images/upload/BannerWebKhoaDuoc-02.png
CÁC MỤC CHÍNH
TIN NỘI BỘ
TRA BÀI VIẾT
<Tháng Chín 2024>
HaiBaNămSáuBảyCN
2627282930311
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30123456
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
Lượt truy cập : 101.594.848
THỰC VẬT
Giới thiệu Bộ môn Thực vật - Cập nhật : 24/10/2019

Giới thiệu chung

Bộ môn Thực vật là một tập thể giảng viên gắn bó, trách nhiệm, dày kinh nghiệm, bảo đảm chất lượng giảng dạy cao, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên giao.

Bộ môn có nhiệm vụ giảng dạy:

- Môn Đọc viết tên thuốc (La tinh) cho học viên Dược tá

- Môn Phân loại và Giải phẫu thực vật, Sinh học tế bào cho sinh viên Dược theo chương trình đào tạo đại học Dược.

- Năm thứ nhất đối với hệ 4 năm

- Năm thứ hai đối với hệ dài hạn 5 năm

- Chứng chỉ Phân lọai Thực vật và tài nguyên Thực vật cho Cao học và Chuyên khoa chuyên ngành Dược liệu và Dược học Cổ truyền dân tộc.

Điện thọai Bộ môn: 08.38295641, số nội bộ 124.

Lịch sử

- Từ năm 1981-1992 : Chủ nhiệm bộ môn: GS. TS. Nguyễn Thị Lâu

- Từ 01/02/1993 đến 2014: Chủ nhiệm bộ môn: PGS. TS. Trương Thị Đẹp

 Từ  2014 đến 06/2019: Chủ nhiệm bộ môn: ThS.DS. GVC. Liêu Hồ MỹTrang

Từ   06/2019 đến nay: Phó Chủ nhiệm bộ môn: ThS.DS. GVC. Nguyễn Thị thu Hằng


Một số hình ảnh về hoạt động của Bộ môn

Thành tích bộ môn  

                                         http://uphcm.edu.vn/images/upload/Thucvat/20151120_1009374.jpg                                                                   

      ThS. Liêu Hồ Mỹ Trang - Trưởng bộ môn Thực vật  đại diện bộ môn 

       nhận Danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc năm học 2013-2014" vào tháng 11/2015


Hoạt động nghiên cứu khoa học năm 2016

                                                                                           http://uphcm.edu.vn/images/upload/Thucvat/A 

Giảng viên Bộ môn Thực vật tham dự Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 33 (01/03/2016)

                              

Hoạt động khác

 http://uphcm.edu.vn/images/upload/Thucvat/8-3-5.JPG

Các nữ giảng viên Bộ môn Thực vật chụp hình kỷ niệm nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2016

 http://uphcm.edu.vn/images/upload/Thucvat/1.jpg

Sinh viên lớp liên thông 2015 

do THS. Nguyễn Thị Thu Hằng chủ nhiệm tham gia hiến máu nhân đạo (tháng 11/2015)

http://uphcm.edu.vn/images/upload/Thucvat/hmnd  

DS. Nguyễn Đỗ Lâm Điền, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương,  

DS. Dương Nguyên Xuân Lâm tham gia phục vụ công tác Hiến máu nhân đạo (tháng 11/2015)

http://uphcm.edu.vn/images/upload/Thucvat/20151120_0839011.jpg

DS. Trần Thị Thu Trang tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ khai giảng 2015)

(Tiết mục đạt giải nhì hội diễn văn nghệ toàn trường D

http://uphcm.edu.vn/images/upload/Thucvat/xuan

 Bộ môn chúc tết  PGS.TS. Trương Thị Đẹp và nhận lì xì trong ngày làm việc đầu tiên  (Xuân Ất mùi 2015)

http://uphcm.edu.vn/images/upload/Thucvat/co

PGS.TS. Trương Thị Đẹp tham dự lễ kỉ niệm 104 năm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 tại Khoa Dược (09/03/2015)


http://uphcm.edu.vn/images/upload/Thucvat/co

ThS. Liêu Hồ Mỹ Trang công bố tên người trúng thưởng trong chương trình rút thăm trúng thưởng nhân lễ

kỷ niệm 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (09/03/2015)

