Phân Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae)

Bộ Hồ Tiêu (Piperales)

Họ Giấp Cá (Saururaceae)

Chi Houttuynia

Loài Houttuynia cordata Thunb. (Cây Giấp Cá)

Tên
Tên khác: 

Lá giấp, Rau giấp cá, Tập thái, Ngư tinh thảo, Co vảy mèo (Thái), Rau vẹn, Phjắc hoảy (Tày), Cù mua mía (Dao)

Tên khoa học: 

Houttuynia cordata Thunb.

Họ: 

Giấp cá (Saururaceae)

Tên nước ngoài: 

Tsi (Anh), Houttuynia (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

Mẫu được thu mua vào tháng 04 năm 2009 tại chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Cỏ [hình 1], cao 40 cm, tiết diện thân đa giác, màu xanh pha tía, ở gần các mấu có màu đỏ tía, toàn cây có mùi tanh. Lá [hình 2] đơn, mọc cách. Phiến lá nguyên hình tim, kích thước 4-6,5 x 3-5 cm, màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình chân vịt với 5-7 gân chính nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá hình lòng máng, dài 3-3,5 cm, màu xanh, 2 mép cuống lá có màu đỏ tía. Lá kèm [hình 3] dạng màng dài khoảng 1,4 cm, dính vào cuống lá một đoạn 1cm; màu xanh, 2 mép bên và phần giữa màu trắng, có những sọc dọc màu đỏ tía. Cụm hoa [hình 4]: dạng bông, trục phát hoa có tiết diện tam giác, dài 4,5 cm, màu xanh. Cụm hoa dài khoảng 1cm, tổng bao lá bắc gồm 4 lá bắc hình bầu dục màu trắng, kích thước 0,8-1 x 0,4 – 0,6 cm; xen kẽ 4 lá bắc lớn có 4 lá bắc nhỏ hơn phía trong, kích thước không đều 2-5 x 0,75- 1 mm. Hoa [hình 5] trần, lưỡng tính, lá bắc dạng vảy nhỏ cao 1 mm, màu trắng. Nhị 3, rời, đính trên đế hoa, chỉ nhị dạng sợi dài 1 mm, màu trắng xanh. Bao phấn hình chữ nhật, màu vàng, dài 1 mm, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn [hình 6] rời, hình bầu dục, màu vàng nhạt có rãnh dọc ở giữa. Lá noãn 3, bầu [hình 7] trên 1 ô, bầu noãn màu xanh lục nhạt có 3 thùy ở đỉnh, nhiều noãn, đính noãn bên. 3 vòi nhụy hình sợi, dài 0,5 mm, màu trắng xanh; 3 đầu nhụy dạng điểm màu nâu nhạt.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu thân [hình 8]
Vi phẫu hình đa giác. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, cutin răng cưa, rải rác có lỗ khí và tế bào biểu bì tiết [hình 9] màu vàng sậm, lỗ khí nằm ngang với tế bào biểu bì. Trên tế bào biểu bì có rất ít lông che chở [hình 10] đa bào 1 dãy (2- 4 tế bào). Hạ bì là một lớp tế bào hình đa giác kích thước lớn gấp 3 lần tế bào biểu bì. Mô mềm vỏ khuyết, 5 – 6 lớp tế bào hơi đa giác hay bầu dục kích thước không đều nhau. Nội bì khung caspary, 1 lớp tế bào hình chữ nhật. Trụ bì hóa mô cứng thành 1 vòng liên tục, 1 – 4 lớp tế bào hình đa giác. Hệ thống dẫn gồm 1 vòng bó libe gỗ cấu tạo cấp 1 với libe ở trên, gỗ ở dưới. Vùng mô mềm xung quanh bó libe gỗ thường hóa mô cứng, vách mỏng. Mô mềm tủy khuyết với những khuyết nhỏ hơn so với mô mềm vỏ, tế bào tròn hay hơi đa giác, kích thước gấp 3-4 lần tế bào mô mềm vỏ. Trong mô mềm vỏ và mô mềm tủy rải rác có hạt tinh bột.
Vi phẫu lá [hình 11]
Gân giữa: mặt dưới lồi, mặt trên hơi lõm hay phẳng. Biểu bì tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, lớp cutin có răng cưa, rất ít lông che chở đa bào (2 – 4 tế bào), bề mặt lông có những vân dọc, rất ít tế bào biểu bì tiết. Mô dày góc tế bào hơi đa giác, lớn gấp 2-4 lần tế bào biểu bì, nhiều ở biểu bì dưới. Mô mềm khuyết, 1 – 3 lớp tế bào hình tròn, bầu dục hay hơi đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào mô dày 2 -3 lần. Cụm libe gỗ với gỗ ở trên, libe ở dưới. Phía trên gỗ và dưới libe có những cụm mô dày góc, tế bào đa giác kích thước khoảng 1/3 -1/4 tế bào mô mềm khuyết.
Phiến lá [hình 12]: rải rác ở biểu bì trên và biểu bì dưới có tế bào biểu bì tiết màu vàng, lỗ khí chỉ có ở biểu bì dưới. Hạ bì có ở 2 lớp biểu bì, tế bào hình đa giác, kích thước lớn gấp 4 -5 lần tế bào biểu bì. Mô mềm giậu, 1 lớp tế bào thuôn dài. Mô mềm khuyết tế bào gần tròn hay bầu dục. Trong mô mềm khuyết có các bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Ở vi phẫu thân và lá hiếm khi gặp lông tiết chân đơn bào, đầu đơn bào.
Vi phẫu cuống lá [hình 13]: vi phẫu lõm ở mặt trên, lồi ở mặt dưới, mặt dưới có 4 cạnh. Biểu bì tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau, cutin có răng cưa; rải rác có lỗ khí, mặt dưới nhiều hơn mặt trên, rất ít tế bào biểu bì tiết. Hạ bì tế bào hình đa giác, kích thước lớn gấp 5-6 lần tế bào biểu bì. Mô mềm khuyết, tế bào gần tròn, bầu dục, hay đa giác, kích thước không đều nhau, 1-2 lớp tế bào bên dưới hạ bì có kích thước nhỏ và chứa lục lạp, có ít tế bào tiết. Có khoảng 10 cụm libe gỗ giống như ở lá. Trong mô mềm khuyết có nhiều hạt tinh bột hình tròn hay bầu dục, kích thước 5-12,5 µm.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây màu vàng lục, có ít xơ.
Thành phần: mảnh biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh mô mềm [hình 14], tế bào hình đa giác vách mỏng. Hạt tinh bột [hình 15] hình tròn hay đa giác, tễ rõ hay không. Lông che chở [hình 16] đa bào có những vân dọc. Mảnh mạch vạch, mạch mạng [hình 17], mạch xoắn [hình 18]. Đám sợi không rõ ống trao đổi. Mảnh biểu bì của lá bắc [hình 19], tế bào vách hơi uốn lượn. Mảnh biểu bì của bầu noãn, tế bào hình đa giác, lỗ khí kiểu hỗn bào. Hạt phấn hình bầu dục có 1 rãnh dọc, kích thước 12,5-15 x 10µm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cây mọc trên đất ẩm trong thung lũng, ven suối, bờ mương. Phân bố khắp các tỉnh miền núi.
Mùa hoa quả: tháng 5-7

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Houttuyniae), thường họi là Ngư tinh thảo

Thành phần hóa học: 

Toàn cây Diếp cá có chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu là aldehyd và dẫn xuất nhóm ceton như methyl-n-nonyl ceton, l-decanal, l- dodecanal là những chất không có tác dụng kháng khuẩn; 3oxododecanal là chất có tác dụng kháng khuẩn. Nhóm terpen: bao gồm camphen, myrcen, α-pinen, limonen, linalol…Ngoài ra còn chứa acid caprinic, laurinaldehyd, benzamid, acidhexadecanoid, acid decanoic, acid palmetic, lipid và vitamin K…
Lá Diếp cá có chứa β-sitosterol, alcaloid: cordalin và các flavonoid: afzelin, hyperin, rutin, isoquercitrin và quercitrin.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Diếp cá có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát trùng. Diếp cá được dùng trị bệnh trĩ, mụn nhọt, trẻ con lên sởi, viêm phổi hoặc phổi có mủ, đau mắt đỏ hoạc đau mắt do trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều. Còn dùng trị sốt rét, sài giật ở trẻ em, đau răng.
Ở Trung Quốc, Diếp cá được dùng trong trường hợp viêm mủ màng phổi, trong thử nghiệm điều trị ung thư phổi; đắp ngoài chữa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, làm thuốc chữa khó tiêu và thuốc bó những chỗ bị tổn thương để kích thích sự phát triển của xương. Cao chiết của rễ Diếp cá có tác dụng lợi tiểu do tác dụng của quercitrin và các muối vô cơ. Ở Nepal, Diếp cá được dùng trong một số chế phẩm chữa bệnh cho phụ nữ. Cả cây được coi như thuốc làm mát, tiêu độc, chữa khó tiêu và điều kinh. Lá được dùng trị bệnh lỵ, bệnh lậu, bệnh về da, về mắt. Cao chiết từ rễ có tác dụng lợi tiểu.

