images/upload/BannerWebKhoaDuoc-02.png
CÁC MỤC CHÍNH
TIN NỘI BỘ
TRA BÀI VIẾT
<Tháng Ba 2024>
HaiBaNămSáuBảyCN
26272829123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
1234567
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
Lượt truy cập : 101.521.430
PHÂN TÍCH - KIỂM NGHIỆM
Giới thiệu Bộ môn Phân tích - Kiểm nghiệm - Cập nhật : 03/01/2020

A/ GIỚI THIỆU

Bộ môn Phân tích - Kiểm nghiệm là bộ môn thuộc cả hai khối cơ sở (giảng dạy Hóa phân tích) và khối nghiệp vụ (giảng dạy Kiểm nghiệm thuốc và các học phần thuộc chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc) của Khoa Dược nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản và nghiệp vụ về phân tích và kiểm nghiệm thuốc và nguyên liệu làm thuốc cho học viên đại học và sau đại học.

TÊN BỘ MÔN: PHÂN TÍCH - KIỂM NGHIỆM

CHỨC NĂNG

-       Cung cấp kiến thức cơ bản về hóa học phân tích (gồm định tính, định lượng và phân tích bằng dụng cụ) cho sinh viên Dược làm nền tảng giúp sinh viên tiếp thu tốt các môn nghiệp vụ.

-       Cung cấp kiến thức về nghiệp vụ kiểm nghiệm (gồm các kiến thức chuyên môn cần đạt đến trong lãnh vực kiểm nghiệm: Hiệu chuẩn các trang thiết bị; Khảo sát các vấn đề trong đăng ký thuốc như thử độ ổn định thuốc, xây dựng & thẩm định tiêu chuẩn cơ sở, thử tương đương sinh học… liên quan đến việc Kiểm tra chất lượng nguyên liệu và dược phẩm nhằm đưa thuốc đảm bảo chất lượng ra thị trường) cho các học viên, làm nền tảng giúp các học viên có kiến thức chuyên môn trong Kiểm nghiệm thuốc.

NHIỆM VỤ

-       Giảng dạy học phần Hóa phân tích, Kiểm nghiệm thuốc và các học phần thuộc chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc cho học viên các cấp từ đại học và sau đại học.

-       Phối hợp hoặc chủ trì nghiên cứu trong lãnh vực Phân tích cơ bản, Kiểm nghiệm thuốc với các bộ môn trong Khoa Dược hoặc các đơn vị ngoài trường (Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. HCM, Đại học quốc gia TP. HCM, các công ty Dược phẩm...), các sinh viên đại học và học viên sau đại học.

SỰ HÌNH THÀNH BỘ MÔN:

-       Bộ môn Hóa phân tích được thành lập từ sau năm 1963, ra đời cùng lúc với việc thành lập Đại học Dược khoa Sài gòn. Sau khi đất nước thống nhất cùng với sự thành lập Trường Đại học Y dược TP. HCM năm 1976, bộ môn hoạt động theo sự phân công giảng dạy của Trường đại học Y Dược TP. HCM.

-       Ngày 01 tháng 7 năm 1993, Bộ môn Kiểm nghiệm thuốc được thành lập.

-       Ngày 04 tháng 02 năm 1999, Bộ môn Hóa phân tích sáp nhập với Bộ môn Kiểm nghiệm thuốc với tên mới là Bộ môn Phân tích – Kiểm nghiệm.

Các giảng viên phụ trách bộ môn từ ngày thành lập đến nay

-       DS. Nguyễn văn Trang (trước 1975).

-       DS. La Thành Trung (phụ trách bộ môn đến năm 1978).

-       DS. Huỳnh Văn Hoa (Chủ nhiệm bộ môn Hóa phân tích từ năm 1978, về hưu năm 1996).

-       DS. Nguyễn Văn Phước (phó Chủ nhiệm bộ môn Hóa phân tích từ năm 1995 đến năm 1999).

-       PGS.TS. Đặng Văn Hòa (Quyền chủ nhiệm bộ môn Hóa phân tích – Kiểm nghiệm từ năm 1999 đến năm 2000, về hưu năm 2000).

-       PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ (Chủ nhiệm bộ môn Hóa phân tích – Kiểm nghiệm từ năm 2000).

-       PGS.TS. Vĩnh Định (Trưởng bộ môn từ năm 2007 đến tháng 11/2019).


