Bộ Hoa Mõm Chó (Scrophulariales)

Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae)

Chi Adenosma

Loài Adenosma caerulea R.Br. (Cây Nhân Trần)

Tên
Tên khác: 

Chè cát, Chè nội, Tuyến hương, Hoắc hương núi

Tên khoa học: 

Adenosma caerulea R.Br.

Họ: 

Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Mẫu thu hái tại: 

Mẫu thu hái vào tháng 06 năm 2009, tại Văn khúc – sông Thao – Phú Thọ.

Cỏ [hình 1] cao khoảng 60 cm. Tiết diện thân gần tròn, màu xanh ở thân non, màu xanh tía ở thân già; có nhiều lông mềm màu trắng, toàn cây có mùi thơm. Lá [hình 2] đơn, mọc đối. Phiến lá hình trứng, đầu thuôn nhọn, bìa phiến có răng cưa, màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới, kích thước 5 – 7 x 2 – 3 cm. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá hình lòng máng, màu xanh, dài 0,5 – 1,3 cm. Cả 2 mặt lá và cuống lá có nhiều lông màu trắng, mặt dưới phiến lá có nhiều đốm tuyến [hình 3]. Cụm hoa [hình 4]: hoa mọc riêng lẻ ở nách lá phía ngọn cành. Hoa [hình 5] không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ dài 0,3 cm, màu xanh, có nhiều lông màu trắng. Lá bắc giống lá thường nhưng kích thước nhỏ hơn; 2 lá bắc con hình thuôn dài màu xanh, có nhiều lông màu trắng, kích thước 0,7 x 0,01 cm. Lá đài 5, không đều, rời, hình thuôn dài, màu xanh, kích thước 0,6 – 0,9 x 0,1 – 0,3 cm. Tiền khai: lá đài sau ở ngoài, 2 lá đài 2 bên ở trong, 2 lá đài trước đặt cạnh nhau. Cánh hoa 5, không đều, màu tím, dính nhau bên dưới thành ống cao 1cm, phía trên chia 2 môi 2/3. Môi trên hình bầu dục gần tròn, kích thước 0,5 x 0,4 cm; môi dưới chia 3 thùy. Tiền khai: 2 cánh hoa sau phủ lên 2 cánh bên, 2 cánh bên phủ lên cánh hoa trước. Trên lá đài và cánh hoa có nhiều lông màu trắng. Nhị 4, rời, không đều, 2 nhị dài, 2 nhị ngắn, đính gần đáy ống tràng xen kẽ cánh hoa. Bao phấn 2 ô màu vàng, kích thước dài 1 mm, nứt dọc, hướng trong, đính giữa. Chỉ nhị dạng sợi, nhị dài 0,9 cm, nhị ngắn 0,7 cm, màu trắng. Hạt phấn [hình 6] hình cầu hoặc hình bầu dục, rời, màu vàng, kích thước 25 µm, có rãnh dọc và vân hình mạng. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên 2 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ, giá noãn lồi. Bầu noãn [hình 7] có tiết diện hình elip, màu xanh. 1 vòi nhụy hình sợi, màu trắng, đính ở đỉnh bầu. 1 đầu nhụy dạng điểm. Quả [hình 8] nang, hình trứng, dài 7 mm, màu xanh, mang đài tồn tại, khi chín tự mở thành 2 mảnh. Hạt nhiều, nhỏ.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu thân [hình 9]
Vi phẫu hình đa giác hay gần tròn, ở thân non có 4 u lồi. Biểu bì tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau, rải rác có lỗ khí, lỗ khí nằm hơi nhô lên so với tế bào biểu bì. Có nhiều lông che chở [hình 10] đa bào dài vách mỏng (2 – 7 tế bào). Có 3 loại lông tiết [hình 11]: chân đa bào, đầu đơn bào; chân đơn bào, đầu đa bào (2,4 tế bào); lông tiết chân đơn bào, đầu đơn bào hình phễu. Mô dày góc, 1 – 2 lớp tế bào gần tròn, hoặc hơi đa giác. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào gần tròn, đa giác hoặc hình bầu dục, kích thước không đều. Nội bì khung caspary là 1 lớp tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau, kích thước bắng ½ tế bào mô mềm vỏ. Trụ bì, 1-2 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau, kích thước bắng ½ tế bào nội bì, hóa mô cứng thành 1 vòng không liên tục. Hệ thống dẫn gồm: libe 1 xếp thành từng đám, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, xếp lộn xộn; libe 2, 2 – 3 lớp tế bào xếp xuyên tâm. Mạch gỗ 2 ít, thường xếp thành từng dãy; mô mềm gỗ 2 tế bào hình vuông hoặc chữ nhật, vách dày. Gỗ 1 phân bố rải rác quanh vi phẫu. Mô mềm tủy đạo, tế bào gần tròn hoặc đa giác, kích thước không đều nhau, lớn gấp 5 – 6 lần tế bào mô mềm vỏ, bên dưới gỗ 1 là 1 – 3 lớp tế bào mô dày góc.
Vi phẫu lá [hình 12]
Gân giữa: mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên. Biểu bì tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác xếp khít nhau. Tế bào biểu bì trên lớn gấp 5 – 6 lần tế bào biểu bì dưới. Có nhiều lông che chở đa bào vách mỏng ( 2- 6 tế bào). Mô dày góc ở cả 2 biểu bì, 1 – 2 lớp tế bào hình tròn hoặc hơi đa giác, kích thước bằng tế bào biểu bì trên. Mô mềm khuyết, tế bào gần tròn hoặc đa giác, kích thước không đều nhau. Cung libe gỗ với gỗ ở trên, libe ở dưới, phía dưới libe có vài cụm mô cứng, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ.
Phiến lá [hình 13]: tế bào biểu bì trên lớn hơn tế bào biểu bì dưới. Biểu bì dưới có nhiều lỗ khí nằm hơi lồi so với tế bào biểu bì. Rải rác có 3 loại lông tiết như ở thân. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào thuôn dài. Mô mềm khuyết tế bào hình bầu dục hoặc đa giác. Trong thịt lá có một số bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Vi phẫu cuống lá [hình 14]:
Vi phẫu cuống lá mặt trên phẳng, mặt dưới lồi. Biểu bì tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác xếp khít nhau. Có nhiều lông che chở đa bào vách mỏng (2 – 7 tế bào). Có 3 loại lông tiết như ở thân. Mô dày góc, 1 – 2 lớp tế bào hình tròn hoặc hơi đa giác, kích thước bằng hoặc lớn hơn tế bào biểu bì. Mô mềm khuyết, tế bào gần tròn hoặc đa giác, kích thước lớn gấp 2 – 5 lần tế bào biểu bì. Cung libe gỗ có cấu tạo với gỗ ở trên, libe ở dưới. 2 mép phía trên cũng có 2 bó gân phụ có cấu tạo với gỗ ở trên, libe ở dưới.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột [hình 15] toàn cây mịn, màu nâu đen, có ít xơ và có mùi thơm.
Thành phần: mảnh biểu bì [hình 16] lá, tế bào vách mỏng uốn lượn, mang lỗ khí kiểu hỗn bào. Lông che chở [hình 17] đa bào dài. Lông tiết đầu đơn bào chân đơn bào; lông tiết đầu đa bào (4 tế bào), chân đơn bào; lông tiết chân đa bào một dãy, đầu đơn bào hình trái xoan; lông tiết [hình 18] đầu đa bào hình cầu. Mảnh mô mềm [hình 19], tế bào hình đa giác vách mỏng. Sợi vách dày, khoang hẹp, riêng lẻ hay tập trung thành từng đám [hình 20], ống trao đổi rõ hoặc không rõ. Mảnh mạch [hình 21] xoắn, mạch vạch, mạch mạng. Hạt phấn hình trứng rộng có một rãnh dọc, kích thước 25 x 17,5 µm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố khắp các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam mọc hoang ở các tỉnh phía Bắc.
Mùa hoa quả: tháng 4-7.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Adenosmatis caerulei)

