Phân Lớp Sổ (Dilleniidae)

Bộ Bông (Malvales)

Họ Bông (Malvaceace)

Chi Hibiscus L.

Loài Hibiscus rosa – sinensis L. (Cây Dâm Bụt)

Tên
Tên khác: 

Bông bụt, Hồng bụt, Phù tang, Xuyên cân bì, Mộc cẩn, Bụp, Co ngắn (Thái), Bioóc ngàn (Tày), Phầy quấy phiằng (Dao).

Tên khoa học: 

Hibiscus rosa-sinensis L.

Họ: 

Bông (Malvaceae)

Tên nước ngoài: 

Rose – mallow, chinese hibiscus, chinese rose.

Mẫu thu hái tại: 

Khoa Dược-Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tháng 05/2010.

Số hiệu mẫu: 

DB0510, được lưu tại bộ môn Thực Vật-Khoa Dược.

Cây gỗ nhỏ [hình 1], mọc đứng, tiết diện tròn. Thân non màu xanh lục hoặc xanh lục phớt nâu đỏ, rải rác có lông đa bào hình sao; thân già màu nâu xám, có nốt sần. [hình 2] đơn, mọc cách. Phiến lá hình trứng hay hình bầu dục, đầu nhọn, gốc tròn, kích thước 7,5-9,5 x 4-4,5 cm, bìa lá có răng cưa 2/3 phía trên, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Gân lá hình chân vịt nổi rõ ở mặt dưới với 5-7 gân chính. Hai mặt lá có ít lông như thân, mặt trên chủ yếu lông ở gân. Cuống lá hình trụ, dài 2-2,7 cm, màu xanh lục, có nhiều lông đa bào hình sao. Lá kèm [hình 3] dạng dải hẹp, rời, cao 0,7 cm, màu xanh lục, tồn tại, có gân giữa và có lông. Cụm hoa [hình 4]: Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá phía ngọn cành. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ, màu xanh lục, dài 4-4,5 cm, đáy phình to màu nâu đỏ, cuống có khớp cách đài hoa khoảng 1 cm. Lá bắc giống lá thường. Lá đài [hình 5] 5, đều, màu xanh lục, cao 2,5 cm, rộng 0,7 cm, dính nhau khoảng 1/2 phía dưới thành 1 ống hình chuông, phía trên chia 5 thùy hình tam giác, có nhiều lông, có 1 gân giữa và 2 gân bên, tiền khai van. Lá đài phụ 6-10, gần đều, rời, dạng dải hẹp, cao 0,6-0,7, rộng 0,1-0,15 cm, màu xanh lục, có 1 gân giữa và có ít lông. Cánh hoa 5, đều, rời, gồm 2 phần: Phần móng hẹp, cao 0,8-1 cm, rộng 0,6 cm, màu đỏ đậm ở mặt trong, mặt ngoài màu trắng; phần phiến loe rộng cao 4,5 cm, rộng 4 cm, màu đỏ ở mặt trong, mặt ngoài màu nhạt hơn, đỉnh phiến có răng cưa, tiền khai vặn cùng hay ngược chiều kim đồng hồ. Nhị [hình 6] nhiều, không đều, đính trên đế hoa thành 1 vòng, dính nhau ở phần lớn chiều dài chỉ nhị thành 1 ống cao 7 cm, rời khoảng 0,5 cm phía trên. Chỉ nhị dạng sợi màu hồng, đáy ống chỉ nhị dính vào đáy cánh hoa. Bao phấn cong dạng chữ C, màu vàng, 1 ô, nứt dọc, hướng ngoài, đính giữa. Hạt phấn [hình 7] hình cầu gai, màu vàng, rời, đường kính 150 µm. Lá noãn [hình 8] 5, bầu trên 5 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Bầu noãn [hình 9] hình tháp cao 0,6 cm, rộng 0,3 cm, màu vàng nhạt, phủ đầy lông mịn, đĩa mật dạng khoen bao quanh đáy bầu noãn. 1 vòi nhụy dạng sợi màu vàng nhạt, nhẵn, dài 6,6 cm, đính ở đỉnh bầu, phía trên chia thành 5 nhánh màu đỏ dài 0,9-1 cm, có lông dài màu đỏ nhạt; tận cùng là 5 đầu nhụy [hình 10] dạng khối tròn màu đỏ sậm, có nhiều lông dài màu đỏ.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu rễ [hình 11] hình tròn. Bần, 5-24 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Nhu bì, 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo, 3-5 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục. Trụ bì 1-2 lớp tế bào hóa sợi thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mỗi chùy libe [hình 12] gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 3-4 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 hình đa giác, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, tròn hoặc bầu dục, vách tẩm chất gỗ, xếp xuyên tâm. Tia ruột 1-2 dãy tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ, phình to và vách cellulose trong vùng libe. Hạt tinh bột hình tròn hoặc đa giác, kích thước 2,5-9 µm, có nhiều trong mô mềm vỏ, rải rác trong vùng gỗ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước 7,5-20 µm có nhiều trong vùng libe, rải rác trong mô mềm vỏ.
Thân:
Vi phẫu thân non hình đa giác, vi phẫu thân [hình 13] già hình tròn. Biểu bì ở thân non, 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, rải rác có lông che chở [hình 14] đa bào hình sao và 2 loại lông tiết [hình 15]: chân đơn bào, đầu đơn bào; chân đơn bào, đầu đa bào (2-4 tế bào). Bần ở thân già, 3-8 lớp tế bào hình chữ nhật; lục bì, 1-5 lớp tế bào hình chữ nhật. Mô dày góc, 3-4 lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm vỏ đạo, 5-6 lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục, kích thước to hơn tế bào mô dày, xếp lộn xộn. Trụ bì hóa sợi thành từng cụm trên đầu các chùy libe, 2-4 lớp tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn. Mỗi chùy libe gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 3-4 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2, mạch gỗ 2 hình đa giác, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ, xếp xuyên tâm. Gỗ 1 phân hóa ly tâm, phân bố thành từng cụm, mỗi cụm có 1-4 bó, mạch gỗ 1 tròn. Mô mềm gỗ 1, tế bào nhỏ hình đa giác, vách cellulose, một số tế bào vách tẩm chất gỗ. Tia tủy gồm 1-2 dãy tế bào hình đa giác thuôn hẹp vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ 2, phình to và vách cellulose trong vùng libe 2. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình tròn hoặc đa giác, các tế bào ở tâm vi phẫu kích thước to hơn các tế bào bên ngoài, 2-3 lớp sát gỗ 1 hóa mô cứng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước 8-22 µm, rải rác trong tia tủy, mô dày; có nhiều trong mô mềm vỏ, libe, mô mềm tủy. Hạt tinh bột có nhiều trong mô mềm tủy, kích thước 2,5-8 µm. Túi tiết [hình 16] ly bào (5, 6 tế bào bìa) trong mô mềm vỏ, mô mềm tủy. Vi phẫu thân non có nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai, túi tiết ly bào, lông che chở và lông tiết hơn vi phẫu thân già.
[hình 17]:
Gân giữa: Lồi nhiều ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì trên và dưới, 1 lớp tế bào hình chữ nhật, tế bào biểu bì dưới kích thước to hơn, lớp cutin mỏng, có ít lỗ khí, biểu bì dưới có 2 loại lông tiết như ở vi phẫu thân. Mô dày trên (5-6 lớp tế bào) và mô dày dưới (1-5 lớp tế bào) là mô dày góc, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn, 2 bên cụm mô dày trên có 1 lớp mô mềm giậu. Mô mềm trên và dưới đạo, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Các bó libe gỗ xếp thành hình cung: Libe ở dưới, gỗ ở trên. Mạch gỗ hình tròn hay bầu dục, xếp thành dãy. Mô mềm gỗ, vách cellulose, 1-2 dãy tế bào hình đa giác giữa 2 bó gỗ. 2-3 lớp tế bào libe sát mạch gỗ có hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, các tế bào libe còn lại hình đa giác, kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Bên dưới libe là những cụm sợi, 2-3 lớp tế bào. Bên trên gỗ là những cụm tế bào mô cứng, 1-2 lớp tế bào. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước to có nhiều trong mô mềm giậu, rải rác trong mô mềm trên và dưới, mô dày dưới; kích thước nhỏ có nhiều và thường xếp thành dãy trong libe. Túi tiết ly bào (6,7 tế bào bìa) rải rác trong mô mềm trên và dưới.
Phiến lá [hình 18]: Biểu bì trên và dưới, 1 lớp tế bào hình chữ nhật, tế bào biểu bì trên kích thước to hơn, rải rác có những tế bào kích thước to hơn hẳn, lớp cutin mỏng, lỗ khí và lông tiết nhiều. Mô mềm giậu, 1 lớp tế bào hình bầu dục dài, có nhiều lục lạp. Mô mềm khuyết, tế bào có vách uốn lượn, chứa lục lạp. Nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước to và nhỏ trong mô mềm giậu và mô mềm khuyết.
Cuống lá:
Vi phẫu cuống [hình 19] mặt trên phẳng, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì trên và dưới 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, rải rác có lỗ khí, lông che chở có 2 loại: Đơn bào và đa bào hình sao, lông tiết có 2 loại như ở vi phẫu thân. Mô mềm vỏ ngoài khuyết, 1-3 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục chứa lục lạp. Mô dày góc liên tục, 5-8 lớp tế bào hình bầu dục hay đa giác, ít khi hình tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm vỏ trong đạo, 3-6 lớp tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước to hơn tế bào mô dày và mô mềm vỏ ngoài. Trụ bì hóa sợi thành từng cụm, 1-4 lớp tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn. Hệ thống dẫn [hình 20] cấu tạo cấp 2 gián đoạn vài chỗ: libe 1 xếp từng cụm, tế bào nhỏ hình đa giác xếp lộn xộn; libe 2, 6-8 lớp tế bào hình chữ nhật xếp thẳng hàng; gỗ 2, mạch gỗ 2 hình tròn hay bầu dục thường xếp thẳng hàng với gỗ 1; gỗ 1 phân bố thành từng cụm, mỗi cụm 2-16 bó, mỗi bó 2-3 mạch gỗ hình bầu dục hay tròn, tế bào mô mềm gỗ 1 hình đa giác, xếp khít nhau. Tia tủy thường là 1 dãy tế bào hình đa giác thuôn. Mô mềm tủy đạo hóa mô cứng, tế bào hình tròn, bầu dục hoặc đa giác. Túi tiết ly bào (5,6 tế bào bìa) rải rác trong mô mềm vỏ trong và mô mềm tủy. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước to có nhiều trong mô mềm vỏ ngoài, mô mềm vỏ trong và mô mềm tủy; kích thước nhỏ có nhiều trong libe, tia libe.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá [hình 21]: Bột hơi thô, màu xanh đậm. Thành phần: Lông che chở đa bào hình sao, lông che chở đơn bào, lông tiết, mảnh mô mềm, mảnh mạch vạch, tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước 7,5-20 µm, sợi.
Bột hoa [hình 22]: Bột hơi mịn, màu hồng đỏ. Thành phần: Mảnh biểu bì lá dài, mảnh biểu bì cánh hoa, mảnh bao phấn, long che chở ở lá đài, mảnh mô mềm, hạt phấn, mảnh mạch xoắn.
Bột rễ [hình 23]: Bột hơi mịn, màu nâu vàng. Thành phần: Mảnh bần, mảnh mô mềm, hạt tinh bột hình tròn hoặc đa giác, kích thước 2,5-9 µm, tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước 7,5-20 µm, mảnh mạch mạng, điểm, sợi riêng lẻ.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Dâm bụt là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau được nhân trồng làm cảnh ở khắp châu Á. Dâm bụt được trồng hiện nay có nhiều giống, rất phong phú và đa dạng về hình thái và màu sắc.
Dâm bụt là cây ưa sáng và ưa ẩm, thường được trồng làm cảnh ở vườn nhà, công viên hoặc trồng dày làm bờ rào. Cây ra hoa nhiều, nhưng không đậu quả, có khả năng tái sinh vô tính mạnh. Có thể nhân giống bằng cành hoặc gốc ghép.

Bộ phận dùng: 

Vỏ rễ hoặc rễ, hoa và lá-Cortex Radicis seu Radix, Flos et Folium Hibisci rosa-sinensis.

Thành phần hóa học: 

Lá Dâm bụt chứa nhầy, ester của acid acetic, β- sitosterol, caroten.
Hoa chứa: Flavonoid: quercetin, kaempferol, cyanidin–3,5–diglucosid, cyanidin–3– sophorosid-3– glicosid; alkaloid; vitamin: thiamin 0,031 mg%, riboflavin 0,048 mg%, acid ascorbic 4,16 mgµ%, beta – caroten 39169 µg%; chất nhầy.
Ngoài ra, Dâm bụt còn có 1 sterol, 3 hợp chất cyclopropenoid: Me sienculat, malvalat và 2–hydroxysterculat, 2 chất [Me(CH2)7 C (OMe:CHCO (CH2)n, CO2Me, n=6 và 7), hentriacontan.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Cao chiết toàn cây có tác dụng hạ huyết áp trên mèo, chống co thắt trên hồi tràng cô lập chuột lang, an thần, hạ sốt và hiệp đồng với thuốc ngủ barbiturat trên chuột nhắt trắng. Cao chiết với ethanol của lá Dâm bụt có tác dụng giảm đau, hạ sốt và ức chế hệ thần kinh trung ương trên chuột nhắt hoặc chuột cống trắng.
Vỏ Dâm bụt có tác dụng làm đơn bào Entamoeba histolytica co lại thành kén, và có tác dụng lợi tiểu trên chuột cống trắng. Cao chiết với benzen hoa Dâm bụt có hoạt tính kháng oestrogen trên chuột cống trắng cái.
Công dụng:
Dâm bụt được dùng trị viêm niêm mạc dạ dày và ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mất ngủ, khô khát (đái tháo đường), bạch đới, mộng tinh, mụn nhọt, lở ngứa, sưng tấy.
Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi Dâm bụt giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang mưng mủ sẽ đỡ nhức và mụn nhọt chóng vỡ mủ.

Hình đính kèm
Cây gỗ nhỏ
Lá
Lá kèm
Cụm hoa
Lá đài
Nhị
Hạt phấn
Lá noãn
Bầu noãn
đầu nhụy
Vi phẫu rễ
chùy libe
vi phẫu thân
lông che chở
lông tiết
Túi tiết
Lá
Phiến lá
Vi phẫu cuống
Hệ thống dẫn
Bột lá
Bột hoa
Bột rễ

Chi Abelmoschus Medik.

Loài Abelmoschus moschatus (L.) Medik. (Cây Vông Vang)

Tên
Tên khác: 

Hoàng quỳ, Bụp vang, Vông vàng, Bông vang, Bông rừng, Cây la, Đông quỳ, Phải phi (Tày), Co ta vên (Thái), Hìa púi (Dao).

Tên khoa học: 

Abelmoschus moschatus (L.) Medik.

Tên đồng nghĩa: 

Hibiscus abelmoschus L.

Họ: 

Bông (Malvaceae)

Tên nước ngoài: 

Musk mallow, Ladies’ finger, abelmosk, snakeseed (Anh); ambrette, guimauve veloutée, herbe musquée, ketmie odorante, ketmie musquée (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 04/2010.

Số hiệu mẫu: 

VV0410, được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược

Cỏ cao 1-1,5 m. Thân non tiết diện hơi đa giác, màu xanh lục, có nhiều lông cứng ngắ, màu trắng. Thân già tiết diện tròn, màu nâu, ít lông hơn thân non, có nốt sần. Thân non có nhiều chất nhầy hơn thân già. đơn, mọc cách; phiến lá chia thùy chân vịt, đỉnh thùy nhọn, mép có khía răng tròn; mặt trên [hình 1] màu xanh lục, mặt dưới [hình 2] nhạt hơn; dài 16-17 cm, rộng 14,5 cm. Gân lá hình chân vịt với 5 gân chính nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá hình trụ hơi dẹt, dài 9-10 cm, màu xanh lục, chỗ gắn vào thân hơi phớt đỏ. 2 lá kèm dạng dải hẹp, rời, màu xanh, rụng sớm. Trên cuống lá, lá kèm và phiến lá đều có nhiều lông trắng, nhưng mặt dưới nhiều hơn mặt trên. Cụm hoa: Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá phía ngọn cành. Hoa [hình 3] đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ, hơi loe ở nơi tiếp giáp với đế hoa, dài 3,8-5,4 cm, khoảng 1 cm ở gốc có màu nâu đỏ, có nhiều lông cứng, ngắn, màu trắng. Lá bắc giống lá thường. Lá đài 5, gần đều, cao 2 cm, dính nhau hoàn toàn khi hoa còn là nụ, khi hoa nở ống đài xẻ dọc ở phía lá bắc tạo thành một phiến lệch về phía sau, đỉnh của phiến chia hai thùy: 1 thùy 2 răng và 1 thùy 3 răng hình tam giác. Lá đài có màu xanh lục, phần trên của ống đài phớt nâu đỏ khi hoa còn là nụ, có 1 gân giữa và 2 gân ở mép; có nhiều lông nhám, ngắn, màu trắng. Tiền khai van. Lá đài phụ: 9-10, đều, rời, dạng dải hẹp, màu xanh, gần 1/3 phía trên mặt ngoài phớt nâu đỏ, kích thước 1 x 0,15 cm, có gân giữa và 2 gân bên; có nhiều lông nhám, ngắn, màu trắng ở mặt ngoài và hai bên mép, mặt trong ít hơn; tiền khai van. Khi hoa còn là nụ nhỏ các lá đài phụ úp lên lá đài. Cánh hoa 5, đều, rời, có 2 phần: Phần móng hẹp, cứng, màu tím đậm ở mặt trong, nhạt hơn ở mặt ngoài; phần phiến hình bầu dục rộng, màu vàng, nhiều gân dọc, kích thước 4-4,2 x 3-3,5 cm. Tiền khai vặn ngược chiều kim đồng hồ. Nhị [hình 4] nhiều, không đều, dính nhau ở phần lớn chỉ nhị, rời khoảng 0,05 cm phía trên; ống chỉ nhị màu trắng, đáy màu tím, miệng có 5 răng tròn không đều, phần dưới ống có màu xanh phớt tím, loe rộng ôm lấy bầu. Đáy ống chỉ nhị dính vào đáy cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi, màu trắng. Bao phấn cong dạng chữ c, màu vàng, 1 ô, nứt dọc, hướng ngoài, đính giữa. Hạt phấn [hình 5] rời, hình cầu gai, màu vàng nhạt, đường kính 150 µm. Lá noãn [hình 6] 5, bầu trên 5 ô, mỗi ô 2 hàng noãn, đính noãn trung trụ. Bầu noãn hình tháp, màu xanh, phủ nhiều lông dài màu trắng. 1 vòi nhụy hình trụ màu trắng, dài 1,2 cm, nhẵn, phía trên chia 5 nhánh dài 0,3 cm, mặt ngoài trắng, mặt trong đỏ, trên nhánh có lông ngắn màu trắng, tận cùng mỗi nhánh mang đầu nhụy hình mâm, màu đỏ đậm, có nhiều lông ngắn, màu đỏ. Quả [hình 7] nang, hình tháp hơi cong ở đầu, dài 5-6 cm, rộng 3,5 cm, quả non màu xanh, quả già màu nâu, có 5 lằn dọc và có nhiều lông, khi chín nứt theo đường hàn mép lá noãn. Hạt [hình 8] hình hạt đậu, màu đen, có nhiều vân đồng tâm màu nâu, kích thước 0,3-0,35 x 0,2 cm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ:
Vi phẫu rễ [hình 9] hơi đa giác. Bần 4-6 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, rải rác có lỗ vỏ. Nhu bì, 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo, 2-3 lớp tế bào hình bầu dục thường bị ép dẹp, xếp lộn xộn. 2-4 lớp tế bào trụ bì hình đa giác, hóa sợi hay tế bào mô cứng thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mỗi chùy libe gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào đa giác nhỏ, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 2-5 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 hình đa giác hay tròn, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ, một số tế bào vách cellulose, xếp xuyên tâm. Tia tủy trong chùy libe thường hẹp, 1 dãy tế bào; tia tủy giữa 2 chùy libe rộng, 2-4 dãy tế bào đa giác thuôn hẹp trong vùng gỗ 2 và phình to trong vùng libe 2, vách cellulose. Nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước từ 12,5-25 µm trong mô mềm vỏ, libe 2, tia libe. Nhiều túi tiết [hình 10] ly bào trong mô mềm vỏ.
Thân:
Vi phẫu thân hơi đa giác. Biểu bì ở thân non [hình 11], 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng; rải rác có lông che chở đơn bào và lông tiết có 2 loại: chân đơn bào, đầu đa bào (2-4 tế bào); chân đa bào (2 tế bào), đầu đa bào (2-4 tế bào). Bần ở thân già [hình 12], 2 lớp tế bào hình chữ nhật; lục bì, 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật, vài chỗ có lỗ vỏ. Mô mềm vỏ ngoài đạo, 2-3 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang chứa lục lạp. Mô dày góc, 4-6 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm vỏ trong đạo, 3-4 lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục, kích thước to hơn tế bào mô dày, xếp lộn xộn. Trụ bì hóa sợi thành từng cụm trên đầu các chùy libe, 3-5 lớp tế bào hình đa giác, xếp sát nhau. Mỗi chùy libe gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào đa giác nhỏ, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 2-3 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2, mạch gỗ 2 hình đa giác, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ, xếp xuyên tâm, một số tế bào có vách cellulose. Gỗ 1 phân hóa ly tâm, phân bố thành từng cụm, mỗi cụm có 1-5 bó, mạch gỗ 1 tròn. Mô mềm gỗ 1, tế bào hình đa giác nhỏ, vách cellulose, một số tế bào vách tẩm chất gỗ. Tia tủy trong chùy libe thường hẹp, 1 dãy tế bào; tia tủy giữa 2 chùy libe rộng, 1- 4 dãy tế bào đa giác thuôn hẹp trong vùng gỗ 2, phình to trong vùng libe 2, vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ 2, vách cellulose trong vùng libe 2. Mô mềm tủy đạo, tế bào tròn hoặc đa giác, các tế bào ở tâm vi phẫu kích thước to hơn các tế bào bên ngoài. Trong mô mềm tủy, mô mềm vỏ trong có nhiều túi tiết ly bào (4, 5, 6 tế bào bìa), các tế bào bìa trong mô mềm vỏ thường bị ép dẹp. Vi phẫu thân non có nhiều túi tiết ly bào, lông che chở và lông tiết hơn vi phẫu thân già. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước như ở rễ, rải rác trong biểu bì, tia tủy, tế bào bìa của túi tiết ly bào, mô mềm vỏ và mô mềm tủy; có nhiều trong mô mềm vỏ, libe 2, mô mềm tủy. Hạt tinh bột có kích thước 8-18 µm rải rác trong biểu bì, mô mềm vỏ, mô dày, libe 2, gỗ 2, mô mềm gỗ 1; có nhiều trong tia tủy, mô mềm tủy, tế bào bìa của túi tiết ly bào.
[hình 13]:
Gân giữa [hình 14]: Lồi nhiều ở cả 2 mặt, mặt trên lồi vuông, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì trên và dưới, 1 lớp tế bào hình chữ nhật, tế bào biểu bì trên kích thước to hơn tế bào biểu bì dưới, lớp cutin mỏng, rải rác có lông che chở [hình 15] đơn bào; lông tiết [hình 16] nhiều, cấu tạo giống ở thân. Mô dày trên (4-5 lớp ở giữa chỗ lồi trên) và mô dày dưới (1-4 lớp tế bào) là mô dày góc, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Trên biểu bì dưới có 1 lớp mô mềm, tế bào tròn hay bầu dục, chứa lục lạp. Mô mềm trên và dưới đạo, tế bào gần tròn hay hình đa giác, kích thước không đều, 2-3 lớp sát gỗ và 2-4 lớp sát libe có kích thước nhỏ hơn. Các bó libe gỗ xếp thành hình cung: Libe ở dưới, gỗ ở trên. Mạch gỗ hình tròn hay bầu dục, xếp thành dãy. Mô mềm gỗ vách cellulose, 1-2 dãy tế bào hình đa giác giữa 2 bó gỗ. 2-3 lớp tế bào libe sát gỗ có hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, các tế bào libe còn lại hình đa giác, kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước như ở rễ, có nhiều trong libe và lớp mô mềm sát biểu bì dưới, rải rác trong mô mềm trên và dưới. Túi tiết ly bào nhiều trong mô mềm trên và dưới.
Phiến lá [hình 17]: Biểu bì trên và dưới, 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, nhiều lỗ khí, nhiều lông tiết giống ở gân giữa; đôi khi gặp vài tế bào biểu bì phình to. Mô mềm giậu, 1 lớp tế bào thuôn dài chứa nhiều lục lạp, một số tế bào mô mềm giậu phình to và chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mô mềm khuyết, tế bào có vách uốn lượn, khuyết to, chứa lục lạp. Nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước như ở rễ trong mô mềm giậu và mô mềm khuyết.
Cuống lá:
Vi phẫu cuống lá [hình 18] hình bầu dục rộng. Biểu bì, 1 lớp tế bào hình chữ nhật kích thước không đều, lớp cutin mỏng, rải rác có lỗ khí, lông che chở đơn bào, lông tiết có 2 loại như ở thân. Mô mềm vỏ ngoài đạo, 2-3 lớp tế bào hình bầu dục, có nhiều lục lạp. Mô dày góc liên tục, 7-8 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm vỏ trong đạo, 5-6 lớp tế bào hình đa giác, tròn hoặc bầu dục, kích thước to hơn tế bào mô dày và mô mềm vỏ ngoài. 2-3 lớp tế bào trụ bì hóa sợi hay tế bào mô cứng thành từng cụm trên đầu các bó libe gỗ. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1 gồm các cụm bó libe gỗ xếp thành 1 vòng không liên tục. Mỗi bó gồm: Libe 1 ngay dưới cụm trụ bì, tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn; một vài lớp libe sát gỗ hình chữ nhật và xếp xuyên tâm. Gỗ 1, mạch gỗ 1 hình đa giác hay bầu dục, kích thước không đều, thường xếp thành dãy thẳng hàng. Mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm, 3-4 lớp mô mềm gỗ sát libe vách tẩm chất gỗ, các tế bào còn lại vách cellulose. Giữa 2 bó gỗ 1 là 1-4 dãy tế bào mô mềm gỗ. Mô mềm ruột đạo, tế bào hình đa giác, càng vào trong các tế bào càng to dần. Giữa vi phẫu là 1 khuyết to. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có kích thước như ở rễ, nhiều trong mô mềm vỏ ngoài; rải rác trong libe, vùng mô mềm ruột sát gỗ 1. Túi tiết ly bào nhiều trong mô mềm vỏ trong, ít trong mô mềm ruột.
Hạt:
Vi phẫu hạt [hình 19] hình thận. Ngoài cùng là lớp tế bào biểu bì hình hơi đa giác, rải rác có những tế bào biểu bì kích thước nhỏ, dưới những tế bào này là 4-6 tế bào mô mềm hình đa giác kích thước nhỏ xếp trên 1 hàng. Lớp tế bào mô mềm thuôn hẹp, xếp khít nhau và vuông góc với biểu bì. Lớp tế bào mô cứng hình dạng và cách sắp xếp tế bào giống như lớp tế bào mô mềm. Nội nhũ gồm những tế bào hình bầu dục hay hơi đa giác vách dày, các tế bào bên trong vách mỏng hơn, xếp chừa những đạo nhỏ. Giữa vi phẫu là phôi.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá [hình 20]: Bột hơi mịn, màu xanh.Thành phần: Mảnh mô mềm, lông che chở đơn bào, mảnh biểu bì (nhìn ngang) mang lỗ khí kiểu dị bào hay hỗn bào, mảnh mô mềm giậu (nhìn từ trên xuống), lông che chở đa bào hình sao, lông tiết, mảnh mạch xoắn.
Bột rễ [hình 21]: Bột hơi mịn, màu nâu nhạt. Thành phần:Sợi, mảnh mạch điểm, tinh thể calci oxalat hình cầu gai thước từ 12,5-25 µm, mảnh mô mềm chứa tinh bột, mảnh bần, hạt tinh bột kích thước to và nhỏ.
Bột Hạt [hình 22]: Bột mịn, màu trắng đục, có chấm đen. Mảnh vỏ hạt, mảnh nội nhũ.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Ở nước ta cây mọc rải rác từ vùng núi thấp (thường dưới 1000 m) đến trung du và đôi khi thấy ở cả đồng bằng. Vông vang là loại cây ưa sáng, có thể hơi chịu hạn, thường mọc lẫn với các loại cây cỏ thấp ở nương rẫy, ven đồi, bãi hoang hay ven đường đi. Cây con mọc từ hạt thường vào tháng 4-5; sinh trưởng nhanh trong mùa hè, đến cuối mùa thu thì có hoa quả. Quả Vông vang già tự mở cho hạt phát tán ra xung quanh, sau đó toàn cây tàn lụi. Cá biệt có những cây sống nơi đất ẩm chỉ tàn lụi một phần (cành lá), phần thân cành còn lại sẽ mọc chồi vào mùa xuân năm sau.