B/ TÀI NGUYÊN

B.1. Giáo trình giảng dạy ĐH

Tên ấn phẩm

Năm xuất bản

Nhà xuất bản

Chủ biên

Hóa phân tích, tập 1

2019

Nhà xuất bản Y học

Vĩnh Định, Võ Thị Bạch Huệ

Hóa phân tích, tập 2

2019

Nhà xuất bản Y học

Vĩnh Định, Võ Thị Bạch Huệ

Kiểm nghiệm thuốc

2011

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Vĩnh Định, Đặng Văn Hòa

B.2. Tài liệu tham khảo

1.        Bộ Y Tế (2017), Dược Điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học.

2.        Harris D. C. et al. (2007), Quantitative Chemical Analysis 7th.

3.        Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi (2002), Cơ sở hóa học phân tích hóa lý, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, Chương 14.

4.        James W. Jorgenson (2000), High performance capillary electrophoresis, David Heiger.

5.        Lloyd R. Snyder, Joseph L. Glajch, Joseph J. Kirkland, Practical HPLC Method Development, 1998.

6.        Nguyễn Đình Triệu (2001). Các phương pháp phân tích vật lý và hoá lý (tập 1), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

7.        Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục.

8.        Phạm Hùng Việt (2003), Cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc ký khí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

9.        Robert L. Grob, Eugene F. Barry (2004), Modern Practice of Gas Chromatography, 4th edition, John Wiley & Sons, Inc., USA.

10.    Skoog D.A., West D.M., Holler F.J., et al. (2013), Fundamentals of Analytical Chemistry, 8th edition.

11.    The United States Pharmacopoeia 42, NF 21 – CD-Rom, (2019)

12.    Trần Tử An (2007), Hóa phân tích, Tập 2, Nhà xuất bản Y học.

13.    Từ Văn Mặc, Phân tích hóa lý (2003), Phương pháp phổ nghiệm nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà nội.

14.    Walter Jennings, Eric Mitlefehldt, Philip Stremple (1997), Analytical Gas Chromatography, 2nd edition, Academic Press, USA

15.    Watson D.G. (1999). Pharmaceutical analysis, Churchili Livingstone, 338.

16.    Robert Weinberger (2000), Practical Capillary Electrophoresis, 2nd edition, Harcourt Science and technology Company.

17.    Thông tư 32/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế Quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phụ lục 1 “Bộ hồ sơ kỹ thuật chung Asean (ACTD) và các hướng dẫn kỹ thuật: Hướng dẫn của Asean về thẩm định quy trình phân tích”.

18.    Bộ Y tế (2018), Thông tư 04/2018/TT-BYT ban hành ngày 09 tháng 02 năm 2018 Quy định về Thực hành tốt phòng thí nghiệm, phụ lục 1.

19.    Quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế số 07/QĐ-QLD ngày 11 tháng 01 năm 2013 về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn đăng ký thuốc, phụ lục 8.

20.    Bộ Y tế (2018), Thông tư 11/2018/TT-BYT ban hành ngày 04 tháng 05 năm 2018 Quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

21.    BP (2019), Validation of analytical procedure and chromatographic separation techniques.

22.    ICH Harmonised tripartite guideline (2005), Validation of analytical procedures: text and methodology, pp. 1 – 13.

C/ THÔNG BÁO

D/ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

-       Điều chế, chiết xuất, phân lập và thiết lập chất đối chiếu sử dụng trong kiểm nghiệm thuốc.

-       Ứng dụng các phương pháp hóa lý (UV-Vis, FS, AAS, GC, HPLC, CE) để xây dựng và thẩm định quy trình phân tích dược chất, chất chuyển hóa và chất đánh dấu sinh học trong dịch sinh học và quy trình phân tích các thuốc đa thành phần.

-       Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho dược phẩm, dược liệu và thực phẩm chức năng.

-       Tổng hợp và tiêu chuẩn hóa các tác nhân quang hoạt trong phân tích dược chất quang hoạt bằng HPLC và CE.

-       Ứng dụng kỹ thuật đóng dấu phân tử (molecular imprinting polymer) để tạo vật liệu chiết pha rắn.

-       Nghiên cứu kiểm soát chất lượng sản phẩm pha chế theo đơn tại bệnh viện.

F/ LIÊN HỆ

ĐỊA CHỈ : 41 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến nghé, Quận 1 (Lầu 4 khu nhà 5 tầng)

ĐIỆN THỌAI: 028.38295641-116

EMAIL liên lạc: ductuan@ump.edu.vn 

 

Cập nhật ngày 08/01/2020

CÁC TIN KHÁC
Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
41 Đinh Tiên Hoàng - P.Bến Nghé - Q1 - Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84.8)38295641 Fax : (84.8)38225435 Email : duockhoa@uphcm.edu.vn