Thành phần hóa học: 

Toàn cây Nhân trần chứa tinh dầu với hàm lượng 1% paracymen pinen limonene, cineol, anethol. Ngoài ra còn có acid nhân thơm, coumarin, một số serquiterpen và flavonoid.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Trong y học cổ truyền, Nhân trần được dùng chữa vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông, giúp phụ nữ sau sinh ăn ngon, chóng lại sức. Ở Trung Quốc, Nhân trần chữa phong thấp, cốt thống, mụn nhọt, mẩn ngứa do ve bọ đốt. Trong y học hiện đại, Nhân trần đã được Bộ môn Y khoa Hà nội điều trị thực nghiệm viêm gan do virus, Nhân trần được dùng dưới dạng siro, một chai 100 ml chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và tối, sau một thời gian điều trị bằng Nhân trần, bilirubin máu và hoạt độ men SGPT đều trở về mức bình thường.

Hình đính kèm
Cỏ
Lá
đốm tuyến
Cụm hoa
Hoa
Hạt phấn
Bầu noãn
Quả
Vi phẫu thân
lông che chở
lông tiết
Vi phẫu lá
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
Bột
mảnh biểu bì
Lông che chở
lông tiết
Mảnh mô mềm
đám
Mảnh mạch

Chi Bacopa

Loài Bacopa monnieri (L.) Wettst. (Cây Rau đắng biển)

Tên
Tên khác: 

Rau sam trắng, Rau sam đắng, cây Ruột gà, Ba kích.

Tên khoa học: 

Bacopa monnieri (L.) Wettst.

Tên đồng nghĩa: 

Herpetis monnieri (L.) H.B.K., Gratiola monniera L., Septas repens Lour., Bramia indica Lamk.

Họ: 

Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Mẫu thu hái tại: 

Đồng Nai, ngày 20/07/2007.

Số hiệu mẫu: 