Hình đính kèm
Cỏ
Lá
Lá kèm
Cụm hoa
Hoa
Hạt phấn
bầu
Vi phẫu thân
tế bào biểu bì tiết
lông che chở
Vi phẫu lá
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
Mảnh mô mềm
Hạt tinh bột
Lông che chở
mạch mạng
mạch xoắn
Mảnh biểu bì của lá bắc

Họ Hồ tiêu (Piperaceae)

Chi Piper

Loài Piper lolot C. DC.(Câ Lá Lốt)

Tên
Tên khác: 

Lốt

Tên khoa học: 

Piper lolot

Họ: 

Tiêu (Piperaceae).

Tên nước ngoài: 

Lolot pepper, Poivrelolot, Lolot.

Mẫu thu hái tại: 

khoa Dược, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5-2010.

Số hiệu mẫu: 

LL0510, được lưu tại Bộ môn Thực vật Khoa Dược.

Cây [hình 1] cỏ, bò dài rồi đứng, cao 30-40 cm, có mùi thơm. Thân màu xanh lục sậm, phồng to ở các mấu, tiết diện tròn, mặt ngoài nhiều rãnh dọc, có lông ngắn và mịn.
[hình 2] đơn, mọc cách. Phiến lá hình trứng rộng, đầu thót nhọn, gốc hình tim và không đối xứng, dài 10-12 cm, rộng 8-11 cm, rải rác có điểm trong, mặt trên nhẵn, màu xanh lục sậm và láng bóng, mặt dưới màu xanh lục nhạt và có lông mịn trên gân; mép lá nguyên; gân lá hình chân vịt với 5 gân gốc, gân ở giữa phân 2 gân bên so le hay đối nhau cách gốc lá một đoạn 5 mm, các gân đều cong hướng về ngọn lá; cuống lá dài 2-5 cm, hình trụ, lõm ở mặt trên, gốc cuống nở rộng. Lá kèm rụng sớm, hình tam giác, màu xanh lục, có 2 dạng: một phiến mỏng bao chồi [hình 3] hoặc là hai phiến mỏng, dài 1-1,5 cm, dính hai bên đáy cuống lá, khi rụng để lại hai sẹo [hình 4] dài màu nâu, dạng thứ hai thường gặp hơn.
Cụm hoa [hình 5] là gié cái [hình 6] mọc đối diện với lá, hình trụ, màu trắng, dài 10-12 mm, đường kính 3 mm, mang hoa khắp cùng; trục cụm hoa nạc, đường kính 1 mm; cuống cụm hoa màu xanh lục, hình trụ, dài 10-12 mm, đường kính 1-2 mm, rải rác có lông mịn màu trắng.
Hoa [hình 7] rất nhỏ, trần, đơn tính cái, xếp khít nhau và áp sát vào trục. Lá bắc là phiến tròn nhỏ, áp sát và trục, lúc đầu màu trắng sau chuyển hơi nâu. Lá noãn 3-4, dính nhau tạo thành bầu [hình 8] trên 1 ô đựng 1 noãn, đính noãn đáy; bầu hình trứng, màu trắng, mặt ngoài nhẵn, cao 1,5 mm, đường kính 1-2 mm; vòi nhụy gần như không có; đầu nhụy 3, có khi 4, hình trứng rộng, màu trắng.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ
Vi phẫu [hình 9] cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/3 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 2/3.
Vùng vỏ: Bần 3-4 lớp tế bào hình chữ nhật méo mó, vách mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm, các lớp tế bào ngoài thường bị rách. Nhu bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, méo mó. Mô dày 3-5 lớp tế bào có vách dày đều xung quanh; ở rễ già rải rác trong mô dày có sợi mô cứng vách dày hay mỏng. Mô mềm vỏ 6-7 lớp tế bào hình bầu dục, vách mỏng, chừa những đạo và khuyết nhỏ; những lớp ngoài tế bào xếp lộn xộn, những lớp trong gần nội bì tế bào có khi xếp xuyên tâm và chứa rất nhiều tinh bột; ở rễ già rải rác trong mô mềm có các tế bào mô cứng. Nội bì [hình 10] 1 lớp tế bào hình bầu dục, có đai caspari rõ. Tế bào tiết [hình 11] rải rác trong mô mềm hay mô dày, tinh dầu màu vàng tươi.
Vùng trung trụ [hình 12]: Trụ bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách cellulose, xếp xen kẽ tế bào nội bì. Libe cấp 2 tạo thành vòng, tia libe rộng cắt vòng libe thành từng cụm trên đầu cụm mạch gỗ cấp 2, libe cấp 1 trên đầu mỗi cụm. Tầng sinh libe gỗ ở giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2. Gỗ cấp 2 gồm nhiều mạch gỗ không đều, xếp rời rạc thành từng cụm; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách hóa gỗ dày, xếp khít nhau. Tia tủy 2-5 dãy tế bào, mở rộng về phía trụ bì. Gỗ cấp 1 [hình 13] 7-8 bó dưới gốc tia tủy, mỗi bó gồm 3-4 mạch nhỏ không đều, phân hoá hướng tâm. Mô mềm tủy tế bào hình gần tròn, vách cellulose, xếp chừa những đạo nhỏ. Tế bào tiết tinh dầu rải rác trong mô mềm tuỷ. Tinh bột nhiều trong mô mềm vỏ và mô mềm tủy.