 

Với những thành tích đạt được công tác giảng dạy, NCKH và các hoạt động phong trào, Bộ môn đã vinh dự nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế trong dịp lễ 20/11 vừa qua. Đặc biệt ngày 18/5/2012 BM đã được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen cùng với 23 tập thể khác trong ngành Y tế. Riêng PGS. TS. Trương Thị Đẹp - Trưởng Bộ môn  đã nhận được bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có nhiều thành tích xuất sắc từ năm 2006-2010.

                                       

                  Bộ môn được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng bằng khen và danh hiệu "Tập thể  lao động xuất sắc"

            năm học 2009-2010

Mục tiêu giảng dạy

Trang bị cho sinh viên các kiến thức về giải phẫu thực vật, phân loại thực vật và phương pháp xác định tên khoa học của cây, phương pháp kiểm nghiệm dược liệu bằng cấu trúc vi học.

Đối tượng giảng dạy

Sinh viên và học viên các cấp Dược tá, Dược sĩ đại học (Hệ chÍnh qui, Liên thông và Văn bằng hai),  Chuyên khoa, Cao học và Nghiên cứu sinh.

Giáo trình và tài liệu

DƯỢC TÁ

Tên môn học: ĐỌC VIẾT TÊN THUỐC

Mục tiêu học tập:

1. Đọc và viết đúng tên thuốc, tên cây thuốc và một số từ viết tắt thông dụng trong ngành Dược bằng tiếng La tinh.

2. Đọc và hiểu các từ viết tắt thường dùng trên đơn thuốc, nhãn thuốc và phiếu giới thiệu.

3. Trình bày được nguyên tắc chung và các qui định về viết tên thuốc bằng tiếng Việt theo thuật ngữ quốc tế tiếng la tinh.

4. Đọc và viết đúng tên một số thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành.

Nội dung bài giảng:

- Nguyên tắc đọc và viết tên thuốc - tên cây thuốc bằng tiếng La tinh.

- Các từ viết tắt dùng trong ngành Dược bằng tiếng La tinh.

- Đọc và viết tên thuốc bằng tiếng Việt theo thuật ngữ quốc tế tiếng La tinh.

DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC (HỆ 5 NĂM)

Tên môn học: THỰC VẬT DƯỢC 1

Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được cấu trúc, chức năng và vẽ được các loại mô thực vật.

2. Trình bày được và vẽ được các đặc điểm hình thái và giải phẫu của các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt.

3. Làm được các tiêu bản vi học. Quan sát, vẽ (sơ đồ và chi tiết) và nhận biết cấu tạo của các cơ quan rễ, thân và lá.

Nội dung bài giảng:

- Mô thực vật

- Rễ cây

- Thân cây

- Lá cây

- Sự sinh sản ở thực vật

- Hoa

- Quả

- Hạt

Tên môn học: THỰC VẬT DƯỢC 2

Mục tiêu học tập:

1. Nêu được các bậc phân loại chính của thực vật và viết đúng tên khoa học của cây.

2. Nêu được chu trình sống, các cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của rêu, Quyết và Hạt trần.

3. Nêu được đặc điểm của từng họ thực vật hạt kín và vị trí phân loại của chúng.

4. Làm được tiêu bản khô.

5. Sử dụng được các công cụ quang học (kính lúp, kính hiển vi) để phân tích hoa và các bộ phận khác của cây.

6. Sử dụng được khóa phân loại thực vật để xác định họ thực vật.

Nội dung bài giảng:

- Mở đầu-Danh pháp và bậc phân loại thực vật.

- Ngành Dương xỉ trần.

- Ngành Thủy dương xỉ.

- Ngành Rêu.

- Các ngành Quyết.

- Ngành Hạt trần.

- Ngành Ngọc lan: lớp Ngọc lan, lớp Hành.