Bộ phận dùng: 

Rễ, lá, hoa – Radix, Folium et Flos Abelmoschi moschati. Rễ, lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Hạt cũng dùng được. Hạt lấy ở những quả già phơi khô.

Thành phần hóa học: 

Hạt Vông vang chứa tinh dầu gồm ambretolic ((Z)-7-hexadecen-16-olid), acid ambretolic, farnesol, acid 12,13-epoxyoleic, acid malvalic, acid sterculic, các acid C10, C18 (acid oleic, acid palmitic, các acid C10, C12, C14, C16, C18). Đã chiết xuất từ hạt Vông vang, trong đó có (Z)-5-tetradecen-14-olid, (Z)-5-dodecenyl acetat và (Z)-5-tetradecenyl acetat với các hiệu suất theo thứ tự 0,5, 0,01 và 0,4%. Vỏ hạt có 2-trans, 6-trans-farnesyl acetat, 2-cis, 6-trans-farnesyl acetat và oxacyclononodec-10-2-on (chất đồng đẳng của ambretolid). Chất có mùi xạ chủ yếu là do ambretolid và (Z)-5-tetradecen-14-olid. (Albert Y. Leung và cs, 1996).
Hạt còn chứa các chất khác như methionin sulfoxyd, phospholipid (alpha-cephalin, phosphatidylserin, phosphatidylcholin plasmalogen) và sterol (campesterol, sitosterol, stigmasterol, ergosterol và cholesterol. Dầu hạt còn có acid palmitic, acid myristic. Hạt còn có các acid béo mạch dài. Các acid béo nói trên nếu đã được tinh chế sẽ tạo mùi xạ của ambretolid, hiệu suất từ 0,2-0,6% (Albert Y.Leung và cs, 1996).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Lá Vông vang được dùng chữa táo bón, thủy thũng, tán ung độc, thúc đẻ.
Rễ Vông vang chữa nhức mỏi chân tay, các khớp sưng nóng đỏ đau co quắp, mụn nhọt, viêm dạ dày hành tá tràng.
Hạt chữa đái buốt, đái dắt, sỏi thận, sỏi bàng quang, đại tiểu tiện bí kết, làm dễ đẻ và bôi mụn lở; giã giập hạt thêm nước uống hoặc sắc uống. Hạt còn được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa di tinh. Hoa dùng trị bỏng lửa, cháy.

Hình đính kèm
mặt trên
mặt dưới
Hoa
Nhị
Hạt phấn
Lá noãn
Quả
Hạt
Vi phẫu rễ
túi tiết
thân non
thân già
Lá
Gân giữa
lông che chở
lông tiết
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
Vi phẫu hạt
Bột lá
Bột rễ
Bột Hạt

Chi Abutilon Mill

Loài Abutilon indicum (L.) Sweet (Cây Cối Xay)

Tên
Tên khác: 

Đằng xay, Kim hoa thảo, Nhĩ hương thảo

Tên khoa học: 

Abutilon indicum (L.) Sweet

Họ: 

Bông (Malvaceae)

Tên nước ngoài: 

Country-mallow, Flowering-maple, Indian abutilon, Indian mallow (Anh), Jute (Pháp) [14]

Mẫu thu hái tại: 

tại Bình Dương ngày 10/05/2009

Số hiệu mẫu: 

CX100509, được lưu tại bộ môn Thực Vật. Mẫu đã được so với mẫu tiêu bản thực vật khô tại Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh

Dạng sống [hình 1] cây gỗ nhỏ, thân non màu xanh, có nhiều lông mịn, một bên thân có màu tím, một bên màu xanh . Lá [hình 2] đơn, mọc cách, dài 8-9 cm, rộng 8-11 cm. Phiến lá hình tim mũi nhọn, mép lá răng cưa không đều, màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới, có lông mịn ở cả hai mặt. Gân chân vịt có 8- 9 gân chính, có lông mịn. Cuống lá hình trụ, dài 8-9 cm, màu xanh ở mặt lưng và màu tím ở mặt bụng, có nhiều lông mịn, lông dài hơn ở nơi giáp giữa cuống và phiến lá, gốc cuống hơi phình, dài 3-5 mm, có màu xanh; có đốt gần ngọn cuống. Lá kèm: [hình 3] 2, có lông, hình chỉ dài 3-5 mm, màu xanh, hơi tím ở gốc, đỉnh có chấm màu tím đen. Hoa đơn độc ở nách lá gần ngọn, đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ dài 5-7 cm, màu xanh, có lông mịn, có đốt gần ngọn. Đế hoa màu xanh, lồi hình chén, dài 1,5-2 mm, mặt ngoài có lông mịn. Đài hoa [hình 4]: 5 lá đài đều, màu xanh, dính nhau ở phần dưới tạo thành ống hình chén cao 2-3 mm, trên chia 5 thùy hình tam giác dài 2-3 mm, đỉnh có mũi nhọn dài 0,2-0,5 mm; nhiều lông mịn ngắn ở mặt ngoài và dài ở mặt trong; có 1 gân kéo dài từ gốc tới đỉnh lá đài; tiền khai van. Tràng hoa [hình 5]: 5 cánh hoa [hình 6] màu vàng tươi, đều, rời, hình nêm thuôn nhỏ về phía gốc, móng ngắn hình tam giác dính vào đáy ống chỉ nhị; nhiều gân dọc màu vàng; tiền khai vặn theo chiều kim đồng hồ. Bộ nhị: nhiều, chỉ nhị có lông, màu vàng, dính nhau ở phần dưới thành ống hình trụ dài 4,5-5,5 mm, bao lấy bầu và vòi nhụy [hình 7], bên trên rời hình sợi dài 2,5-3 mm; bao phấn màu vàng, hình thận, dài 0,5-1 mm, rộng 0,3-0,5 mm, 1 ô, nứt dọc, hướng ngoại, đính giữa; hạt phấn [hình 8] rời, màu vàng, hình cầu gai, đường kính 40-60 µm. Bộ nhụy [hình 9]: 16-20 lá noãn rời xếp cạnh nhau, 16-20 ô mỗi ô có 3 noãn, bầu [hình 10] trên dài 3-4 mm, có lông màu trắng phủ kín mặt ngoài; 16-20 vòi nhụy đính đỉnh bầu, màu xanh nhạt, dài 4-5 mm, phía dưới dính nhau thành 1 ống dài 1,5-2 mm nằm trong ống chỉ nhị, bên trên rời choãi ra mọi hướng xen lẫn bao phấn; đầu nhụy hình khối tròn, màu trắng. Quả bế [hình 11] màu xanh khi non, già có màu đen, gồm nhiều quả [hình 12] hình thận có một gai nhọn ở đỉnh, dài 8-10 mm. Hạt [hình 13] màu đen, dài 3-4 mm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 14]
Vi phẫu tiết diện tròn. Biểu bì là một lớp tế bào hình chữ nhật, có thể có dạng thuôn dài, kích thước không đều nhau; lớp cutin mỏng. Biểu bì có rất nhiều lông che chở [hình 15] và lông tiết [hình 16]. Lông che chở đa bào hình sao. Lông tiết [hình 17] đầu đơn bào, chân 2-4 tế bào hoặc chân 7-9 tế bào phình ra ở giữa, trong đó loại thứ 2 chiếm ưu thế. Dưới biểu bì có 1-2 lớp tế bào mô mềm hình chữ nhật hoặc đa giác thuôn dài. Mô dày [hình 18] tròn gồm 5-6 lớp tế bào có hình bầu dục hoặc thuôn dài tạo thành nhiều cụm, 1-2 lớp trong cùng có vách hơi uốn lượn. Giữa các cụm mô dày là các tế bào hình chữ nhật, thuôn dài, đầu hơi nhọn. Mô mềm vỏ 1-3 lớp tế bào hình chữ nhật thuôn dài, kích thước lớn hơn các tế bào mô dày. Calci oxalat hình cầu gai rải rác trong mô dày, mô mềm vỏ [hình 19], mô mềm tủy, vùng libe và tia tủy. Các tinh thể này có khi lớn chiếm gần hết khoang tế bào. Trụ bì [hình 20] gồm 10-11 lớp tế bào hình đa giác hóa mô cứng thành từng cụm úp trên các chùy libe. Libe [hình 21] 1 gồm 5-6 lớp tế bào có hình đa giác, kích thước nhỏ, sắp xếp lộn xộn thành cụm nằm dưới sợi trụ bì. Libe 2 [hình 22] kết tầng tạo thành chùy libe kích thước không đều, thường mỗi chùy có 2 cụm sợi libe. Xen giữa các chùy là tia libe rộng hay hẹp gồm 1-4 dãy tế bào, hình chữ nhật hay thuôn dài, kích thước lớn gấp 5-6 lần tế bào mô cứng. Mỗi cụm sợi libe gồm 4-5 lớp tế bào hình đa giác. Mô mềm libe 2 vách uốn lượn. Gỗ 2 [hình 23] dày hơn libe 2, mạch gỗ to, hình tròn hoặc đa giác gần tròn nằm rải rác trong vùng gỗ [hình 24] 2. Mô mềm gỗ hình đa giác, vách hóa mô cứng không đều. Tia gỗ hẹp 1-2 dãy tế bào. Gỗ [hình 25] 1 tập trung thành cụm, mỗi bó gồm 3-5 mạch; mô mềm quanh gỗ 1 gồm 4-10 lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách cellulose, rải rác có một hai tế bào hóa mô cứng. Mô mềm tủy gồm 6-8 lớp tế bào đa giác hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn, hóa mô cứng.

Gân giữa [hình 26]: Biểu bì trên là một lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, càng về phía gần thịt lá tế bào càng thon dài; cutin mỏng. Tế bào biểu bì dưới hình chữ nhật, kích thước bằng ½ tế bào biểu bì trên. Cả hai biểu bì đều có lông che chở và lông tiết; lông che chở đa bào hình sao; lông tiết đầu đơn bào, chân 2-4 tế bào hoặc chân 7-9 tế bào phình ra ở giữa. Mô dày góc gồm 5-6 lớp tế bào ở dưới biểu bì trên và 3-4 lớp ở trên biểu bì dưới, kích thước không đều. Mô mềm đạo gồm 4-5 lớp tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước không đều. Bó dẫn xếp thành hình cung, libe ở dưới gỗ ở trên. Gỗ gồm nhiều mạch kích thước không đều, hình tròn hoặc đa giác gần tròn; mô mềm gỗ hình đa giác, vách cellulose. Libe gồm nhiều lớp tế bào kích thước nhỏ, sắp xếp lộn xộn. Bên ngoài libe có 6-7 lớp tế bào vách cellulose hơi dày ở góc. Calci oxalat hình cầu gai [hình 27] rải rác trong mô mềm, mô dày và rất nhiều trong libe, một số tinh thể lớn chiếm gần hết khoang tế bào.
Phiến lá [hình 28]: Biểu bì trên và dưới của thịt lá có hình dạng giống biểu bì ở gân giữa nhưng kích thước lớn hơn và có nhiều lông che chở và lông tiết giống như gân giữa. Tế bào biểu bì trên lớn gấp 2 lần tế bào biểu bì dưới. Mô mềm giậu 2-3 lớp tế bào đi sâu vào phần gân giữa. Mô mềm khuyết gồm 3-4 lớp tế bào vách uốn lượn. Lỗ khí nhỏ, có nhiều ở biểu bì dưới.
Cuống lá [hình 29]: vi phẫu tiết diện hơi đa giác. Biểu bì là 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước khá đều, có nhiều lông che chở và lông tiết. Lông che chở đa bào hình sao. Lông tiết đầu đơn bào, chân 2-4 tế bào hoặc chân 7-9 tế bào phình ra ở giữa, trong đó loại thứ 2 chiếm ưu thế. Mô dày góc gồm 5-6 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều. Mô mềm đạo tế bào hình đa giác, đa giác gần tròn hay hình bầu dục, kích thước lớn hơn tế bào mô dày. Trụ bì gồm 1-5 lớp tế bào hình đa giác hơi dẹp, kích thước nhỏ, vách dày hóa mô cứng thành cụm phía trên các bó dẫn. Libe và gỗ xếp không liên tục thành 4-5 cụm hình quạt. Libe 1 gồm 5-6 lớp tế bào xếp lộn xộn. Libe 2 gồm 3-4 lớp tế bào vách nhăn nheo. Mạch gỗ 2 to, hình tròn. Mô mềm gỗ hình đa giác hơi dài, kích thước rất nhỏ so với mạch gỗ. Mạch gỗ 1 hình tròn. Mô mềm quanh gỗ 1 gồm 5-7 lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách cellulose. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác, kích thước rất lớn, vách hóa gỗ. Tinh thể calci oxalat nằm rải rác trong vùng libe và mô mềm tủy.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột màu vàng xanh có lẫn các sợi. Mảnh biểu bì trên [hình 30] tế bào hình đa giác, mang lông che chở, lông tiết và lỗ khí. Mảnh biểu bì dưới tế bào vách ngoằn ngèo, mang lông che chở, lông tiết và lỗ khí. Lỗ khí [hình 31] kiểu hỗn bào. Lông che chở [hình 32] hình sao gồm nhiều tế bào chụm lại ở gốc hoặc rời ra từng tế bào. Mảnh mô mềm [hình 33] tế bào hình chữ nhật hay đa giác. Sợi có vách dày, khoang rộng. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch, mạch điểm. Tinh thể [hình 34] calci oxalat hình cầu gai nằm riêng lẻ hoặc trong tế bào mô mềm. Hạt phấn [hình 35] màu vàng, hình cầu gai, đường kính gần 60 µm

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Abutilon Mill. là chi lớn nhất trong họ Bông, có khoảng 120 loài phân bố rải rác khắp vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới ấm. Châu Á có 10 loài. Ở Việt Nam, cối xay mọc hoang khắp các tỉnh, đồng bằng, trung du, đồi núi thấp. Cây ưa ẩm, ưa sáng, hơi chịu bóng.
Mùa hoa: tháng 2-3, mùa quả: tháng 4-6

Bộ phận dùng: 

Toàn cây trên mặt đất (Herba Abutili indici) gồm đoạn thân, cành, lá, quả.

Thành phần hóa học: 

Flavonoid, hợp chất phenol, acid amin, acid hữu cơ, đường. Các flavonoid là gossypin, gossypitin, cyanidin-3-rutinosid. Các acid amin là alanin, acid glutamic, arginin, valin. Các đường là glucose, fructose, galactose.
Hạt chứa 5% dầu béo, các acid béo là acid palmitic, acid stearic và một số acid béo khác; phần không xà phòng hóa chiếm 1,7%.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Hợp chất gossypin có tác dụng kháng viêm mạnh.
Hạt có tác dụng nhuận tràng, tiêu viêm.
Chữa cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện, phù thũng sau khi đẻ, kiết lỵ, mắt có màng mộng, tai điếc. Lá giã đắp ngoài chữa mụn nhọt, kết hợp với nhân trần chữa chứng vàng da hậu sản.

Hình đính kèm
Dạng sống
Lá
Lá kèm:
Đài hoa
Tràng hoa
hoa
vòi nhụy
hạt phấn
Bộ nhụy
bầu
Quả bế
quả
Hạt
Thân
lông che chở
lông tiết
Lông tiết
Mô dày
vỏ
Trụ bì
Libe
Libe 2
Gỗ 2
vùng gỗ
Gỗ
Gân giữa
Calci oxalat hình cầu gai
Phiến lá
Cuống lá
Mảnh biểu bì trên
Lỗ khí
Lông che chở
Mảnh mô mềm
Tinh thể
Hạt phấn

Chi Sida L.

Loài Sida acuta Burm. (Cây Chổi Đực)

Tên
Tên khác: 

Chổi đực, Bái chổi, Bái nhọn.

Tên khoa học: 

Sida acuta Burm.

Họ: 

Bông (Malvaceae).

Mẫu thu hái tại: 

Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 06/2010.

Số hiệu mẫu: 

CĐ0610, được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược.