RDB0707

Thân cỏ, mọc bò dài trên mặt đất, sống lâu năm. Thân nhẵn, màu xanh, thân non đôi khi có màu hơi nâu đỏ, tiết diện tròn, mọng nước, có rễ ở mấu, phân nhánh nhiều, mọc đứng. Thân lá có vị đắng. Lá đơn, mọc đối, không lông, dày, mọng nước, có dạng hình muỗng hay hình trứng ngược, tà ở đầu, dài 2-2,8 cm, rộng 0,5-0,7 cm, mép nguyên, không lông, ở 2 mặt lá có nhiều chấm lõm. Lá có màu xanh đậm ở mặt trên, xanh nhạt ở mặt dưới, 1 gân chính, gân phụ không rõ. Hoa đơn độc, mọc ở nách lá, màu trắng hay màu tím nhạt. Hoa không đều, lưỡng tính mẫu 5. Cuống hoa dài 2,6-5,6 cm, không lông, hai lá bắc con hình dải, dài 0,6 cm, ở đỉnh cuống hoa. Bao hoa: 5 lá đài rời, không đều, lá đài sau to nhất, hình trứng, có 5 gân chính, dài 0,8 cm, rộng 0,5 cm, 2 lá đài trước hình trứng, mũi nhọn, 3 gân chính, dài 0,7 cm, rộng 0,4 cm, 2 lá đài bên nhỏ nhất, hình dải, 1 gân, có lông ở bìa, dài 0,6 cm, rộng 0,1 cm. Lá đài 5, có màu xanh đậm ở mép, xanh nhạt ở bên trong và có chấm lõm ở 2 mặt, tiền khai năm điểm. Cánh hoa 5, có lông, mỗi cánh hoa có 3 gân, dính nhau bên dưới tạo thành ống dài 0,4 cm, đáy ống màu tím nhạt hay màu trắng, tiền khai ngũ điểm hay kết lợp. Nhị 4, không đều, 2 nhị dài 5 mm ở phía trước, 2 nhị ngắn 1 mm ở phía sau. Nhị sau bị trụy không để lại dấu vết. Nhị đính gần đáy ống tràng xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị nhẵn, hình sợi. Bao phấn 2 ô, rời, xếp song song cạnh nhau, mở dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình bầu dục hay hình tròn có 3 thùy, có rãnh. Lá noãn 2, vị trí trước sau, dính nhau thành bầu trên 2 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy 1, ở đỉnh bầu, dạng sợi, nhẵn, dài 5 mm, đầu nhụy hình chén chia 2 thùy, màu xanh nhạt. Quả nang, hình trứng, kích thước 5 x 3 mm, có mũi, đựng trong đài nhẵn, vòi nhụy tồn tại. Hạt nhỏ, nhiều, hình tam giác, có cạnh.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Thân: Vi phẫu gần tròn. Tế bào biểu bì có kích thước không đều nhau, hình chữ nhật, cutin mỏng có răng cưa, trên biểu bì có nhiều lỗ khí và lông tiết đa bào. Dưới biểu bì là mô mềm xốp, hình đa giác hay hình bầu dục, kích thước không đều, sắp xếp không thứ tự chừa những khuyết rất to. Thân già có nhiều tế bào cương thể nằm bên trong tế bào mô mềm, thân non không có. Nội bì khung caspary rõ, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, không đều. Trụ bì gồm 2 lớp tế bào hình đa giác, xếp khít nhau, tạo thành vòng liên tục. Các bó libe gỗ tạo thành vòng liên tục, libe ở ngoài, gỗ ở trong. Tia tủy gồm 1-3 dải tế bào. Libe 1 tập trung thành từng đám. Mạch gỗ 2 kích thước không đều nhau. Mô mềm tủy gồm nhiều tế bào hình bầu dục to, không đều, sắp xếp lộn xộn chừa những khuyết nhỏ. Hạt tinh bột nhiều trong mô mềm vỏ, mô mềm tủy và nội bì.
: Chiều dày của thịt lá gần bằng của gân giữa. Gân giữa: biểu bì cấu tạo bởi 1 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, tế bào biểu bì trên có kích thước lớn hơn tế bào của biểu bì dưới. Lớp cutin mỏng, có răng cưa. Mô mềm đạo gồm 3-4 lớp tế bào hình bầu dục dài hay hình đa giác. Các bó libe gỗ xếp thành hình bầu dục, libe ở dưới, gỗ ở trên, libe tập trung thành từng đám úp trên gỗ. Tia tủy hẹp 1 dải tế bào. Phiến lá: Biểu bì của thịt lá cấu tạo tương tự như biểu bì của gân giữa, trên biểu bì có nhiều lỗ khí và lông tiết đa bào, lỗ khí nằm thấp hơn so với biểu bì. Lông tiết đa bào gồm 2 dãy tế bào vách mỏng, nằm thụt sâu hơn so với tế bào biểu bì. Dưới biểu bì trên là mô mềm đạo, gồm 3 lớp tế bào, lớp tế bào trên hình bầu dục, 2 lớp tế bào dưới hình bầu dục dài. Trên biểu bì dưới gồm nhiều lớp tế bào mô mềm hình đa giác, không đều. Tinh bột có nhiều trong mô mềm, đặc biệt tập trung rất nhiều ở 2 mép lá. Các bó gân phụ bị cắt ngang có cấu tạo tương tự như bó gân giữa nhưng số lượng libe gỗ ít hơn, một số ít gân phụ bị cắt xéo.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột thân màu vàng nâu, xơ nhiều. Thành phần gồm: Tế bào mô cứng hình chữ nhật, riêng lẻ hay tập trung thành đám. Tế bào cương thể nằm bên trong tế bào mô mềm hay nằm ngoài tế bào mô mềm, vách mỏng. Mảnh biểu bì vách uốn lượn nhiều, mang lỗ khí kiểu hỗn bào hay lông tiết đa bào. Mảnh tế bào mô mềm hình bầu dục hay hình chữ nhật dài. Hạt tinh bột nhiều, nhỏ, hình tròn, đường kính khoảng 5µm, tễ không rõ. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng.
Bột lá màu xanh nâu, mịn, có mùi thơm. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì của gân lá gồm các tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Mảnh biểu bì vách uốn lượn, mang lỗ khí kiểu hỗn bào hay lông tiết đa bào. Mảnh mô mềm thịt lá hình bầu dục dài, xếp chừa những khuyết nhỏ. Mảnh mô mềm của mép lá chứa rất nhiều hạt tinh bột. Mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch xoắn. Hạt tinh bột tập trung thành đám, hình tròn, đường kính khoảng 3,75 µm, tễ không rõ.
Bột hoa màu nâu nhạt, ít xơ.Thành phần gồm: Mảnh biểu bì trên của cánh hoa hơi uốn lượn. Mảnh biểu bì dưới cánh hoa vách uốn lượn nhiều, có lông che chở đa bào. Mảnh mô mềm hình bầu dục dài, chứa tinh bột. Mảnh biểu bì lá đài vách uốn lượn, chứa lỗ khí kiểu hỗn bào, lông tiết đa bào, lông che chở đa bào. Hạt phấn hình tròn hay hình bầu dục, có rãnh, đường kính khoảng 50 µm. Mảnh mạch vạch, mạch mạng, mạch xoắn.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Bacopa monnieri phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và trung du miền Bắc và miền Nam. Cây ưa sáng thường mọc trên đất ẩm, pha cát lẫn với các loại cỏ thấp ở bờ ruộng, các bãi cỏ ẩm từ vùng thấp lên tới độ cao 500 m, bãi sông, bờ kênh mương, ở nước ta gặp từ Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, cây còn có khả năng mọc chồi khỏe từ kẽ lá, kể cả phần còn sót lại sau khi cắt.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Bacopae monnieri).