- Phương pháp phân tích cây và sử dụng khóa phân loại thực vật.

- Phương pháp làm tiêu bản thực vật khô.

Tên môn học: SINH HỌC TẾ BÀO

Mục tiêu học tập:

1. Nêu được các phương pháp nghiên cứu tế bào.

2. Trình bày được cấu tạo và chức năng của tế bào Prokaryote.

3. Trình bày được cấu tạo và chức năng của tế bào Eukaryote .

4. Mô tả được các kiểu vận chuyển các chất qua màng tế bào.

5. Trình bày được các giai đoạn của hô hấp tế bào.

6. Trình bày được các giai đoạn của quang hợp.

Nội dung bài giảng:

- Nội dung và phương pháp nghiên cứu tế bào.

- Cấu trúc và chức năng của tế bào.

- Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.

- Hô hấp tế bào.

- Quang hợp.

DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC (HỆ 4 NĂM)

Tên môn học: THỰC VẬT DƯỢC

Mục tiêu học tập:

1. Trình bày cấu trúc, chức năng và vẽ được các loại mô thực vật.

2. Trình bày và vẽ được các đặc điểm hình thái và giải phẫu của các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt

3. Nêu được các bậc phân loại chính của thực vật và viết đúng tên khoa học của cây.

4. Nêu được đặt điểm của từng họ thực vật Hạt kín và vị trí phân loại của chúng.

5. Làm được các tiêu bản vi học. Quan sát, vẽ sơ đồ và nhận biết cấu tạo của các cơ quan rễ, thân và lá.

6. Làm được tiêu bản thực vật khô.

7. Sử dụng được các dụng cụ quang học (kính lúp, kính hiển vi) để phân tích hoa và các bộ phận khác của cây.

8. Sử dụng được Khóa phân loại thực vật để xác định họ thực vật.

Nội dung bài giảng:

- Mô thực vật

- Rễ cây

- Thân cây

- Lá cây

- Hoa

- Quả

- Hạt

- Mở đầu-Danh pháp và bậc phân loại thực vật.

- Ngành Ngọc lan: lớp Ngọc lan, lớp Hành.

- Phương pháp phân tích cây và sử dụng khóa phân loại thực vật.

- Phương pháp làm tiêu bản thực vật khô.

Tên môn học: SINH HỌC TẾ BÀO

Mục tiêu học tập và nội dung bài giảng tương tự như chương trình của dược sĩ đại học.

CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH

Tên môn học: PHÂN LOẠI THỰC VẬT VÀ TÀI NGUYÊN THỰC VẬT

Nội dung bài giảng:

Phần 1: Phân loại thực vật

- Nguyên tắc phân loại và hệ thống học thực vật.

- Các dạng sơ đồ hệ thống và các kiểu khóa phân loại.

- Luật quốc tế về danh pháp thực vật.

- Các ngành thực vật trong sinh giới.

Phần 2: Tài nguyên thực vật

- Cơ sở nghiên cứu tài nguyên thực vật.

- Tính đa dạng tài nguyên thực vật.

- Phân tích tài nguyên thực vật.

- Khả năng khai thác tài nguyên thực vật.

- Ưu tiên và sách lược của Việt nam về tài nguyên thực vật.

Giáo trình giảng dạy

1. Sách giáo khoa "Thực vật dược". PGS. TS. Trương Thị Đẹp chủ biên. NXB Giáo dục xuất bản năm 2008.

2. Bài giảng Sinh học tế bào. Trương Thị Đẹp, Nguyễn Thị Thu Ngân. Tài liệu dành cho sinh viên Dược Đại học. Lưu hành nội bộ.

3. Giáo trình thực hành Sinh học tế bào và Giải phẫu thực vật. Tài liệu dành cho sinh viên Dược Đại học. Lưu hành nội bộ.

 

CÁC TIN KHÁC
Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
41 Đinh Tiên Hoàng - P.Bến Nghé - Q1 - Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84.8)38295641 Fax : (84.8)38225435 Email : duockhoa@uphcm.edu.vn