Bụi [hình 1] đứng, cao 0,4-1 m. Thân có tiết diện tròn. Thân non màu xanh lục, rải rác có lông đa bào hình sao; thân già màu nâu có nhiều nốt sần. [hình 2] đơn, mọc cách, hình ngọn giáo hẹp, đầu nhọn, gốc tròn, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, kích thước 4-7 x 1,2-2 cm, bìa có răng cưa tròn đỉnh nhọn rõ ở 2/3 phía trên của phiến lá. Gân lá chân vịt nổi rõ ở mặt dưới với 3 gân chính, 2 mặt lá có lông trắng ngắn và ít lông trắng dài mảnh nhưng mặt dưới nhiều hơn mặt trên. Cuống lá hình trụ dẹt phình 2 đầu, thon ở giữa, dài 0,4-0,6 cm, màu xanh, có nhiều lông đa bào hình sao. Lá kèm [hình 3] dạng dải hẹp, rời, tồn tại, kích thước 0,4-0,5 x 0,1-0,2 cm, màu xanh lục, có 3 gân màu trắng rõ và nhiều lông đa bào hình sao. Cụm hoa [hình 4]: hoa mọc riêng lẻ hay chụm 2 hoa ở nách lá phía ngọn cành. Hoa [hình 5] đều, lưỡng tính, mẫu 5; cuống hoa mảnh hình trụ, màu xanh lục, dài 0,3-0,4 cm, trên cuống hoa có khớp cách đài hoa khoảng 0,2-0,3 cm, có nhiều lông đa bào hình sao; lá bắc giống lá thường. Lá đài 5, đều, kích thước 0,5 x 0,25-0,3 cm, dính nhau khoảng 1/2 phía dưới thành 1 ống hình chén, phía trên chia 5 thùy hình tam giác, màu xanh lục, trên lá đài có nhiều lông đa bào hình sao, có 1 gân giữa và 2 gân bên màu xanh đậm, tiền khai van, đài tồn tại. Cánh hoa 5, đều, rời, có 2 phần: phần móng hẹp, màu vàng, cao 0,1 cm; phần phiến mỏng, hình tam giác ngược góc tà, kích thước 0,8 x 0,6 cm, màu vàng cam, có nhiều gân dọc, rải rác có lông đầu tù màu vàng, lông đa bào hình sao, tiền khai vặn cùng hay ngược chiều kim đồng hồ. Nhị [hình 6] nhiều, không đều, đính trên đế hoa thành 1 vòng, dính nhau ở 2/3 chiều dài chỉ nhị thành 1 ống cao 0,3 cm, đoạn rời dài 0,1-0,15 cm. Chỉ nhị dạng sợi màu vàng, rải rác có lông đa bào hình sao, lông đầu tù, đáy ống chỉ nhị dính vào đáy cánh hoa. Bao phấn hình thận, màu vàng, 1 ô, nứt dọc, hướng ngoài, đính giữa; hạt phấn [hình 7] hình cầu gai, màu vàng, rời, đường kính 75 µm. Lá noãn [hình 8] 5-6, bầu trên 5-6 ô, mỗi ô một noãn, đính noãn trung trụ. Bầu noãn hình cầu dẹt, đường kính 0,15 cm, màu xanh lục nhạt, có nhiều rãnh dọc, phía trên có lông đầu tròn; 1 vòi nhụy dạng sợi, màu vàng nhạt, nhẵn, dài 0,15 cm, đính ở đỉnh bầu; phía trên chia thành 5-6 nhánh dài 0,2 cm, màu vàng, nhẵn, tận cùng mỗi nhánh là 5-6 đầu nhụy dạng khối tròn nhỏ, màu vàng.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ:
[inline:=Vi phẫu rễ hình tròn. Bần 2-9 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm. Nhu bì 2 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo, 1-3 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, xếp lộn xộn. Trụ bì 2-3 lớp tế bào hình đa giác hóa sợi thành từng cụm trên đầu các [inline:=chùy libe. Mỗi chùy libe gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 4 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 hình đa giác, tròn hoặc bầu dục, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ, xếp xuyên tâm không rõ. Tia tủy 1-2 dãy tế bào đa giác thuôn hẹp, vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ 2, vách cellulose và phình to trong vùng libe 2. Hạt tinh bột hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, kích thước 2,5-9 µm, có nhiều trong tia tủy, rải rác trong vùng libe. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước nhỏ 2,5 µm có rất ít trong tia tủy.
Thân:
Vi phẫu thân [hình 9] gần tròn. Biểu bì (ở thân non), 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, rải rác có lông che chở [hình 10] đa bào hình sao và lông tiết [hình 11] chân đơn bào, đầu đa bào (4, 5 tế bào). Bần (ở thân già), 1-3 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm; nhu bì, 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm. Mô mềm vỏ ngoài đạo, 2-3 lớp tế bào hình bầu dục, tròn hoặc đa giác, kích thước nhỏ, có lục lạp. Mô dày góc, 3-4 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mô mềm vỏ trong đạo, 2-3 lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục, kích thước to hơn tế bào mô mềm vỏ ngoài, xếp lộn xộn. Trụ bì 2-5 lớp tế bào hình đa giác hóa sợi thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mỗi chùy libe gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 2-5 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2, mạch gỗ 2 hình đa giác, bầu dục hoặc tròn, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn hay thành dãy. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm, vùng mô mềm gỗ 2 bên ngoài vách tế bào tẩm chất gỗ mỏng hơn vùng mô mềm gỗ 2 bên trong. Gỗ 1 phân hóa ly tâm, phân bố thành từng cụm, mỗi cụm có 1-8 bó, mạch gỗ 1 tròn. Mô mềm gỗ 1, tế bào hình đa giác nhỏ, vách cellulose, một vài tế bào vách tẩm chất gỗ. Tia tủy gồm 1-2 dãy tế bào hình đa giác thuôn hẹp vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ 2, tế bào phình to vách cellulose trong vùng libe 2. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước từ 7,5-20 µm, rải rác trong vùng mô mềm vỏ, tia tủy, mô mềm tủy; có nhiều trong vùng libe. Hạt tinh bột hình dạng và kích thước giống ở rễ có nhiều trong tia tủy, mô mềm tủy. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm vỏ trong và thường bị ép dẹp.
[hình 12]:
Gân giữa: Lồi ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi tròn và uốn lượn, mặt trên lồi nhọn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng có răng cưa nhọn, rải rác có lông che chở đa bào hình sao và lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào, ít lỗ khí ở 2 biểu bì. Mô dày góc, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn, mô dày trên 5-7 lớp tế bào, mô dày dưới 2-3 lớp tế bào. Hai bên cụm mô dày trên có 2-3 lớp tế bào mô mềm giậu hình bầu dục chứa lục lạp. Mô mềm đạo, tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước to. Các bó libe gỗ [hình 13] xếp thành hình cung: Libe ở dưới, gỗ ở trên. Mạch gỗ hình tròn, thường xếp thành dãy. Mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác, vách cellulose, một số vách tẩm chất gỗ, xếp thành 1-2 dãy giữa 2 bó gỗ. Libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Phía trên gỗ và phía dưới libe có cụm mô cứng gồm 2-10 lớp tế bào hóa sợi. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước nhỏ (7,5 µm) có nhiều trong libe, kích thước to (20 µm) rải rác trong mô mềm. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm dưới.
Phiến lá [hình 14]: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng có răng cưa nhọn, lỗ khí nhiều hơn ở biểu bì dưới, rải rác có lông che chở đa bào hình sao và lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào; lông tiết hình bình. Mô mềm giậu, 3-4 lớp tế bào hình bầu dục chứa lục lạp. Mô mềm khuyết, tế bào hình bầu dục rộng có vách hơi uốn lượn, khuyết nhỏ, chứa lục lạp. Bó gân phụ ở trong mô mềm khuyết: gỗ ở trên, libe ở dưới, xung quanh bao bởi một vòng tế bào hình đa giác, kích thước to, khác tế bào mô mềm khuyết.
Cuống lá:
Vi phẫu cuống lá [hình 15] hình bầu dục rộng. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, rải rác có lỗ khí và lông che chở đa bào hình sao, nhiều lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào. Dưới biểu bì trên là 1-2 lớp tế bào mô mềm đạo hình bầu dục, kích thước nhỏ, chứa nhiều lục lạp. Mô dày góc, 3-4 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm vỏ đạo, tế bào đa số hình bầu dục, một số đa giác, kích thước to, xếp lộn xộn. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1 gồm 4 cụm libe gỗ xếp thành một vòng hình bầu dục, giữa các cụm libe gỗ là cụm sợi mô cứng gồm 4-9 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Mỗi cụm libe gỗ gồm: gỗ ở trong, mạch gỗ hình tròn, một số hình bầu dục xếp thành từng dãy. Mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác, vách cellulose, một số vách tẩm chất gỗ, xếp thành 1-2 dãy giữa 2 bó gỗ. Libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Ngoài libe và trong gỗ là cụm sợi mô cứng gồm 2-5 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, xếp lộn xộn. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm vỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước như ở thân có nhiều trong mô mềm vỏ; mô mềm tủy, vùng libe.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá [hình 16]: Bột mịn, màu xanh lục. Thành phần: Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu dị bào hoặc hỗn bào, mảnh mô mềm giậu (nhìn từ trên xuống), mảnh mô mềm giậu (nhìn ngang), mảnh mô mềm, lông tiết hình bình, lông tiết đầu tròn, lông che chở đa bào hình sao, lông che chở đơn bào, bó sợi, mảnh mạch xoắn, tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước 7,5-20 µm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cây của vùng Ấn Độ - Malayxia, mọc hoang dường như phổ biến dọc đường đi, bãi trống vùng đồi núi và cả ở đồng bằng khắp nước ta. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Bộ phận dùng: 

Rễ và lá - Radix et Folium Sidae acutae.

Thành phần hóa học: 

Alkaloids (cryptolepine, quindoline), tannins, saponins, flavonoids, chất béo (dẫn xuất của các acid béo: oleic, linoleic, palmitic, stearic, myristic, plamitoleic).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Kháng ký sinh trùng, kháng viêm, kháng khuẩn, hạ đường huyết, gây độc tế bào ứng dụng trong điều trị ung thư máu.
Công dụng:
Rễ dùng làm thuốc bổ đắng giúp ăn ngon, cũng dùng trị đau thấp khớp. Ở Ấn Độ, rễ được dùng trị đau thần kinh và bệnh đường tiết niệu, cũng dùng trị đau ruột mãn tính và như chất kích dục. lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ. Người ta dùng lá giã ra, lấy dịch để rửa các vết lở loét; cũng dùng đắp trị viêm mắt.

Hình đính kèm
Bụi
Lá
Lá kèm
Cụm hoa
Hoa
Nhị
hạt phấn
Lá noãn
Vi phẫu thân
lông che chở
lông tiết
Lá
bó libe gỗ
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
Bột lá

Loài Sida rhombifolia L. (Cây Ké Hoa Vàng)

Tên
Tên khác: 

Ké đồng tiền, Chổi đực, Bạch bối hoàng, Khắt bó lương (Thái).

Tên khoa học: 

Sida rhombifolia L.

Tên đồng nghĩa: 

Sida alnifolia Lour.

Họ: 

Bông (Malvaceae)

Tên nước ngoài: 

Queensland hemp, spinyhead sida, southern sida, broom weed (Anh); sida jaune, herbe dure, herbe à balais (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 06/2010.

Số hiệu mẫu: 

KHV0610, được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược.

Bụi [hình 1] đứng, cao 0,4-0,6 m, phân cành nhiều, tiết diện tròn. Thân non màu xanh lục phớt màu nâu đỏ, có nhiều lông đa bào hình sao, thân già màu nâu, có nhiều nốt sần. [hình 2] đơn, mọc cách, hình trứng ngược, bầu dục hoặc trái xoan, đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn, kích thước 4-10,2 x 1,8-6,7 cm, bìa lá có răng cưa tròn đỉnh nhọn rõ ở 2/3 trên của phiến lá. Lá màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Gân lá hình chân vịt, 3-5 gân chính nổi rõ ở mặt dưới, mặt trên rải rác có lông đa bào hình sao màu trắng và lông trắng mảnh, mặt dưới có nhiều lông đa bào hình sao. Cuống lá hình trụ dẹt phình 2 đầu, thon ở giữa, dài 0,4-1 cm, màu xanh phớt nâu đỏ, có nhiều lông đa bào hình sao. Lá kèm dạng dải hẹp, rời, dài 0,4-0,5 cm, màu xanh lục hoặc màu xanh phớt nâu đỏ, tồn tại, có nhiều lông đa bào hình sao. Cụm hoa [hình 3]: Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá phía ngọn cành. Hoa [hình 4] đều, lưỡng tính, mẫu 5; cuống hoa hình trụ, dài 1,8-1,9 cm, màu xanh lục, đáy cuống màu nâu đỏ, trên cuống có một khớp cách đài hoa khoảng 0,2-0,3 cm, có nhiều lông đa bào hình sao; lá bắc giống lá thường. Lá đài 5, đều, kích thước 0,5 x 0,25-0,3 cm, dính nhau khoảng 1/2 phía dưới thành 1 ống hình chén, phía trên chia 5 thùy hình tam giác, màu xanh lục, lá đài có nhiều lông trắng ngắn, có 1 gân giữa và 2 gân bên màu xanh đậm, tiền khai van, đài tồn tại. Cánh hoa 5, đều, rời, 2 phần: Phần móng hẹp, cao 0,1 cm, màu vàng; phần phiến mỏng, hình tam giác ngược góc tà, kích thước 0,8 x 0,6 cm, màu vàng cam, có nhiều gân dọc, rải rác có lông đầu tù màu vàng, lông đa bào hình sao, tiền khai vặn cùng hay ngược chiều kim đồng hồ. Nhị [hình 5] nhiều, không đều, đính trên đế hoa thành 1 vòng, dính nhau ở 2/3 chiều dài chỉ nhị thành 1 ống cao 0,3 cm, đoạn rời dài 0,1-0,15 cm. Chỉ nhị dạng sợi màu vàng, rải rác có lông đa bào hình sao, lông đầu tù, đáy ống chỉ nhị dính vào đáy cánh hoa. Bao phấn hình thận, màu vàng, 1 ô, nứt dọc, hướng ngoài, đính giữa; hạt phấn [hình 6] hình cầu gai, màu vàng, rời, đường kính 75 µm. Lá noãn [hình 7] 8-9, bầu trên 8-9 ô, mỗi ô một noãn, đính noãn trung trụ. Bầu noãn hình cầu dẹt, đường kính 0,15 cm, màu xanh lục nhạt, có nhiều rãnh dọc, phía trên có lông đầu tròn; 1 vòi nhụy dạng sợi, màu vàng nhạt, nhẵn, dài 0,15 cm, đính ở đỉnh bầu, phía trên chia thành 8-10 nhánh dài 0,2 cm, màu vàng, nhẵn, tận cùng mỗi nhánh là đầu nhụy dạng khối tròn nhỏ, màu vàng.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu rễ [hình 8] hình tròn. Bần 4-15 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm. Nhu bì 2 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo, 1-3 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, xếp lộn xộn. Trụ bì 2-3 lớp tế bào hình đa giác hóa sợi thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mỗi chùy libe gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 3-4 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ, xếp xuyên tâm. Tia tủy 1-2 dãy tế bào đa giác thuôn hẹp, vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ 2, vách cellulose và phình to trong vùng libe 2. Hạt tinh bột hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, kích thước 2,5-7,5 µm, có nhiều trong tia tủy. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước nhỏ 7,5 µm rất ít trong tia tủy. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm vỏ.
Thân:
Vi phẫu thân [hình 8] gần tròn. Biểu bì, 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, rải rác có lông che chở [hình 9] đa bào hình sao và lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào (4, 5 tế bào). Bần, 3-7 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm; lục bì, 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Mô mềm vỏ ngoài đạo, 2-3 lớp tế bào hình bầu dục, tròn hoặc đa giác, kích thước nhỏ, chứa lục lạp. Mô dày góc, 4-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mô mềm vỏ trong đạo, 3-4 lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục, kích thước to hơn tế bào mô mềm vỏ ngoài, xếp lộn xộn. Trụ bì 3-5 lớp tế bào hình đa giác hóa sợi thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mỗi chùy libe [hình 10] gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 3-4 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2, mạch gỗ 2 hình đa giác, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn hay thành dãy. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm. Gỗ 1 phân hóa ly tâm, phân bố thành từng cụm, mỗi cụm có 1-9 bó, mạch gỗ 1 tròn. Mô mềm gỗ 1, tế bào hình đa giác nhỏ, vách cellulose, một vài tế bào vách tẩm chất gỗ. Tia tủy gồm 1-2 dãy tế bào hình đa giác thuôn hẹp vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ 2, tế bào phình to vách cellulose trong vùng libe 2. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước từ 7,5-20 µm, rải rác trong vùng mô mềm vỏ, tia tủy, mô mềm tủy; có nhiều trong vùng libe. Hạt tinh bột hình dạng và kích thước giống ở rễ có nhiều trong tia tủy, mô mềm tủy. Túi tiết [hình 11] ly bào rải rác trong mô mềm vỏ trong, mô mềm ruột.
[hình 12]:
Gân giữa: Lồi ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi tròn và uốn lượn, mặt trên lồi nhọn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng có răng cưa nhọn, rải rác có lông che chở đa bào hình sao và lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào, ít lỗ khí ở 2 biểu bì. Mô dày góc, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn, mô dày trên 3-10 lớp tế bào, mô dày dưới 2-5 lớp tế bào. Hai bên cụm mô dày trên có 2-3 lớp tế bào mô mềm giậu hình bầu dục chứa lục lạp. Mô mềm đạo, tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước to. Các bó libe gỗ [hình 13] xếp thành hình cung: Libe ở dưới, gỗ ở trên. Mạch gỗ hình tròn, đa giác hay bầu dục thường xếp thành dãy. Mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác, vách cellulose, một số vách tẩm chất gỗ, xếp thành 1-3 dãy giữa 2 bó gỗ. Libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Phía trên gỗ là cụm tế bào mô cứng, phía dưới libe có cụm sợi mô cứng gồm 3-5 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước nhỏ (7,5 µm) có nhiều trong libe, kích thước to (20 µm) rải rác trong mô mềm. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm dưới.
Phiến lá [hình 14]: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng có răng cưa nhọn, lỗ khí nhiều hơn ở biểu bì dưới, rải rác có lông che chở đa bào hình sao và lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào; lông tiết hình bình. Mô mềm giậu, 3 lớp tế bào hình bầu dục chứa lục lạp. Mô mềm khuyết, tế bào hình bầu dục rộng có vách hơi uốn lượn, khuyết nhỏ, chứa lục lạp. Bó gân phụ ở trong mô mềm khuyết: gỗ ở trên, libe ở dưới, xung quanh bao bởi một vòng tế bào hình đa giác, kích thước to, khác tế bào mô mềm khuyết.
Cuống lá:
Vi phẫu cuống lá [hình 15] hình bầu dục rộng. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, rải rác có lỗ khí và lông che chở đa bào hình sao, nhiều lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào. Dưới biểu bì trên là 1-2 lớp tế bào mô mềm đạo hình bầu dục, kích thước nhỏ, chứa nhiều lục lạp. Mô dày góc, 3-4 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm vỏ đạo, tế bào đa số hình bầu dục, một số đa giác, kích thước to, xếp lộn xộn. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1 gồm 4 cụm libe gỗ xếp thành một vòng hình bầu dục, giữa các cụm libe gỗ là cụm sợi mô cứng gồm 8-14 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Mỗi cụm libe gỗ gồm: gỗ ở trong, mạch gỗ hình tròn, một số hình bầu dục xếp thành từng dãy. Mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác, vách cellulose, một số vách tẩm chất gỗ, xếp thành 1-2 dãy giữa 2 bó gỗ. Libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Ngoài libe là những cụm sợi mô cứng xếp thành 1 vòng gần liên tục gồm 2-4 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, xếp lộn xộn. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm vỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước như ở thân có nhiều trong mô mềm vỏ; mô mềm tủy, vùng libe.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây [hình 16]: Bột hơi thô, màu vàng xanh. Thành phần: Mảnh biểu bì cánh hoa, mảnh lá đài, mảnh bao phấn, mảnh chỉ nhị, hạt phấn, lông che chở đa bào hình sao, lông che chở đơn bào, mảnh mô mềm, mảnh bần, sợi riêng lẻ và bó sợi, lông tiết đầu tròn, lông tiết hình bình, tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước nhỏ 7,5-20 µm, mảnh mạch vạch, xoắn, mạng, hạt tinh bột hình tròn, bầu dục hoặc đa giác kích thước 2,5-7,5 µm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Ở Việt Nam, Ké hoa vàng là cây gặp phổ biến nhất ở tất cả các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi. Cây thường mọc rải rác hay thành đám nhỏ lẫn với các cây bụi, cỏ thấp ở các bãi trống, nương rẫy bỏ hoang, đồi và ven đường đi. Độ cao phân bố tới 700 m. Ở Ấn Độ và Nepal, độ cao có thể đến 1800 m. Cây còn phân bố phổ biến ở Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Ké hoa vàng là cây ưa sáng, chịu hạn tốt do có bộ rễ khỏe. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả loại đất đồi cằn cỗi, ra hoa quả nhiều hàng năm. Khi quả chín, tự mở cho hạt rơi xuống đất. Vỏ quả có gai móc dễ vướng vào quần áo, lông động vật, phát tán xa. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt; tái sinh cây chồi khỏe sau khi chặt. Trồng được bằng hạt, sau 130 ngày có thể thu hoạch vỏ lấy sợi. Khi trồng, người ta thường gieo dày cho cây mọc thẳng, ít phân cành.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây – Herba Sidae rhombifobiae. Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học: 

Phần trên mặt đất và rễ Ké hoa vàng chứa cholin, betain, beta-phenethylamin, quinazolin, carboxyl tryptamin.
Lá chứa prostaglandin, acid myristic, acid stearic, acid palmitic, acid oleic, acid linoleic, nhiều acid amin: lysin, histidin…
Hạt chứa acid malvalic, acid sterculid.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Trong thử nghiệm về tác dụng bảo vệ chống viêm gan gây bởi carbon tetraclorid, paracetamol và rifampicin, cao chiết từ Ké hoa vàng thể hiện tác dụng bảo vệ gan đáng kể, có so sánh với thuốc chuẩn silymarin. Dịch chiết nước có tác dụng mạnh nhất. Toàn cây có tính chất ức chế co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholine và histamin, dạng thuốc thử là cao chiết với cồn 500. Cao rễ cây có hoạt tính chống sốt rét in vivo (chống Plasmodium berghei).
Công dụng:
Ké hoa vàng được dùng chữa cảm cúm, cảm mạo, sốt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng sẫm, viêm họng, viêm ruột, lỵ, mụn nhọt. Liều dùng 20-40g dược liệu khô sắc uống. Dùng tươi giã đắp, chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Ở Ấn Độ, Ké hoa vàng có tác dụng tốt trong điều trị lao phổi và thấp khớp. Lá hãm uống thay chè. Thân cây chứa dịch nhầy được dùng làm thuốc giảm đau, làm dịu, chữa bệnh da, làm thuốc lợi tiểu và trị sốt. Rễ trị thấp khớp và khí hư. Để chữa sốt rét, lấy rễ Ké hoa vàng tán bột, uống mỗi lần 5g, ngày 3 lần, trong 3 ngày.
Ở Nepal, nhân dân dùng rễ Ké hoa vàng làm thành bột nhão uống để trị khó tiêu, và dùng nước ép cây bôi trị nhọt. Ở Indonesia, nước hãm của hoa Ké hoa vàng và cây Ké hoa đào pha với sữa dừa uống để chữa thủy đậu và sốt. Ở Australia, nhân dân địa phương dùng Ké hoa vàng trị bệnh về mặt và thấp khớp.

