Phân Lớp Hoa Hồng (Rosidae)

Bộ Cam (Rutales)

Họ Cam (Rutaceae)

Chi Citrus

Loài Citrus sp. Blanco (Cây Quýt)

Tên
Tên khác: 

Quất thực

Tên khoa học: 

Citrus sp. Blanco

Họ: 

Cam (Rutaceae)

Mẫu thu hái tại: 

Tuy Hòa-Phú Yên, ngày 01 tháng 06 năm 2009

Số hiệu mẫu: 

Q 0609

Cây nhỡ [hình 1], cao khoảng 3 m. Cành cứng, tiết diện gần tròn, dai, nhẵn, thỉnh thoảng có gai nhọn dài khoảng 8 mm. Lá mọc so le, hình xoan, dài 7-10 cm, rộng 3,5- 4,5 cm, gốc thuôn, đầu tù hoặc có khuyết lõm. Bìa lá nguyên ở nửa dưới, có khía cạn ở nửa trên, mặt trên nhẵn bóng, khoảng 6-7 gân phụ rõ ở mặt dưới, thịt lá có nhiều đốm nhỏ nhìn rõ qua ánh sáng. Cuống lá khoảng 1-1,5 cm, có cánh khá ngắn. Quả [hình 2] gần hình cầu, dẹt, kích thước khoảng 6x8 cm, vỏ quả mỏng và đáy quả [hình 3] hơi lõm xuống, khi non màu xanh bóng, chín màu vàng sẫm, vỏ quả [hình 4] có nhiều đốm tròn nhỏ (do sự có mặt của túi tiết rất lớn), cơm quả ngọt, chua và thơm. Thời điểm thu hái cây không có hoa do đó chúng tôi chưa xác định được loài.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 5] gần tròn. Biểu bì là các tế bào hình chữ nhật nhỏ kích thước đều nhau, rải rác có các lỗ khí [hình 6], cutin dày. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào hình cầu hoặc hình bầu dục, vách mỏng, chứa nhiều túi tiết tiêu ly bào rất lớn. Giữa mô mềm vỏ có khoảng 4-5 lớp mô dày góc. Vòng trụ bì hoá mô cứng gần như liên tục. Libe 1 bị ép sát trụ bì, mạch gỗ 2 nhiều, rải rác; nhiều bó gỗ 1 phân hóa ly tâm, vùng mô mềm xung quanh gỗ 1 vách vẫn còn cellulose. Mô mềm tủy đạo, vách dày, tẩm chất gỗ. Tinh thể calci oxalat hình khối ít gặp trong mô mềm vỏ, vùng gỗ nhưng khá nhiều trong libe 2.
Cuống lá [hình 7] có 2 cánh khá ngắn, mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên. Tế bào biểu bì hình bầu dục hoặc chữ nhật nhỏ dẹp, cutin rất dày. Rải rác trong biểu bì có các tế bào phình to hơn các tế bào lân cận chứa tinh thể calci oxalat hình khối [hình 8]. Dưới biểu bì là mô mềm vỏ khuyết, các tế bào gần biểu bì có vách mỏng hơn các tế bào gần trụ bì. Nhiều túi tiết tiêu ly bào lớn nằm trong vùng vỏ. 3-5 lớp tế bào trụ bì hóa mô cứng gần như liên tục. Hệ thống dẫn thành vòng liên tục, tương tự ở thân. Mô mềm tủy đạo, vách vẫn còn cellulose hoặc hóa mô cứng một phần. Nhiều tinh thể calci oxalat hình khối lớn nằm trong vùng vỏ và tinh thể hình khối nhỏ nằm trong libe 2.
[hình 9]: Gân giữa có hai mặt đều lồi. Tế bào biểu bì hình bầu dục hoặc chữ nhật nhỏ dẹp, cutin rất dày. Một số tế bào biểu bì phình to chứa tinh thể calci oxalat hình khối. Mô dày ở phía trên biểu bì dưới. Mô mềm vỏ khuyết, vách khá dày. Vòng trụ bì hóa mô cứng gần như liên tục. Hệ thống dẫn tạo thành vòng liên tục. Mô mềm tủy khuyết gồm những tế bào hình tròn thường bị tẩm chất gỗ. Túi tiết tiêu ly bào to nằm trong vùng vỏ và tinh thể calci oxalat hình khối có nhiều trong libe và vùng vỏ. Phiến lá [hình 10]: Mô mềm giậu khoảng 2 lớp tế bào; mô mềm khuyết nhiều, có khuyết to. Tinh thể calci oxalat ở biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới.
Biểu bì lá [hình 11]: Biểu bì trên là những tế bào đa giác nhỏ, ít có lỗ khí. Biểu bì dưới tế bào uốn lượn hơn, nhiều lỗ khí kiểu hỗn bào.
Vỏ quả [hình 12]: Tế bào biểu bì [hình 13] nhỏ, hình vuông, cutin rất dày, lỗ khí rải rác. Mô mềm vỏ quả giữa là những tế bào hình chữ nhật, vách mỏng. Rải rác có các tinh thể calci oxalat hình khối, túi tiết tinh dầu to tròn hay hình bầu dục với các tế bào xung quanh bị ép dẹp nên vách tế bào hơi dày. Bó libe-gỗ rất ít. Vỏ quả giữa cấu tạo bởi những tế bào hơi uốn lượn.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột vỏ quả [hình 14] màu nâu vàng, mùi thơm. Thành phần gồm: mảnh tế bào vỏ quả ngoài tế bào hình đa giác, màu vàng, vách hơi dày; mảnh mô mềm [hình 15] tế bào hình chữ nhật, vách mỏng; mảnh mạch vòng [hình 16], mạch xoắn; tinh thể calci oxalat [hình 17] hình khối nằm riêng rẽ hoặc trong tế bào.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Mùa hoa, quả: tháng 7-12.