Thành phần hóa học: 

Cây Bacopa monnieri chứa alkaloid: brahmin, có tác dụng giống strychnin nhưng ít độc tính hơn, 3 base: β1- oxalat, β2-oxalat, β3-chloroplatinate và sterol. Ngoài ra còn alkaloid khác là herpestin, bacosid A và B, monnierin; hersaponin, có tác dụng chủ yếu giống resercin và chlororomazin, acid betulic, d–mannitol, stigmastarol, β-sitosterol và stigmasterol ở trạng thái tự do.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tác dụng trên huyết áp: alkaloid brahmin chiết từ Bacopa monnieri với liều 0,5 mg/kg ở mèo có tác dụng làm hạ huyết áp, liều nhỏ hơn lại có tác dụng tăng huyết áp nhẹ do co mạch và kích thích cơ tim. Tác dụng trên hô hấp: brahmin với liều nhỏ có tác dụng kích thích hô hấp. Trên cơ trơn: ở nồng độ rất loãng 1/200000-500000 brahmin có tác dụng tăng co bóp ruột và tử cung cô lập. ích thích hệ thần kinh trung ương. Tác dụng chống ung thư.
Rau đắng biển là cây thuốc y học cổ truyền Ấn Độ được dùng làm thuốc bổ thần kinh, các nghiên cứu dược lý đã chứng minh hoạt tính là do saponin.
Dùng trị xích, bạch lỵ, mắt đỏ sưng đau, da sưng đỏ, nhức mỏi tê dại, đòn ngã tổn thương, viêm gan vàng da, ho, dùng ngoài da tắm trị ghẻ, bổ thần kinh, lợi tiểu, trị đái rát, hượt, trợ tim, an thần, trị ho trẻ em. Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây để trị hen suyễn, động kinh, điên rồ, mất tiếng và dùng thân lá trị rắn cắn. Ở Xri Lanca toàn cây dùng làm thuốc xổ và đun nước nóng rửa chữa bệnh nhọt độc sưng ngoài da như da voi .
Ngoài ra, còn dùng làm rau ăn sống hoặc nấu ăn, sắc uống chữa ho, làm thuốc lợi tiểu và bổ thận. An Độ dùng toàn cây giúp ăn ngon và lợi tiểu, cây khô và tươi giã nát trộn với dầu hỏa dùng đắp lên những nơi đau nhức do tê thấp, chữa rắn cắn.

Chi Scoparia

Loài Scoparia dulcis L. (Cây Cam thảo nam)

Tên
Tên khác: 

Cam thảo đất.

Tên khoa học: 

Scoparia dulcis L.

Họ: 

Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Mẫu thu hái tại: 

thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12/06/2007.

Số hiệu mẫu: 