Hình đính kèm
Bụi
Lá
Cụm hoa
Hoa
Nhị
hạt phấn
Lá noãn
Vi phẫu thân
lông che chở
chùy libe
Túi tiết
Lá
bó libe gỗ
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
Bột toàn cây

Bộ Ban (Hypericales)

Họ Bứa (Clusiaceae)

Chi Garcinia L.

Loài Garcinia mangostana L.(Cây Măng Cụt)

Tên
Tên khác: 

Sơn trúc tử, Giáng châu.

Tên khoa học: 

Garcinia mangostana L.

Tên đồng nghĩa: 

Mangostana garcinia Gaertner

Họ: 

Bứa (Clusiaceae)

Tên nước ngoài: 

: Mangosteen, brindonia tallow tree, kokambutter tree (Anh); mangoustan cultivé, mangoustanier, garcinie mangoustan (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Đồng Nai, tháng 4/ 2010.

Số hiệu mẫu: 

MC 0410, lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược, được so với mẫu số 3354 của Viện sinh học nhiệt đới.

Cây gỗ [hình 1] vừa, cao 12-25 m, phân nhiều nhánh đối chéo nhau và nằm ngang, có chất nhựa mủ màu vàng, không lông. Thân non màu xanh lục, mặt ngoài có nhiều khía dọc, tiết diện hình chữ nhật; thân già [hình 2] màu xám đen, sần sùi có nhiều rãnh nứt dọc, tiết diện tròn. Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá [hình 3] bóng, dày và dai, hình elip thuôn dài, gốc gần tròn, mũi nhọn, màu xanh lục mặt trên đậm hơn mặt dưới, bìa nguyên, dài 19-22 cm, rộng 8-10 cm. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở hai mặt, gân phụ dày đặc 40-50 cặp song song khít nhau. Cuống lá [hình 4] chắc, hình trụ phẳng mặt trên và hơi phình ở đáy, có nhiều sọc ngang lồi lõm, màu xanh, dài 2-2,5 cm. Hoa mọc riêng lẻ [hình 5] hay 2-3 hoa ở nách lá hay ngọn cành. Hoa [hình 6] đều, lưỡng tính, mẫu 4. Cuống hoa ngắn hơi phình ở gốc, màu xanh, mặt ngoài có nhiều khía dọc, tiết diện đa giác, dài 0,8-1 cm. Lá bắc dạng vẩy tam giác dài 0,7-1 cm, khô xác, rụng sớm. Lá bắc con [hình 7] 2, nằm ở đoạn giữa cuống hoa, dạng vẩy tam giác đỉnh bầu, dài 0,8-1 cm, màu vàng nâu, rụng sớm. Lá đài [hình 8] 4, rời, không đều, khum hình lòng muỗng; 2 lá đài ở ngoài mặt ngoài màu xanh mặt trong màu đỏ tía, đường kính 2-2,5 cm; 2 lá đài ở trong có màu đỏ tía, đường kính 3-3,5 cm; tồn tại. Cánh hoa 4, rời, nhẵn bóng, hình bầu dục, phiến dày ở gốc mỏng dần ở đỉnh, màu vàng có lẫn màu đỏ tía, dài 3,5-4 cm, rộng 3-3,5 cm. Bộ nhị [hình 9] gồm 11-15 nhị, rời, không đều, dài 0,2-0,4 cm, đính một vòng trên đế hoa; chỉ nhị dạng sợi dẹt, màu vàng nâu, nhẵn; bao phấn hình bầu dục dẹt, màu vàng nâu, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy; hạt phấn [hình 10] hình bầu dục 2 đầu nhọn, dài 20-23 µm, rộng 18-20 µm, bề mặt có vân. Bộ nhụy 6-8 lá noãn dính, bầu [hình 11] trên 6-8 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ; bầu hình cầu to, đường kính 0,5-0,8 cm, màu vàng xanh; vòi nhụy rất ngắn gần như không có; đầu nhụy [hình 12] to nằm trên đỉnh bầu, dạng khối màu vàng hơi lõm ở giữa và chia thành 6-8 thùy, bề mặt có nhiều vân. Cuống hoa, đế hoa, đài hoa, cánh hoa và bầu noãn thường có chất nhựa mủ màu vàng tiết ra thành từng chấm nhỏ. Quả [hình 13] mọng hình cầu mang đài và đầu nhụy tồn tại, đường kính 5-6 cm, vỏ quả màu tím đỏ, dai, xốp. Hạt có lớp áo hạt trắng và ngọt.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 14]
Vi phẫu tiết diện tròn. Các mô [hình 15] gồm: Biểu bì 1 lớp tế bào hình tam giác đỉnh bầu, kích thước đều, lớp cutin [hình 16] rất dày; rải rác bị bong ra do các lớp bần và lỗ vỏ. Mô mềm vỏ đạo, tế bào hình bầu dục hay đa giác góc tù, vách dày, có tế bào mô cứng rải rác. Trụ bì hóa sợi, tế bào hình đa giác xếp thành cụm nhỏ trên đỉnh chùy libe. Hệ thống dẫn kiểu hậu thể liên tục, vùng libe dày khoảng ½ vùng gỗ. Libe 1 [hình 17] gồm vài lớp tế bào vách uốn lượn, xếp lộn xộn, bị ép dẹp thành cụm nhỏ ở dưới cụm sợi trụ bì. Libe 2 [hình 18] tạo thành chùy đỉnh nhọn kích thước gần tương đương, tế bào hình đa giác xếp thành dãy xuyên tâm khá rõ. Gỗ 2 [hình 19], mạch gỗ hình đa giác gần tròn hay bầu dục, xếp lộn xộn trong vùng mô mềm gỗ 2; mô mềm gỗ bao quanh mạch, tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ hay hóa sợi thành cụm xen lẫn nhau. Gỗ 1 [hình 20] phân bố đều, mỗi bó 2-3 mạch gỗ hình tròn, kích thước nhỏ; mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác vách cellulose hay hóa mô cứng. Tia tủy phân bố đều và hẹp ở vùng gỗ loe rộng dần ở vùng libe (do mô mềm vỏ chen vào), 1-2 dãy tế bào hình đa giác thuôn. Thân già vùng tủy rất hẹp, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, hóa mô cứng. Nhiều túi tiết [hình 21] ly bào trong mô mềm vỏ và tủy (thân non). Nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 22], hình khối [hình 23] trong mô mềm vỏ, tủy, tia libe. Tinh bột [hình 24] trong mô mềm vỏ.
[hình 25]
Gân giữa
Vi phẫu hơi lồi ở mặt trên, mặt dưới lồi hình chữ U có đỉnh nhọn. Biểu bì 1 lớp tế bào dạng hình thang đáy nhỏ phía ngoài, kích thước đều, lớp cutin rất dày. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào hình cầu hoặc đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Hệ thống dẫn [hình 26] gồm nhiều cung libe gỗ (9-10) xếp gần liên tục thành vòng không tròn với gỗ ở trong và libe ở ngoài, bên trong vòng libe gỗ này có 5-6 cung libe gỗ nhỏ hơn với gỗ ở trên và libe ở dưới. Mạch gỗ tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp dãy không rõ; mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ, vài tế bào hóa sợi. Libe bắt màu đậm, khó thấy rõ tế bào, vách dày, xếp lộn xộn. Bao phía ngoài bó dẫn (bên ngoài libe) có khoảng 6-7 lớp tế bào hóa sợi, tế bào hình đa giác nhỏ vách rất dày; phía trong của gỗ là vòng tế bào hóa mô cứng. Nhiều bó libe gỗ rời [hình 27] cấu tạo gồm gỗ ở trên libe ở dưới xếp trong vùng mô mềm ở 2 bên vòng libe gỗ chính, mỗi bó có vòng mô cứng bao xung quanh. Mô mềm tủy [hình 28] đạo. Nhiều túi tiết ly bào [hình 29] trong mô mềm vỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rất nhiều trong mô mềm vỏ và tủy.
Phiến lá [hình 30]
Biểu bì trên tế bào hình vuông gần đều, biểu bì dưới tế bào hình chữ nhật nằm không đều; lớp cutin rất dày ở cả 2 biểu bì. Mô giậu 2-3 lớp, tế bào hình đa giác thuôn dài, chứa nhiều lục lạp. Mô mềm khuyết chiếm khoảng 1/10 bề dày thịt lá, tế bào hình dạng thay đổi. Nhiều túi tiết ly bào ở sát mô giậu. Trong thịt lá có nhiều bó gân phụ nhỏ bị cắt ngang với gỗ ở trên libe ở dưới được bao bởi vòng mô cứng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có nhiều trong mô mềm thịt lá.
Cuống lá [hình 31]
Vi phẫu gần tròn mặt trên hơi phẳng. Biểu bì, 1 lớp tế bào hình tam giác đầu nhọn, lớp cutin rất dày. Mô mềm đạo, tế bào hình tròn hay đa giác tròn vách dày [hình 32], kích thước không đều, nhiều tế bào ở sát cung libe gỗ chứa tinh bột. Libe gỗ xếp thành hình cung chữ c [hình 33] hai đầu uốn cong vào, libe ở ngoài, gỗ ở trong. Libe gồm các tế bào hình đa giác vách dày uốn lượn, xếp lộn xộn. Mạch gỗ hình đa giác xếp thành dãy; mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác, vách cellulose. Quanh bó dẫn (bên ngoài libe) rải rác có tế bào hóa mô cứng. Túi tiết ly bào, rất nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai, tế bào có tinh bột có trong vùng mô mềm.
Vỏ quả
Vi phẫu từ ngoài vào trong gồm: Biểu bì [hình 34] 1 lớp tế bào hình chữ nhật đứng, kích thước khá đều, lớp cutin dày. Mô mềm đạo 6-7 lớp, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn, chứa nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai và túi tiết ly bào. Mô cứng [hình 35] 12-14 lớp, tế bào hình đa giác góc tròn, vách dày, ống trao đổi rõ, kích thước không đều, xếp thành vòng gần liên tục. Mô mềm [hình 36] đạo, tế bào hình đa giác, nhiều túi tiết [hình 37] ly bào, mạch gỗ bị cắt dọc trong vùng mô mềm đạo.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột vỏ quả Măng cụt có màu nâu, không mùi, vị hơi chát, gồm các thành phần sau: Tế bào mô cứng [hình 38] nhiều, riêng lẻ hay dính nhau 2-3 tế bào, hình dạng và kích thước thay đổi, vách rất dày, ống trao đổi rõ. Sợi [hình 39] vách dày, ống trao đổi rõ, riêng lẻ hay dính lại thành đám. Mảnh mô mềm [hình 40] gồm các tế bào hình đa giác, có thể có chứa hạt tinh bột. Hạt tinh bột hình cầu, kích thước 5-10 µm, nằm riêng lẻ hay tụ lại thành đám. Mảnh mạch gồm mạch xoắn, mạch vạch [hình 41]. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Khối nhựa [hình 42] có màu vàng, vàng nâu, cam.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Măng cụt hiện được trồng rộng rãi ở Nam Bộ nước ta. Ngoài ra còn được trồng ở một số nước trong khu vực như: Philippin, Indonesia, Malaysia.

Bộ phận dùng: 

Vỏ quả (Pericarpium Garciniae mangostanae), lấy ở những quả già đã chín, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học: 

Vỏ quả măng cụt có chứa từ 7–13% tanin. Ngoài ra còn có chất nhựa và chất mangostin (C20H22O5), có tinh thể hình phiến nhỏ, màu vàng tươi, không vị, tan trong rượu, ether và chất kiềm, không tan trong nước. Độ chảy 175 OC.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Nước sắc vỏ măng cụt làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ, có khi còn dùng chữa bệnh hoàng đản (vàng da).

Hình đính kèm
Cây gỗ
thân già
Phiến lá
Cuống lá
riêng lẻ
Hoa
Lá bắc con
Lá đài
Bộ nhị
hạt phấn
bầu
đầu nhụy
Quả
Thân
Các mô
cutin
Libe 1
Libe 2
Gỗ 2
Gỗ 1
túi tiết
calci oxalat hình cầu gai
hình khối
Tinh bột
Lá
Hệ thống dẫn
bó libe gỗ rời
Mô mềm tủy
túi tiết ly bào
Phiến lá
Cuống lá
vách dày
cung chữ c
Biểu bì
Mô cứng
Mô mềm
túi tiết
Tế bào mô cứng
Sợi
Mảnh mô mềm
mạch vạch
Khối nhựa

Bộ Bầu bí (Cucurbitales)

Họ Bầu bí (Cucurbitaceae)

Chi Cucumis

Loài Cucumis sativus L. (Cây Dưa leo)

Tên
Tên khác: 

Dưa chuột, Hoàng qua.

Tên khoa học: 

Cucumis sativus L.

Họ: 

Bí (Cucurbitaceae)

Tên nước ngoài: 

Cucumber

Mẫu thu hái tại: 

Củ chi, TP. Hồ Chí Minh tháng 07 năm 2009

Số hiệu mẫu: 

DL0709

Dây leo [hình 1] bằng tua cuốn không phân nhánh; tua cuốn màu xanh lục nhạt, mảnh, tiết diện gần tròn, mặt trên có rãnh ở giữa. Thân có màu xanh lục nhạt, tiết diện đa giác, có 5 gân dọc. Thân và tua cuốn có lông cứng màu trắng. Lá [hình 2] đơn, mọc cách. Phiến lá dài 10-16 cm, rộng 10,5-15,5 cm; xẻ 5 thùy theo kiểu chân vịt với 3 thùy có dạng tam giác, 2 thùy cạn; ở lá non phiến lá có thể xẻ 7 thùy với 3 thùy có dạng tam giác, 4 thùy cạn; thùy giữa to hơn các thùy còn lại; đáy lá hình tim; mép lá có răng cưa nhỏ màu trắng. Lá màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá chân vịt với 5-7 gân chính nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ tạo thành hình mạng. Cuống lá có tiết diện đa giác, màu xanh lục, dài 8-20 cm, mặt trên có rãnh ở giữa và có 5 gân dọc. Trên cuống lá và 2 mặt phiến lá phủ đầy lông cứng màu trắng. Ở nách lá có hệ thống đặc biệt, gồm có: 1 tua cuốn và 1 hoa cái riêng lẻ, hay 1 tua cuốn và 1 cụm 5-6 hoa đực. Cụm hoa: Hoa đực: mọc thành chụm 5-6 hoa ở nách lá. Hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá. Hoa: Đều, đơn tính cùng gốc, mẫu 5. Hoa đực [hình 3]: Cuống hoa dạng sợi màu xanh lục, dài 1-2 cm, phủ đầy lông tơ trắng. Lá đài 5, đều, màu xanh lục nhạt, phủ dày đặc lông dài trắng; ống đài hình chuông cao 0,6-0,8 cm, có 10 đường gân dọc; 5 thùy dạng tam giác hẹp cao 0,8-1 cm, rộng 0,1-0,2 cm. Tiền khai đài van. Cánh hoa 5, đều; mặt trên vàng đậm , mặt dưới vàng nhạt; dính nhau phía dưới thành ống hình chuông cao 0,6-0,8 cm và dính vào lá đài, sau khi tách khỏi đài tràng hoa chia 5 thùy dạng ngọn giáo đỉnh có 1 gai nhọn màu xanh lục, kích thước 1,5-2 cm x 1-1,5 cm; bìa nhăn, 2 mặt có lông mịn màu trắng, mặt dưới có 5-6 gân màu xanh lục nhạt. Tiền khai cánh hoa 5 điểm. Nhị [hình 4] 5, đều, 4 nhị dính nhau ở bao phấn thành 2 cặp, 1 nhị rời, đính ở nơi tiếp giáp giữa đài và tràng trên 1 vòng trước cánh hoa. Chỉ nhị ngắn 0,1-0,2 cm, dẹp, màu xanh lục nhạt. Bao phấn khúc khuỷu, màu vàng, cao 0,3-0,4 cm, 1 ô, hướng ngoại, đính đáy, mở bằng một đường nứt cong queo, chung đới kéo dài 1 đoạn 1 mm màu xanh lục nhạt sau đó chia 2 thùy màu vàng. Hạt phấn [hình 5] rời, màu vàng nhạt, hình cầu có 1-3 lỗ, hay hình bầu dục có 2 rãnh dọc, kích thước 62,5-75 µm. Đĩa mật to, màu vàng, chia 3 thùy xen kẽ nhị, nằm trên đế hoa và dưới nhị. Hoa cái [hình 6]: Cuống hoa dạng sợi, màu xanh lục, phủ đầy lông trắng ngắn, dài 4-7,5 cm. Lá đài và cánh hoa như hoa đực, nhưng mỗi thùy của cánh hoa có 3-5 gân và có kích thước 2-2,5 x 1-1,5 cm. Lá đài và cánh hoa dính nhau ở phần ống và dính vào bầu noãn. Lá noãn 3, bầu [hình 7] dưới 3 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trắc mô đặc biệt. Bầu noãn hình trụ màu xanh lục, dài 2-4 cm, phủ lớp màu trắng như sáp, có 10 sọc dọc màu xanh đậm, rải rác có những nốt sùi (những nốt sùi này là những lông che chở đa bào ngắn đáy phình to); 1 vòi nhụy hình trụ ngắn 0,2 cm, màu xanh lục nhạt; 3 đầu nhụy màu vàng nhạt, mỗi đầu nhụy chia 2 thùy. Đĩa mật màu vàng chia 3 thùy, bao quanh gốc vòi nhụy. Quả [hình 8] hình trụ dài, màu xanh lục, 1 đầu xanh nhạt, 1 đầu xanh đậm, dài 0,12 – 0,2 m. Trên vỏ quả có 10 đường gân dọc màu xanh nhạt và có nhiều u lồi. Hạt [hình 9] hình bầu dục thuôn, dẹp, 2 đầu tròn, dẹp, màu vàng nhạt, dài 0,8-1,2 cm.

Hoa thức và Hoa đồ: 




Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu rễ gần tròn hay chia 3 thùy cạn. Bần gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, lục bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật vách bằng cellulose. Mô mềm vỏ đạo, 2-5 lớp tế bào hình bầu dục hay hơi đa giác, đôi khi có moat vài cụm tế bào mô mềm vỏ hóa mô cứng. Libe 1 xếp thành từng đám, libe 2 tế bào hình chữ nhật; trong libe có nhiều mạch rây. Gỗ 2 chiếm tâm và chia thành 3 cụm bởi các tia tủy rộng; mạch gỗ 2 to, nhiều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 tế bào đa giác, một vài cụm tế bào mô mềm gỗ 2 vách bằng cellulose. 3 bó gỗ 1 rõ ở chân các tia tủy rộng. Tia tủy tế bào hẹp dài vách bằng cellulose: tia tủy rộng giữa các cụm gỗ 2 gồm 10-15 dãy tế bào, tia tủy hẹp bên trong cụm gỗ 2 gồm 5-8 dãy tế bào.
Vi phẫu thân [hình 10]: Vi phẫu tiết diện ngũ giác. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, rải rác có lỗ khí, lỗ khí có thể nằm ngang hay hơi nhô lên so với tế bào biểu bì; lông che chở đa bào 1 dãy, bề mặt có mụn cóc hoặc không (có 3 dạng: 3 tế bào, 5 tế bào, nhiều tế bào); ít lông tiết (có 2 dạng: đầu 2 tế bào, chân đơn bào; đầu 4 tế bào, chân đa bào). Mô dày góc, tế bào hình bầu dục xếp thành từng cụm, 5-7 lớp tế bào ở góc thân, 2-3 lớp tế bào ở cạnh. Mô mềm đạo, 1-4 lớp tế bào hình bầu dục. Vòng mô cứng gồm 3-5 lớp tế bào hình đa giác gián đoạn hay liên tục quanh thân. Dưới vòng mô cứng và trên đầu các bó libe gỗ vòng ngoài có những cụm tế bào đa giác nhỏ vách bằng cellulose xếp khít nhau. Hệ thống dẫn gồm 2 vòng bó libe-gỗ kiểu chồng kép, vòng ngoài 5 bó, vòng trong 3-4 bó. Mỗi bó dẫn gồm có: libe 1 không rõ do bị libe 2 ép dẹp, trong libe có mạch rây kích thước to, mạch gỗ 2 tiết diện gần tròn, mô mềm gỗ 2 tế bào có vách dày tẩm chất gỗ, một vài chỗ tế bào mô mềm gỗ 2 vách bằng cellulose, gỗ 1 rõ, bên trong gỗ 1 có cụm libe trong. Mô mềm tủy đạo, tủy có thể bị hủy 1 phần.
Vi phẫu lá [hình 11]: Gân giữa: mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, lớp cutin ở biểu bì dưới dày hơn biểu bì trên. Mô dày góc tế bào hình bầu dục, 6-7 lớp tế bào ở biểu bì trên, 2-3 lớp tế bào ở biểu bì dưới. Mô mềm đạo tế bào hơi đa giác. Cung libe-gỗ với gỗ ở trên libe ở dưới, tiếp giáp với libe là cụm tế bào đa giác nhỏ vách bằng cellulose xếp khít nhau; trên gỗ là cụm libe trong, trong libe có mạch rây nhưng kích thước nhỏ hơn ở thân; phía trên có 2 cụm libe-gỗ nhỏ hơn với gỗ ở trên libe ở dưới, phía trên gỗ là cụm libe trong. Phiến lá [hình 12]: tế bào biểu bì trên lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin ở biểu bì trên dày hơn. Mô mềm giậu 2 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp trên dài hơn lớp dưới; mô mềm khuyết tế bào gần tròn hay bầu dục, sắp xếp chừa những khuyết nhỏ; giữa mô mềm giậu và mô mềm khuyết có các bó phụ với gỗ ở trên libe ở dưới. Lỗ khí ở cả 2 biểu bì nhưng ít hơn ở biểu bì trên. Trên 2 biểu bì có nhiều lông che chở và lông tiết [hình 13] như ở thân.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột thân màu xanh lục nhạt, thô, có nhiều xơ. Bột lá màu xanh lục đậm, mịn. Bột hoa màu vàng đậm, mịn. Bột rễ màu vàng trắng, có nhiều xơ.
Thành phần: Mảnh bần tế bào hình chữ nhật, vách mỏng. Có ít tế bào mô cứng vách mỏng. Mảnh biểu bì vách tế bào hơi uốn lượn, lỗ khí kiểu hỗn bào. Lông che chở đa bào vách mỏng, có nốt sùi. Lông tiết đầu đa bào (4 tế bào), chân đa bào (3 tế bào); đầu đa bào (2 tế bào), chân đơn bào. Mảnh mô giậu nhìn ngang. Mảnh mô mềm tế bào hơi đa giác. Mảnh mạch vòng, mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng, mạch điểm. Mảnh biểu bì cánh hoa tế bào hơi đa giác. Hạt phấn hoa tròn hay hơi bầu dục, có 1-3 lỗ nảy mầm, kích thước 62,5-75 µm. Trong bột thân và bột rễ có hạt tinh bột, hạt tinh bột hình gần tròn, tế bào hình sao.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Dưa leo - Cucumis sativus L. là loài của các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng khắp nơi ở nước ta. Cây thích nghi với nhiều loại hình khí hậu. Cây ra hoa vào mùa xuân - hạ

Bộ phận dùng: 

Quả (Fructus Cucumis sativi)

Thành phần hóa học: 

Quả chín có 85% phần ăn được . 10% phần này chứa nước 96g, protein 0.6g, mỡ 0.1g carbohydrate 2.2g, Ca 12mg, Fe 0.3mg, Mg 15mg, vitamin A 45 đơn vị quốc tế, vitamin B1 0.03mg, vitamin B2 0.02mg, niacin 0.3mg, vitamin C 12mg. hân hạt chứa khoảng 42% dầu béo và 42% protein. Ngoài ra quả còn chứa enzym là erepsin - enzym thủy phân protein, acid ascorbic oxydaza, succinic và malic dehydrogen, chất thơm.
Hạt chứa một saponin và một alkaloid hơi độc là hypoxanthin.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Quả dùng làm thực phẩm, làm thuốc trong các trường hợp sốt nhẹ, nhiễm độc đau bụng, thống phong, tạng khớp, bệnh sởi và nhiễm trực khuẩn coli. Dùng ngoài để trị ngứa, nấm ngoài da. Rễ và lá cũng được sử dụng trị sưng đau, chữa ngộ độc; (Dưa chuột lợi tiểu, không nên ăn nhiều. Người lạnh dạ và thận yếu phải kiêng ăn).