Thân
Vi phẫu [hình 14] cắt ngang hình tròn với nhiều chỗ lồi nhỏ, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ 4/5.
Vùng vỏ: Biểu bì 1 lớp tế bào hình đa giác; lớp cutin dày; lỗ khí ít gặp. Lông che chở [hình 15] ngắn, đầu nhọn hay tù, kéo dài từ 1 tế bào biểu bì, thường đơn bào, ít khi đa bào với 2-(3) tế bào xếp thành dãy. Mô dày [hình 16] từng cụm 8-10 lớp ở những chỗ lồi, 1-2 lớp ở những vùng khác, tế bào có vách dày đều xung quanh; ở thân già rải rác trong cụm mô dày có sợi mô cứng vách dày hay rất dày; thân càng già số lượng sợi càng nhiều. Mô mềm vỏ 4-7 lớp tế bào hình bầu dục, xếp chừa những đạo. Tế bào tiết [hình 17] tinh dầu thường trong mô mềm, ít gặp trong biểu bì và mô dày, tinh dầu màu vàng tươi. Nội bì [hình 18] 1 lớp tế bào hình bầu dục hay đa giác, có đai caspari rõ.
Vùng trung trụ: Trụ bì hoá mô cứng thành từng cụm trên đầu bó libe gỗ, tế bào hình đa giác, vách dày, xếp khít nhau. Libe gỗ gồm 2 vòng:
- Vòng ngoài là hệ thống dẫn chính [hình 19], không liên tục, libe và gỗ họp thành từng bó rời, kích thước không đều, xếp xen kẽ với những vùng mô mềm (khoảng gian bó); bao bên dưới vòng mô dẫn là một vòng mô cứng hình sao gồm 3-4 lớp tế bào hình đa giác, vách rất dày, xếp khít nhau. Mỗi bó libe gỗ [hình 20] gồm: libe cấp 1 tế bào bị ép bẹp, méo mó, khó nhận dạng; libe cấp 2 nhiều lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm; tầng sinh libe gỗ ở giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2; gỗ cấp 2 với nhiều mạch gỗ không đều, hình đa giác, mô mềm gỗ tế bào vách hoá gỗ dày, xếp xuyên tâm; gỗ cấp 1 với những mạch gỗ rời nhau, không đều, phân hóa ly tâm, mô mềm gỗ tế bào vách cellulose. Khoảng gian bó rộng, nhiều dãy tế bào xếp xuyên tâm, gồm 2 loại mô mềm: vùng mô mềm trên tầng sinh libe gỗ tế bào hình chữ nhật dẹt, vách cellulose; vùng mô mềm dưới tầng sinh libe gỗ tế bào hình đa giác, vách hoá gỗ mỏng.
- Vòng trong là (4)5-6 bó vết lá [hình 21], xếp quanh một ống tiết. Mỗi bó gồm cụm libe ở ngay trên đầu cụm gỗ, libe cấp 2 rõ, gỗ cấp 2 ít, gỗ cấp 1 với những mạch gỗ không đều phân hóa ly tâm. Cụm mô cứng có thể có trên libe và dưới gỗ cấp 1.
Mô mềm tủy rộng, tế bào hình tròn, vách mỏng, xếp chừa những đạo nhỏ. Ống tiết [hình 22] ngay trung tâm vi phẫu, kiểu tiêu bào. Tế bào tiết tinh dầu có nhiều trong mô mềm tủy, ít hơn trong libe.
[hình 23]
Gân lá lồi tròn ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên. Biểu bì trên và biểu bì dưới 1 lớp tế bào hình bầu dục hay hình chữ nhật; lớp cutin dày; lỗ khí ít gặp. Lông che chở nhiều ở biểu bì dưới, đơn bào [hình 24] hay đa bào [hình 25] tương tự ở thân. Lông tiết [hình 26] hiếm gặp, chân đơn bào, đầu đơn bào. Mô dày trên [hình 27] 9-10 lớp tế bào có vách dày đều xung quanh. Mô mềm tế bào hình tròn, xếp chừa những đạo nhỏ. Cung libe gỗ [hình 28] ở giữa, bó libe ở dưới bao lấy bó gỗ ở trên, vài lớp tế bào gần gỗ có hình chữ nhật và xếp thành dãy; gỗ gồm mạch gỗ hình đa giác, không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ tế bào nhỏ, hình đa giác, vách cellulose, xếp khít nhau; ở lá già có vòng mô dày bao xung quanh bó libe gỗ. Mô dày dưới [hình 29] 4-5 lớp tế bào có vách dày đều xung quanh, tạo thành một cung liên tục. Tế bào tiết tinh dầu thường rải rác trong vùng mô mềm, ít gặp ở biểu bì và mô dày. Tinh thể calci oxalat hình kim rất ngắn trong mô mềm. Túi tiết [hình 30] rải rác trong vùng libe, kiểu ly bào với một vòng 6-10 tế bào tiết bao xung quanh.
Phiến lá [hình 31]: Biểu bì tế bào không đều, tế bào biểu bì trên to, hình vuông hay hình chữ nhật; tế bào biểu bì dưới nhỏ hơn, hình bầu dục dẹt, nhiều lỗ khí [hình 32]; lớp cutin mỏng hơn ở gân lá. Hạ bì xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới, có thể liên tục hay gián đoạn bởi mô mềm giậu, 1 lớp tế bào to hơn tế bào biểu bì, hình chữ nhật hay hình vuông, xếp khít nhau. Mô mềm giậu [hình 33] 1 lớp tế bào hình chữ nhật thuôn dài, xếp khít nhau và thẳng góc với biểu bì trên. Mô mềm khuyết tế bào không đều, hình gần tròn hay bầu dục, xếp chừa những khuyết to hay nhỏ. Bó libe gỗ của gân phụ rải rác trong mô mềm khuyết, gồm libe ở dưới và 1-2 mạch gỗ rất nhỏ ở trên; mỗi bó thường được bao quanh bởi một vòng 6-7 tế bào tế bào mô mềm. Tế bào tiết tinh dầu rải rác trong vùng mô mềm khuyết.
Cuống lá [hình 34]: Vi phẫu cắt ngang có mặt trên lõm, mặt dưới lồi tròn với 10-11 góc lồi nhỏ. Biểu bì và lông che chở tương tự gân giữa của lá. Mô dày trên 2-3 lớp tế bào không đều, hình gần tròn, vách dày lên ở góc. Mô dày dưới từng cụm ở những góc lồi, mỗi cụm gồm 8-9 lớp tế bào không đều, nhỏ hơn tế bào mô dày trên, hình gần tròn, vách dày đều xung quanh; đoạn giữa 2 góc lồi có thể không có hay có mô dày với 1-2 lớp tế bào. Các thành phần khác tương tự như trong gân giữa của lá.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây màu lục xám, mùi rất thơm, vị hơi đắng.
Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì trên [hình 35] của lá tế bào có vách mỏng, hình đa giác, đôi khi có mang tế bào tiết tinh dầu, mảnh biểu bì dưới [hình 36] của lá tế bào có vách hơi uốn lượn, có nhiều lỗ khí kiểu vòng bào. Mảnh mô giậu [hình 37] chứa nhiều lục lạp, có thể kèm theo lớp hạ bì [hình 38]. [inline:=Mảnh biểu bì thân] tế bào hình đa giác vách dày. Lông che chở [hình 39] nhiều, ngắn, đầu tù, đơn bào [hình 40] hay đa bào [hình 41] với 2 tế bào. Mảnh mô mềm [hình 42] tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách mỏng, có tế bào tiết tinh dầu màu vàng. Sợi [hình 43] dài, vách dày hay mỏng, thường nằm riêng lẻ. Mảnh mạch mạng, mạch vạch [hình 44], mạch xoắn [hình 45].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cây Lá lốt mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở miền Bắc nước ta, thường trồng bằng mẩu thân cắt thành từng khúc 20-25 cm, giâm vào nơi ẩm ướt, dưới bóng cây mát. Ra hoa vào tháng 4.

Bộ phận dùng: 

Phần trên mặt đất (Herba Piperis lolot) tươi hay phơi sấy khô của cây Lá lốt.

Thành phần hóa học: 

Lá, thân và rễ chứa ankaloid và tinh dầu. Tinh dầu có 35 thành phần trong đó 25 thành phần đã được nhận dạng, thành phần chủ yếu là β-caryophylen. Rễ chứa tinh dầu, trong đó thành phần chính là bornyl acetate.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Lá lốt là một vị thuốc còn dùng trong nhân dân. Dùng Lá lốt làm gia vị hay làm thuốc sắc uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng tiêu chảy, bệnh đi ngoài lỏng.
Ngày dùng 5-10 g lá phơi khô hay 15-30 g lá tươi. Sắc với nước chia 2-3 lần uống trong ngày. Người ta còn dùng dưới dạng thuốc sắc rồi cho ngâm chân tay hay đổ mồ hôi, ngâm đến khi nguội thì thôi.

Hình đính kèm
Cây
Lá
bao chồi
sẹo
Cụm hoa
gié cái
Hoa
bầu
Vi phẫu
Nội bì
Tế bào tiết
Vùng trung trụ
Gỗ cấp 1
Vi phẫu
Lông che chở
Mô dày
Tế bào tiết
Nội bì
hệ thống dẫn chính
bó libe gỗ
bó vết lá
Ống tiết
Lá
đơn bào
đa bào
Lông tiết
Mô dày trên
Cung libe gỗ
Mô dày dưới
Túi tiết
Phiến lá
lỗ khí
Mô mềm giậu
Cuống lá
Mảnh biểu bì trên
mảnh biểu bì dưới
Mảnh mô giậu
hạ bì
Lông che chở
đơn bào
đa bào
Mảnh mô mềm
Sợi
mạch vạch
mạch xoắn

Loài Piper nigrum L.(Cây Tiêu)

Tên
Tên khác: 

Hạt tiêu, mạy lòi (Tày)

Tên khoa học: 

Piper nigrum L.

Họ: 

Hồ tiêu (Piperaceae).

Tên nước ngoài: 

Black pepper, common pepper, white pepper (Anh), poivrier commun, poivre noir (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Đắc Nông tháng 5/2010.

Số hiệu mẫu: 

T0510, lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược, được so với mẫu số 13396 ở Viện sinh học nhiệt đới.

