Loài Scoparia dulcis L. (Cây Cam thảo nam)

Tên
Tên khác: 

Cam thảo đất.

Tên khoa học: 

Scoparia dulcis L.

Họ: 

Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Mẫu thu hái tại: 

thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12/06/2007.

Số hiệu mẫu: 

CTN0607

Thân cỏ nhỏ, mọc thẳng đứng, cao 30-80 cm. Thân tròn, màu xanh, có 4-6 sọc lồi, nhẵn, mang thẹo cuống lá còn lại. đơn, mọc vòng 3 lá không bằng nhau hay mọc đối (những lá ở dưới), hình mác, đầu hơi nhọn, dài 2,5-4 cm, không có lá kèm. Bìa lá có răng ở 2/3 phía trên, răng cưa tù, không đều, sâu 1-2 mm. Phiến lá kéo dài men dọc theo 2 bên cuống lá, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt. Không có lá kèm. Gân lá hình lông chim lồi ở mặt dưới; 4-5 cặp gân phụ hơi lồi ở mặt dưới. Cuống lá dài 5-7 mm. Cụm hoa mọc riêng rẻ hay thành đôi ở nách lá. Hoa gần đều, lưỡng tính, mẫu 4 đôi khi gặp mẫu 5, màu trắng. Cuống hoa mảnh, dài 4-6 mm, màu xanh. Lá đài 4, rời, đôi khi gặp 5 lá đài, màu xanh, hình bầu dục, dài khoảng 2,5 mm, có 3 gân nổi ở mặt ngoài, mép có lông, tồn tại và đồng trưởng với quả. Cánh hoa 4, dính nhau ở dưới (đôi khi gặp 5) thành ống rất ngắn, màu trắng phớt tím; trên chia thành 4 phiến hình bầu dục, gần như đều nhau, dài khoảng 2 mm, uốn cong ngược ra bên ngoài khi hoa nở, nhiều lông màu trắng, dạng sợi, dài gần bằng nhị đính ở miệng ống tràng. Tiền khai: 1 cánh hoa ở ngoài cùng, 1 cánh ở trong cùng, 2 cánh hoa còn lại xen kẽ nhau. Nhị 4, rời, đính trên miệng ống tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị hình sợi màu trắng, đỉnh hơi tím, dài khoảng 1,5 mm. Bao phấn hình mũi tên, 2ô, đính giữa, hướng trong, khai dọc. Hạt phấn hình bầu dục, có rãnh. 2 lá noãn ở vị trí trước-sau, dính liền thành bầu trên 2 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn, đính noãn trung trụ. 1 vòi nhụy dài khoảng 1,5 mm đính ở đỉnh bầu. Đầu nhụy màu xanh, dành điểm có 2 thùy, có chất dính. Quả nang hủy vách, hình cầu, trong chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ: Bần gồm 2-3 lớp tế bào, bị bong, nứt nhiều. Tế bào mô mềm vỏ hình tròn hay bầu dục, xếp tạo những khuyết rất lớn. Nội bì khung Caspary rõ. Trụ bì 1-2 lớp , một vài tế bào bị hóa mô cứng. Libe 2 tế bào bị ép dẹp, vách uốn lượn. Gỗ 2 chiếm tâm. Mô mềm gỗ vách rất dày. Mạch gỗ kích thước lớn, phân bố đều và nhiều hơn ở thân. Tia tủy 1-2 dãy tế bào.
Thân: Vi phẫu gần như vuông. Các mô gồm: Biểu bì là 1 lớp tế bào xếp đều đặn, cutin có răng cưa, mang lỗ khí và rải rác lông tiết chân đa bào hay đơn bào, đầu đa bào. Ở thân già, 2-3 lớp bần xuất hiện ngay dưới lớp biểu bì. Mô dày góc tập trung ở 4 góc thân, ở cạnh rất ít, thỉnh thoảng gặp sợi trong mô dày. Ở thân già, mô dày ở 4 góc bị hóa mô cứng. Mô mềm vỏ là mô mềm khuyết, 3-6 lớp tế bào hình tròn hay bầu dục, kích thước không đều. Nội bì khung Caspary rõ. Trụ bì 1-2 lớp tế bào, hóa mô cứng riêng lẻ hay thành đám nhỏ. Libe 2-gỗ 2 thành vòng liên tục. Gỗ 1 phân bố đều. Mô mềm gỗ vách rất dày. Tia tủy 1-2 dãy tế bào, vách mỏng hơn mô mềm gỗ. Mô mềm tủy hình tròn, kích thước không đều.
: Gân giữa: Lồi rõ ở mặt dưới, mặt trên phẳng. Biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào xếp không đều, mang lông tiết chân đa bào và đơn bào, đầu đa bào. Biểu bì dưới mang lỗ khí. Lớp cutin có răng cưa. Dưới biểu bì là 1-2 lớp mô dày góc. Mô mềm tế bào hình cầu, kích thước không đều, xếp chừa những khuyết nhỏ. Các bó libe-gỗ xếp thành hình vòng cung. Phiến lá: Biểu bì trên tế bào lớn hơn biểu bì dưới, kích thước không đều, nhiều tế bào nhô lên thành đỉnh nhọn tù. Lông tiết chân ngắn, đầu đa bào và lỗ khí ở cả 2 biểu bì. Lớp cutin có răng cưa cạn. Mô mềm giậu gồm 1 lớp tế bào kích thước không đều. Mô mềm khuyết tế bào vách mỏng, kích thước không đều.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Rễ: Bột màu nâu nhạt. Gồm các cấu tử: Mảnh bần, mảnh mô mềm, mảnh mô mềm gỗ, mảnh mạch điểm, mảnh mạch mạng.
Thân: Bột màu vàng nhạt. Gồm các cấu tử: Mảnh biểu bì mang lỗ khí, mảnh mô mềm, mảnh mô mềm gỗ, mảnh mạch mạng, mảnh mạch vòng, mảnh mạch điểm, mảnh mạch vạch, mảnh mạch xoắn, sợi mô cứng riêng lẻ hay thành đám nhỏ.
: Bột màu xanh đậm. Gồm các cấu tử: Mảnh biểu bì vách uốn lượn mang lỗ khí kiểu hỗn bào, mảnh mô mềm, lông tiết chân ngắn đầu đa bào, mảnh mạch xoắn, mảnh mạch mạng, mạch vòng.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Gốc ở nhiệt đới Châu Mỹ, được thuần hóa trong tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Ở nước ta, cây mọc khắp nơi từ Bắc vào Nam. Thường gặp trên đất hoang, dọc bờ đường, trên các dải cát của các sông và trong các ruộng khô, ở vùng thấp.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Scopariae)

Thành phần hóa học: 

Cây chứa alkaloid và một chất đắng; còn có chứa nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần trên mặt đất có chứa một chất dầu sền sệt mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+)manitol, glucose. Rễ chứa (+)manitol, tannin, alkaloid, triterpenoids: friedelin, glutinol-a-amarin, acid betulinic, acid dulcinic, acid iflaionic, scoparic A, B, C, D scopadulcic (A: R = COOH, R’ = CH2OH; B: R = Me, R’ = COOH).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Thường dùng trị: cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đàm. Lỵ trực trùng. Tê phù, phù thủng, giảm niệu. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành. Rễ trị đau bụng, kiết, lợi tiểu; thân trị ho, sốt, giải độc, trị kinh nguyệt nhiều hay đau, giúp sinh dễ; lá bổ, làm cường tráng dục tính, trị sạn, trị viêm phế quản.