Hình đính kèm
Dây leo
Lá
Hoa đực
Nhị
Hạt phấn
Hoa cái
bầu
Quả
Hạt
Vi phẫu thân
Vi phẫu lá
Phiến lá
lông che chở và lông tiết

Chi Luffa

Loài Luffa cylindrica (L.) M. Roem. (Cây Mướp hương)

Tên
Tên khác: 

Mướp ta

Tên khoa học: 

Luffa cylindrica (L.) M. Roem.

Tên đồng nghĩa: 

L. aegyptiaca Mill., L. cylindrica var. insularum Gagnep.

Họ: 

Bí (Cucurbitaceae)

Tên nước ngoài: 

Sponge Gourds, Vegetable Sponge, Wash Sponge, Gourd Towel, Dishcloth Gourd, Loofah Gourd

Mẫu thu hái tại: 

Củ chi, TP. Hồ Chí Minh tháng 08 năm 2009

Số hiệu mẫu: 

MH0809

Dây leo bằng tua cuốn phân nhánh, thường 4-5 nhánh; tua cuốn màu xanh lục nhạt có tiết diện đa giác, có lông ngắn màu trắng, mặt trên có rãnh ở giữa. Thân có màu xanh lục nhạt, tiết diện đa giác, có 5 gân dọc, rải rác có lông ngắn màu trắng. Lá [hình 1] đơn, mọc cách. Phiến lá hình trái xoan, đáy hình tim, dài 8-16 cm, rộng 7-20 cm, xẻ 5-7 thùy cạn theo kiểu chân vịt, thùy có dạng tam giác đỉnh có mũi nhọn, thùy giữa to hơn các thùy còn lại; mép lá có răng cưa. Lá màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới, ở 2 mặt phủ đầy lông nhám màu trắng. Gân lá chân vịt với 5-7 gân chính nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ tạo thành hình mạng. Cuống lá có tiết diện đa giác, màu xanh lục, dài 5-7 cm, mặt trên có rãnh ở giữa, có lông ngắn màu trắng và có 6 gân dọc. Ở nách lá có hệ thống đặc biệt, gồm có: 1 hoa cái riêng lẻ; 1 cụm hoa đực dạng chùm gồm 12-20 hoa; 1 tua cuốn phân nhánh; 1 vảy cứng màu xanh lục, kích thước 0,5-0,8 cm x 0,5-0,8 cm, mặt dưới có nhiều đốm tuyến tròn màu xanh lục đậm. Cụm hoa: Hoa đực: chùm, trục phát hoa dài 20-24 cm, tiết diện đa giác, màu xanh lục, phủ đầy lông ngắn màu trắng, mang hoa khoảng 1/5 phía trên. Hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá. Hoa: Đều, đơn tính cùng gốc, mẫu 5, đôi khi mẫu 6. Hoa đực [hình 2]: Cuống hoa có tiết diện đa giác, màu xanh lục, dài 0,8-1,3 cm, phủ đầy lông tơ màu trắng, trên cuống có khớp cách đài hoa 0,5 cm, đoạn khớp có màu nhạt hơn. Lá bắc dạng vảy hình bầu dục màu xanh lục, kích thước 0,5 x 0,3 cm, mặt dưới có đốm tuyến tròn màu xanh lục đậm và có ít lông tơ trắng. Lá đài 5-6, đều, màu xanh lục nhạt, phủ đầy lông tơ trắng; ống đài hình chuông cao 0,5 cm, có 10 đường gân dọc; 5 thùy hình tam giác cao 1-1,5 cm, rộng 0,8-1 cm, mỗi thùy có 3 gân dọc, đôi khi mặt dưới có vài đốm tuyến tròn màu xanh lục đậm . Tiền khai đài van. Cánh hoa 5-6, đều; mặt trên vàng đậm , mặt dưới vàng nhạt; dính nhau phía dưới khoảng 0,2-0,3 cm và dính vào lá đài, sau khi tách khỏi đài tràng hoa chia 5 thùy kích thước 3,5-5 cm x 2-2,5 cm, đỉnh mỗi thùy chia 2 thùy cạn tròn và giữa 2 thùy này có mũi nhọn; bìa nhăn, 2 mặt phủ đầy lông dài màu trắng, mặt dưới có 5-7 gân màu xanh lục nhạt. Tiền khai cánh hoa lợp. Nhị 5-6, đều, rời, đính ở nơi tiếp giáp giữa đài và tràng trên 1 vòng xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi màu vàng nhạt, dài 1 cm, gốc hơi phình ra và có nhiều lông trắng như nhung. Bao phấn cong queo, màu vàng, cao 0,3 cm, 1 ô, hướng ngoại, đính giữa, mở bằng một đường nứt cong queo, chung đới nở rộng. Hạt phấn [hình 3] rời, màu vàng nhạt, hình cầu có 2-3 lỗ, hay hình bầu dục có 2 rãnh dọc, kích thước 100-120 µm. Đĩa mật to, màu vàng, chia 5 thùy xen kẽ nhị, nằm trên đế hoa và dưới nhị. Hoa cái [hình 4]: Cuống hoa hình trụ, màu xanh lục, có ít lông ngắn, dài 5-15 cm. Lá đài 5-6, đều, màu xanh lục, có ít lông tơ trắng; ống đài cao 0,1 cm; 5-6 thùy hình tam giác cao 1,5 cm, rộng 0,5-1 cm, mỗi thùy có 3 gân dọc, mặt dưới có nhiều đốm tuyến tròn màu xanh lục đậm. Tiền khai đài van. Cánh hoa tương tự như hoa đực. Lá đài và cánh hoa dính nhau ở phần ống và dính vào bầu noãn. Lá noãn 3, bầu dưới 3 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trắc mô đặc biệt. Bầu noãn hình trụ màu xanh lục, dài 6-8 cm, phủ đầy lông mịn màu trắng, có 10 sọc dọc và có những đốm đen; 1 vòi nhụy hình trụ dài 1 cm, màu xanh lục; 3 đầu nhụy màu vàng nhạt, nở rộng, cong về phía dưới, mặt trên có rãnh giữa. Nhị lép là những vảy hình tam giác màu trắng, có nhiều lông mịn màu trắng, đính ở nơi tiếp giáp giữa đài và tràng. Đĩa mật dạng khoen màu vàng, chia 3 thùy, bao quanh gốc vòi nhụy. Quả [hình 5] hình thoi hay hình trụ, màu xanh lục, dài 0,3 – 0,9 m. Trên vỏ quả có 10 đường gân dọc màu xanh đậm và những đốm màu đen. Hạt [hình 6] hình trứng, 2 đầu tròn, màu đen, dài 1-1,2 cm, có rìa.

Hoa thức và Hoa đồ: 




Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu rễ [hình 7] gần tròn. Bần gồm 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật, lục bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật vách bằng cellulose. Mô mềm vỏ đạo, 5-7 lớp tế bào hình bầu dục kích thước không bằng nhau, trong mô mềm vỏ rải rác có những cụm tế bào hóa mô cứng. Trụ bì hóa mô cứng thành từng cụm, giữa các cụm trụ bì có những đám tế bào hóa mô cứng có ống trao đổi rõ. Libe 1 xếp thành từng đám, libe 2 tế bào hình chữ nhật; trong libe có nhiều mạch rây kích thước to. Gỗ 2 chiếm tâm và chia thành 3 cụm bởi các tia tủy rộng; mạch gỗ 2 to, nhiều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 tế bào đa giác, một vài cụm tế bào mô mềm gỗ 2 vách bằng cellulose. 3 bó gỗ 1 rõ, ở chân các tia tủy rộng. Tia tủy tế bào hẹp dài vách bằng cellulose: tia tủy rộng giữa các cụm gỗ 2 gồm 8-11 dãy tế bào, tia tủy hẹp bên trong cụm gỗ 2 gồm 5-8 dãy tế bào.
Vi phẫu thân [hình 8] hình ngũ giác. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, rải rác có lỗ khí, lỗ khí [hình 9] có thể nằm ngang hay hơi nhô lên so với tế bào biểu bì; nhiều lông che chở đa bào 1 dãy, bề mặt có mụn cóc hoặc không (có 3 dạng: 3 tế bào, 5 tế bào, nhiều tế bào); ít lông tiết (có 2 dạng: đầu 2 tế bào, chân đơn bào; đầu 4 tế bào, chân đa bào). Mô dày góc, tế bào hình bầu dục xếp thành từng cụm, 13-15 lớp tế bào ở góc thân, 2-4 lớp tế bào ở cạnh. Mô mềm đạo, 3-4 lớp tế bào hình bầu dục. Vòng mô cứng gồm 4-7 lớp tế bào hình đa giác liên tục quanh thân. Hệ thống dẫn gồm 2 vòng bó libe-gỗ kiểu chồng kép, 5 bó vòng trong xen kẽ 5 bó vòng ngoài. Mỗi bó dẫn gồm có: libe 1 không rõ do bị libe 2 ép dẹp, trong libe có mạch rây kích thước to, mạch gỗ 2 tiết diện gần tròn, mô mềm gỗ 2 tế bào có vách dày tẩm chất gỗ, gỗ 1 rõ, bên trong gỗ 1 có cụm libe trong. Mô mềm tủy đạo, tủy có thể bị hủy 1 phần.
Vi phẫu lá [hình 10]: Gân giữa: mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, lớp cutin ở biểu bì dưới dày hơn biểu bì trên. Mô dày góc tế bào hình bầu dục, 7-8 lớp tế bào ở biểu bì trên, 2-3 lớp tế bào ở biểu bì dưới. Mô mềm đạo tế bào hơi đa giác. Cung libe-gỗ với gỗ ở trên libe ở dưới, trên gỗ là cụm libe trong, trong libe có mạch rây nhưng kích thước nhỏ hơn ở thân; phía trên có 3-5 cụm libe-gỗ nhỏ với gỗ ở trong libe ở ngoài, phía trong gỗ là cụm libe trong. Phiến lá [hình 11]: tế bào biểu bì trên lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin ở biểu bì dưới dày hơn. Mô mềm giậu 2 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp trên dài hơn lớp dưới; mô mềm khuyết tế bào gần tròn hay bầu dục, sắp xếp chừa những khuyết nhỏ; giữa mô mềm giậu và mô mềm khuyết có các bó phụ với gỗ ở trên libe ở dưới. Lỗ khí ở cả 2 biểu bì nhưng ít hơn ở biểu bì trên. Trên 2 biểu bì có nhiều lông che chở [hình 12] và lông tiết [hình 13] như ở thân.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột thân màu xanh nhạt, có ít xơ. Bột lá màu xanh lục đâm, có xơ. Bột hoa màu vàng nâu, mịn. Bôt rễ màu vàng nhạt, ít xơ.
Thành phần: Mảnh bần tế bào hình chữ nhât, vách mỏng. Tế bào mô cứng vách mỏng. Mảnh biểu bì vách tế bào hơi uốn lượn, lỗ khí kiểu hỗn bào. Lông che chở đa bào vách mỏng, có nốt sùi. lông tiết đầu đa bào (4 tế bào) chân đa bào(3 tế bào), đầu đa bào (2 tế bào), chân đơn bào. Mảnh mô giậu nhìn từ trên xuống. Mảnh mô mềm tế bào hơi đa giác. Mảnh mạch vòng, mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng, mạch điểm. Mảnh biểu bì cánh hoa tế bào đa giác, có vân. Hạt phấn hoa tròn hay hơi bầu dục, có 1-3 lỗ nảy mầm, kích thước 100-120 µm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Mướp hương được trồng ở khắp các nước thuộc vùng Nam Á, Đông Nam Á, và cả ở Đông Bắc Á, như Trung Quốc và Nhật Bản.

Bộ phận dùng: 

Xơ Mướp (Retinervus Luffae Fructus), Quả tươi (Fructus Luffae). Lá, dây, rễ, hạt cũng được dùng.

Thành phần hóa học: 

Quả, lá và cành chứa các Saponin triterpen có tên chung là luciosid. Ngoài ra, quả còn chứa chất đắng , chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5 %. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin.
Dầu hạt mướp có khoảng 35,5% các acid chủ yếu là palmitic, stearic, oleic, linoleic, trong đó acid linoleic chiếm 50 – 70%.
Rễ mướp chứa nhiều vitamin B và C muối khoáng (nitrat kali), các men ribonuclease và acid bryonilic. Hoa mướp cái có β sitosterol, apigenin và acid oleanolic.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Quả Mướp hương non được dùng làm thực phẩm, có tác dụng làm tăng tiết sữa cho phụ nữ sau khi đẻ và làm máu lưu thông, giúp nhuận tràng.
Lá sắc với cây cứt lợn, uống chữa phù thũng. Dùng ngoài, lá tươi giã nát, ép lấy nứơc bôi chữa chốc lỡ đầu, mẫn ngứa do giời leo. Lá vò nát còn chữa bệnh zôna. Xơ mướp dùng chữa trĩ ra máu, rong huyết, rong kinh, kiết lỵ, tiêu chảy ra máu.
Thân dây mướp dùng chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi có mùi hôi.
Rễ chữa đau nửa đầu, viêm mũi, viêm xoang, viêm tuyến vú, ho đau lưng, trúng phong.

Hình đính kèm
Lá
Hoa đực
Hạt phấn
Hoa cái
Quả
Hạt
Vi phẫu rễ
Vi phẫu thân
lỗ khí
Vi phẫu lá
Phiến lá
lông che chở
lông tiết

Bộ Chè (Theales)

Họ Chè (Theaceae)

Chi Camellia

Loài Camellia sinensis (L). Kuntze (Cây Chè)

Tên
Tên khác: 

Trà, mạy chà (Tày)

Tên khoa học: 

Camellia sinensis L.

Tên đồng nghĩa: 

Thea sinensis L., Camellia thea Link., C. theifera Griff.

Họ: 

Chè (Theaceae)

Tên nước ngoài: 

Tea plant (Anh); arbre à théier (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

huyện Eakar – Tỉnh ĐăkLăk ngày 20/04/2010

Số hiệu mẫu: 

C200410 được lưu tại Bộ môn Thực Vật – Khoa Dược

Cây gỗ nhỏ [hình 1] sống lâu năm. Thân non màu xanh nhẵn bóng, thân già màu xám xù xì, tiết diện tròn. [hình 2] đơn, mọc cách, có mùi thơm đặc trưng; phiến lá cứng và dày, hình xoan ngọn có đuôi tròn và gốc tròn hoặc thuôn, dài 9-11 cm, rộng 4-5cm, màu xanh mặt trên đậm hơn mặt dưới, có lông mặt dưới; mép lá răng cưa nhọn nông; gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ, 5-6 cặp gân phụ nối với nhau gần bìa lá. Cuống lá ngắn hình lòng máng nông, màu xanh, dài 0,6-0,8 cm. Không có lá kèm. Cụm hoa [hình 3]: hoa mọc riêng lẻ hoặc chùm 3-4 hoa ở nách lá. Hoa [hình 4] đều, lưỡng tính, màu trắng có mùi thơm đặc trưng; cuống hoa ngắn, màu xanh, dài 0,4-0,6 cm; 4-5 lá bắc [hình 5] màu xanh giống lá đài, hình tam giác nhọn, cao 0,2-0,4 cm, rụng sớm trước khi hoa nở để lại những sẹo trên cuống hoa. Đài hoa [hình 6]: 5 lá đài, đều, rời, màu xanh lục đậm, phiến tròn, dày và cứng, dài 4-5 mm, rộng 3-4 mm, tồn tại; tiền khai năm điểm. Tràng hoa: 6 đôi khi 7 cánh hoa [hình 7], rời, mỏng, màu trắng, không đều: 2 cánh ngoài cùng hình dạng giống lá đài màu xanh mặt ngoài màu trắng mặt trong, dài 0,9-1,2 cm, rộng 1-1,5 cm; 4 cánh còn lại màu trắng, hình lòng muỗng, móng ngắn, mép hơi nhăn, dài 1,5-2 cm, rộng 1,2-1,7 cm. Bộ nhị [hình 8]: nhiều nhị [hình 9], không đều, hơi dính với nhau ở đáy, xếp thành nhiều vòng đính trên đế hoa; chỉ nhị màu trắng, dạng sợi hơi cong queo thuôn nhỏ ở đỉnh, dài 0,6-0,7cm, vòng trong cùng chỉ nhị to và dẹt màu vàng; bao phấn màu vàng thuôn dài, 2 ô, hướng trong, nứt dọc, đính gốc, dài 0,7-1 mm; hạt phấn [hình 10] rời, hình bầu dục, màu vàng, có rãnh, dài 32,5 µm, rộng 17,5 µm. Bộ nhụy [hình 11]: 3 lá noãn, bầu [hình 12] trên hình cầu 3 ô [hình 13], đường kính 1,5-2 mm, màu trắng xanh, có lông, mỗi ô 1 noãn đính trung trụ; 1 vòi nhụy hình sợi, màu vàng, dài 0,5-0,6 cm; 3 đầu nhụy [hình 14] dạng sợi có rãnh dọc ở mặt trong, tỏa đều về 3 hướng, dài 0,2-0,3 cm. Quả [hình 15] đóng có thể có hình tam giác 3 góc tròn, hình bầu dục hoặc hình tròn do hạt bị tiêu đi, màu xanh đậm, nhẵn bóng; mỗi quả có 1-3 hạt [hình 16]. Hạt [hình 17] tròn màu nâu bóng, đường kính 1-1,2 cm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân
Vi phẫu [hình 18] tiết diện gần tròn. Các mô [hình 19] gồm: Biểu bì nhiều chỗ bị bong tróc khỏi mô mềm, 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước gần đều, cutin dày. Mô mềm vỏ lỏng lẻo, nhiều lớp tế bào đa giác gần tròn, kích thuớc không đều, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Trụ bì [hình 20] hoá sợi, tế bào hình đa giác, kích thước đều, 3-5 lớp xếp thành vòng gần liên tục. Tầng sinh bần bên trong trụ bì tạo bần nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn. Ở thân già phía ngoài bần bị bong ra. Mô mềm cấp 2 gồm 2-3 lớp tế bào thuôn dài, kích thuớc không đều, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 1 tế bào hình đa giác, xếp thành từng cụm nhỏ. Libe 2 liên tục, tế bào hình đa giác, kích thuớc không đều, xếp thành dãy xuyên tâm, sợi libe [hình 21] vách cellulose dày phân bố đều trong mô libe. Gỗ 2 nhiều, liên tục; mạch gỗ 2 hình đa giác hoặc vuông tròn, kích thước không đều phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ hóa sợi [hình 22] không bao quanh mạch, tế bào hình đa giác hoặc hình chữ nhật kích thước nhỏ không đều xếp thành dãy. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào hình bầu dục hoặc đa giác tròn. Gỗ 1 [hình 23] phân bố đều, mỗi bó 3-5 mạch hình đa giác. Mô mềm tủy đạo tế bào đa giác tròn hoặc tròn, kích thước không đều, nhiều tế bào bề mặt vách có ống trao đổi phân nhánh; mô mềm tủy [hình 24] hóa mô cứng và chứa nhiều tinh bột, mô mềm bên trong gồm các tế bào hóa mô cứng thường có kích thước nhỏ xen với các tế bào to vách cellulose. Thể cứng [hình 25] nằm rải rác trong vùng libe 2 và tủy. Tinh bột nhiều trong tế bào mô mềm tủy, rải rác ở các tế bào tia gỗ và một số mô mềm gỗ.
Cuống lá
Vi phẫu lồi ở mặt dưới, lõm ở mặt trên, có 2 cánh nhỏ nhọn. Biểu bì trên và dưới giống nhau, biểu bì trên lớn hơn biểu bì dưới, tế bào hình chữ nhật có núm nhọn, cutin dày, lông che chở đơn bào. Mô dày tròn nhiều lớp tế bào hình đa giác hoặc đa giác tròn ở dưới tế bào biểu bì trên xếp thành dãy xuyên tâm, ở trên tế bào biểu bì dưới xếp lộn xộn. Mô mềm khuyết gồm nhiều lớp tế bào đa giác hoặc đa giác tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Bó dẫn xếp hình cung, gỗ ở trên, libe ở dưới. Libe tế bào đa giác vách uốn lượn, xếp thành đám. Mạch gỗ hình đa giác kích thước không đều xếp thành dãy xen kẽ với mô mềm 1 dãy tế bào vách cellulose. Mô dày góc 2-3 lớp tế bào đa giác kích thước nhỏ bao quanh bó dẫn. Thể cứng nằm rải rác ở mô dày và mô mềm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rải rác trong mô mềm.