Dây leo [hình 1] nhờ thân quấn chia thành nhiều đoạn và gấp khúc ở các mấu, mấu phù to [hình 2], màu nâu xám, mang nhiều rễ móc để thân bám vào giá tựa; tiết diện tròn, thân non màu xanh, nhẵn, thân già màu xám, có nốt sần. Toàn cây có mùi thơm. Lá đơn, mọc cách. Phiến lá [hình 3] hình xoan, gốc tròn, đỉnh có mũi nhọn dài, có nhiều đốm trong mờ, màu xanh lục đậm mặt trên hơn mặt dưới, bìa phiến nguyên, kích thước dài 11,5-13,5 cm, rộng 6-7 cm. Gân lá lông chim nổi rõ 2 mặt, mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên, 3 cặp gân phụ cong hình cung: cặp thứ nhất xuất phát từ đáy, cách bìa phiến 0,2-0,5 cm, không rõ, chạy dọc theo rìa phiến lá khoảng 2/3 chiều dài phiến; cặp thứ 2 rõ hơn xuất phát cùng vị trí cặp gân phụ thứ nhất cách bìa phiến 1-1,5 cm, chạy đến tận gốc lá; cặp thứ 3 xuất phát từ ¼ cách đáy gốc lá, tụ lại ở ngọn lá; nhiều gân phụ nằm ngang, nối liền các gân hình cung dạng mạng. Lá kèm [hình 4] 2 vẩy màu đen khô xác dài 0,5-0,8 cm, nằm 2 bên đáy gốc lá, rụng sớm. Cuống lá màu xanh, có rãnh lòng máng, hơi phình ở gốc nơi đính vào thân và có 2 đường dọc màu đen nứt nẻ nhiều là vết tích của lá bắc, dài 1-1,6 cm. Cụm hoa [hình 5]: bông [hình 6] thòng mọc đối diện với lá; trục cụm hoa mập, hình trụ dài 6,5-8 cm, màu vàng mang nhiều hoa đính xoắn ốc thường là hoa lưỡng tính, đôi khi mang toàn hoa cái; cuống cụm hoa hình trụ dài 1-1,2 cm, màu vàng xanh. Hoa [hình 7] trần, đều, lưỡng tính hay hoa cái, mẫu 3, không cuống. Lá bắc [hình 8] hình tam giác khum ôm toàn bộ hoa dài 0,1-0,15 cm, màu vàng xanh, rìa có màng mỏng màu trắng. Bộ nhị 2 vòng, vòng trong bị trụy hoàn toàn, vòng ngoài có 1 nhị trụy, còn 2 nhị nằm 2 bên bầu, đều, rời; chỉ nhị nạc dài 0,05-0,08 cm; 2 ô phấn [hình 9] rời, màu vàng nâu, nứt dọc, hướng trong, dài 0,8-1 mm. Hạt phấn [hình 10] hình bầu dục 2 đầu nhọn, dài 12,5-15 µm, rộng 5-7,5 µm màu vàng, có rãnh dọc. Lá noãn 3-4, dính nhau tạo bầu trên 1 ô [hình 11], 1 noãn, đính đáy [hình 12]; bầu hình cầu màu xanh, đường kính 1-1,5 mm; vòi nhụy rất ngắn gần như không có; 3-4 đầu nhụy [hình 13] dài 1-2 mm, màu trắng dễ đổi thành màu đen khi hoa hái khỏi cành hay hoa già. Quả hình cầu đường kính 0,5-0,6 cm, quả non [hình 14] có màu xanh, khi chín màu đỏ mang đầu nhụy tồn tại. Quả khô [hình 15] màu nâu đen, vỏ quả nhăn nhúm.
Hồ tiêu đen là quả Tiêu khô có dạng hình cầu, đường kính 0,4-0,5 cm; mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều vết nhăn hình mạng lưới nổi rõ; đầu quả có vết của đầu nhụy nhỏ hơi nổi lên; gốc quả có vết sẹo là vị trí đính của bầu vào trục cụm hoa.
Hồ tiêu sọ là quả Tiêu chín khô bóc hết vỏ có dạng hình cầu, đường kính 0,3-0,4 cm, mặt ngoài màu vàng xám có nhiều đường gân dọc.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 16]
Vi phẫu tiết diện gần tròn. Biểu bì [hình 17] 1 lớp tế bào hình đa giác, kích thước đều, lớp cutin dày có u lồi, lông tiết [hình 18] ngắn chân đơn bào đầu đơn bào, hiếm khi có lỗ khí [hình 19], rải rác có lỗ vỏ [hình 20]. Mô dày góc, 2-4 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Vùng vỏ có mô cứng gồm những tế bào riêng lẽ hay tập trung thành đám 2-4 tế bào có kích thước to, vách dày ống trao đổi rõ và 3-4 lớp tế bào mô cứng hình đa giác kích thước nhỏ, vách dày, tạo thành vòng gần liên tục. Mô mềm vỏ [hình 21] đạo, 5-7 lớp tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều, càng vào trong tế bào càng to dần và vài tế bào có vách uốn. Trụ bì, 1-3 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, hóa mô cứng thành cụm trên các bó libe gỗ; ở thân già, trụ bì hóa mô cứng liên tục, gồm 2 loại: trên các bó libe là sợi trụ bì tế bào hình đa giác kích thước nhỏ và ở khoảng gian bó tế bào trụ bì hình đa giác kích thước lớn, vách dày, ống trao đổi rõ. Hệ thống dẫn xếp trên 2 vòng [hình 22], vòng ngoài là bó dẫn của thân, vòng trong [hình 23] là của vết lá. Bó dẫn của thân kiểu hậu thể gián đoạn, gồm nhiều bó libe gỗ [hình 24], kích thước không đều. Mỗi bó gồm libe 1 vài lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách uốn lượn, bị ép dẹp ở trên cùng; libe 2 tế bào hình đa giác xếp xuyên tâm rõ, các lớp sau bị ép dẹp và xếp lộn xộn; gỗ 2 mạch gỗ ít, hình bầu dục hoặc tròn, mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ dày; gỗ 1 mạch gỗ hình tròn, kích thước nhỏ, mô mềm gỗ 1 tế bào hình bầu dục, vách cellulose. Ở thân già, tượng tầng ở gian bó tạo nhiều dãy tế bào, bên trong là các tế bào vách tẩm chất gỗ bên ngoài tế bào vách cellulose; nhiều dãy tế bào này có chứa tinh bột. Bên trong gỗ 1 có vòng mô cứng uốn lượn nối liền các bó libe gỗ, gồm 3-6 lớp tế bào hình đa giác, vách dày. Bó vết lá [hình 25] 10-12 bó, xếp gần như trên 1 vòng trong vùng mô mềm tủy, mỗi bó cấu tạo giống bó dẫn vòng ngoài; mô cứng 3-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, tập trung thành cụm ở trên libe và dưới gỗ. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác hay bầu dục, kích thước không đều. Ống tiết tiêu bào [hình 26] kích thước nhỏ, xếp quanh tủy gần vòng đai mô cứng, 1 túi kích thước lớn ngay giữa tủy. Tinh thể calci oxalat hình khối nhỏ có nhiều trong vùng mô cứng, mô mềm vỏ, mô mềm tủy; tinh bột nhiều trong mô mềm tủy. Tế bào tiết [hình 27] rải rác trong vùng mô mềm vỏ và mô mềm tủy.
[hình 28]
Gân chính
Lồi tròn ở 2 mặt, nhiều ở mặt dưới. Biểu bì, 1 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, lớp cutin rất dày có u lồi, nhiều lông tiết chân đơn bào đầu đơn bào rất ngắn. Mô mềm, 1-2 lớp tế bào hình đa giác nhỏ. Mô dày góc, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, 5-6 lớp ở dưới biểu bì trên [hình 29] và 3-4 lớp ở trên biểu bì dưới [hình 30]. Mô cứng 4-5 lớp ,tế bào hình đa giác nhỏ xếp thành cung liên tục dưới mô dày trên hay tế bào kích thước lớn xếp rời rạc ngay trên biểu bì dưới. Mô mềm đạo, tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước lớn. Hệ thống dẫn gồm 4-5 bó, kích thước không đều, xếp trên 1 cung. Mỗi bó gồm gỗ ở trên libe ở dưới; mạch gỗ hình đa giác xếp lộn xộn, kích thước khá đều, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách cellulose; libe 9-10 lớp tế bào hình đa giác nhỏ, xếp lộn xộn. Trên libe và dưới gỗ có tế bào mô cứng hình đa giác nhỏ rải rác hay tạo thành cụm. Ống tiết [hình 31] tiêu bào kích thước lớn trong vùng mô mềm phía trên gỗ. Tế bào tiết [hình 32] rải rác trong vùng mô mềm và vùng libe.
Phiến lá [hình 33]
Biểu bì 1 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, lớp cutin dày, lỗ khí [hình 34] và lông tiết [hình 35] chân đơn bào đầu đơn bào có nhiều ở biểu bì dưới. Hạ bì [hình 36] có ở cả 2 biểu bì, 2-3 lớp tế bào; dưới biểu bì trên tế bào hình đa giác, lớp sát biểu bì kích thước nhỏ, 2 lớp dưới kích thước rất lớn; trên biểu bì dưới, tế bào hình tròn hoặc đa giác góc tròn, xếp chừa những khuyết to. Mô giậu 1 lớp tế bào hình đa giác thuôn dài chứa nhiều lục lạp, dưới mỗi tế bào hạ bì có 3-7 tế bào mô giậu. Mô mềm khuyết [hình 37] tế bào hình bầu dục, tròn hoặc đa giác, kích thước nhỏ không đều, có lục lạp. Trong thịt lá có nhiều bó gân phụ nhỏ bị cắt ngang với gỗ ở trên libe ở dưới được bao bởi vòng mô cứng không liên tục. Tế bào tiết có nhiều trong vùng mô mềm khuyết, rải rác trong hạ bì trên biểu bì dưới. Tinh thể calci oxalat hình khối kích thước nhỏ rải rác trong biểu bì và mô dày.
Cuống lá [hình 38]
Vi phẫu có mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, lớp cutin dày và có u lồi, rải rác có lông tiết chân đơn bào đầu đơn bào, hiếm khi có lỗ khí. Mô mềm đạo 2-3 lớp tế bào hình đa giác. Tế bào mô cứng kích thước lớn hơn tế bào mô mềm, vách dày ống trao đổi rõ, rải rác trong mô mềm. Mô dày [hình 39] tròn 5-6 lớp tế bào hình đa giác, xếp thành vòng gần liên tục, rải rác có tế bào hóa sợi. Mô mềm khuyết nhỏ, tế bào hình tròn hoặc bầu dục, kích thước lớn không đều. Hệ thống dẫn gồm nhiều bó dẫn [hình 40] kích thước không đều, xếp gần như trên 2 cung trong mô mềm, cung ngoài các bó có kích thước nhỏ, cung trong các bó dẫn có kích thước lớn hơn. Mỗi bó cấu tạo giống bó dẫn ở gân chính lá. Ống tiết [hình 41] tiêu bào ở giữa tủy. Tinh thể calci oxalat hình khối nhỏ có nhiều trong mô dày và mô mềm. Tế bào tiết rải rác trong vùng mô mềm và vùng libe.
Quả [hình 42]
Vi phẫu (cắt ngang) quả Tiêu tiết diện tròn, gồm vỏ quả và nhân hạt:
Vỏ quả gồm:
Vỏ quả ngoài [hình 43]: Biểu bì 1 lớp tế bào hình tam giác đỉnh bầu quay vào trong, lớp cutin dày. Mô cứng 2-3 lớp dưới biểu bì xếp thành vòng gần liên tục, tế bào hình đa giác hay chữ nhật, kích thước không đều, vách dày ống trao đổi rõ. Vỏ quả giữa [hình 44]: mô mềm đạo, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, vách mỏng hơi uốn lượn, rải rác có tế bào chứa tinh bột. 10-12 bó dẫn [hình 45] với gỗ ở ngoài libe ở trong, xếp thành vòng trong mô mềm vỏ quả; mỗi bó có ít gỗ (mạch gỗ hình đa giác nhỏ) và libe, phía trên cung libe có cụm mô cứng (vài tế bào hình đa giác vách hơi dày). Vỏ quả trong [hình 46]: Biểu bì trong, 1 lớp tế bào hình chữ nhật nằm kích thước không đều, vách cellulose hơi uốn ở vách bên. Bên trên biểu bì trong có 1 lớp tế bào hình vuông hay chữ nhật đứng vách cellulose dày uốn lượn và bị ép dẹp khó phân biệt vách khi quả già; trên lớp này là lớp tế bào hình thang đáy nhỏ ở ngoài, kích thước khá đều, hóa mô cứng rất dày ở vách ngoài và vách bên theo hình móng ngựa có ống trao đổi rõ. Tế bào chứa tinh dầu có nhiều trong mô mềm vỏ nhất là các lớp tế bào mô mềm gần vỏ quả trong bị hóa mô cứng.
Nhân hạt
Vỏ hạt: 1 lớp tế bào hình chữ nhật hay vuông vách cellulose mỏng, bị ép rất dẹp ở hạt già. Ngoại nhũ [hình 47] rất rộng, mô mềm đạo, 2-3 lớp sát vỏ hạt tế bào hình đa giác nhỏ, càng vào trong kích thước to dần, chứa rất nhiều tinh bột, và có nhiều tế bào tiết tinh dầu. Vùng nội nhũ [hình 48] nhỏ, 4-5 lớp tế bào hình đa giác vách mỏng, chứa ít tinh bột.
Ở vi phẫu cắt dọc quả cho thấy khối phôi nhỏ màu vàng kem nằm trong vùng nội nhũ nhỏ màu trắng, ngoại nhũ rất rộng, bên ngoài là vỏ quả.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột quả tiêu màu tro thẫm, mùi thơm, vị cay nồng, gồm các thành phần sau:
Mảnh mô mềm vỏ quả giữa [hình 49], tế bào hình bầu dục hoặc đa giác góc tròn, vách mỏng. Vỏ quả trong [hình 50]. Tế bào mô cứng [hình 51] riêng lẻ hoặc tập trung thành đám, hình chữ nhật hoặc đa giác, vách dày, ống trao đổi rõ, kích thước thay đổi nhiều và tế bào hóa mô cứng theo hình móng ngựa. Tinh bột [hình 52] nhiều, hình cầu kích thước nhỏ, riêng lẻ hay tập trung thành đám. Tế bào ngoại nhũ [hình 53] riêng lẻ hay dính thành đám chứa nhiều tinh bột. Mảnh mạch vạch [hình 54], mạch xoắn [hình 55]. Mảnh vỏ hạt [hình 56].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cây tiêu được trồng ở nhiều tỉnh miền Nam nước ta, nhiều nhất ở Châu Đốc, Hà Tiên, Phú Quốc, Bà Rịa, Quảng Trị.