CTN0607

Thân [hình 1] cỏ nhỏ, mọc thẳng đứng, cao 30-80 cm. Thân tròn, màu xanh, có 4-6 sọc lồi, nhẵn, mang thẹo cuống lá còn lại. Lá [hình 2] đơn, mọc vòng 3 lá không bằng nhau hay mọc đối (những lá ở dưới), hình mác, đầu hơi nhọn, dài 2,5-4 cm, không có lá kèm. Bìa lá có răng ở 2/3 phía trên, răng cưa tù, không đều, sâu 1-2 mm. Phiến lá kéo dài men dọc theo 2 bên cuống lá, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt. Không có lá kèm. Gân lá hình lông chim lồi ở mặt dưới; 4-5 cặp gân phụ hơi lồi ở mặt dưới. Cuống lá dài 5-7 mm. Cụm hoa mọc riêng rẻ hay thành đôi ở nách lá. Hoa [hình 3] gần đều, lưỡng tính, mẫu 4 đôi khi gặp mẫu 5, màu trắng. Cuống hoa mảnh, dài 4-6 mm, màu xanh. Lá đài 4, rời, đôi khi gặp 5 lá đài, màu xanh, hình bầu dục, dài khoảng 2,5 mm, có 3 gân nổi ở mặt ngoài, mép có lông, tồn tại và đồng trưởng với quả. Cánh hoa 4, dính nhau ở dưới (đôi khi gặp 5) thành ống rất ngắn, màu trắng phớt tím; trên chia thành 4 phiến hình bầu dục, gần như đều nhau, dài khoảng 2 mm, uốn cong ngược ra bên ngoài khi hoa nở, nhiều lông màu trắng, dạng sợi, dài gần bằng nhị đính ở miệng ống tràng. Tiền khai: 1 cánh hoa ở ngoài cùng, 1 cánh ở trong cùng, 2 cánh hoa còn lại xen kẽ nhau. Nhị 4, rời, đính trên miệng ống tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị hình sợi màu trắng, đỉnh hơi tím, dài khoảng 1,5 mm. Bao phấn hình mũi tên, 2ô, đính giữa, hướng trong, khai dọc. Hạt phấn hình bầu dục, có rãnh. 2 lá noãn ở vị trí trước-sau, dính liền thành bầu trên 2 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn, đính noãn trung trụ. 1 vòi nhụy dài khoảng 1,5 mm đính ở đỉnh bầu. Đầu nhụy màu xanh, dành điểm có 2 thùy, có chất dính. Quả nang hủy vách, hình cầu, trong chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 4]: Bần gồm 2-3 lớp tế bào, bị bong, nứt nhiều. Tế bào mô mềm vỏ hình tròn hay bầu dục, xếp tạo những khuyết rất lớn. Nội bì khung Caspary rõ. Trụ bì 1-2 lớp , một vài tế bào bị hóa mô cứng. Libe 2 tế bào bị ép dẹp, vách uốn lượn. Gỗ 2 chiếm tâm. Mô mềm gỗ vách rất dày. Mạch gỗ kích thước lớn, phân bố đều và nhiều hơn ở thân. Tia tủy 1-2 dãy tế bào.
Thân [hình 5]: Vi phẫu gần như vuông. Các mô [hình 6] gồm: Biểu bì là 1 lớp tế bào xếp đều đặn, cutin có răng cưa, mang lỗ khí và rải rác lông tiết chân đa bào hay đơn bào, đầu đa bào. Ở thân già, 2-3 lớp bần xuất hiện ngay dưới lớp biểu bì. Mô dày góc tập trung ở 4 góc thân, ở cạnh rất ít, thỉnh thoảng gặp sợi trong mô dày. Ở thân già, mô dày ở 4 góc bị hóa mô cứng. Mô mềm vỏ là mô mềm khuyết, 3-6 lớp tế bào hình tròn hay bầu dục, kích thước không đều. Nội bì khung Caspary rõ. Trụ bì 1-2 lớp tế bào, hóa mô cứng riêng lẻ hay thành đám nhỏ. Libe 2-gỗ 2 thành vòng liên tục. Gỗ 1 phân bố đều. Mô mềm gỗ vách rất dày. Tia tủy 1-2 dãy tế bào, vách mỏng hơn mô mềm gỗ. Mô mềm tủy hình tròn, kích thước không đều.
[hình 7]: Gân giữa: Lồi rõ ở mặt dưới, mặt trên phẳng. Biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào xếp không đều, mang lông tiết chân đa bào và đơn bào, đầu đa bào. Biểu bì dưới mang lỗ khí. Lớp cutin có răng cưa. Dưới biểu bì là 1-2 lớp mô dày góc. Mô mềm tế bào hình cầu, kích thước không đều, xếp chừa những khuyết nhỏ. Các bó libe-gỗ xếp thành hình vòng cung. Phiến lá [hình 8]: Biểu bì trên tế bào lớn hơn biểu bì dưới, kích thước không đều, nhiều tế bào nhô lên thành đỉnh nhọn tù. Lông tiết chân ngắn, đầu đa bào và lỗ khí ở cả 2 biểu bì. Lớp cutin có răng cưa cạn. Mô mềm giậu gồm 1 lớp tế bào kích thước không đều. Mô mềm khuyết tế bào vách mỏng, kích thước không đều.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Rễ: Bột màu nâu nhạt. Gồm các cấu tử: Mảnh bần, mảnh mô mềm, mảnh mô mềm gỗ, mảnh mạch điểm, mảnh mạch mạng.
Thân: Bột màu vàng nhạt. Gồm các cấu tử: Mảnh biểu bì mang lỗ khí, mảnh mô mềm, mảnh mô mềm gỗ, mảnh mạch mạng, mảnh mạch vòng, mảnh mạch điểm, mảnh mạch vạch, mảnh mạch xoắn, sợi mô cứng riêng lẻ hay thành đám nhỏ.
: Bột màu xanh đậm. Gồm các cấu tử: Mảnh biểu bì vách uốn lượn mang lỗ khí kiểu hỗn bào, mảnh mô mềm, lông tiết chân ngắn đầu đa bào, mảnh mạch xoắn, mảnh mạch mạng, mạch vòng.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Gốc ở nhiệt đới Châu Mỹ, được thuần hóa trong tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Ở nước ta, cây mọc khắp nơi từ Bắc vào Nam. Thường gặp trên đất hoang, dọc bờ đường, trên các dải cát của các sông và trong các ruộng khô, ở vùng thấp.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Scopariae)

Thành phần hóa học: 

Cây chứa alkaloid và một chất đắng; còn có chứa nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần trên mặt đất có chứa một chất dầu sền sệt mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+)manitol, glucose. Rễ chứa (+)manitol, tannin, alkaloid, triterpenoids: friedelin, glutinol-a-amarin, acid betulinic, acid dulcinic, acid iflaionic, scoparic A, B, C, D scopadulcic (A: R = COOH, R’ = CH2OH; B: R = Me, R’ = COOH).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Thường dùng trị: cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đàm. Lỵ trực trùng. Tê phù, phù thủng, giảm niệu. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành. Rễ trị đau bụng, kiết, lợi tiểu; thân trị ho, sốt, giải độc, trị kinh nguyệt nhiều hay đau, giúp sinh dễ; lá bổ, làm cường tráng dục tính, trị sạn, trị viêm phế quản.

Hình đính kèm
Thân
Lá
Hoa
Rễ
Thân
Các mô
Lá
Phiến lá

Họ Mã Đề (Plantaginaceae)

Chi Plantago

Loài Plantago major L. (Cây Mã Đề)

Tên
Tên khác: 

Xa tiền, Bông mã đề, Suma (Tày), Nhả én dứt (Thái)

Tên khoa học: 

Plantago major L.

Họ: 

Mã đề (Plantaginaceae)

Tên nước ngoài: 

Broad – leaved plantain, Ripple grass, Cart – tract plan, Plantain ribwort, Great platain, Large plantain (Anh), Plantain majeur, Plantain commun, Grand plantain, Plantain des oiseaux (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