Gân giữa [hình 26]: vi phẫu lồi cả 2 mặt, mặt trên lồi ít hơn mặt dưới. Biểu bì tế bào hình chữ nhật kích thước không đều; tế bào biểu bì trên lớn gấp đôi tế bào biểu bì dưới, lớp cutin và vách trong cũng dày hơn. Mô dày góc trên tế bào biểu bì dưới, 2-3 lớp tế bào hình đa giác tròn, kích thước gần đều. Mô mềm khuyết gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác, kích thước lớn hơn gấp 2-3 lần mô dày, không đều, vách uốn lượn. Trụ bì hóa mô cứng phía ngoài libe gồm 2-3 lớp tế bào hình đa giác kích thước đều. Bó dẫn [hình 27] xếp hình cung gỗ ở trên, libe ở dưới. Libe gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác kích thước đều, xếp lộn xộn thành từng đám. Mạch gỗ hình đa giác hay vuông xếp thành dãy xen lẫn với mô mềm gỗ (tế bào hình vuông hay đa giác) hóa mô cứng. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào hình chữ nhật hẹp. Thể cứng kích thước lớn nhánh nhọn, nhiều hình dạng, nằm ở mô mềm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhiều ở mô mềm và libe.
Phiến lá [hình 28]: Biểu bì tế bào hình chữ nhật, tế bào biểu bì trên lớn hơn tế bào biểu bì dưới; biểu bì trên có vách trong rất dày và cutin dày; lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào thuôn dài xếp xít nhau. Mô mềm khuyết 8-9 lớp tế bào đa giác hoặc đa giác gần tròn, xếp lộn xộn. Bó gân phụ nằm rải rác. Tinh thể calci oxalat [hình 29] hình cầu gai nằm rải rác ở mô mềm. Thể cứng kích thước lớn nhánh nhọn [hình 30], nhiều hình dạng, nằm ở mô mềm.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá chè màu xanh đen, có mùi thơm đặc trưng của chè, có vị chát gồm các thành phần sau: Mảnh biểu bì trên [hình 31] vách hơi uốn lượn, mảnh biểu bì dưới [hình 32] mang lỗ khí kiểu song bào, mảnh mạch mạng [hình 33] kích thước lớn, mảnh mạch vạch [hình 34], ít lông che chở [hình 35] đơn bào, nhiều thể cứng [hình 36] nguyên vẹn với kích thước lớn hay bị gãy, nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 37] cùng kích thước, sợi [hình 38] tập trung thành bó. Tế bào mô cứng [hình 39].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Gốc ở Bắc Ấn Độ và Nam Trung Quốc, được chuyển sang Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Chè được trồng ở khắp nơi ở nước ta. Tập trung nhiều ở Vĩnh Phú, Hà Giang, Bắc Thái, Quảng Nam - Đà nẵng cho tới Đăk Lăk, Lâm Đồng. Cây ưa khí hậu ẩm, đất chua và cần được che bóng ở một mức độ nhất định để đảm bảo hương thơm.
Mùa hoa: tháng 9-10, mùa quả: tháng 11- 3.

Bộ phận dùng: 

Lá (Folium Camelliae)

Thành phần hóa học: 

Trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tannin). Alkaloid là cafein, theophyllin, theobromin, xanthin. Các vitamin C, B1, B2, B3.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Chè có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm, bớt mụn nhọt và cầm tả lỵ. Do có cafein và theophyllin, chè là một chất kích thích não, tim và hô hấp. Nó tăng cường sức làm việc của trí óc và của cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim. Sự có mặt của các dẫn xuất polyphenolic làm cho tác dụng của chè đỡ hại hơn và kéo dài hơn là cafein. Các flavonol và polyphenol làm cho chè có tính chất của vitamin P.
Thường được dùng trong các trường hợp: Tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ, sốt khát nước, tiểu tiện không lợi, ngộ độc rượu. Dùng ngoài, nấu nước rửa vết bỏng hay lở loét thì chóng lên da non.
Đơn thuốc: Tiêu chảy hay đi lỵ dùng búp chè, búp ổi mỗi thứ một nắm sao vàng sắc uống hoặc nhai một nắm trà hương khô.

Hình đính kèm
Cây gỗ nhỏ
Lá
Cụm hoa
Hoa
lá bắc
Đài hoa
cánh hoa
Bộ nhị
nhị
hạt phấn
Bộ nhụy
bầu
3 ô
đầu nhụy
Quả
3 hạt
Hạt
Vi phẫu
Các mô
Trụ bì
sợi libe
mô mềm gỗ hóa sợi
Gỗ 1
mô mềm tủy
Thể cứng
Gân giữa
Bó dẫn
Phiến lá
calci oxalat
nhánh nhọn
Mảnh biểu bì trên
mảnh biểu bì dưới
mạch mạng
mạch vạch
lông che chở
thể cứng
tinh thể calci oxalat hình cầu gai
sợi
Tế bào mô cứng

Bộ Chùm ngây (Moringales)

Họ Chùm ngây (Moringaceae)

Chi Moringa

Loài Moringa oleifera Lam. (Cây Chùm ngây)

Tên
Tên khác: 

Cây cải ngựa.

Tên khoa học: 

Moringa oleifera Lam.

Tên đồng nghĩa: 

Moringa pterygosperma Gaertn.

Họ: 

Chùm ngây (Moringaceae)

Tên nước ngoài: 

Drumstick tree, Horseradish tree, bèn ailé.

Mẫu thu hái tại: 

Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06/04/2010.

Số hiệu mẫu: 

CN0410

Cây [hình 1] gỗ nhỏ, cao 8-10 m, phân nhánh nhiều, thân có tiết diện tròn, thân non màu xanh có lông, thân già màu xám nốt sần. Lá [hình 2] kép lông chim 3 lần lẻ, mọc cách, có từ 5-7 cặp lá phụ bậc 1, 4-6 cặp lá phụ bậc 2, 6-9 cặp lá phụ bậc 3. phiến lá chét hình bầu dục dài 1,5-2 cm, rộng 2-2,5 cm, mặt trên xanh hơn mặt dưới, lá non kích thước lớn hơn lá già. Gân lá hình lông chim, nỗi rõ mặt dưới. Cuống lá dài 18-25 cm. Lá chét mọc đối, gai [hình 3] nhỏ có lông ở chỗ phân nhánh lá kép lông chim. Cụm hoa [hình 4] dạng chùm xim mọc ở nách lá hay ngọn cành. Hoa [hình 5] không đều lưỡng tính, màu trắng hơi vàng, mùi thơm, cuống hoa dài 1-2 cm. Trục phát hoa màu xanh, có lông, dài 10-15cm. Lá bắc hình vảy nhỏ, có lông. Lá đài hoa 5, rời, đều, hơi cong hình lòng muỗng, màu trắng, dài 1cm, rộng 0,4cm, tiền khai năm điểm. Cánh hoa 5, rời, không đều, cánh hoa dạng thìa, màu trắng hơi vàng, mặt trong ở dưới cánh hoa có nhiều lông, tiền khai năm điểm. Nhị [hình 6] 5, rời mang bao phấn xen kẽ với 5 nhị bất thụ tạo thành 2 vòng, nhị mang bao phấn nằm ngoài, dài hơn nhị bất thụ và đối diện với cánh hoa, nhị bất thụ nằm xen kẽ cách hoa. Chỉ nhị có kích thước to ở dưới, màu vàng, dài 0,6-1 cm, có lông. Bao phấn 2 ô, hình bầu dục, màu vàng, hướng trong. Bộ nhụy [hình 7]: 3 lá noãn dính, tạo thành bầu [hình 8] trên 1 ô, mang nhiều noãn, đính noãn bên, có lông. Vòi nhụy màu xanh, dài 1,8 cm, có nhiều lông. Đầu nhụy hình trụ, màu vàng, có lông. Quả [hình 9] nang treo to, dài 35-45 cm, có nhiều rãnh dọc, hơi gồ lên chỗ có hạt, quả khô màu vàng xám. Hạt [hình 10] màu đen, kích thước 1,5x1 cm, ở 3 cạnh có 3 cánh màu trắng dạng màng mỏng.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 11]: Vi phẫu gần tròn, vùng vỏ [hình 12] gồm 2-4 lớp tế bào bần có hình chữ nhật, kích thước không đều, vách uốn lượn, sắp xếp thành dãy đồng tâm và xuyên tâm, rải rác có những đám tế bào rách bị bong ra. Dưới lớp bần [hình 13] là tầng sinh bần và nhu bì, hình chữ nhật. Mô mềm vỏ rất ít 2-3 lớp tế bào hình bầu dục không đều, hóa mô cứng [hình 14]. Mô dày góc 3-5 lớp tế bào hình bầu dục hơi dài. Nằm rải rác trong vùng mô mềm vỏ là những tế bào hóa sợi, hình tròn hay đa giác, kích thước không đều. Dưới mô dày là mô mềm cấp II, tế bào hình bầu dục, kích thước không đều. Trụ bì [hình 15] gồm 6-9 lớp tế bào vách dày, hình tròn tạo thành vòng không liên tục do tia tủy phân cách. Libe 1 tế bào hình tròn hay đa giác xếp lộn xộn thành đám trên 1 vòng tròn. Libe 2 gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật vách cellulose, vách uốn lượn xếp xuyên tâm. Tia libe gồm 1-3 dãy. Gỗ [hình 16] 2 dày hơn libe 2, mạch gỗ 2 to, gần tròn nằm rải rác trong vùng gỗ 2. Tia gỗ gồm 6-9 dãy tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều. Gỗ 1 tập trung thành cụm, mỗi cụm 1-4 bó, gỗ 1 rõ. Tế bào mô mềm tủy hình đa giác gần tròn, kích thước lớn, hóa mô cứng rải rác. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 17], hiếm khi hình khối nằm rải rác trong vùng mô mếm vỏ, mô mềm tủy, libe.
[hình 18]: Gân giữa [hình 19] lồi ở mặt dưới, tế bào biểu bì trên và dưới hình chữ nhật, kích thước không đều. Biểu bì trên kích thước to hơn biểu bì dưới khoảng 3 lần, có lông che chở đơn bào, dài. Mô dày góc gồm tế bào hình tròn kích thước không đều. Bó dẫn xếp hình vòng cung, libe ở dưới, gỗ ở trên. Libe gồm nhiều lớp tế bào kích thước nhỏ, sắp xếp lộn xộn; mạch gỗ hình tròn hay đa giác. Tế bào mô mềm hình đa giác, kích thước không đều, gồm 3-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ hơn mô dày góc. Mô dày góc gồm 2-4 lớp tế bào hình tròn nằm sát lớp biểu bì dưới. Tinh thể [hình 20] calci oxalat nằm rải rác ở vùng mô dày góc, mô mềm và libe. Phiến lá [hình 21]: Tế bào biểu bì trên và biểu bì dưới hình chữ nhật, biểu bì trên lớn gấp 3 lần biểu bì dưới, có lông che chở giống ở gân lá. Mô mềm giậu chiếm phân nửa chiều dày phần thịt lá, gồm 1-3 lớp tế bào chứa nhiều hạt diệp lục, phía dưới là mô mềm khuyết. Tinh thể calci oxalat nằm rải rác trong vùng mô mềm giậu và mô khuyết.
Rễ [hình 22]: Vi phẫu gần tròn, lớp bần gồm những tế bào nhỏ, hơi dẹt, hình chữ nhật xếp đồng tâm và xuyên tâm, có nhiều chỗ bị bong ra. Mô mềm vỏ hình đa giác, vách mỏng, xếp lộn xộn, nằm rải rác trong vùng này có những cụm mô cứng. Gỗ và libe [hình 23]: libe 1 bị ép dẹp, khó xác định. Libe 2 gồm những tế bào hình chữ nhật, vách bằng xenlulose, sắp xếp thành dãy xuyên tâm rõ. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 ít, nằm rải rác, Mô mềm gỗ vách bằng cellulose, sắp xếp thành dãy xuyên tâm.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá có màu xanh xám, Thành phần gồm: lông che chở đơn bào [hình 24], mảnh biểu bì [hình 25] lá mang lỗ khí. Mảnh mô giậu [hình 26]. Mảnh mạch xoắn. Nhiều tinh thể calxi oxalat [hình 27] hình cầu gai, hiếm khi hình khối.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Loài có nguồn gốc ở Ấn Độ. Nước ta cây phân bố ở một số tỉnh: Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi…. là cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cây dễ trồng, có thể sống ở những vùng đất khô cằn. Cây thường ra hoa vào tháng 1-2.

Bộ phận dùng: 

Rễ và toàn cây (Radix et Herba Moringae)

Thành phần hóa học: 

Rễ chứa các hợp chất glucosinolates: như 4-(alpha-L-rhamnosyloxy) benzyl glucosinolate (khoảng 1%). Hạt chứa glucosinolate (như trong rễ), dầu béo và các axit loại phenol carboxylic như 1-beta - D - glucosyl 2, 6 dimethyl benzoate. Lá Chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoids và phenolic như kaempferol 3-O-alpha-rhamnoside, kaempferol,...

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Lá ăn như rau, trái nồng dùng trong cari, dầu từ hột làm dầu ăn. Có tính làm giảm sự thụ thai. Hạt chứa một isotiocianat chống nhiều vi khuẩn trong đó có Mycobacterium phlei, chống siêu khuẩn trái rạ, toi gà. Vỏ chứa morngenin (alkaloid) moringin phấn khích tim. Lá làm trà trị cảm, suyễn.... thân tán thành bột uống trị rắn, bò cạp cắn. Vỏ rễ chứa athonin diệt vi khuẩn mạnh. Ở Châu Phi dùng thoa lở miệng. Ngoài ra, lá chứa niaziminin cũng làm hạ huyết áp.

Hình đính kèm
Cây
Lá
gai
Cụm hoa
Hoa
Nhị
Bộ nhụy
bầu
Quả
Hạt
Thân
vùng vỏ
bần
mô cứng
Trụ bì
Gỗ
hình cầu gai
Lá
Gân giữa
Tinh thể
Phiến lá
Rễ
Gỗ và libe
đơn bào
mảnh biểu bì
mô giậu
calxi oxalat

Bộ Gai (Urticales)

Họ Dâu Tằm (Moraceae)

Chi Morus

Loài Morus alba L. (Cây Dâu Tằm)

Tên
Tên khác: 

Tang, Dâu cang, Dâu ta

Tên khoa học: 

Morus alba L.

Họ: 

Dâu tằm (Moraceae)

Tên nước ngoài: 

White mulberry (Anh)

Mẫu thu hái tại: 

Bảo Lộc-Lâm Đồng, ngày 09 tháng 05 năm 2009

Số hiệu mẫu: 

DT 0509

Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 3 m. Cành mềm [hình 1], lúc non có lông, sau nhẵn và có màu xám trắng, chồi nách nhỏ màu nâu vàng. Vỏ thân [hình 2] có nốt sần, có mủ trắng như sữa. Lá [hình 3] mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng, mềm, dài 5-10 (15) cm, rộng 4-8 (10) cm, mép có răng cưa đều, phiến nguyên hay đôi khi chia 3-5 thùy trên các nhánh còn non, 3 gân ở gốc, các gân bên đạt tới chiều dài của phiến, đôi gân bên tận cùng ở ½ chiều dài phiến lá. Mặt trên của lá màu lục sẫm hay lục xám, mặt dưới màu lục nhạt hơn, nổi rõ các gân lớn chạy từ cuống lá và nhiều gân nhỏ hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá. Cuống dài 2-4 cm, mảnh, có lông thưa. Lá kèm [hình 4] còn non hình tam giác nhọn, khi già xoắn lại thành hình dải đầu nhọn. Hoa [hình 1] đơn tính, vô cánh, cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực là chùm hoặc gié, dài 1,5-2 cm. Hoa đực [hình 5] có cuống ngắn; 4 lá đài tù, có lông thưa; 4 nhị đối diện với các lá đài, dài gấp đôi lá đài, chỉ nhị mảnh, cong trong nụ; bao phấn 2 ô, hình gần cầu, màu vàng nhạt, nứt dọc, hướng trong. Hạt phấn [hình 6] hình bầu dục, 2 đầu nhọn, nhiều rãnh, kích thước 22,5-17,5×15-17,5 µm. Các hoa cái hợp thành đuôi sóc dài 1-1,5 cm. Hoa cái [hình 7] có 4 lá đài, bầu 1 ô, 1 noãn [hình 8], đính nóc. Quả [hình 9] bế được bao bọc trong các lá đài đồng trưởng và mọng nước, tụ họp thành quả phức hình trụ, khi chưa chín màu trắng xanh, khi chín màu đỏ hồng, dài 1-2 cm, đường kính 7-10 mm, cuống quả dài 1-1,5 mm. Vị hơi chua và ngọt.

Hoa thức và Hoa đồ: 




Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 10]
Nhiều lớp tế bào bần ở phía ngoài, có khi bị bong ra. Mô mềm vỏ đạo xen kẽ với mô mềm khuyết, tế bào vách mỏng, hình bầu dục dẹp. Sợi vách cellulose khoang hẹp xếp riêng rẽ hoặc từng đám 5-6 tế bào rải rác trong mô mềm. Tia tủy rộng, gồm 1-3 dãy tế bào hình chữ nhật xếp theo hướng xuyên tâm, có chứa nhiều hạt tinh bột. Libe không liên tục mà tạo thành nhiều chùy không đều, có các đám sợi vách cellulose xen kẽ với mô mềm libe. Gỗ cấp 2 chiếm tâm [hình 11], mạch gỗ 2 to, mô mềm gỗ hóa sợi [hình 12] thành từng đám. Ống nhựa mủ rải rác trong các mô. Tinh thể calci oxalat hình khối và cầu gai [hình 13] nhiều trong mô mềm vỏ và libe.
Thân [hình 14]
Vi phẫu gần tròn. Bần gồm một hoặc vài lớp tế bào đều đặn, gần như hình chữ nhật, đôi khi có lỗ vỏ, vẫn còn biểu bì và một ít lông che chở đơn bào ngắn. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào hình bầu dục, vách khá mỏng, có chứa các tinh thể calci oxalat hình khối. Mô dày tạo thành vòng liên tục nằm giữa vùng mô mềm vỏ. Các đám sợi trụ bì vách cellulose dày, khoang tế bào hẹp bao bọc gần như liên tục xung quanh vòng libe. Vòng libe liên tục, libe cấp 2 gồm sợi và mô mềm libe xen kẽ. Vùng gỗ phát triển nhiều ở góc, xếp thành một vòng liên tục, mạch gỗ to [hình 15] ở vùng gần tương tầng, càng vào trong càng nhỏ dần. Tia tủy hẹp, thường chỉ là 1 dãy tế bào. Tế bào mô mềm tủy gần tròn, to, vách mỏng, chứa calci oxalat hình cầu gai và hình khối. Mô mềm tủy thường hóa mô cứng. Ống nhựa mủ thật có nhiều trong mô mềm vỏ và libe.
Vi phẫu thân non vuông, các cạnh không đều, có rất nhiều lông che chở, biểu bì có cutin dày, các tế bào mô mềm vỏ chưa bị dẹp, mạch gỗ ít phát triển, mô mềm tủy chưa hóa mô cứng, sợi trụ bì ít hơn. Thân già có lớp bần dày, nhiều mạch gỗ 2 to ở vùng gần tượng tầng, các tế bào mô cứng vách dày rải rác trong mô mềm vỏ, tủy thu hẹp.
Cuống lá [hình 16]
Biểu bì mang lông che chở đơn bào ngắn, đôi khi có lông tiết đầu đơn hoặc đa bào. Dưới biểu bì có khoảng 5-7 lớp mô dày tròn, tế bào nhỏ. Cung libe gỗ không liên tục, libe phía dưới, gỗ phía trên, bao quanh libe gỗ có thể gặp mô dày. Giữa cung libe gỗ có 1 bó libe gỗ nhỏ xếp cùng chiều với bó libe gỗ to. Mô mềm và libe chứa rất nhiều tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai. Ống nhựa mủ thật ở mô mềm và libe.
[hình 17]
Gân giữa: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào nhỏ, xếp đều đặn. Lông che chở đơn bào ngắn và lông tiết [hình 18] đầu đa bào và đơn bào ở cả 2 mặt. Đôi khi một vài lỗ khí [hình 19] nhô rất cao. Mô dày dưới những chỗ lồi của gân lá. Mô mềm khuyết, tế bào hình tròn. Cung libe gỗ hình chữ U, gỗ phía trên, libe phía dưới, mạch gỗ xếp thành dãy xen kẽ với các dãy mô mềm gỗ. 2-3 bó libe gỗ phụ nằm phía trong cung libe gỗ. Mô mềm và libe chứa rất nhiều tinh thể calci oxalat hình khối. Ống nhựa mủ thật ở mô mềm và libe.
Phiến lá [hình 20]: Tế bào biểu bì trên lớn, đôi khi phình to thành lông chứa nang thạch [hình 21] hình cầu, xù xì, có cuống to. Không thấy lông tiết trên phiến lá. Tế bào biểu bì dưới nhỏ hơn, có ít lông chứa nang thạch, nhưng nhiều lỗ khí hơn và lông che chở đơn bào đầu tù. Mô mềm giậu gồm 1 lớp tế bào, dưới mỗi tế bào biểu bì có khoảng 4-5 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết.
Biểu bì lá: Biểu bì trên [hình 22] là những tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác vách khá thẳng, nhiều vân mảnh, không thấy lỗ khí. Biểu bì dưới [hình 22] có nhiều lỗ khí kiểu hỗn bào khoảng từ 5-6 tế bào bạn xung quanh, bào thạch nhiều ở biểu bì trên.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá màu lục xám, không mùi, không vị đặc biệt. Thành phần gồm: mảnh biểu bì trên và biểu bì dưới [hình 23] tế bào hình đa giác, vách mỏng, chứa bào thạch; mảnh biểu bì dưới có lỗ khí kiểu hỗn bào; lông che chở đơn bào đầu thuôn nhọn, kích thước to nhỏ không đều; bào thạch [hình 24] có vân hoặc u lồi, thuôn dài; mảnh gân giữa mang lông che chở [hình 25] và lông tiết [hình 26]; mảnh biểu bì gân lá, tế bào hình chữ nhật, bên trong có tinh thể calci oxalat [hình 27] cầu gai [hình 28] và hình khối [hình 29]; mảnh mạch vạch [hình 30], mạch mạng; mảnh mô giậu.
Bột vỏ rễ màu vàng nhạt, không có mùi đặc biệt, vị hơi chát. Thành phần gồm: nhiều sợi dài [hình 31], vách dày, khoang hẹp hoặc không rõ khoang; nhiều hạt tinh bột [hình 32] tròn hay hình chuông, rốn hình điểm hay hình vạch, đứng riêng rẽ hay tụ họp thành đám; mảnh bần gồm tế bào đều đặn hình đa giác, vách dày; mảnh mô mềm trong chứa nhiều hạt tinh bột; tế bào mô cứng [hình 33] gần tròn, hình chữ nhật hoặc không đều, vách dày, có lỗ trao đổi; mảnh mạch [hình 34]; tinh thể calci oxalat hình khối hoặc cầu gai; mảnh bần [hình 35] màu vàng, tế bào hình đa giác.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7.