Bộ phận dùng: 

Quả (Fructus Piperis nigri), thường gọi là Hồ tiêu.

Thành phần hóa học: 

Trong Hồ tiêu có 1,5-2,2% tinh dầu gồm các hydrocacbua như phelandren, cadinen, cariophilen và một ít hợp chất có oxy, tập trung ở vỏ quả giữa; alkaloid là piperin và chavixin. Ngoài ra còn có cellulose, muối khoáng. Piperin C17H19O3N có trong hạt tiêu từ 5-9 %, tinh thể không màu, không mùi, không tan trong nước sôi, rất tan trong rượu nóng, tính kiềm nhẹ, đồng phân với morphin.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Kích thích tiêu hóa, giảm đau (chữa răng đau), đau bụng, ỉa chảy. Ngày dùng 1 – 3 g dưới dạng bột hay thuốc viên.

Hình đính kèm
Dây leo
mấu phù to
Phiến lá
Lá kèm
Cụm hoa
bông
Hoa
Lá bắc
ô phấn
Hạt phấn
1 ô
đính đáy
đầu nhụy
quả non
Quả khô
Thân
Biểu bì
lông tiết
lỗ khí
lỗ vỏ
Mô mềm vỏ
2 vòng
vòng trong
bó libe gỗ
Bó vết lá
Ống tiết tiêu bào
Tế bào tiết
Lá
biểu bì trên
biểu bì dưới
Ống tiết
Tế bào tiết
Phiến lá
lỗ khí
lông tiết
Hạ bì
Mô mềm khuyết
Cuống lá
Mô dày
bó dẫn
Ống tiết
Quả
Vỏ quả ngoài
Vỏ quả giữa
bó dẫn
Vỏ quả trong
Ngoại nhũ
nội nhũ
vỏ quả giữa
Vỏ quả trong
Tế bào mô cứng
Tinh bột
ngoại nhũ
mạch vạch
mạch xoắn
Mảnh vỏ hạt

Bộ Long não (Laurales)

Họ Long não (Lauraceae)

Chi Cinnamomum

Loài Cinnamomum cassia Nees & Eberth.(Cây Quế)

Tên
Tên khác: 

Quế đơn, Quế bì, Quế Trung Quốc, Nhục quế, Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao).

Tên khoa học: 

Cinnamomum cassia Nees & Eberth.

Tên đồng nghĩa: 

Laurus cassia L., Cinnamomum aromaticum Nees, Persea cassia (L.) Sprengel.