Mẫu thu mua vào tháng 04 năm 2009 tại chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Cỏ [hình 1] cao 24 - 45 cm, thân rất ngắn gần như không có. Rễ mọc thành chùm. Lá đơn mọc từ gốc, hình thìa, kích thước 10-15 x 5-7 cm, mép phiến lá có răng cưa nhỏ thưa; màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình cung với 5 gân chính nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá hình lòng máng màu xanh lục nhạt, dài 9-12 cm, gốc rộng có màu trắng hoặc tím. Cụm hoa [hình 2]: dạng bông, trục cụm hoa dài 28 – 46 cm, xuất phát từ kẽ lá. Hoa [hình 3] đều, lưỡng tính, mẫu 4, không cuống. Lá bắc hình bầu dục, kích thước 1,5 x 1 mm, ở giữa dày màu xanh, 2 mép mỏng hơn màu trắng, có gân giữa, bề mặt có những nốt sần. Lá đài 4, đều, rời, hình bầu dục, kích thước 2 x 1 mm, ở giữa dày màu xanh, 2 mép mỏng hơn màu trắng. Tiền khai: 1 ngoài, 1 trong, 2 xen kẽ. Đài tồn tại. Cánh hoa 4, đều, dính nhau ở phía dưới tạo thành ống cao 1,5 mm, màu trắng xanh; phía trên chia 4 thùy hình tam giác mỏng, màu vàng nhạt. Tiền khai cánh hoa giống tiền khai lá đài. Nhị 4, đều, rời, đính trên ống tràng xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi, màu trắng. Bao phấn hình đầu tên màu vàng, đầu nhọn, dài 1 mm, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn [hình 4] hình quả trám màu vàng, rời, có 1- 2 rãnh dọc, kích thước 25 – 37,5 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu [hình 5] trên 2 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ, giá noãn lồi. 1 vòi nhụy hình sợi, dài 3 mm; 1/4 phía dưới màu trắng nhẵn; 3/4 phía trên màu đỏ nâu, có nhiều lông dài. 1 đầu nhụy dạng điểm, có rất nhiều lông dài. Quả [hình 6] hộp nhỏ mang đài tồn tại, hình bầu dục, dài 3,5 – 4 mm, màu xanh khi non, màu hơi ngà khi già, mở theo đường nứt ngang. Hạt [hình 7] 8 – 12, hình thoi dẹp, dài 1,5 – 2 mm, màu xanh khi non, màu nâu đen bóng khi già.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu lá [hình 8]:
Gân giữa: mặt dưới lồi tương ứng với những đường gân. Biểu bì tế bào hình chữ nhật hoặc hơi đa giác, lớp cutin có răng cưa, rải rác có lỗ khí và ít lông tiết [hình 9] chân đơn bào, đầu 2 tế bào. Mô dày trònMô mềm khuyết bên dưới cung libe gỗ, 4 – 5 lớp tế bào hình gần tròn hoặc hơi đa giác xếp thẳng hàng, tế bào kích thước to; vùng mô mềm khuyết còn lại tế bào gần tròn hay đa giác xếp lộn xộn, tế bào kích thước nhỏ hơn. 3 bó libe gỗ lớn có cấu tạo: gỗ ở trên, libe ở dưới; mô dày tròn tế bào hình đa giác ở phía trên gỗ (4 -8 lớp tế bào), ở phía dưới libe ( 4 -6 lớp tế bào); ngoài cùng là vòng nội bì khung caspary gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật. Trong lớp tế bào nội bì khung caspary hay trong mô mềm khuyết có ít hạt tinh bột hình gần tròn hoặc hơi đa giác, kích thước 2,5- 5 µm.
Phiến lá [hình 10]: tế bào biểu bì trên lớn hơn tế bào biểu bì dưới, lớp cutin có răng cưa, rải rác có lỗ khí và ít lông tiết chân đơn bào, đầu 2 tế bào. Mô mềm khuyết, tế bào hơi đa giác hoặc gần tròn kích thước không đều nhau. Trong mô mềm khuyết có 4 – 6 bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới, xung quanh là vòng nội bì khung caspary.
Vi phẫu cuống lá [hình 11]: mặt trên lõm, mặt dưới có 5 gân lồi. Biểu bì tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác xếp khít nhau, rải rác có lỗ khí nhiều ở mặt dưới. Mô dày góc không liên tục, tế bào hơi đa giác; 1- 4 lớp ở mặt dưới, nhiều ở các gân lồi; 2 - 9 lớp ở 2 mép cuống lá. Mô mềm khuyết tế bào gần tròn hoặc đa giác, kích thước không đều nhau. 3 – 4 lớp mô mềm khuyết dưới bó libe gỗ và 8-10 lớp ở phần lõm mặt trên xếp thành từng dãy thẳng hàng, kích thước lớn hơn vùng mô mềm khuyết còn lại. Có 5 bó libe gỗ lớn cấu tạo giống bó libe gỗ lớn ở vi phẫu lá. 2 bó libe gỗ nhỏ hơn ở gần mép cuống lá và nhiều bó libe gỗ rất nhỏ có cấu tạo giống bó libe gỗ nhỏ ở vi phẫu lá. Có nhiều hạt tinh bột trong vòng nội bì và mô mềm khuyết xung quanh các bó libe gỗ

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây màu xanh nâu nhạt.
Thành phần: mảnh hiểu bì trên và dưới của lá, tế bào vách mỏng uốn lượn mang lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh mô mềm, tế bào hình hơi đa giác vách mỏng. Lông tiết [hình 12] chân đơn bào, đầu 2 tế bào. Mảnh mạch [hình 13] xoắn, mạch mạng, mạch vạch. Hạt tinh bột [hình 14] hình cầu hay hình đa giác tễ rõ hay không rõ. Mảnh nội nhũ [hình 15], tế bào hình đa giác, kích thước đều nhau.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở các châu lục.Ở Việt nam, Mã đề mọc hoang ở vùng núi. Mùa hoa quả: tháng 5-8.

Bộ phận dùng: 

Phần cây trên mặt đất (Herba plantaginis), thường gọi là Xa tiền thảo và hạt (Semen Plantaginis), thường gọi là Xa tiền tử.