Thành phần hóa học: 

chứa các thành phần bay hơi như tinh dầu (0,0035%), các thành phần không bay hơi gồm protein, carbohydrat, flavonoid, coumarin, vitamin… Các flavonoid: rutin, quercetin, moracetin (quercetin-3-triglucosid), quercitrin (quercetin 3- rhamnosid), isoquercitrin (quercetin-3- glucosid). Các dẫn chất coumarin: umbeliferon, scopoletin, scopolin. Các vitamin B, C, D, caroten. Các sterol: β-sitosterol, campesterol, β-sitosterol glycosid, β- ecdyson và inokosterol. Các acid hữu cơ: oxalic, malic, tartric, citric, fumaric, palmitic và ester ethyl palmitat.
Vỏ rễ chứa mulberin, cyclomulberin, mulberochomen, cyclomulberochromen, mulberanol, oxydihydromorusin (morusinol), kuwanon, mulberofuran, albanol, albafuran, albafuran B, C. Ngoài ra, vỏ rễ còn chứa p-tocopherol, umberiferon, socopoletin, ethyl 2,4 - dihydrobenzoat, 5,7-dihydroxychoromon, morin (3,5,7,2’,4’- pentahydroxyfalavon) dihydromorin, dihydrokaemferol, acid betulenic, 2,4,4’,6-tetrahydroxybenzophenol (R=H), macrulin (2,3’,4,4’,6-pentahydroxybenzophenol (R=OH), sitosterol, resinotanol, moran A (glucoprotein).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

* Lá (Folium Mori albae) - Tang diệp: Sau khi mới có sương (vào mùa thu), thu hái lá bánh tẻ, loại tạp chất, rửa sạch đem phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Dùng trị cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt xây xẩm, đau mắt đỏ. Ngày dùng 5-12 g, dạng thuốc sắc.
* Vỏ rễ (Cortex Mori albae radici) - Tang bạch bì.
- Mô tả: Mảnh vỏ rễ đã cạo lớp bần có hình ống, hình máng hai mép cuốn lại hoặc mảnh dẹt phẳng, hoặc quăn queo, dài rộng khác khau, dày 1-4 mm; mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, tương đối nhẵn, đôi chỗ còn sót lại mảnh bần màu vàng hoặc màu vàng nâu; mặt trong màu vàng nhạt hay vàng xám, có nếp nhăn dọc nhỏ. Chất nhẹ và dai, có sợi chắc, khó bẻ, nhưng dễ tước dọc thành dải nhỏ. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.
- Chế biến: Thu hoạch vào cuối mùa thu, khi lá rụng, đến đầu mùa xuân, trước khi cây nảy mầm, đào lấy rễ dưới đất, cạo bỏ hết lớp vỏ ngoài thô màu nâu vàng, rửa sạch, bổ dọc, bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngà, phơi hay sấy khô.
- Công dụng: Phế nhiệt ho suyễn, thủy thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng. Vỏ rễ trị huyết áp cao. Ngày dùng 6-12 g, dạng thuốc sắc.

Hình đính kèm
Hoa
Vỏ thân
Lá
Lá kèm
Hoa đực
Hạt phấn
Hoa cái
noãn
Quả
Rễ
chiếm tâm
hóa sợi
cầu gai
Thân
mạch gỗ to
Cuống lá
Lá
lông tiết
lỗ khí
Phiến lá
nang thạch
Biểu bì dưới
biểu bì dưới
bào thạch
lông che chở
lông tiết
calci oxalat
cầu gai
hình khối
mạch vạch
sợi dài
tinh bột
tế bào mô cứng
mảnh mạch
mảnh bần

Bộ Lộc vừng (Lecythidales)

Họ Lộc Vừng (Lecythidaceae)

Chi Barringtonia Forst

Loài Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.(Cây Lộc Vừng

Cây gỗ [hình 1] nhỏ, mọc đứng, cao 8-10 m, tiết diện tròn; thân non màu xanh, thân trung bình màu xanh bạc có nhiều nốt sần, thân già màu nâu đen. Lá đơn, mọc cách [hình 2]. Phiến lá [hình 3] dày và nhẵn bóng, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, hình xoan, gốc thuôn hẹp hình buồm, đầu nhọn [hình 4], bìa phiến có khía răng nhỏ và đều, dài 25-33 cm, rộng 10-11 cm. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở 2 mặt, 8-10 cặp gân phụ. Cuống lá [hình 5] ngắn, mặt trên phẳng màu nâu đỏ, mặt dưới lồi màu xanh, dài 0,8-1,2 cm. Cụm hoa [hình 6] chùm thòng dài ở đầu cành; trục cụm hoa màu xanh, nhẵn, hình trụ, dài 30-110 cm, đường kính 2-2,5 mm, mang hoa suốt chiều dài trục phát hoa. Hoa [hình 7] đều, lưỡng tính, mẫu 4. Cuống hoa màu xanh, nhẵn, hình trụ hơi phình ở đỉnh, dài 0,3-0,45 cm. Lá bắc [hình 8] dạng vẩy, màu xanh nhạt, có lông ở mép, dài khoảng 2 mm, rụng sớm. Lá bắc con 2, dạng vẩy tam giác rất nhỏ, màu xanh nhạt. Lá đài [hình 9] 4, đều, màu xanh, dính nhau phía dưới thành ống dài 0,2-0,25 cm, đường kính 0,3-0,35 cm, phía trên chia 5 thùy hình bầu dục dài 0,25-0,3 cm, rộng 0,2-0,25 cm, bìa dạng màng mỏng màu trắng có nhiều lông, tiền khai van. Cánh hoa [hình 10] 4, đều, rời, màu trắng pha hồng nhạt ở giữa màu xanh ở đỉnh, hình bầu dục đỉnh cong hình muỗng, dài 1-1,2 cm, rộng 0,4-0,5 cm, có lông mịn ở 2 mặt, tiền khai 1 cánh trong, 1 cánh ngoài, 2 cánh vừa trong vừa ngoài. Bộ nhị [hình 11] gồm nhiều nhị không đều, dính nhau ở phía dưới thành ống màu trắng dài 0,3-0,4 cm phía trên rời dạng sợi màu đỏ, đính 3 vòng: 2 vòng ngoài chỉ nhị dài 1,7-2,5 cm; vòng thứ 3 nhị lép [hình 12] không có bao phấn, chỉ có chỉ nhị dài 0,4-0,5 cm, đôi khi chỉ nhị phân nhánh dài 0,1-0,2 cm; bao phấn [hình 13] hình bầu dục, màu vàng, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy; hạt phấn [hình 14] hình bầu dục dài 37,5-40 µm, rộng 30-32,5 µm, màu vàng nâu, có rãnh dọc và nhiều vân mạng. Lá noãn 2-3, dính nhau tạo thành bầu [hình 15] dưới 2-3 ô, mỗi ô nhiều noãn [hình 16], đính trung trụ; bầu noãn hình cầu, đường kính 0,1 cm, màu xanh nhẵn, dính vào ống đài, đĩa mật [hình 17] dạng vòng cao 0,1 cm, màu vàng bao quanh đỉnh bầu; vòi nhụy [hình 18] dạng sợi dài 2,4-2,5 cm, đính ở đỉnh bầu, màu trắng pha hồng, nhẵn; đầu nhụy dạng điểm màu trắng. Quả [hình 19] hình bầu dục, có 8 khía dọc, dài 2,5-3 cm, rộng 2-2,5 cm, màu xanh, mang đài tồn tại ở đỉnh.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 20]
Vi phẫu tiết diện bầu dục. Các mô [hình 21] gồm: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác góc tròn, lớp cutin mỏng. Mô cứng [hình 22], 1-2 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, vách dày, xếp thành vòng liên tục. Tầng bì sinh xuất hiện dưới mô cứng. Bần [hình 23], 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật to, xếp xuyên tâm, rải rác có lỗ vỏ. Lục bì, 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật bị ép dẹp, xếp xuyên tâm lớp bần. Mô mềm vỏ 2 loại: mô mềm vỏ ngoài [hình 24] đạo, 8-9 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn; mô mềm vỏ trong [hình 25] khuyết, 14-15 lớp tế bào hình đa giác hay tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Trụ bì 4-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ không đều, hóa mô cứng thành vòng không liên tục. Hệ thống dẫn gồm 2 loại, nhiều bó dẫn rời ở mô mềm vỏ là bó vết lá, vòng trong là bó dẫn của thân. Bó dẫn của thân [hình 26] uốn lượn, kiểu hậu thể liên tục, gỗ 2 dày không đều nhau. Libe 1 tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn thành từng cụm sát trụ bì. Libe 2 gồm 5-6 lớp, tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm rõ hay không, rải rác có sợi libe vách mỏng. Gỗ 2 mạch gỗ 2 hình đa giác hay bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 không bao quanh mạch, tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ. Gỗ 1 [hình 27] tập trung thành cụm, mạch gỗ hình tròn; mô mềm gỗ 1 tế bào đa giác, vách cellulose. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào hình đa giác thuôn dẹp. Bó vết lá [hình 28] kích thước không đều, gần như xếp thành vòng trong vùng mô mềm vỏ; mỗi bó gồm gỗ ở ngoài libe ở trong được bao bởi vòng mô cứng gần liên tục gồm 2-5 lớp tế bào hình đa giác kích thước không đều; ở các bó lớn, mạch gỗ hình đa giác xếp thành dãy xen kẽ với 1-2 dãy mô mềm gỗ tế bào hình đa giác nhỏ vách tẩm chất gỗ, libe tế bào hình đa giác nhỏ vách uốn lượn. Mô mềm tủy [hình 29] khuyết, tế bào hình bầu dục, kích thước không đều, 4-8 lớp tế bào sát gỗ hóa mô cứng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 30] kích thước lớn có nhiều trong vùng mô mềm vỏ và tủy, kích thước nhỏ có nhiều trong vùng libe.
[hình 31]
Gân giữa
Mặt trên có 1 cụm lồi nhỏ ở giữa, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì trên [hình 32] 2 loại: ở cụm lồi là 1 lớp tế bào hình đa giác dẹp, kích thước nhỏ; hai bên cụm lồi là 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước lớn và đều đặn, rải rác có lỗ khí; cutin dày có răng cưa cạn. Biểu bì dưới [hình 33], tế bào đa giác góc tròn, kích thước đều, lớn hơn tế bào biểu bì trên, lớp cutin phẳng. Mô dày góc trên, 10-12 lớp tế bào hình đa giác góc tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm khuyết, nhiều lớp tế bào hình bầu dục hoặc tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô dày góc dưới, 5-6 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, xếp lộn xộn. Hệ thống dẫn gồm 2 loại:
- Nhiều vòng bó dẫn (5-6 vòng) kích thước không đều xếp thành hình cung, bó giữa [hình 34] to nhất; mỗi bó gồm libe ở ngoài và gỗ ở trong được bao bởi vòng mô cứng gần liên tục gồm 5-6 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều; các bó to có cấu tạo cấp 2 rõ, mạch gỗ 2 [hình 35] rất nhiều, gỗ và libe có cấu trúc giống như gỗ và libe của thân. Trong cùng của mỗi bó có mô mềm tủy rộng hay hẹp tùy bó to hay nhỏ, mô mềm tủy đạo tế bào hình bầu dục càng vào trong kích thước càng to.
- Nhiều bó nhỏ [hình 36] không đều (18-20 bó) với gỗ ở ngoài libe ở trong, xếp trong vùng mô mềm dọc theo biểu bì trên và dưới. Mỗi bó được bao bởi vòng mô cứng, có ít mạch gỗ, 2-5 mạch hình tròn hoặc bầu dục, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ; libe gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn.
Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước to có nhiều trong vùng mô mềm, kích thước nhỏ hơn có nhiều trong vùng libe.
Phiến lá [hình 37]
Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật gần vuông, lớp cutin dày có răng cưa cạn, biểu bì trên lớn hơn biểu bì dưới, lỗ khí [hình 38] ở cả 2 mặt, nhiều ở biểu bì dưới. Mô giậu [hình 39] 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc bầu dục thuôn, chứa nhiều lục lạp, ăn sâu vào khoảng 1/3 chiều dài gân chính. Mô mềm khuyết tế bào hình tròn, đa giác hoặc bầu dục xếp lộn xộn. Bó gân phụ bị cắt ngang gồm gỗ ở trên, libe ở dưới, được bao quanh bởi vòng mô cứng liên tục. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối có nhiều trong vùng mô mềm giậu và mô mềm khuyết.
Cuống lá [hình 40]
Vi phẫu lồi ít mặt trên, lồi tròn nhiều ở mặt dưới. Biểu bì 1 lớp tế bào hình bầu dục dẹp hoặc đa giác dẹp, kích thước không đều, lớp cutin dày có răng cưa cạn, rải rác có lỗ khí. Mô mềm đạo 5-6 lớp tế bào hình đa giác, bầu dục hay tròn, vách dày, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô dày góc 5-8 lớp xếp thành vòng, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, càng vào trong kích thước càng nhỏ, xếp lộn xộn. Mô mềm khuyết [hình 41] với các tế bào nhỏ, hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn, rải rác có tế bào chứa tinh bột. Hệ thống dẫn gồm 2 loại giống ở lá: gồm nhiều cung libe gỗ [hình 42] có cấu tạo cấp 2 rõ ở giữa và các bó dẫn nhỏ [hình 43] gần biểu bì. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có kích thước lớn ở vùng mô mềm và mô dày, kích thước nhỏ ở trong vùng libe.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột vỏ thân màu nâu đen, mùi hăng, vị chát, gồm các thành phần sau: Mảnh bần [hình 44] gồm các tế bào hình đa giác, vách dày, màu nâu. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác, vách mỏng. Sợi [hình 45] mô cứng riêng rẽ hay thành đám. Tế bào mô cứng [hình 46] tụ thành đám. Tinh thể [hình 47] calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mạch vạch [hình 48].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Chi Barringtonia Forst có khoảng 45 loài trên thế giới, thường là cây gỗ hoặc cây bụi, phân bố ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có 14 loài. Lộc vừng là cây nhiệt đới châu Á, phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma và Việt Nam. Ở Việt Nam, Lộc vừng phân bố rải rác ở các tỉnh trung du, vùng núi thấp và đôi khi ở đồng bằng như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa… Là loại cây gỗ thường xanh, mọc ở gần bờ nước hay ven rừng ẩm. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Lộc vừng có khả năng tái sinh vô tính khỏe, gốc bị mất rễ vẫn có thể sống khỏe và sinh trưởng, phát triển tốt trong môi trường có đủ nước. Mùa hoa tháng 7, mùa quả tháng 9.

Bộ phận dùng: 

Vỏ thân và quả (Cortex et Fructus Barringtoniae), thu hái quanh năm, phơi khô.

Thành phần hóa học: 

Quả chứa 6,31% protein, 0,35% chất béo, 1,33% đường, 4,08% tinh bột, 2,26% tanin, 2 saponin (1 chất là chất độc). Hạt chứa một glucosid triterpenoid là 2, 3, 19-trihydroxyolean-12-en-23,28-dioic acid28-O-glucopyranosid và các saponin.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Vỏ thân Lộc vừng được dùng chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt với liều 8-16g, sắc nước uống. Quả Lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu để ngậm chữa đau răng (không nuốt nước).

Hình đính kèm
Cây gỗ
mọc cách
Phiến lá
đầu nhọn
Cuống lá
Cụm hoa
Hoa
Lá bắc
Lá đài
Cánh hoa
Bộ nhị
nhị lép
bao phấn
hạt phấn
bầu
nhiều noãn
đĩa mật
vòi nhụy
Quả
Thân
Các mô
Mô cứng
Bần
mô mềm vỏ ngoài
mô mềm vỏ trong
Bó dẫn của thân
Gỗ 1
Bó vết lá
Mô mềm tủy
calci oxalat hình cầu gai
Lá
Biểu bì trên
Biểu bì dưới
bó giữa
gỗ 2
bó nhỏ
Phiến lá
lỗ khí
Mô giậu
Cuống lá
Mô mềm khuyết
cung libe gỗ
bó dẫn nhỏ
Mảnh bần
Sợi
Tế bào mô cứng
Tinh thể
Mảnh mạch vạch

Bộ Thầu Dầu (Euphorbiales)

Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae)

Chi Euphorbia

Loài E. thymifolia Burm. (Cây Cỏ Sữa Lá Nhỏ)

Tên
Tên khác: 

Cỏ sữa đất, Vú sữa đất, Cẩm địa, Thiên căn thảo, Nhạ nậm mòn, Chạ cam (Tày), Nhả mực nọi (Thái).

Tên khoa học: 

Euphorbia thymifolia L.

Họ: 

Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Tên nước ngoài: 

thyme-leaved spurge, thymifoliar euphorbia (Anh), euphorbe a feuilles de thym rougette (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

huyện Eakar - Tỉnh Đăk Lăk, ngày 25/04/2010.

Số hiệu mẫu: 

CSLN2504, được lưu tại Bộ môn Thực Vật – Khoa Dược. Được so với mẫu số: 2968 của Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh.

Cỏ [hình 1] rất nhỏ mọc tỏa rộng trên mặt đất, sống hàng năm, có nhựa mủ trắng. Thân mảnh màu xanh phớt đỏ tím, lóng ngắn, mấu phình to, có lông trắng, tiết diện tròn. [hình 2] đơn, mọc đối, phiến hình bầu dục hoặc gần tròn, dài 0,3-0,6 cm, rộng 0,3-0,4 cm, mép lá có răng cưa nhọn, màu đỏ tím mặt trên đậm hơn mặt dưới, mặt dưới có lông trắng, 3 gân chính nổi rõ. Cuống lá ngắn, màu đỏ tím, dài 0,1 cm. 2 lá kèm dạng vẩy tam giác màu đỏ tím nằm giữa hai cuống lá mọc đối, tồn tại. Cụm hoa [hình 3] là cyathium [hình 4] tụ thành chùm ở nách lá hoặc ngọn cành. Hoa đều, đơn tính. Cuống cyathium màu đỏ có lông trắng, dài 0,1-0,2 cm, mọc ở nách lá, thuôn dài 1-1,5 mm, màu xanh phớt tím, có lông trắng. Tổng bao lá bắc [hình 5] hình chuông bên trên có 4 thùy hình tai bèo có gai nạc, màu hồng hay đỏ tím. Có 4 tuyến nhỏ hình trái xoan màu đỏ nhung nằm trên miệng tổng bao ở mặt trong trước 4 lá bắc. Hoa đực [hình 6] trần, 4 hoa đực là 4 nhị xen kẽ với 4 lá bắc tổng bao; cuống hoa màu trắng, nhẵn mọng nước, dài 0,5-1 mm, phía trên mang chỉ nhị rất ngắn màu hồng. Bao phấn [hình 7] hình cầu, màu đỏ, 2 ô, đính đáy, nứt ngang, hạt phấn [hình 8] rời, màu vàng, hình cầu kiểu 3 rãnh-ora, đường kính 27,5-30 µm. Hoa cái [hình 9] trần ở giữa cyathium, đính trên cuống màu đỏ có lông, dài 0,1-0,2 cm, thò ra khỏi cyathium; 3 lá noãn tạo bầu màu đỏ hình bầu dục có 3 cạnh, mặt ngoài có lông trắng, 3 ô, mỗi ô 1 noãn đính trung trụ; 3 vòi nhụy rời, ngắn, màu hồng, đầu nhụy chẻ đôi [hình 10], uốn cong. Quả [hình 11] nang tự mở thành 3 mảnh vỏ; quả hình trụ thuôn ở đỉnh, có 3 cạnh dài 0,1-0,15 cm, mỗi cạnh thắt lại ở giữa các hạt, màu xanh pha đỏ tím, có lông trên các góc của quả. Hạt [hình 12] hình bầu dục dài 1mm, vỏ hạt sần sùi màu đỏ.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 13]
Vi phẫu tiết diện tròn. Bần dày gồm nhiều lớp bị bong tróc rất nhiều. Mô mềm nhiều lớp tế bào hình bầu dục, kích thước khác nhau, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 [hình 14] liên tục, vách dày ở các lớp ngoài, tế bào hình đa giác kích thước không đều vách uốn lượn xếp thành từng dãy. Gỗ 2 chiếm tâm [hình 15]. Mạch gỗ đa giác tròn, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ. Mô mềm gỗ bao quanh mạch kích thước nhỏ, mô mềm gỗ hóa sợi tế bào đa giác kích thước gần đều, xếp thành dãy xuyên tâm. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào hình chữ nhật đứng không đều, hóa gỗ ở phần gỗ; tuy nhiên, trên vi phẫu thường có 1 dãy tia gỗ vách cellulose.
Thân [hình 16]
Vi phẫu tiết diện tròn. Các mô [hình 17] gồm: Biểu bì tế bào hình bầu dục nằm, vách dày, kích thước gần đều, cutin mỏng, lông che chở đa bào [hình 18]. Mô dày góc1 lớp tế bào bầu dục, kích thước đều, xếp thành dãy đồng tâm. Mô mềm 5-6 lớp tế bào hình bầu dục to hơn biểu bì, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Trụ bì hóa sợi thành từng cụm, tế bào hình đa giác uốn lượn, kích thước không đều. Ống nhựa mủ [hình 19] nằm xen với các đám sợi trụ bì [hình 20], hình dạng và kích thước giống với tế bào mô mềm có kích thước to, vách dày khoang rộng chứa nhựa mủ hoặc vách rất dày khoang hẹp không thấy nhựa mủ (nhìn sáng hơn so với tế bào mô mềm). Libe 1 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành từng cụm. Libe 2 liên tục, tế bào hình đa giác, vách uốn lượn. Mạch gỗ 2 hình đa giác tròn hoặc tròn, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ bao quanh mạch. Mô mềm gỗ hóa sợi [hình 21], tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, xếp thành dãy. Gỗ 1 hình đa giác tròn xếp thành dãy từ 2-3 mạch phân bố đều quanh tủy. Mô mềm tủy [hình 22] đạo tế bào đa giác tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Tinh bột nhiều trong mô mềm tủy và vỏ.