Họ: 

Long não (Lauraceae)

Tên nước ngoài: 

Chinese cassia, Chinese cinnamon, cassia bark, Bastard cinnamon (Anh); cannillier, cannellier casse, laurier casse, cinnamone casse, canéfice, cannelle de Chine (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Đắc Nông, tháng 5/2009.

Số hiệu mẫu: 

Q 0510 được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược.

Cây gỗ [hình 1] vừa cao 15-20 m. Thân non màu xanh có nhiều khía dọc và lông mịn, tiết diện hình chữ nhật; thân già [hình 2] màu xám đen có nhiều nốt sần, tiết diện tròn. Toàn cây có mùi thơm. Lá đơn, mọc cách [hình 3], các lá gần ngọn gần như mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá [hình 4] hình bầu dục, đầu và gốc nhọn, dài 20-25 cm, rộng 8-9 cm, cứng giòn; mặt trên bóng láng, màu xanh đậm hơn mặt dưới; bìa phiến nguyên. Hệ gân lá có 3 gân chính gồm 1 gân giữa và 2 gân bên nổi rõ ở hai mặt; cặp gân bên hình cung, xuất phát cách gốc lá 0,5-1 cm, cách bìa phiến 1,5-2 cm, chạy dọc tới ngọn; gân phụ nhiều, hình mạng lưới, không rõ. Cuống lá mặt trên phẳng, mặt dưới lồi tròn, màu xanh pha xám, dài 2-2,5 cm. Cụm hoa [hình 5] xim 2 ngả tụ thành chùm, mọc ở nách lá hay ngọn cành [hình 6]; cuống cụm hoa hình trụ dài 10-12 cm, màu xanh, có nhiều lông mịn. Hoa [hình 7] đều, lưỡng tính, mẫu 3. Lá bắc và lá bắc con [hình 8] dạng vẩy tam giác màu xanh, có nhiều lông mịn, rụng sớm; lá bắc dài 1-2 mm, lá bắc con dài 0,4-0,6 mm. Cuống hoa hình trụ dài 0,3-0,4 cm, màu xanh, có nhiều lông mịn. Bao hoa [hình 9] 6 phiến hình bầu dục hơi nhọn ở đầu, màu vàng xanh, đều, rời, có nhiều lông mịn, dài 0,2-0,3 cm, rộng 0,2-0,3 cm, xếp xen kẽ nhau trên 2 vòng, tiền khai van. Bộ nhị 4 vòng xếp xen kẽ nhau, mỗi vòng 3 nhị dài 1,2-2 mm rộng 0,4-0,5 mm, vòng trong cùng nhị lép; 3 vòng nhị ngoài chỉ nhị hình bản gốc có nhiều lông mịn, 4 ô phấn hình bầu dục dài xếp chồng lên nhau, mở bằng nắp bật lên, 2 vòng nhị ngoài hướng trong; riêng vòng nhị thứ 3 [hình 10] đáy chỉ nhị có 2 tuyến nhỏ hình khối màu vàng, bao phấn hướng ngoài; vòng nhị lép [hình 11] chỉ nhị hình bản dài 0,4-0,5 mm, rộng 0,3-0,4 mm, phía trên là khối màu vàng hình mũi tên dài 0,4-0,5 mm. Hạt phấn [hình 12] hình cầu đường kính 25-35 µm, nhẵn. Lá noãn 1, bầu giữa 1 ô [hình 13], 1 noãn đính nóc [hình 14]; bầu màu xanh, hình bầu dục dài 0,9-1 mm, nằm tự do trong đế hoa lõm hình chén; vòi nhụy hình trụ dài 1,5-2 mm, đính ở đỉnh bầu, đầu nhụy dạng điểm màu nâu. Quả [hình 15] hình cầu đường kính 2-3 mm, màu xanh, nằm trên 1 đấu nguyên.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 16]
Vi phẫu tiết diện gần tròn, vùng vỏ chiếm 1/3 bán kính vi phẫu. Các mô [hình 17] gồm: Biểu bì [hình 18] 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước nhỏ, hóa mô cứng, lớp cutin rất dày, rải rác có lông che chở đơn bào ngắn. Mô mềm đạo 1-2 lớp tế bào hình bầu dục, xếp lộn xộn. Mô dày góc 7-8 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp thành nhiều cụm dưới mô mềm. Tế bào [hình 19] hóa mô cứng hoàn toàn hay chỉ ở vách bên và vách trong (dạng hình chữ U) có rải rác trong mô mềm và mô dày. Mô mềm đạo, 4-5 lớp tế bào hình bầu dục. Trụ bì [hình 20] gồm cụm tế bào mô cứng xếp xen kẽ cụm sợi thành vòng uốn lượn gần liên tục; tế bào mô cứng gồm 1-2 lớp tế bào kích thước to, vách hóa mô cứng hoàn toàn hay chỉ ở vách bên và vách trong, ống trao đổi rõ; sợi 7-8 lớp, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách dày. Hệ thống dẫn kiểu hậu thể liên tục. Libe [hình 21] 1 tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn thành cụm, thường xếp dưới cụm trụ bì hóa sợi; libe 2 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, 3-4 lớp tế bào sát gỗ xếp xuyên tâm, các lớp trên xếp lộn xộn; tia libe nối tiếp tia gỗ, hơi nở rộng phía trên. Mạch gỗ 2 [hình 22] tế bào hình đa giác, kích thước lớn và không đều, phân bố đều trong mô mềm gỗ 2; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ, rải rác có vài tế bào hóa sợi; tia tủy 1-2 dãy, tế bào hình đa giác thuôn dài, bề mặt thường có lỗ. Gỗ 1 [hình 23] gồm nhiều bó, mỗi bó gồm 1-2 mạch, tế bào hình đa giác hoặc tròn, kích thước nhỏ, phân bố đều quanh tủy; mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác nhỏ, vách tẩm chất gỗ. Mô mềm tủy [hình 24] đạo, tế bào hình đa giác góc tròn, hóa mô cứng, vách dày, nhiều tế bào bề mặt có lỗ. Tế bào tiết [hình 25] tinh dầu hình đa giác kích thước to, tế bào tiết chất nhày và túi tiết [hình 26] tiêu bào, tinh thể calci oxalat hình kim nhiều trong vùng vỏ và libe.
[hình 27]
Gân chính
Vi phẫu phẳng mặt trên, lồi tròn mặt dưới. Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật hóa mô cứng, lớp cutin rất dày, rải rác có lông che chở đơn bào ngắn. Mô cứng [hình 28] tế bào hình tròn hoặc đa giác, xếp thành cụm dưới biểu bì trên. Mô mềm đạo 3-6 lớp tế bào hình bầu dục, vách dày uốn lượn. Hệ thống dẫn [hình 29] gồm 3 cung xếp sát nhau, mỗi cung gồm libe ở dưới, gỗ ở trên. Mạch gỗ hình đa giác xếp thành dãy; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, hóa mô cứng. Libe tế bào hình đa giác, vách mỏng uốn lượn. Gỗ được bao bởi cung gồm 4-5 lớp tế bào hóa sợi [hình 30], hình đa giác, vách dày; libe được bao bởi vòng trụ bì uốn lượn gần liên tục gồm đám tế bào mô cứng xen kẽ đám sợi tương tự như trụ bì ở thân. Mô mềm đạo dưới 2-3 lớp tế bào hình đa giác. Mô dày góc dưới, 7-8 lớp, tế bào hình bầu dục, rải rác có tế bào hóa mô cứng xếp thành cụm hay riêng lẻ. Tinh thể [hình 31] calci oxalat hình kim, tế bào tiết hình đa giác kích thước lớn có nhiều trong vùng vỏ và libe; tế bào tiết chất nhày, túi tiết [hình 32] tiêu bào nhiều trong vùng vỏ; tế bào chứa tinh bột [hình 33] có trong vùng mô mềm.
Phiến lá [hình 34]
Biểu bì trên giống biểu bì dưới, lớp tế bào hình chữ nhật, hóa mô cứng, vách rất dày, lớp cutin rất dày. Mô mềm giậu [hình 35] 2-3 lớp, tế bào hình đa giác thuôn chứa nhiều lục lạp, dưới mỗi tế bào biểu bì có 1-2 tế bào mô giậu. Mô mềm khuyết 2-3 lớp, tế bào hình cầu hoặc đa giác, chứa nhiều calci oxalat hình kim. Tế bào tiết tinh dầu hình đa giác kích thước to, tế bào tiết chất nhày và túi tiết tiêu bào có nhiều trong vùng thịt lá.
Cuống lá [hình 36]
Vi phẫu gần tròn hơi khuyết mặt trên. Biểu bì [hình 37] 1 lớp tế bào hình chữ nhật, có lớp cutin rất dày, và lông che chở đơn bào ngắn. Mô mềm đạo, 1-3 lớp, tế bào hình đa giác vách dày. Mô dày góc 18-20 lớp, tế bào hình đa giác, vách rất dày. Mô mềm đạo 5-6 lớp, tế bào hình bầu dục, kích thước lớn gấp 2 lần mô dày. Bó dẫn [hình 38] gồm gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành 1 cung ở giữa giống gân chính của lá. Tia tủy 1-2 dãy tế bào. Mô dày góc tế bào hình đa giác, xếp thành cụm trên libe. Tinh thể calci oxalat hình kim [hình 39] rất nhiều trong tia libe và vùng vỏ. Tế bào tiết [hình 40] tinh dầu hình đa giác kích thước lớn, tế bào tiết chất nhày có nhiều trong vùng vỏ và vùng libe. Túi tiết tiêu bào có nhiều trong vùng vỏ.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột vỏ thân màu nâu, mùi thơm, vị cay sau ngọt, gồm các thành phần sau:
Mảnh bần [hình 41] màu vàng nâu, nhiều tế bào hình chữ nhật vách dày, xếp xuyên tâm. Sợi [hình 42] nhiều, vách dày, khoang hẹp. Tế bào mô cứng [hình 43] riêng lẻ hoặc tập trung thành đám, gồm 2 loại: tế bào hình chữ nhật vách dày đều ống trao đổi rõ và tế bào có vách dày theo hình chữ U, ống trao đổi rõ, khoang rộng. Mảnh mô mềm [hình 44] tế bào hình đa giác góc tròn, có vài tế bào chứa hạt tinh bột. Hạt tinh bột [hình 45] hình cầu đường kính 7,5-10 µm, đứng riêng hay tập trung thành đám, tễ phân nhánh. Tinh thể calci oxalat hình kim [hình 46] nhiều.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cinnamomum là chi lớn gồm khoảng 270 loài, hầu hết là cây gỗ, phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Ấn Độ có 20 loài, Trung Quốc có 12 loài, Việt Nam 40 loài. Mùa hoa vào tháng 4 -7, mùa quả tháng 10 - 12. Cây gỗ ưa sáng và chịu bóng, ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh là 22-33 OC; độ ẩm không khí trung bình khoảng 80%; lượng mưa hàng năm khoảng 1600 mm hoặc hơn. Cây mọc được trên nhiều loại đất ẩm, nhiều mùn và tơi xốp, pH 4,5-5,5. Quế có bộ rễ cọc khỏe, cắm sâu xuống đất.