Thành phần hóa học: 

Lá Mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenoic và este phenylpropanoic của glycosid, majorosid. Lá còn chứa chất nhày với hàm lượng 20%. Hạt chứa chất nhày giàu D-galactose, L-arabinose và có khoảng 40% acid uronoic, dầu béo trong đó có acid 9-hydroxy-cis-11-octadecenoic. Ngoài ra Mã đề còn có nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein, hispidulin ( 5,7,4’-trihydroxy-6-methoxyflavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucoronid, homoplantaginin(=7- O--D-glucopyransoyl-5,6,3’,4’-trihydroxyflavon). Bên cạnh đó Mã đề còn chứa nhiều chất khác như aicd cimaric, acid p. coumaric, acid ferulic, acid cafeic, acid clorogenic, caroten, vitamin K, vitamin C.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Thường dùng chữa: sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu. Viêm kết mạc, viêm gan.
Mã đề dùng để chữa ho lâu ngày, viêm phế quản, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi. Lá Mã đề tươi đắp làm mụn nhọt chóng vỡ và mau lành. Ở Trung Quốc, hạt Mã đề sắc uống chữa bệnh đái tháo đường, ho, vô sinh. Ở Ấn Độ, cây Mã đề dùng cầm máu và trị vết thương, bỏng và viêm các mô. Lá dùng làm mát, lợi tiểu, làm săn và hàn vết thương, nước hãm lá trị tiêu chảy và trĩ. Rễ Mã đề có tác dụng làm săn, chữa sốt và ho. Hạt làm dịu viêm, lợi tiểu, bổ, trị lỵ và tiêu chảy. Trong y học cổ truyền Nhật bản, nước sắc của Mã đề trị ho hen, bệnh tiết niệu tiêu thũng, tiêu viêm. Ở Thái Lan, toàn cây hoặc lá dùng lợi tiểu, sốt, hạt nhuận tràng chống viêm và đầy hơi. Ở Triều tiên dùng Mã đề trị bệnh về gan. Ở Haiti nhân dân dùng Mã đề chữa choáng thần kinh và đau mắt.

Hình đính kèm
Cỏ
Cụm hoa
Hoa
Hạt phấn
bầu
Quả
Hạt
Vi phẫu lá
lông tiết
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
Lông tiết
Mảnh mạch
Hạt tinh bột
Mảnh nội nhũ

Họ Ô Rô (Acanthaceae)

Chi Andrographis

Loài Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees (Cây Xuyên Tâm Liên)

Tên
Tên khác: 

Công cộng, Nguyễn cộng, Khổ đảm thảo, Hùng bút, Lãm hạch liên

Tên khoa học: 

Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees

Tên đồng nghĩa: 

Justicia paniculata Burm. f.

Họ: 

Ô rô-Acanthaceae

Tên nước ngoài: 

Chiretta, Creat, Kariyat, Halviva (Anh), Roi des amers (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 04 năm 2009

Số hiệu mẫu: 