Bộ phận dùng: 

Vỏ quả (Pericarpium Citri reticulatae). Trần bì: vỏ quả chín đã phơi hoặc sấy khô và để lâu năm, thanh bì: vỏ quả xanh, quất hồng: vỏ ngoài của quả.
Nhiều loài khác như quýt giấy, quýt tàu, quýt hôi và vỏ cam cũng được dùng.
Vỏ quả sau khi sấy khô cuốn lại hoặc quăn, dày 1-1,5 mm, có mảnh còn vết tích của cuống quả. Mặt ngoài màu vàng nâu hay nâu nhạt, có nhiều chấm màu sẫm hơn và lõm xuống (túi tiết). Mặt trong xốp, màu trắng ngà hoặc hồng nhạt, thường lộn ra ngoài. Vỏ nhẹ, giòn, dễ bẻ gãy. Mùi thơm, vị hơi đắng, cay.

Thu hái và chế biến: 

Từ mùa đông năm trước đến mùa xuân năm sau, hái quả chín, bóc lấy vỏ phơi hay sấy nhẹ đến khô.

Thành phần hóa học: 

Vỏ quả chứa tinh dầu thành phần chủ yếu là d. limonen 91% và các terpen, caren linalool, anthranilat methyl lượng nhỏ hơn.
Quả chứa 87,8% nước, 0,9% protein, 20,6 hydrat carbon, 0,3 chất béo (cao chiết bằng erther), 0,4% chất vô cơ gồm: Ca 0,05 mg%;P 0,02 mg%, Fe 0,01%, caroten 350 UI ,vitamin B1 40 UI % và vitamin C 68 mg%, phenyl propanoid glucoisid, terpenoid glucosid, limonoid glucosid và adnosin, trong đó chất citrusin A có tác dụng hạ áp.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Quả Quýt được dùng để ăn khi chín. Dịch ép từ múi pha với nước và sirô là một loại giải khát thông dụng mát bổ dễ tiêu. Trong y học cổ truyền, trần bì là một vi thuốc thông dụng đối với nam giới. Trần bì chữa ăn không tiêu, đau bụng nôn mửa, ho tức ngực nhiều đờm. Có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Thanh bì chữa đau gan tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét với liều dùng 3-9 g/ngày.
* Bài thuốc có Quýt
1) Chữa ho mất tiếng: Trần bì 12 g sắc với 200 ml nước, còn 50 ml, thêm đường đủ ngọt, uống dần trong ngày.
2) Chữa ho đờm nhiều, đờm đặc, tức ngực: Trần bì, bán hạ (chế) mỗi vị 6g, phục linh 12 g, cam thảo 3 g. Sắc nước uống.

Hình đính kèm
Cây nhỡ
Quả
quả
vỏ quả
Thân
lỗ khí
Cuống lá
calci oxalat hình khối
Lá
Phiến lá
Biểu bì lá
Vỏ quả
biểu bì
Bột vỏ quả
mảnh mô mềm
mảnh mạch vòng
tinh thể calci oxalat

Bộ Chua me đất (Oxalidales)

Họ Chua me đất (Oxalidaceae)

Chi Averrhoa L.

Loài Averrhoa carambola L. (Cây Khế)

Tên
Tên khác: 

Khế chua, Ngũ liêm tử, Mạy phường (Tày), Co mác phương (Thái).

Tên khoa học: 

Averrhoa carambola L.

