến thức chuyên ngành

  • Chuyên đề dược lý (2 tín chỉ): giảng dạy cho sinh viên năm cuối lựa chọn chuyên ngành Dược lý - Dược lâm sàng

          - Tín chỉ 1: Hóa trị liệu ung thư + Thuốc trị nhiễm siêu vi + Thuốc trị rối loạn lipid huyết + Thuốc ngừa thai

          - Tín chỉ 2: Thuốc tác động trên hệ tạo máu + Thuốc trị bệnh thoái hóa thần kinh

 

Nghiên cứu Khoa học:   

Ngoài công việc giảng dạy, Bộ môn còn tiến hành nghiên cứu và ứng dụng các mô hình dược lý thực nghiệm để khảo sát, đánh giá tác dụng, độc tính cấp, độc tính bán cấp của các thuốc và các nguyên liệu dùng làm thuốc, từ đó sàng lọc ra các chất có triển vọng trong trị liệu. Các hướng nghiên cứu chính gồm:

  • Mô phỏng các mô hình dược lý thực nghiệm ứng dụng trong sàng lọc thuốc

          - Các mô hình về rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường, tăng lipid huyết, béo phì, ...

          - Các mô hình về đau: viêm phù, viêm khớp cấp/mạn tính, đau ngoại biên, đau thần kinh, ...

          - Các mô hình về rối loạn thần kinh: lo âu, trầm cảm, Alzheimer, Parkinson, ...

          - Các mô hình về nghịch sản, tăng sản, ung thư in vivo, in vitro

  • Dược lý thần kinh của các thảo dược: Sàng lọc các dược liệu có tác dụng phòng ngừa/cải thiện trí nhớ trên các mô hình thực nghiệm về Alzheimer và Parkinson
  • Hóa phòng ngừa và Hóa trị liệu ung thư của các dược thảo
  • Nghiên cứu độc tính dược liệu, nguyên liệu thông thường và cả nguyên liệu nano

 

Công trình nghiên cứu

Với các định hướng trên, bộ môn đã tham gia, chủ trì nhiều đề tài cấp bộ, Sở KHCN TP HCM và rất nhiều đề tài cấp trường. Ngoài ra, bộ môn còn liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh để thực hiện các hợp đồng nghiên cứu. Trong những năm gần đây (2006-2019) các công trình nghiên cứu chính của bộ môn gồm:

- Đồng chủ trì 02 đề tài cấp bộ về:

  Chuẩn hóa các mô hình Dược lý thực nghiệm

  Sàng lọc các dược liệu có hoạt tính kháng acetylcholine esterase 

- Chủ trì - Đồng chủ trì 08 đề tài cấp Sở KHCN Tp HCM về

  Theo dõi thuốc trong trị liệu (PGS. Mai Phương Mai)

  Tác động kháng viêm của dẫn chất chalcon, flavon (PGS.Võ Phùng Nguyên/PGS. Trần ThànhĐạo)

  Tác động hạ lipid huyết của đậu bắp (PGS. Mai Phương Mai/PGS. Huỳnh Ngọc Trinh)

  Tác động phòng ngừa suy tủy của linh chi (PGS. Trần Mạnh Hùng)

  Tác động phòng ngừa phì đại tuyến tiền liệt của Kim tiền thảo (PGS. Trần Mạnh Hùng)

  Tác động phòng ngừa u da của Tía tô (PGS. Huỳnh Ngọc Trinh)

  Tác động bảo vệ gan của chùm ngây (PGS. Đỗ Thị Hồng Tươi/ThS Dương Thị Mộng Ngọc)

  Tác động ức chế HMG-CoA reductase của curcumin (PGS. Trần Mạnh Hùng)

 

- Thực hiện nhiều hợp đồng nghiên cứu với các đơn vị sản xuất, viện nghiên cứu 

 

Giáo trình và tài liệu

- Giáo trình Dược lý học của Bộ môn Dược lý -  Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.HCM 2019

- Giáo trình Dược lý học của Đại học Dược Hà nội 1999

- The basic of pharmacological therapeutics, Goodman  and Gillman,2014

- Drug information 2014

 

BM. Dược lý

CÁC TIN KHÁC
Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
41 Đinh Tiên Hoàng - P.Bến Nghé - Q1 - Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84.8)38295641 Fax : (84.8)38225435 Email : duockhoa@uphcm.edu.vn