XTL 0409

Thân [hình 1] cỏ đứng, cao 0,4-1 m, phân nhánh nhiều. Thân vuông, nhẵn; ở thân già mấu lá thường phình to. Lá đơn, nguyên, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá thuôn dài hình mũi mác có đáy hẹp hoặc hình xoan thon hẹp do men dần xuống cuống, đỉnh nhọn, dài 4-8 cm, rộng 1,5-2,5 cm, nhẵn. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, có 4-5 cặp gân phụ. Thân và mặt trên lá [hình 2] thường có màu xanh lục đen, mặt dưới lá [hình 3] nhạt màu hơn. Cuống lá rất ngắn, khoảng 1-2 mm không có lá kèm. Khi cây sắp ra hoa, lá nhỏ dần và rụng sớm. Cụm hoa [hình 4] là chùm kép ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Nhánh mang hoa còn non cong lên ở đỉnh. Hoa nhỏ, dài khoảng 1,2-1,3 cm, màu trắng, điểm những đốm hồng tím, không đều, lưỡng tính, mẫu 5, cuống hoa dài khoảng 4-6 mm. Lá bắc dài khoảng 2 mm, dạng dải hẹp, lá bắc con dạng sợi màu xanh nhỏ hơn lá bắc. Lá đài 5, rời, đều, dài khoảng 3 mm, dạng tam giác hẹp màu xanh, có lông thưa trắng [hình 5]. Tràng hợp thành ống hình trụ dài 6 mm, có lông, phần trên loe ra và chia thành 2 môi 2/3 rõ [hình 6], môi trên có thùy cạn, màu trắng không có sọc tím; môi dưới xẻ 3 thùy rộng có sọc hồng tím, đầu nhọn; tiền khai lợp. Nhị 2, đính ở họng tràng; chỉ nhị [hình 7] rời, dạng sợi màu trắng, mang rìa lông như bàn chải trên lưng, càng gần ngọn lông càng nhiều. Bao phấn [hình 8] hình hạt đậu, màu tím, nứt dọc, hướng trong, đáy bao phấn nhọn, mang chùm lông dài màu trắng (tài liệu gọi là bao phấn có râu), 2 bao phấn dính nhau ở đáy, thò ra ngoài. Hạt phấn [hình 9] rời, màu vàng nhạt, hình bầu dục có các rãnh dọc, kích thước 65-70×30-35 µm. Vòi nhụy dạng sợi màu tím, không lông, 2 đầu nhụy hình sợi. Bầu [hình 10] dẹp dài khoảng 1,5 cm, 2 lá noãn vị trí trước sau tạo bầu trên, 2 ô, mỗi ô có trên 4 noãn [hình 11], đính noãn [hình 12] trung trụ, đĩa mật to bao quanh đáy bầu. Quả [hình 13] nang dẹp, 2 buồng, hình bầu dục hai đầu nhọn, dài 15-16 mm, rộng 3-3,5 mm, có ít lông mịn, quả già [hình 14] tự mở thành 2 mảnh cho hạt bắn đi xa. Hạt hình tròn, màu nâu nhạt.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 15]
Vi phẫu hình vuông, 4 góc lồi [hình 16] giống như 4 cánh ngắn. Tế bào biểu bì khá đều, một số tế bào phình to mang bào thạch [hình 17] xù xì, không cuống. Lông che chở đa bào từ 3-5 tế bào và lông tiết [hình 18] đầu đa bào, chân ngắn. Mô dày góc nhiều ở 4 góc, ít hơn ở cạnh vi phẫu, những đoạn không có mô dày thường gặp các lỗ khí hơn. Mô mềm vỏ đạo, 3-8 lớp tế bào hình tròn, vách mỏng. Nội bì đai Caspary, trụ bì gồm từ 2-3 lớp tế bào nhỏ hơn nội bì [hình 19], hóa mô cứng rải rác. Hệ thống dẫn tạo thành vòng liên tục, libe ở ngoài, gỗ ở trong. Libe 1 bị ép dẹp vào sát trụ bì. Gỗ 1 tập trung nhiều ở 4 góc và 2 cạnh, 2 cạnh còn lại ít thấy gỗ 1. Mô mềm tủy khuyết, tế bào lớn, vách cellulose hoặc hóa gỗ ít. Mô mềm tủy và vỏ rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối.
[hình 20]: Gân giữa: Biểu bì trên lồi thành 2-3 thùy rõ, biểu bì dưới lồi thành 2 thùy nhọn hướng về hai phía, đáy phẳng. Tế bào biểu bì kích thước lớn, hình chữ nhật hoặc đa giác, mang lông che chở đa bào và lông tiết [hình 21] đa bào chân ngắn, cutin mỏng. Dưới biểu bì có từ 2-8 lớp mô dày [hình 22] góc. Mô mềm gồm các tế bào gần tròn, kích thước không đều, vách mỏng. Cung libe gỗ gần như liên tục, gỗ ở trên và libe ở dưới. Phiến lá [hình 23]: Biểu bì tương tự như gân giữa, mô mềm giậu chỉ có 1 lớp tế bào ngắn, dưới mỗi tế bào biểu bì có 2-3 tế bào mô giậu. Mô mềm có chừa các khuyết to.
Biểu bì lá: Mảnh biểu bì trên [hình 24] của lá gồm những tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác uốn lượn, không mang lỗ khí. Biểu bì dưới [hình 25] mang lỗ khí kiểu trực bào. Nhiều lông tiết đầu đa bào, lông che chở ít.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột thân lá màu lục xám, không mùi, vị rất đắng. Thành phần gồm: mảnh biểu bì trên [hình 26] không mang lỗ khí và biểu bì dưới [hình 27] của lá mang lỗ khí kiểu trực bào; lông che chở đơn bào, vách dày; lông tiết đầu tròn, đa bào; mảnh biểu bì thân [hình 28] và lá có chứa các bào thạch [hình 29] không cuống có bề mặt sần sùi hoặc u lồi; sợi dài; mảnh mô mềm, tế bào hình đa giác; mảnh mô giậu, tế bào hình đa giác có kích thước bằng nhau; các mảnh mạch [hình 30] xoắn, mạch mạng, mạch vạch.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau lan sang các nước nhiệt đới khác như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines,…Cây được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc hoặc mọc hoang. Cây ưa sáng và ưa mọc trên đất ẩm, sinh trưởng mạnh vào mùa xuân hè, mùa đông tàn lụi. Mùa hoa tháng 9-12, mùa quả tháng 1-2.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây trên mặt đất (Herba Andrographitis). Nên thu hái cây khi chưa ra hoa; loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái thành từng đoạn, rồi phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học: 

Trong cây và lá chứa 2 nhóm hoạt chất chính là diterpen lacton và flavonoid, ngoài ra còn có các acid hữu cơ, tanin, nhựa, đường,…Trong lá có deoxyandrographolide 0,1%, andrographolide 1,5%, neoandrographolide 0,2%, homoandrographolide, panicolide. Còn có andrographan, andrographon, andrographosterin. Rễ chứa mono-O-methylwithtin, andrographin, panicolin, apigenin - 7,4’- dimethyl ether. Toàn cây chứa 14-deoxy-11-oxoandrographolide, 14-deoxy-11,12-didehydrographolide,… và các panniculide A, B, C.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Xuyên tâm liên có tính kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi trùng, làm tăng khả năng thực trùng của bạch cầu, tác dụng giảm đau tương tự aspirin và làm hạ huyết áp. Xuyên tâm liên là một trong những cây thuốc được thế giới đưa vào nghiên cứu chữa bệnh AIDS. Thường dùng trị cảm sốt, cúm, trị ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amygdan, viêm đường tiết niệu, âm đạo, cổ tử cung, khí hư, đau bụng kinh, viêm nhiễm đường ruột, huyết áp cao, đau nhức cơ thể, tê thấp, mụn nhọt, bỏng. Dùng ngoài trị mụn nhọt, ghẻ lở và rắn cắn. Cũng được dùng để chữa bệnh cho gia súc, gia cầm.
* Các bài thuốc có xuyên tâm liên:
1. Chữa lỵ cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột, cảm sốt do sưng tấy: Dùng 10-15g sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với Kim ngân hoa, Sài đất.
2. Chữa viêm miệng, viêm họng: Dùng vài ba lá Xuyên tâm liên nhai ngậm.
3. Chữa viêm phổi, sưng amygdan: Dùng Xuyên tâm liên, Huyền Sâm, Mạch môn, đều 10 g sắc uống.

Hình đính kèm
Thân
mặt trên lá
mặt dưới lá
Cụm hoa
lông thưa trắng
môi 2/3 rõ
chỉ nhị
Bao phấn
Hạt phấn
Bầu
noãn
đính noãn
Quả
quả già
Thân
góc lồi
bào thạch
lông tiết
nội bì
Lá
lông tiết
mô dày
Phiến lá
biểu bì trên
Biểu bì dưới
biểu bì trên
biểu bì dưới
biểu bì thân
bào thạch
mảnh mạch