A/ GIỚI THIỆU
Bộ môn Bào Chế là một trong những bộ môn nghiệp vụ chính trong việc đào tạo nhân lực cho ngành Dược của Khoa Dược - Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Bộ môn cung cấp cho học viên đại học và sau đại học các kiến thức cơ bản và nghiệp vụ về chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc (gồm các lĩnh vực thiết kế dạng bào chế, hệ phân phối thuốc kết hợp với sinh dược học); về chuyên ngành chăm sóc dược (pha chế tại bệnh viện, nhà thuốc).
TÊN BỘ MÔN: BÀO CHẾ
CHỨC NĂNG
- Cung cấp các kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản trong bào chế (gồm các thao tác, sử dụng một số dụng cụ trong lĩnh vực bào chế, các kỹ năng pha chế một số dạng bào chế đơn giản như dung dịch, thuốc bột, thuốc cốm, thuốc mỡ,…) làm nền tảng giúp sinh viên ứng dụng tốt vào các môn nghiệp vụ liên quan.
Cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho sinh viên đại học và học viên sau đại học về nghiệp vụ sản xuất và phát triển thuốc, nghiệp vụ chăm sóc dược: Kỹ thuật pha chế, xây dựng công thức, phương pháp, qui trình bào chế các dạng thuốc và hệ phân phối thuốc; kỹ thuật chiết xuất dược liệu, phát triển các dạng bào chế hiện đại cho thuốc có nguồn gốc tự nhiên; sinh dược học và đánh giá tương đương sinh học; nghiên cứu độ ổn định thuốc.NHIỆM VỤ
- Giảng dạy: giảng dạy học phần Bào Chế và Sinh Dược Học các dạng thuốc, các học phần thuộc định hướng chuyên ngành sản xuất phát triển thuốc cho sinh viên đại học; các học phần chuyên ngành Công nghệ Dược phẩm và bào chế cho học viên sau đại học.
Nghiên cứu Khoa học: Phối hợp hoặc chủ trì các đề tài, các nghiên cứu với các bộ môn trong Khoa Dược hoặc các đơn vị ngoài trường (Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh, các công ty Dược phẩm,…), các sinh viên, học viên sau đại học trong các lĩnh vực: sản xuất và phát triển thuốc hóa dược, thuốc dược liệu; kiểm nghiệm; đánh giá tác động dược lý;…
SỰ HÌNH THÀNH BỘ MÔN
- Bộ môn Bào chế là một trong những bộ môn ra đời sớm nhất ngay từ những ngày đầu khi trường mới thành lập (Phân hiệu Trường Y Dược Hà Nội tại Sài gòn năm 1947). Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của nhà trường, Bộ môn vẫn không ngừng phát triển.
Các giảng viên phụ trách bộ môn từ ngày thành lập đến nay
- TS. Nguyễn Bỉnh Tiên (1975 - 1977).
- DSCKII. Nguyễn Thị Nghĩa (1978 - 1990).
- TS. Nguyễn Thị Chung (1991 - 2000).
- GS. TS. Lê Quan Nghiệm (2000 - 2006).
- PGS. TS. Huỳnh Văn Hóa (2007 - 2014).
- TS. Lê Thị Thu Vân (2014 - 7/2016).
- PGS. TS. Nguyễn Thiện Hải (từ 8/2016).
B/ NHÂN SỰ
Danh sách cán bộ viên chức và người lao động của bộ môn (hiện nay)
C/ TÀI NGUYÊN
C.1. Giáo trình giảng dạy ĐH
Tên ấn phẩm | Năm xuất bản | Nhà xuất bản | Chủ biên |
Bào chế và sinh dược học, tập 1 | 2011 | NXB Y học | Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa |
Bào chế và sinh dược học, tập 2 | 2011 | NXB Y học | Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa |
Sinh dược học và các hệ thống trị liệu mới | 2007 | NXB Y học | Lê Quan Nghiệm |
C.2. Tài liệu tham khảo
Sách tiếng Việt
1. A. Le Hir (1988), Giản yếu Bào Chế Học (Bản dịch), Khoa Dược, Trường Đại Học Y Dược Tp.HCM
2. Bộ Y Tế (2017), Dược Điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học.
3. Bộ Y Tế (2007), Dược thư quốc gia Việt Nam, Bộ Y Tế, Hà Nội.
4. Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long (2006), Kỹ thuật Bào chế và Sinh dược học các dạng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Sách tiếng Anh
5. JP 17 - CD-Rom
6. BP 2016 – CD Rom
7. James E. F. Reynolds, 1989, Martindale-the extra Pharmacopoeia, The Pharmaceutical Press.
8. S. Benita, 1996, Microencapsulation, Informa Healthcare
9. M.E. Aulton, 1998. Pharmaceutics - The Science of Dosage Form Design. Churchill Livingston.
10. Athur RH Kibbe, 2000. Handbook of pharmaceutical excipients 3rd Edition. The Pharmaceutical Press.
11. Alfonso R Gennaro, Ara H Der Manderosian, Glen R Hanson, Thomas Medwick, 2000. Remington 2000: The science and practice of pharmacy. Williams & Wilkins.
12. Richard H. Guy, 2003. Transdermal Drug Delivery System. Taylor & Francis.
13. Ashim K. Mitra, 2003. Ophthalmic Drug Delivery Systems. Informa Healthcare.
14. James Swarbrick, 2004. Encyclopedia of Pharmaceutical Technology. Informa Healthcare
15. Athur RH Kibbe, 2005. Handbook of pharmaceutical excipients 6th Edition. The Pharmaceutical Press, CD Rom.
16. James Swarbrick, 2013. Encyclopedia of Pharmaceutical Science and Technology, 4th edition, CRC Press.
17. The United States Pharmacopoeia 41, NF 21 – CD-Rom, (2019)
Sách tiếng Pháp
18. A. Le Hir, 2001. Pharmacie galénique. Masson.
19. P. Wehrlé, 2007. Pharmacie galénique. Maloine.
20. M. Seiller, M.-C. Martini, 1996. Formes pharmaceutiques pour application locale. TEC & DOC – Lavoissier.
21. P. Buri, F. Puissieux, E. Doelker, J.-P. Benoit, 1985. Formes pharmaceutiques nouvelles. Lavoissier.
D/ THÔNG BÁO
E/ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Chiết xuất, tiêu chuẩn hóa nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và ứng dụng phát triển các dạng thực phẩm chức năng, các chế phẩm thuốc.
- Cải thiện độ tan và sinh khả dụng của dược chất với các kỹ thuật như tạo hệ phân tán rắn, tạo phức bao, hệ vi tự nhũ, hệ phân tán nano, micro, liposome
- Cải thiện độ hòa tan, độ ổn định các thuốc generic, thuốc phối hợp liều cố định (fixed dose combination)
- Nghiên cứu các hệ phân phối thuốc, các dạng bào chế mới: Thuốc viên (nén, nang) phóng thích kéo dài; thuốc (viên, màng film) rã nhanh, tan trong miệng; thuốc dán hấp thu qua da; thuốc nổi trong dạ dày (viên nén, cốm, gel in situ;, các dạng bào chế in situ (gel, thuốc nhỏ mắt).
- Đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học
- Dược mỹ phẩm và thực phẩm chức năng
- Pha chế theo đơn tại bệnh viện
F/ LIÊN HỆ
ĐỊA CHỈ : 41 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến nghé, Quận 1 (Lầu 1 khu nhà Đại Giảng Đường)
ĐIỆN THOẠI: 028.38295641 – 227; 028.38295641 – 113
EMAIL liên lạc: nthai@ump.edu.vn