Họ: 

Chua me đất (Oxalidaceae)

Tên nước ngoài: 

Carambola apple, Coromandel goose-berry (Anh), Carambolier (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

Ký túc xá Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tháng 04/2010.

Số hiệu mẫu: 

K0410, được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược

Cây gỗ nhỏ, cao 3-5 m, tiết diện tròn. Thân non màu xanh, có nhiều lông ngắn màu trắng. Thân già màu nâu, có nhiều nốt sần và có ít lông như thân non. [hình 1] mọc cách, kép lông chim 1 lần lẻ, 9-11 lá chét, to dần từ dưới lên trên. Lá chét mọc so le, hình bầu dục 2 đầu nhọn, phiến hơi lệch, bìa nguyên, dài 8-8,5 cm, rộng 3-3,5 cm, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim với 11 cặp gân phụ. Cuống lá chính dài 2-3 cm, tiết diện hơi đa giác, màu xanh, đáy cuống phình to và có màu đỏ; cuống lá chét có tiết diện hình bầu dục, dài 1,5-2 mm. Trên cuống lá chính, cuống lá chét, bìa phiến và gân lá có nhiều lông. Cụm hoa [hình 2] dạng chùm xim, mọc ở nách lá hay ngọn cành. Trục cụm hoa hình trụ, màu đỏ, có nhiều lông, dài 4-10 cm. Hoa [hình 3] đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa dài khoảng 0,3 cm, tiết diện tròn, màu đỏ, có ít lông, có khớp cách đài hoa khoảng 0,1 cm. Lá bắc và lá bắc con hình tam giác nhỏ, màu xanh ở hoa non, màu đỏ nhạt ở hoa già có nhiều lông dài màu trắng. Lá đài 5, đều, dính một ít ở đáy, hình bầu dục hẹp, màu đỏ, cao khoảng ½ cánh hoa, có gân, tồn tại, tiền khai năm điểm. Cánh hoa 5, đều, rời. Mỗi cánh hoa có 2 phần: phần móng ngắn 0,1 cm, màu trắng; phần phiến hình bầu dục có màu hồng tím nhạt ở mặt ngoài, mặt trong đậm màu hơn và có rất nhiều chấm tím đậm, cánh hoa cao 0,6-0,8 cm, rộng 0,3 cm. Tiền khai cánh hoa lợp, 5 điểm, vặn cùng hay ngược chiều kim đồng hồ. Nhị [hình 4] 10, không đều, hơi dính nhau ở đáy chỉ nhị, xếp trên 2 vòng; 5 nhị lép ngắn hơn, ở vòng ngoài, không có bao phấn, đối diện cánh hoa; 5 nhị thụ ở vòng trong xen kẽ cánh hoa, chỉ nhị hình sợi hơi phình ở gốc, màu xanh, dài 0,1 cm. Bao phấn hình bầu dục, màu trắng, cao 0,3 cm, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn [hình 5] rời, hình bầu dục, màu vàng nhạt, có rãnh dọc, kích thước 25 x 20 µm. Lá noãn [hình 6] 5, trước mặt cánh hoa, bầu trên 5 ô, mỗi ô 4 noãn, đính noãn trung trụ. Bầu noãn có 5 khía dọc, cao 1,5 mm, màu xanh và có nhiều lông. 5 vòi nhụy rời, hình sợi, màu xanh, dài 1,4 mm đính ở đỉnh bầu. 5 đầu nhụy dạng điểm. Quả [hình 7] mọng, tiết diện hình ngôi sao 5 cánh, dài 8-10 cm, rộng 6-7 cm, khi non màu xanh lục nhạt, khi già màu vàng. Hạt [hình 8] hình bầu dục hai đầu nhọn, màu vàng nâu, kích thước 1 x 0,3 cm, bên ngoài hạt có lớp áo hạt nhớt màu trắng ngà.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân:
Vi phẫu thân non hơi đa giác, vi phẫu thân [hình 9] già gần tròn. Biểu bì ở thân non, 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, nhiều lông che chở đơn bào. Bần ở thân già, 2 lớp tế bào hình chữ nhật, vách dày, xếp xuyên tâm, rải rác có lỗ vỏ, vài chỗ còn lớp biểu bì với ít lông che chở đơn bào. Lục bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm với tế bào bần. Mô mềm vỏ đạo, 8 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang hay đa giác. Trụ bì hóa sợi từng cụm tạo thành 1 vòng gần như liên tục, 2-3 lớp tế bào, giữa các cụm sợi trụ bì có những tế bào mô cứng kích thước to. Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào đa giác nhỏ, vách uốn lượn. Libe 2 nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, các lớp sát gỗ 2 xếp xuyên tâm rõ, một số tế bào libe 2 hóa sợi thành từng cụm rải rác. Mạch gỗ 2 tế bào hình đa giác, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn đôi khi xếp thành dãy. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ, xếp xuyên tâm. Gỗ 1 phân hóa ly tâm, phân bố thành từng cụm, mỗi cụm có 1-9 bó, mạch gỗ 1 tròn. Mô mềm gỗ 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách cellulose. Tia tủy gồm 1-2 dãy tế bào đa giác thuôn hẹp. Mô mềm tủy đạo, vách tẩm chất gỗ, 2-3 lớp ngay dưới gỗ 1 hình bầu dục hay đa giác, 4-5 lớp kế tiếp hình đa giác dài kích thước to hơn, tâm vi phẫu các tế bào hình đa giác kích thước nhỏ.Tinh thể calci oxalat hình khối [hình 10] kích thước 25-35 µm, nhiều trong mô mềm vỏ; rải rác trong libe 2, rất ít trong mô mềm gỗ 2 và mô mềm tủy. Ít khi gặp tinh thể calci oxalat hình cầu gai trong mô mềm vỏ.
:
Gân giữa [hình 11]: Lồi nhiều ở mặt dưới, mặt trên hơi lõm ở giữa. Biểu bì trên tế bào hình đa giác, kích thước to hơn, lớp cutin dày hơn biểu bì dưới; biểu bì dưới 1 lớp tế bào hình chữ nhật hay hơi bầu dục, lông che chở đơn bào có ở hai lớp biểu bì nhưng nhiều hơn ở biểu bì dưới. Mô dày trên góc, 1-2 lớp tế bào hình đa giác, kích thước to không đều, xếp lộn xộn; mô dày dưới góc, 1-4 lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào mô dày trên, xếp lộn xộn. Mô mềm trên đạo; 3-4 lớp tế bào ngay dưới mô dày hình bầu dục ngắn hay đa giác có chứa lục lạp, 4-5 lớp kế tiếp tế bào hình đa giác, kích thước to hơn. Mô mềm dưới đạo, 2 lớp tế bào gần cung libe-gỗ có hình bầu dục, kích thước nhỏ, các tế bào còn lại hình đa giác, kích thước to hơn. Cung libe gỗ [hình 12] với libe ở dưới, gỗ ở trên. Mạch gỗ tròn, to dần từ trên xuống dưới. Giữa 2 bó gỗ là 1-3 dãy tế bào mô mềm gỗ hình đa giác, kích thước nhỏ, một số tế bào gần libe vách hóa gỗ. 2-3 lớp tế bào libe sát mạch gỗ có hình chữ nhật, xếp xuyên tâm; các tế bào libe còn lại hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Trong vùng libe có những tế bào to, vách dày hóa gỗ. 2-3 lớp tế bào ngay phía trên gỗ và 2-4 lớp tế bào ngay phía dưới libe có hình đa giác hay gần tròn, kích thước nhỏ, xếp sát nhau, hóa mô cứng từng cụm. Nhiều tinh thể calci oxalat hình khối kích thước nhỏ trong libe, kích thước to rải rác trong mô mềm trên và dưới. Rất ít hạt tinh bột trong mô mềm trên và dưới.
Phiến lá [hình 13]: Biểu bì trên và dưới giống ở gân giữa, lỗ khí chỉ có ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu kéo dài đến vùng gân giữa, 2-3 lớp tế bào hình bầu dục dài xếp thẳng hàng, lớp ngay dưới biểu bì trên dài hơn, có nhiều lục lạp. Mô mềm khuyết tế bào có nhiều hình dạng, vách uốn lượn, khuyết to, có chứa lục lạp. Tinh thể calci oxalat hình khối kích thước như ở thân có nhiều trong mô mềm khuyết.
Cuống lá:
Vi phẫu cuống lá [hình 14] lồi tròn ở mặt dưới, mặt trên phẳng. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, rải rác có lỗ khí, nhiều lông che chở đơn bào. Mô mềm vỏ đạo, 8-9 lớp tế bào hình đa giác, tròn hoặc bầu dục, kích thước to. Trụ bì, 2-3 lớp tế bào hình đa giác, hóa sợi thành 1 vòng gần như liên tục. Vòng libe gỗ không liên tục. Libe 1 xếp từng cụm ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2, 3-4 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm. Mạch gỗ 2 tế bào hình đa giác, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn hay xếp thành dãy thẳng hàng với gỗ 1. