images/upload/BannerWebKhoaDuoc-02.png
CÁC MỤC CHÍNH
TIN NỘI BỘ
TRA BÀI VIẾT
<Tháng Tư 2024>
HaiBaNămSáuBảyCN
25262728293031
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293012345
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
Lượt truy cập : 101.551.221
TIẾN SĨ
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Võ Thị Bạch Tuyết - Cập nhật : 18/05/2011

THÔNG TIN  LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG 

Tên đề tài luận án:  Khảo sát và phân tích đặc điểm vi học một số dược liệu thường dùng, chủ yếu có trong danh mục cây thuốc thiết yếu của Bộ Y tế – Ứng dụng vào kiểm nghiệm”.

Chuyên ngành: Dược liệu và Dược học cổ truyền.   Mã số: 62.73.10.01

Họ và tên Nghiên cứu sinh:  Võ Thị Bạch Tuyết

Họ và tên Cán bộ hướng dẫn:   GS.TS. Nguyễn Minh Đức   TS. Võ Văn Chi.

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

 TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

Nội dung chính của luận án là kết quả khảo sát và phân tích đặc điểm vi học ứng dụng vào việc xác định loài của hơn 40 mẫu phân bố trong 7 chi gồm Acanthopanax, Datura, Lonicera, Mahonia, Panax, Rauvolfia, Schefflera. Ngoài ra còn thu thập nhiều mẫu dược liệu khô có bán trên thị trường để khảo sát so sánh và nhận định mẫu đúng, mẫu nhầm lẫn. Kết quả có thể tóm tắt như sau:

Ba gạc (Rauvolfia): Dựa vào đặc điểm vi phẫu lá có thể phân biệt các loài Rauvolfia cambodiana  Pierre ex Pitard, Rauvolfia serpentina (L.) Benth. ex Kurz, Rauvolfia tetraphylla L., Rauvolfia vomitoria Afzel. ex Spreng., Rauvolfia yunnanensis Tsiang, Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill., Rauvolfia sp.. Cấu tạo lớp bần đặc biệt với những chỗ nứt cách khoảng khá đều đặn và gỗ cấp hai có rất ít mạch to giúp nhận ra rễ R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz so với rễ các loài khác. Cà độc dược (Datura): Tinh thể cầu gai và hình khối dưới mô giậu giúp phân biệt vi phẫu D. stramonium L. với vi phẫu D. metel L. (forma alba hay forma violacea) và D. innoxia Mill. Hạt có nếp gấp đặc biệt và vỏ hạt có mô mềm giúp phân biệt vi phẫu hạt D. metel , D. innoxia Mill. với vi phẫu hạt D. stramonium L.. Kim ngân (Lonicera): Kết quả khảo sát cho thấy dựa vào đặc điểm vi học của lá hoặc thân có thể phân biệt Kim ngân Lonicera japonica Thunb., L. confusa DC., L. cambodiana Pierre. Mặt khác có thể xác định hoa của L. japonica Thunb.  với L. confusa DC., L. cambodiana Pierre nhờ hình dạng và mật độ lông che chở và lông tiết trên ống tràng ở mẫu tươi hay khô. Hoàng liên ô rô (Mahonia): Dựa vào đặc điểm vi học của lá có thể phân biệt các loài Mahonia flavida Schneid., M. lomariifolia Tak., M. nepalensis DC.. Dựa vào đặc điểm vi học của thân 4 mẫu khảo sát có thể phân biệt với thân các mẫu dược liệu có berberin khác. Ngũ gia bì (Acanthopanax và Schefflera): Vỏ thân A. gracilistylus W. W. Smith có đám mô cứng ở vùng mô mềm vỏ, hai loài A.  senticosus (Rupr. et Maxim.) Harms và A. trifoliatus (L.) Merr. không có. Vỏ thân Acanthopanax senticosus (Rupr. et Maxim.) Harms có rất nhiều tinh thể cầu gai và hầu như không có tinh thể hình khối; vỏ thân Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr. và Acanthopanax gracilistylus W. W. Smith có cả hai dạng tinh thể. Vi phẫu vỏ  thân  Schefflera elliptica (Bl.) Harms  chỉ có sợi trụ bì, không có sợi trong libe,  trong khi vi phẫu vỏ thân  S. heptaphylla (L.) Frodin trong mô mềm vỏ thường có thêm nhiều đám mô cứng ngoài đám sợi trụ bì và trong libe có nhiều đám sợi xen lẫn đám tế bào mô cứng. Một số mẫu khô (M13, M14) được bán với tên gọi “Ngũ gia bì” nhưng có cấu tạo vi học hoàn toàn không giống với nhóm Acanthopanax hoặc nhóm Schefflera. Đây là những mẫu giả mạo hay nhầm lẫn và có thể phát hiện nhờ vào quan sát đặc điểm giải phẫu dưới KHV. Sâm Việt Nam và một số loài thuộc chi Panax: Đặc điểm vi phẫu thân rễ Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng và Panax  bipinnatifidus Seem. có nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai, thân rễ Panax vietnamensis Ha et Grushv. không thấy  hoặc ít có tinh thể nầy. Tương tự, vi phẫu rễ củ Panax stipuleanatus có rất nhiều tinh thể calci oxalat cầu gai mà Panax notoginseng không thấy. Dựa vào cấu tạo vi học và thành phần bột có thể phân biệt rễ củ Tam thất Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen với các mẫu cùng tên như Tam thất nam, Tam thất gừng… có bán trên thị trường. Để phát hiện bột Tam thất giả hay bột Tam thất thật có pha trộn các thành phần khác có thể căn cứ vào sự hiện diện của những thành phần lạ không có trong bột Tam thất đã mô tả.

                          NGƯỜI HƯỚNG DẪN

 

      GS.TS. Nguyễn Minh Đức     TS. Võ Văn Chi.

                                                                       HIỆU TRƯỞNG

Có thể xác định một số loài trong 7 chi đã khảo sát và phân biệt mẫu dược liệu đúng hay nhầm lẫn có bán trên thị trường thuộc các loài nầy dựa vào đặc điểm cấu tạo dưới kính hiển vi đã mô tả trong luận án.  

                                                                                                   Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2011  

                                                                                                 NGHIÊN CỨU SINH

 

                                                                                                   Võ Thị Bạch Tuyết                                   

CÁC TIN KHÁC
Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
41 Đinh Tiên Hoàng - P.Bến Nghé - Q1 - Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84.8)38295641 Fax : (84.8)38225435 Email : duockhoa@uphcm.edu.vn