Dạng sống dây leo dài, khỏe, có khi bò lan mặt đất; thân non màu xanh, mềm, có nhiều lông mịn màu vàng nâu; thân già màu xám, cứng, có nhiều nốt sần. Lá mọc cách, kép lông chim lẻ có 3 lá chét, cuống lá màu xanh, có nhiều lông, mặt bụng có rãnh ở giữa, dài 10-13 cm, phù ở đáy. Lá chét hình tim đáy bằng, mép nguyên, dài 13-23 cm, rộng 10-19 cm, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, có lông; gân lá lông chim nổi rõ mặt dưới; cuống lá chét màu xanh, hình trụ, dài 4 –8 mm, nhiều lông. Lá kèm 2, hình bầu dục đầu nhọn mũi mác, dài 9-11 mm, rộng 0,5-1 mm, nhiều lông. Lá kèm của lá chét dạng sợi, dài 4-5 mm, có lông; hai lá chét bên dưới, mỗi lá có 1 lá kèm, lá chét tận cùng có 2 lá kèm. Rễ củ lớn, màu xám, vỏ ngoài có nhiều đường vân tròn quanh củ, bần dày, một số chỗ bong ra, củ cắt ngang màu trắng, nhiều sợi, có vài vòng nâu
Hoa thức và Hoa đồ:
Tiêu bản:
Đặc điểm giải phẫu:
Thân
Vi phẫu tiết diện bầu dục. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, lớp cutin dày, có lỗ khí, lông che chở đa bào (1-2 tế bào ngắn ở gốc, 1 tế bào dài ở đỉnh) và lông tiết đầu đa bào to chân đơn bào. Mô dày góc 3-4 lớp tế bào hoặc 8-9 lớp tế bào hình đa giác không đều. Mô mềm vỏ đạo gồm 4-6 lớp tế bào hình bầu dục hơi dài, kích thước không đều. Trụ bì gồm 3-4 lớp tế bào vách dày hóa mô cứng thành vòng. Libe 1 tế bào hình đa giác xếp lộn xộn thành cụm nhỏ, libe 2 tế bào hình chữ nhật vách uốn lượn, mạch rây khá to. Gỗ ít, mạch gỗ 2 to, hình tròn hoặc đa giác tròn, xếp bên trên các bó gỗ 1, tế bào mô mềm gỗ hình đa giác; gỗ 1 ít xếp thành cụm rải rác quanh thân. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào. Mô mềm tủy đạo, hình đa giác, kích thước không đều.
Lá Gân giữa: Lồi cả 2 mặt. Biểu bì trên tế bào hình chữ nhật, ở đỉnh gân tế bào có kích thước nhỏ hơn hai bên; tế bào biểu bì hình dạng và kích thước giống biểu bì trên ở phần đỉnh; cả hai biểu bì có nhiều lông che chở và lông tiết cấu trúc giống như ở thân. Mô dày góc tế bào hình đa giác hoặc đa giác gần tròn tạo một cụm dưới biểu bì trên ở đỉnh lồi và 2-3 lớp trên biểu bì dưới. Dưới biểu bì trên ở hai bên đỉnh lồi có một lớp tế bào mô mềm kích thước lớn, hình đa giác gần tròn. Dưới lớp mô mềm này là lớp tế bào hình dạng giống mô mềm giậu. Mô cứng tế bào hình đa giác vách dày hay mỏng xếp thành vòng liên tục. Bó dẫn libe ở ngoài gỗ ở trong, tập trung thành 4 cụm bên trong vòng mô cứng, cụm lớn nhất ở bên dưới. Tế bào libe hình đa giác, kích thước nhỏ, sắp xếp lộn xộn. Mạch gỗ hình tròn hoặc gần tròn, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác hóa mô cứng. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác. Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào hình chữ nhật, kích thước biểu bì dưới nhỏ hơn biểu bì trên, có lỗ khí, lông che chở và lông tiết giống phần gân giữa. Mô mềm giậu 2 lớp tế bào. Mô mềm khuyết gồm 3 lớp tế bào thuôn dài, vách hơi uốn lượn. Bó gân phụ nhỏ, gỗ trên, libe dưới. Rễ củ
Vi phẫu tiết diện tròn. Củ được hình thành do các vòng libe gỗ cấp 3 trong vùng trụ bì. Bần gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, kích thước nhỏ. Mô mềm vỏ đạo 3-4 lớp tế bào thuôn dài, kích thước không đều nhau, rải rác có cụm mô cứng. Nhiều bó libe-gỗ cấp 3 xếp thành vòng đồng tâm trong vùng mô mềm; libe tạo thành chùy có nhiều cụm sợi libe tế bào hình đa giác, giữa các chùy libe là tia tủy rộng; mạch gỗ ít, kích thước không đều; mô mềm gỗ vách cellulose, hóa mô cứng rất ít quanh các mạch gỗ. Libe 1 khó xác định. Libe 2 gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật xếp thành chùy, có nhiều cụm libe hóa sợi, tế bào hình đa giác. Tia tủy rộng gồm 2-5 dãy tế bào hình chữ nhật, kích thước lớn hơn tế bào mô mềm libe 2, loe ra ở phần mô mềm vỏ. Vùng sinh libe-gỗ tế bào chữ nhật dẹt, vách mỏng. Gỗ 2 chiếm tâm; mạch gỗ 2 to nhỏ không đều nằm rải rác, hình tròn, một số mạch bị ngăn đôi; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách cellulose xếp xuyên tâm rõ, hóa mô cứng 1-2 lớp bao quanh mạch gỗ hay tạo thành những cụm sợi rải rác trong gỗ 2. Gỗ 1 gồm 2 bó nằm đối diện sát nhau ở tâm.
Đặc điểm bột dược liệu:
Bột màu trắng hơi vàng có lẫn các hạt màu nâu. Nhiều hạt tinh bột, hạt đơn hình chỏm cầu, hình gần tròn hoặc nhiều cạnh, đường kính 25-300 µm, rốn hình chấm, hình khe nứt hoặc hình sao, hạt kép gồm 2-10 hạt. Sợi vách dày thường tập trung thành bó, không có hoặc có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ tạo thành sợi tinh thể. Tế bào mô cứng hình gần chữ nhật dài gần 70 µm. Mảnh mô mềm tế bào hình đa giác màng mỏng chứa nhiều hạt tinh bột. Mảnh mạch điểm
Phân bố, sinh học và sinh thái:
Pueraria DC. là chi nhỏ, gồm các loài là dây leo quấn, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á (16 loài); Việt Nam có 5 loài, trồng từ vùng núi đến đồng bằng. Cây ưa sáng, biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều vùng đất và tiểu khí hậu khác nhau.
Mùa hoa: tháng 9-10, mùa quả: tháng 11-12.
Bộ phận dùng:
Rễ củ (Radix Puerariae) thường gọi là cát căn, thu hái từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau.
Thành phần hóa học:
Rễ chứa các hợp chất isoflavon (puerarin, daidzein,daidzin), puerosid A, puerosid B, hợp chất glucosid nhóm olean tritrerpen.
Tác dụng dược lý - Công dụng:
Theo y học cổ truyền, sắn dây dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều, viêm ruột, kiết lỵ kèm theo sốt, khát nước. Bột pha nước uống có đường giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể.
Theo y học hiện đại, ở Trung Quốc dùng sắn dây chữa bệnh mạch vành, đau thắt ngực, cao huyết áp, tai điếc đột ngột.