Bộ phận dùng: 

Vỏ thân, vỏ cành non được phơi hoặc sấy khô (Cortex Cinnamomi cassiae).

Thành phần hóa học: 

Vỏ chứa tinh dầu 1-2%, tanin, chất nhựa, đường, calci oxalat, chất nhày và coumarin. Tinh dầu quế chứa aldehyd cinnamic 75-90%, salicyaldehyd, methylsalicyaldehyd, methyleugenol, eugenol…

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tinh dầu quế chứa cinnamaldehyd là thành phần chủ yếu có tác dụng diệt khuẩn in vitro đối với một số vi khuẩn ở độ pha loãng cao. Tác dụng kháng khuẩn đối với các giống vi khuẩn khác nhau, theo thứ tự hoạt tính giảm dần: Salmonella typhi, tụ cầu vàng, Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Candida albicans, Shigella flexneri, Sh. Dysenteriae, liên cầu khuẩn tan máu, trực khuẩn lao, phế cầu khuẩn. Tác dụng mạnh đối với phẩy khuẩn tả Eltor, Inaba và Ogawa là 2/10000.
Quế được dùng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn như chân tay lạnh, mạch chậm nhỏ, hôn mê, đau bụng trúng thực, phong tê bại, chữa tiêu hóa kém, tiêu chảy, tả lỵ, thủng do tiểu tiện bất lợi, kinh bế, rắn cắn, ung thư.
- Kiêng kỵ: những người âm hư, dương thịnh và phụ nữ thai nghén không nên dùng.

Hình đính kèm
Cây gỗ
thân già
mọc cách
Phiến lá
Cụm hoa
nách lá hay ngọn cành
Hoa
lá bắc con
Bao hoa
vòng nhị thứ 3
vòng nhị lép
Hạt phấn
bầu giữa 1 ô
đính nóc
Quả
Thân
Các mô
Biểu bì
Tế bào
Trụ bì
Libe
gỗ 2
Gỗ 1
Mô mềm tủy
Tế bào tiết
túi tiết
Lá
Mô cứng
Hệ thống dẫn
sợi
Tinh thể
túi tiết
tinh bột
Phiến  lá
Mô mềm giậu
Cuống lá
Biểu bì
Bó dẫn
calci oxalat hình kim
Tế bào tiết
Mảnh bần
Tế bào mô cứng
Mảnh mô mềm
Hạt tinh bột
calci oxalat hình kim

Bộ Na (Annonales)

Họ Na (Annonaceae)

Chi Annona

Loài Annona squamosa L. (Cây Na)

Tên
Tên khác: 

Sa lê, Mãng cầu ta, Mãng cầu dai, Mác kiếp (Tày), Phan lệ chi.

Tên khoa học: 

Annona squamosa L.

Họ: 

Na (Annonaceae)

Tên nước ngoài: 

custard apple, sugar apple tree, sweet sop (Anh); annone écailleuse, pommier-canellier, attire (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

huyện Eakar – Tỉnh Đăk lăk ngày 20/6/2010

Số hiệu mẫu: 

N200610 được lưu tại Bộ môn Thực Vật – Khoa Dược. Được so với mẫu số: SNo của Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh.