Gân giữa [hình 23]: Vi phẫu mặt dưới hơi lồi, mặt trên phẳng. Biểu bì trên và dưới giống nhau, tế bào hình chữ nhật hay bầu dục nằm kích thước không đều, vách dày, cutin mỏng. Dưới biểu bì trên là mô mềm giậu 1 lớp tế bào thuôn dài. Trên biểu bì dưới 1-2 lớp mô dày tròn, tế bào đa giác kích thước không đều. Mô mềm 3-4 lớp tế bào đa giác tròn, kích thước gần đều. Bó dẫn nhỏ với gỗ ở trên libe ở dưới; libe tế bào đa giác, vách uốn lượn; mạch gỗ tế bào hình đa giác nhỏ. Bó dẫn được bao (phía gỗ) bởi 1 lớp tế bào mô mềm kích thước to có lục lạp và nhiều tinh bột. Ống nhựa mủ rải rác trong mô mềm giậu và mô mềm, hình tròn nhỏ, kích thước đều, vách dày.
Phiến lá [hình 24]: Tế bào biểu bì trên và dưới giống biểu bì gân giữa, cutin mỏng, lỗ khí [hình 25] ít ở cả 2 biểu bì. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào thuôn dài xếp khít nhau. Mô mềm khuyết 4-5 lớp tế bào đa giác tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Bó gân phụ nằm rải rác. Bó gân phụ có cấu trúc tương tự như bó gân chính nhưng ít libe gỗ hơn và được bao quanh bởi 1 vòng tế bào mô mềm kích thước to có lục lạp.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn thân có màu xanh đậm, thể chất tơi thô, không có mùi, có vị hơi đắng gồm các thành phần sau: Lông che chở [hình 26] đa bào riêng lẻ hay được mang bởi mảnh biểu bì thân. Mảnh biểu bì lá [hình 27] vách uốn lượn mang lỗ khí kiểu hỗn bào và mảnh biểu bì thân [hình 28] vách thẳng không mang lỗ khí. Mảnh vỏ hạt [hình 29] tế bào đa giác, có màu vàng đậm. Mảnh mô mềm [hình 30] tế bào hình chữ nhật chứa tinh bột. Sợi riêng lẻ hoặc thành bó. Mảnh mạch vạch [hình 31]. Hạt phấn hoa [hình 32] hình cầu, màu vàng, đường kính 27,5-30 µm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Chi Euphorbia có khoảng 650 loài phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới ẩm. Ở Việt Nam, có khoảng 20 loài mọc rải rác khắp các tỉnh đồng bằng, ven biển, hải đảo, trung du, miền núi. Cây ưa sáng, ưa ẩm. Ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu (tháng 5-10).

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Euphorbiae thymifoliae), thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học: 

Trên mặt đất: epitaraxerol, quercetin, 3 β - galactosid alcol. Thân lá: flavonoid (cosmosiin). Rễ: alkaloid (cymol, carvacrol, limonen, sesquiterpen), acid salicylic.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tác dụng kháng khuẩn: cao lỏng 1/20-1/40 có tác dụng ức chế sinh sản của trực khuẩn lỵ Shigella flexneri, S. sonneu, S. shigae. Tác dụng ngưng kết hồng cầu: nhựa cây có tác dụng này. Tác dụng hạ đường huyết: Ở thỏ, cơ chế là khuếch tán sự giải phóng insulin. Kích ứng niêm mạc, độc với cá và chuột.
Toàn cây chữa lỵ trực khuẩn, chữa tiêu chảy phân xanh ở trẻ nhỏ, mụn nhọt, phụ nữ băng huyết, ít sữa hoặc tắc sữa.

Hình đính kèm
Cỏ
Lá
Cụm hoa
cyathium
Tổng bao lá bắc
Hoa đực
Bao phấn
hạt phấn
Hoa cái
đầu nhụy chẻ đôi
Quả
Hạt
Rễ
Libe 2
Gỗ 2 chiếm tâm
Thân
Các mô
lông che chở đa bào
Ống nhựa mủ
sợi trụ bì
hóa sợi
Mô mềm tủy
Gân giữa
Phiến lá
lỗ khí
Lông che chở
Mảnh biểu bì lá
mảnh biểu bì thân
Mảnh vỏ hạt
Mảnh mô mềm
Mảnh mạch vạch
Hạt phấn hoa

Chi Excoecaria L.

Loài Excoecaria cochinchinensis Lour. var.(Cây Đơn Lá Đỏ

Tên
Tên khác: 

Đơn tía, Đơn mặt trời, Đơn tướng quân, Cây lá liễu, Hồng bối quế hoa, Cây mặt quỉ.

Tên khoa học: 

Excoecaria cochinchinensis Lour. var. cochinchinensis

Tên đồng nghĩa: 

Excoecaria bicolor Hassk.

Họ: 

Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Tên nước ngoài: 

Blinding tree (Anh)

Mẫu thu hái tại: 

thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4-2010.

Số hiệu mẫu: 

ĐLĐ0410, lưu tại Bộ môn Thực vật - Khoa Dược.

Cây gỗ [hình 1] nhỏ, mọc đứng, cao 1-1,5 m, không lông, có nhựa mủ màu trắng đục. Thân non màu tía hơi ngả xanh, thân già màu xám đen; tiết diện tròn. Lá [hình 2] đơn, mọc đối ở gần ngọn, mọc cách phía dưới. Phiến lá [hình 3] hình bầu dục thuôn, gốc nhọn đôi khi không đối xứng, ngọn có đuôi, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu đỏ tía, nhẵn, dài 10-13 cm, rộng 4-5 cm; bìa lá có răng cưa nhọn rất cạn. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở 2 mặt, 12-14 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh, dài 0,5-1 cm, tiết diện gần tròn mặt trên phẳng. Lá kèm [hình 4] là 2 vẩy hình tam giác rất nhỏ, màu xanh đậm, đỉnh màu tía có ít lông, rụng rất sớm, dài 1,5-1,7 mm, rộng 1,5 mm. Cụm hoa [hình 5] cái là chùm mang 3-5 hoa cái ở nách lá hay ngọn cành. Hoa đều, đơn tính khác gốc, mẫu 3. Hoa cái [hình 6]: Cuống hoa dài 2-3 mm, hình trụ, nhẵn, màu xanh. Lá bắc [hình 7] dạng vẩy tam giác màu vàng xanh, đỉnh màu tía, bìa có lông màu nâu, dài 0,8-1 mm; 2 lá bắc con [hình 8] tương tự lá bắc, dài 0,5 mm; có 2 tuyến nhỏ dạng hạt màu vàng ở 2 bên lá bắc và lá bắc con. Lá đài 3, đều, hơi dính ở gốc, dạng tam giác màu vàng tía, đỉnh nhọn, có một gân màu xanh; nổi rõ, rìa có lông màu nâu, dài 1-1,2 mm, tiền khai van. Hoa vô cánh. Bầu [hình 9] hình cầu, màu vàng, mặt ngoài nhẵn, đường kính 1-1,2 mm; lá noãn 3, dính, bầu trên 3 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy [hình 10] 3 ít khi là 4 hoặc 5, màu vàng đính trên đỉnh bầu, dài 1,5-2 mm, tỏa ra 3 hướng tận cùng là đầu nhụy uốn cong có nhiều gai thịt.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 11]
Vi phẫu tiết diện tròn. Các mô [hình 12] gồm: Biểu bì hóa mô cứng dính với bần. Bần [hình 13] 6-7 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm, bong tróc không đều; lục bì 1-3 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm bần. Mô dày góc 2-3 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều. Mô mềm vỏ [hình 14] đạo, 10-12 lớp tế bào hình bầu dục dẹp nằm ngang hoặc đa giác, vách dày, kích thước không đều. Trụ bì 1-3 lớp tế bào hình đa giác, hóa sợi vách cellulose xếp thành cụm nhỏ. Hệ thống dẫn kiểu hậu thể liên tục. Libe [hình 15] 1 gồm 2-3 lớp, tế bào kích thước nhỏ, không đều, vách uốn lượn, xếp thành cụm. Libe 2 liên tục, tế bào đa giác vách hơi uốn lượn. Gỗ 2 [hình 16] rất nhiều, mạch gỗ gần tròn hay bầu dục, kích thước nhỏ, thường xếp thành dãy, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ 2; mô mềm gỗ không bao quanh mạch, tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ, rải rác có tế bào hóa sợi. Gỗ 1 [hình 17], mạch gỗ hình tròn, xếp thành 8-10 cụm phía dưới vùng gỗ 2, mỗi cụm gồm 1-5 bó, mỗi bó 2-3 mạch; mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác, vách cellulose. Tia tủy hẹp 1 dãy tế bào hình đa giác thuôn hẹp. Mô mềm tủy [hình 18] đạo, hóa mô cứng, tế bào hình tròn hay bầu dục, kích thước không đều, càng vào trong càng to dần, nhiều tế bào bề mặt thấy lỗ, nhiều tế bào chứa tinh bột [hình 19]. Ống nhựa mủ [hình 20] rải rác trong mô mềm vỏ, mặt cắt hình đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào mô mềm, vách dày sáng, vài tế bào còn chứa nhựa mủ. Tinh thể calci oxalat hình khối [hình 21] tập trung nhiều trong vùng vỏ và rải rác trong mô mềm tủy, ít gặp calci oxalat hình cầu gai.
[hình 22]
Gân giữa
Vi phẫu mặt trên lồi ít hơn mặt dưới. Biểu bì 1 lớp tế bào hình bầu dục nằm không đều, lớp cutin khá dày. Mô dày [hình 23] góc, 4-5 lớp dưới biểu bì trên và 9-10 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác không đều. Mô mềm đạo, tế bào gần tròn hoặc bầu dục kích thước không đều, xếp lộn xộn. Bó dẫn [hình 24] gồm 3 cụm lớn với libe ở dưới gỗ ở phía trên xếp thành hình cung gần liên tục. Mạch gỗ hình đa giác hay gần tròn xếp thành dãy xen kẽ với 1-3 dãy mô mềm gỗ vách tẩm chất gỗ hay cellulose; libe tế bào hình đa giác xếp lộn xộn. Tinh thể calci oxalat [hình 25] hình cầu gai rất nhiều trong mô mềm và mô dày. Ống nhựa mủ nhiều trong mô mềm.
Phiến lá [hình 26]
Biểu bì trên và dưới giống nhau, tế bào hình chữ nhật nằm, vách dày, kích thước không đều, lớp cutin khá dày, lỗ khí [hình 27] nhiều ở biểu bì dưới. Mô giậu [hình 28] chiếm khoảng 1/10 bề dày của thịt lá, thường 1 lớp tế bào hình chữ nhật ngắn, chứa nhiều lục lạp, phía dưới mỗi tế bào biểu bì có khoảng 1-3 tế bào mô giậu. Mô mềm khuyết nhiều lớp tế bào hình bầu dục thuôn hoặc tròn, kích thước không đều. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhiều và hình khối rải rác. Ống nhựa mủ nhiều trong mô mềm khuyết sát biểu bì dưới.
Cuống lá [hình 29]
Vi phẫu mặt trên phẳng, mặt dưới lồi tròn, có hai tai ở hai bên. Biểu bì 1 lớp tế bào hình bầu dục đứng, kích thước nhỏ không đều, lớp cutin dày. Mô dày góc 7-8 lớp, tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn. Mô mềm đạo, tế bào hình tròn hay bầu dục kích thước to nhỏ khác nhau. Hệ thống dẫn gồm 3 cụm libe gỗ [hình 30] xếp thành hình cung rời, mỗi cụm gồm gỗ ở trên và libe ở dưới giống cấu tạo gân chính của lá. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối có rất nhiều trong vùng mô dày, mô mềm. Tinh bột rải rác trong tế bào mô mềm. Ống nhựa mủ có nhiều trong mô mềm.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá màu nâu đỏ, mùi hăng; gồm các thành phần sau:
Mảnh mô mềm, tế bào hình tròn hoặc bầu dục. Mảnh biểu bì dưới [hình 31] mang lỗ khí kiểu song bào, có sắc tố. Mảnh mô giậu [hình 32]. Mảnh mạch vạch [hình 33], mạch xoắn. Hạt tinh bột [hình 34] hình chuông, tễ phân nhánh rõ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 35], hình khối [hình 36]. Ống nhựa mủ vách dày, sáng.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Chi Excoecaria L. có 5 loài ở Việt Nam. Mùa hoa quả: tháng 4 – 6. Cây ưa sáng và ẩm, xanh tốt quanh năm. Những cây không bị thu hái cành lá thường xuyên mới có quả. Chưa quan sát được cây con mọc từ hạt. Tái sinh vô tính khỏe, trồng được bằng cành.

Bộ phận dùng: 

Lá (Folium Excoecariae), thu hái quanh năm, phơi khô.

Thành phần hóa học: 

Lá chứa flavonoid 1,5%, saponin, coumarin, anthranoid, tanin, đường khử. Sơ bộ xác định flavonoid có 6 chất trong đó có một chất thuốc nhóm flavonol.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, lỵ, tiểu ra máu. Ngày 10 - 20 g sắc uống.

Hình đính kèm
Cây gỗ
Lá
Phiến lá
Lá kèm
Cụm hoa
Hoa cái
Lá bắc
lá bắc con
Bầu
Vòi nhụy
Thân
Các mô
Bần
Mô mềm vỏ
Libe
Gỗ 2
Gỗ 1
Mô mềm tủy
tinh bột
Ống nhựa mủ
calci oxalat hình khối
Lá
Mô dày
Bó dẫn
calci oxalat
Phiến lá
lỗ khí
Mô giậu
Cuống lá
libe gỗ
Mảnh biểu bì dưới
Mảnh mô giậu
Mảnh mạch vạch
Hạt tinh bột
hình cầu gai
hình khối

Chi Phyllanthus

Loài Phyllanthus amarus Schum. et Thonn. (Cây Diệp Hạ Châu Đắng)

Tên
Tên khác: 

Chó đẻ thân xanh, Chó đẻ răng cưa xanh lá mạ

Tên khoa học: 

Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.

Họ: 

Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Mẫu thu hái tại: 

Mẫu thu hái vào tháng 05 năm 2009, tại quận1, thành phố Hồ Chí Minh.

Cỏ [hình 1] cao 50 cm. Tiết diện thân tròn, màu xanh, ở gốc có màu nâu và có những sọc dọc màu trắng. Cành [hình 2] dài 6,5-8,5 cm, các cành xếp khít nhau ở phần ngọn, thưa ở phần gốc. Lá đơn, mọc so le, xếp thành 2 dãy, mỗi cành giống như một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét. Phiến lá hình bầu dục đầu tròn có mũi nhọn, màu xanh lục, đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới, gốc đối xứng, kích thước 0,6-1,2 x 0,4- 0,6 cm, bìa phiến nguyên. Gân lá hình lông chim, gân phụ không rõ. Cuống lá rất ngắn, hình sợi màu xanh, dài 0,5 mm. Lá kèm [hình 3] hình tam giác, cao 0,8 mm, màu xanh nhạt. Cụm hoa: ở mỗi nách lá thường có 1 hoa đực và 1 hoa cái, những lá phía gốc cành thường chỉ có 1 hoa cái, rất ít gặp trường hợp ở nách lá có 1 hoa cái và 2 hoa đực. Hoa vô cánh, đều, đơn tính cùng gốc, mẫu 5. Hoa đực [hình 4]: cuống hình trụ màu xanh lục rất ngắn 0,8 mm, ngắn hơn cuống hoa cái. Lá đài 5, đều, rời, hình trứng, đầu nhọn, màu xanh lục ở giữa, 2 mép bên màu trắng, kích thước 0,7 x 0,35 mm. Tiền khai 5 điểm. Nhị 3, đều, dính nhau ở phần lớn chỉ nhị thành 1 cột mang 3 bao phấn ở đỉnh, bao phấn [hình 5] hình bầu dục nằm ngang, mở theo đường nứt ngang. Hạt phấn hình bầu dục, rời, màu vàng, có rãnh dọc, kích thước 25 x 17,5 m. Đĩa mật chia làm 5 khối hình cầu màu vàng. Hoa cái [hình 6]: cuống hình trụ màu xanh, gốc nhỏ, đỉnh phình to. Lá đài giống lá đài của hoa đực, tồn tại, tiền khai lợp. Lá noãn 3, bầu [hình 7] trên 3 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ. 3 vòi nhụy hình sợi màu xanh cong ra bên ngoài, dài 0,1 mm. 3 đầu nhụy màu xanh, chia 2 thùy, dài 0,05 mm. Đĩa mật chia làm 5 thùy màu xanh. Quả [hình 8] nang, hình cầu dẹt, màu xanh, có 6 rãnh, kích thước 2 x 1,1 mm, mang 5 lá đài tồn tại. Cuống hình trụ, phình ở đỉnh, màu xanh. Quả nứt dọc thành 3 mảnh, mỗi mảnh chứa 2 hạt. Hạt hình múi cam, màu nâu sáng, 2 bên hơi lõm có vân hình cung, mặt lồi có vân dọc, kích thước 0,8 x 1 mm.

Hoa thức và Hoa đồ: 




Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu thân [hình 9]:
Vi phẫu gần tròn. Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau, rải rác có ít lỗ khí. Mô dày góc, 1-2 lớp tế bào hình bầu dục, giữa 2 lớp có những khuyết nhỏ. Mô mềm khuyết, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều nhau và lớn hơn tế bào mô dày góc. Trong mô mềm khuyết có ít hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Trụ bì 3-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều nhau, hóa mô cứng thành một vòng không liên tục. Hệ thống dẫn gồm có: libe 1 xếp thành từng đám; libe 2, 4-5 lớp tế bào xếp xuyên tâm. Mạch gỗ 2 nhiều, hình gần tròn hay bầu dục. Tia tủy là 1-2 dãy tế bào hình đa giác, vách mỏng; gỗ 1 phân bố đều quanh vi phẫu. Mô mềm tủy đạo, tế bào gần tròn hay đa giác, kích thước không đều và lớn hơn nhiều so với mô mềm vỏ. Trong mô mềm tủy có ít hạt tinh bột.
Vi phẫu lá [hình 10]:
Gân giữa: mặt dưới lồi, mặt trên gần như phẳng. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng có răng cưa nhỏ. Tế bào biểu bì trên lớn hơn tế bào biểu bì dưới. Mô dày tròn chỉ có ở biểu bì dưới, 1- 2 lớp tế bào hình gần tròn hay đa giác. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào hình thuôn dài ở biểu bì trên. Mô mềm đạo, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào mô dày tròn. Cụm libe gỗ với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Phiến lá [hình 11]: tế bào biểu bì hình bầu dục kích thước không đều, lỗ khí có rải rác ở 2 biểu bì nhưng nhiều hơn ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu, 1 lớp tế bào hình thuôn dài chiếm tỉ lệ ½ phần thịt lá. Mô mềm khuyết, tế bào vách uốn lượn, kích thước không đều nhau. Một vài tinh thể calci oxalat hình lăng trụ trong mô mềm giậu.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây mịn, có ít xơ, màu xanh lục.
Thành phần: mảnh biểu bì trên và dưới mang lỗ khí kiểu dị bào, tinh thể calci oxalat hình lăng trụ [hình 12]. Mảnh mô mềm tế bào đa giác vách mỏng. Mảnh biểu bì của thân mang lỗ khí; đám sợi [hình 13] dài không rõ ống trao đổi. Mảnh mạch vạch, mạch mạng [hình 14], mạch xoắn [hình 15]. Mảnh biểu bì lá đài, tế bào vách uốn lượn. Hạt phấn [hình 16] hình bầu dục, kích thước 25 x 17,5 µm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố khắp các vùng nhiệt đới cổ. Ở Việt nam mọc hoang trên đất ẩm, ở khắp các địa phương. Mùa hoa : tháng 4-6, mùa quả: tháng 7-9.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Phyllanthi amari)

Thành phần hóa học: 

Lá Diệp hạ châu đắng chứa chất đắng là phyllathin. Lá khô chứa các chất đắng hypophyllanthin (0,05%), phyllathin (0,35%). Trong cây có niranthin, nirtetralin, phylteralin. Ngoài ra trong cây còn có lignan, flavonoid, alcaloid kiểu securinin như niruroidin, isobubialin, epibuealin một loại elagitanin cùng với 1-O-galoyl-2,4-dehydrohescahydroxyphenoy l- glucopyranose elaeocarpusin, quercetin, quercitrin, isoquercitrin, astragalin, rutin; các acid hữu cơ như acid ascorbic, geraniinic, acid amariinic và repandusinic A.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Diệp hạ châu đắng được dùng làm thuốc trị bệnh viêm gan vàng da, sốt, đau mắt, rắn cắn.
Diệp hạ châu đắng được dùng trong y học cổ truyền Thái lan trị bệnh vàng da. Ở Ấn Độ, Diệp hạ châu đắng dùng để sát khuẩn, lợi tiểu, vàng da, lỵ, phù, đái tháo đường. Ở Peru, nhân dân sắc nước phần trên mặt đất uống làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi mật, sỏi thận. Ở một số nước Nam Mỹ, Diệp hạ châu đắng dùng trị sốt rét, sỏi niệu, sỏi bàng quang, các bệnh về đường tiết niệu nói chung. Ở Haiti, người dân sắc lá làm nước uống trị sốt. Từ đảo Hải nam đến Inđônesia nhân dân dùng Diệp hạ châu để sắc nước uống chữa bệnh về thận và gan, trị bệnh hoa liễu, đau bụng, long đờm cho trẻ em, hạ sốt, điều kinh và trị tiêu chảy…Ở Papua niugine, nước hãm toàn cây để trị đau đầu, hoặc đau nửa đầu. Ở Tanzania cao nước phần trên mặt đất của Diệp hạ châu dùng trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Ở Tây Ấn, Diệp hạ châu đắng dùng trị giun ở trẻ em, ở bờ biển Ngà người dân dùng nước sắc lá uống trong trường hợp khó sinh, trị vàng da, nôn, đau họng…
Tác dụng trị viêm gan siêu vi của Diệp hạ Châu đắng là do tác dụng của phyllathin và hypophyllathin.

Hình đính kèm
Cỏ
Cành
Lá kèm
Hoa đực
bao phấn
Hoa cái
bầu
Quả
Vi phẫu thân
Vi phẫu lá
Phiến lá
tinh thể calci oxalat hình lăng trụ
đám sợi
mạch mạng
mạch xoắn
Hạt phấn