Cây gỗ nhỏ [hình 1] cao 2-8 m. Thân non màu nâu bạc; thân già màu nâu xám có nhiều lỗ bì nhỏ và sẹo lá lồi to rõ. đơn, nguyên, mọc cách [hình 2]; phiến lá [hình 3] hình mũi mác, dài 9-13 cm, rộng 3-5 cm, màu xanh đậm mặt trên hơn mặt dưới, mặt dưới có ít lông ở gân lá và nhiều đốm vàng không rõ vách ở phần thịt lá; gân lá hình lông chim nổi rõ mặt dưới, 7-9 cặp gân phụ, các cặp gân phụ mọc đối hoặc không đối nối với nhau ở bìa phiến; cuống lá hình trụ gần tròn, dài 0,8-1 cm, đáy phình to và xanh đậm hơn. Không có lá kèm. Cụm hoa: Hoa riêng lẻ [hình 4] mọc đối diện với lá hoặc xim [hình 5] ít hoa ở cành già. Hoa [hình 6] màu xanh, đều, lưỡng tính, mẫu 3; cuống hoa [hình 7] màu xanh, dài 0,8-1,1 cm; lá bắc [hình 8] dạng vẩy tam giác cao 1 mm, màu xanh, tồn tại lâu; đế hoa lồi. Đài hoa [hình 9]: 3 lá đài đều, rời, màu xanh, mặt ngoài có nhiều lông, hình tim, dài 2 mm, rộng 3 mm; tiền khai van. Tràng hoa [hình 10]: 3 cánh hoa đều, rời, màu xanh, mặt ngoài có lông, hình mác thuôn nhọn dày mập dọc theo phần giữa cánh, móng lõm vào phía trong tạo hình lòng muỗng có màu đỏ, dài 1,8-3 cm, rộng 0,6-1 cm; tiền khai van. Bộ nhị [hình 11]: nhiều nhị [hình 12] rời, đều, dài 1-2 mm, đính xoắn ốc trên đế hoa lồi; chỉ nhị rất ngắn, màu trắng; bao phấn màu trắng, 2 ô thuôn hẹp, nứt dọc, hướng ngoài, đính gốc, chung đới kéo dài tạo phụ bộ hình đĩa quặp xuống; hạt phấn [hình 13] màu trắng, rời, hình bầu dục thuôn nhỏ 2 đầu, có rãnh, dài 45 µm, rộng 27,5 µm. Bộ nhụy [hình 14]: nhiều lá noãn rời, màu trắng, dài 2-3 mm, xếp khít nhau trên đế hoa lồi; mỗi lá noãn có 1 noãn đính đáy; vòi nhụy và đầu nhụy khó phân biệt, dạng bản mỏng thẳng đầu nhọn, màu trắng, dài 1-2 mm. Quả [hình 15] tụ, mỗi lá noãn cho ra 1 quả mọng riêng biệt và tất cả các quả này dính vào nhau tạo thành một khối hình tim hoặc hình cầu đường kính 7-10 cm, mặt ngoài màu xanh chia nhiều rãnh, thịt quả màu trắng, mềm và ngọt khi chín. Hạt [hình 16] hình bầu dục một đầu thuôn tròn, vỏ hạt màu đen nhẵn bóng, dài 2-3 cm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân
Vi phẫu [hình 17] tiết diện tròn. Biểu bì bong tróc dính với bần, tế bào hình chữ nhật kích thước đều, cutin mỏng răng cưa. Bần [hình 18] nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước đều, vách uốn lượn, xếp thành dãy xuyên tâm. Lục bì rất ít 1 lớp tế bào. Mô mềm vỏ tế bào hình bầu dục hay đa giác, kích thước không đều, vách dày thẳng hay bị ép dẹp (các lớp gần trụ bì). Trụ bì hóa sợi thành cụm trên đầu các chùy libe, mỗi cụm 2-4 lớp tế bào đa giác gần tròn, vách dày, khoang hẹp. Libe 1 bắt màu đậm ở trên đỉnh chùy libe. Libe 2 kết tầng [hình 19] tạo thành chùy không đều, 3-4 lớp sợi xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2 [hình 20] liên tục chiếm ½ bề dày vi phẫu; mạch gỗ 2 hình đa giác tròn, kích thước không đều, phân bố đều trong mô mềm gỗ; mô mềm gỗ bao quanh mạch, tế bào đa giác kích thước không đều, vách dày mỏng khác nhau, một số tế bào bề mặt vách có lỗ phân nhánh. Tia tủy hẹp [hình 21] ở phần gỗ (1-4 dãy tế bào) loe rộng ở vùng libe; tế bào tia gỗ bề mặt vách có lỗ phân nhánh. Gỗ 1 [hình 22] tập trung thành cụm 2-3 bó, mỗi bó 2-3 mạch nằm trong mô mềm gỗ vách cellulose. Vùng mô mềm tủy hẹp, hóa mô cứng, tế bào đa giác tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều, bề mặt vách có lỗ. Tế bào tiết [hình 23] nằm trong mô mềm và tia libe. Tinh bột nhiều ở các tế bào mô mềm vỏ và tủy, tia gỗ. Tinh thể calci oxalat [hình 24] hình khối chữ nhật lớn có nhiều trong mô mềm vỏ và tia libe, hình khối nhỏ rải rác ở mô mềm gỗ 2 và mô mềm tủy [hình 25].
Cuống lá [hình 26]
Vi phẫu tiết diện gần tròn, mặt trên khuyết cạn. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, cutin mỏng răng cưa. Mô dày [hình 27] tròn 4-5 lớp tế bào đa giác gần tròn hoặc hình bầu dục rộng, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm gồm nhiều lớp tế bào đa giác tròn, kích thước không đều. Tế bào mô cứng [hình 28] hình đa giác kích thước không đều, vách dày khoang rất hẹp, xếp thành cụm trong mô mềm và mô dày. Bó dẫn [hình 29] với gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành 3 bó; libe tế bào đa giác vách uốn lượn, xếp thành cụm; mạch gỗ hình đa giác tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn trong vùng mô mềm gỗ vách cellulose; mô mềm gỗ bao quanh mạch hóa mô cứng; trên gỗ có một số tế bào hóa mô cứng. Trụ bì hóa mô cứng tế bào đa giác tròn, kích thước không đều, bao bên ngoài cung libe.
[hình 30]
Gân giữa: Vi phẫu mặt dưới lồi uốn lượn, mặt trên hơi lõm. Biểu bì tế bào hình chữ nhật có thể có núm, kích thước không đều: tế bào biểu bì trên lớn gấp 2 lần tế bào biểu bì dưới, cutin răng cưa mỏng. Mô dày góc 1-2 lớp tế bào đa giác gần tròn, kích thước không đều. Mô mềm nhiều lớp tế bào hình đa giác hoặc đa giác tròn, kích thước không đều, vách uốn lượn, xếp lộn xộn; vùng giữa mô mềm có 1 lớp tế bào bị ép dẹp. Trụ bì hóa mô cứng [hình 31] tế bào đa giác, kích thước không đều, nằm úp lên libe. Mô dẫn [hình 32] với gỗ ở trên và libe ở dưới xếp gần liên tục thành hình cung; libe tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành từng cụm, mạch gỗ tế bào đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn hoặc thành từng dãy trong mô mềm gỗ; mô mềm gỗ cấu tạo giống mô mềm gỗ cuống lá, một số tế bào bề mặt vách có lỗ. Tinh thể calci oxalat hình khối rải rác trong mô mềm.
Phiến lá [hình 33]: Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, tế bào biểu bì trên kích thước lớn gấp 3-4 lần tế bào biểu bì dưới, cutin mỏng, lỗ khí ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào thuôn dài, kích thước không đều, vách mỏng, xếp khít nhau. Mô mềm khuyết 5 -6 lớp tế bào hình tròn hoặc hình bầu dục, vách mỏng, xếp lộn xộn. Nhiều khuyết to [hình 34] trong mô mềm của gân giữa và thịt lá.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột hạt Na có màu nâu hơi trắng, thể chất bột dính, không mùi, có vị đắng gồm các thành phần sau:
Rất nhiều hạt tinh bột [hình 35] hình cầu, kích thước thay đổi có thể nằm trong mô mềm hoặc rơi ra ngoài. Nhiều tế bào mô cứng [hình 36], riêng lẻ hoặc tập trung thành từng cụm lớn hay nhỏ. Nhiều sợi [hình 37] nằm riêng lẻ hoặc tập trung thành bó. Mảnh vỏ hạt [hình 38] tế bào đa giác, màu vàng, vách thẳng.
Bột vỏ Na có màu vàng nâu, thể chất tơi thô với nhiều hạt như hạt cát, có mùi rất đặc trưng của họ Na (Anonaceae), có vị chát gồm các thành phần sau: Tế bào mô cứng [hình 39] tập trung thành từng cụm hoặc riêng lẻ, mảnh mạch [hình 40] điểm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Gốc ở quần đảo Angti, được đem vào trồng ở nước ta lấy quả ăn. Thịt quả mềm và thơm, ngọt, ngon nhất là na dai. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi.

Bộ phận dùng: 

Rễ, lá, quả và hạt (Radix, Folium, Fructus et Semen Annonae squamosae).

Thành phần hóa học: 

Trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C. Trong lá có một alkaloid vô định hình, không có glucosid, lá xanh chứa 0,08% dầu. Hạt chứa 38,5-42% dầu, trong đó có các acid béo (acid myristic, palmittic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic) chiếm tỉ lệ lớn. Trong hạt có một acid vô định hình là anonain. Chất độc trong hạt và rễ là các glycerid và các acid có phân tử lớn. Lá, vỏ và rễ chứa acid hydrocyanic. Vỏ chứa anonain.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Quả na có vị ngọt chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng. Hạt na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, sát trùng. Rễ cầm tiêu chảy.
Công dụng
Quả na dùng để chữa lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát.
Quả xanh dùng để trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá na dùng để trị sốt rét cơn lẫn ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ. Rễ và vỏ cây dùng để trị tiêu chảy và trị giun.
Đơn thuốc: Đi lỵ ra nước không dứt: 10 quả na ương (chín nửa chừng), lấy thịt ra, còn vỏ và hạt cho vào 2 bát nước, sắc còn 1 bát, ăn thịt quả và uống nước sắc.

Hình đính kèm
Cây gỗ nhỏ
mọc cách
phiến lá
Hoa riêng lẻ
xim
Hoa
cuống hoa
lá bắc
Đài hoa
Tràng hoa
Bộ nhị
nhị
hạt phấn
Bộ nhụy
Quả
Hạt
Vi phẫu
Bần
Libe 2 kết tầng
Gỗ 2
Tia tủy hẹp
Gỗ 1
Tế bào tiết
Tinh thể calci oxalat
mô mềm tủy
Cuống lá
Mô dày
Tế bào mô cứng
Bó dẫn
Lá
Trụ bì hóa mô cứng
Mô dẫn
Phiến lá
khuyết to
tinh bột
tế bào mô cứng
sợi
Mảnh vỏ hạt
mô cứng
mảnh mạch