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ, xếp xuyên tâm. Gỗ 1 phân hóa ly tâm, phân bố thành từng cụm, mỗi cụm có 1-11 bó, mạch gỗ 1 tròn; mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác nhỏ, vách cellulose, xếp lộn xộn. Tia tủy gồm 1-2 dãy tế bào đa giác thuôn hẹp, vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ, vách cellulose trong vùng libe. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác, tròn hay bầu dục rộng, các tế bào ở bên ngoài kích thước nhỏ hơn các tế bào bên trong, vách tẩm chất gỗ. Tinh thể calci oxalat hình khối kích thước to có nhiều trong mô mềm vỏ, rất ít khi gặp trong mô mềm tủy; kích thước nhỏ trong libe 2, mạch gỗ 2; đôi khi gặp vài tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 15] và hạt tinh bột trong mô mềm vỏ, mô mềm tủy (các tế bào mô mềm tủy chứa tinh thể calci oxalat thường có vách cellulose).
Quả:
Vi phẫu quả [hình 16] hình ngôi sao năm cánh. Ngoài cùng là một lớp tế bào biểu bì hình chữ nhật, rất ít lông che chở đơn bào, ở quả non có rất nhiều lông tiết [hình 17] chân đa bào, đầu đơn bào. Mô mềm đạo, tế bào hình tròn, bầu dục hay đa giác, có 2 vùng: bên ngoài là những tế bào kích thước nhỏ chứa nhiều lục lạp, bên trong là những tế bào kích thước to không chứa lục lạp. Giữa vi phẫu có khoảng 10-11 bó libe gỗ cấu tạo cấp 1 xếp trên 1 vòng với gỗ ở trong và libe ở ngoài; xen giữa các bó là 5 khoang chứa hạt. Trong cùng là mô mềm đạo, tế bào hình tròn hay bầu dục, xếp lộn xộn. Dọc theo cánh vi phẫu cũng có những bó libe gỗ nhỏ cấu tạo như các bó trên.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá [hình 18]: Bột hơi mịn, màu xanh nâu. Thành phần: Lông che chở đơn bào, mảnh biểu bì lỗ khí kiểu dị bào hoặc hỗn bào(nhìn từ trên xuống), mảnh mạch vạch, xoắn, tinh thể calci oxalat hình khối kích thước to và nhỏ.
Bột quả [hình 19]: Bột hơi thô, màu nâu vàng. Thành phần: Tinh thể calci oxalat kích thước to và nhỏ, mảnh mạch xoắn, mảnh mô mềm, lông tiết, lông che chở đơn bào, mảnh biểu bì vỏ quả.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Ở Việt Nam, Khế là cây quen thuộc được trồng từ đồng bằng đến vùng núi thấp dưới 1000 m. Nhìn chung, Khế là loại cây thích nghi với vùng khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 200 đến 330. Cây trồng ở các tỉnh phía bắc, về mùa đông có thể chịu được nhiệt độ tối thấp 5-10 0C. Lượng mưa 1500-3000 mm/năm. Cây sống tốt trên nhiều loại đất. Khế ra hoa quả 1 hoặc 2 vụ một năm. Số lượng hoa quả rất nhiều, hoa thụ phấn tự nhiên nhờ gió hoặc côn trùng vào khoảng từ 8 đến 10 giờ sáng. Quả chín sau 2-3 tháng kể từ khi thụ phấn. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt, hay bằng cây chồi gốc sau khi bị chặt. Song người ta cũng có thể nhân giống bằng cách chiết cành.

Bộ phận dùng: 

Vỏ, quả, lá, hoa và rễ - Cortex, Fructus, Flos, Folium et Radix Averrhoae Carambolea. Lá, vỏ cây thu hái quanh năm. Lá dùng tươi, vỏ cây sao vàng. Hoa, quả thu hái vào mùa hạ, thu, dùng tươi.

Thành phần hóa học: 

Quả Khế chứa protein 0,5%, dầu 0,2%, carbohydrat 4,8%, đường toàn phần 3,5-11%, acid oxalic 1%, vitamin A 240 đơn vị quốc tế/100g, các vitamin A, C, B1, B2 và PP. Tinh dầu Khế có mùi giống táo, mơ với các thành phần etyl acetat, trans-2-hexenal, cis-3-hexenal, trans-2-hexenal, n-hexanol và một số thành phần khác (Nagy Steven và cs, 1995; CA. 123: 81787 v). Khế có 5-hydroxymethyl-2-furfural, flavonoid, anthranoid, cyanidin, ß-sitosterol (Jabbar A và cs, 1995; CA. 124: 25553z).Theo Luts Andreas và cs, 1993, dịch Khế chứa 2-o-ß-D-glucopyranosid của 4-(1’, 4’-dihydroxy-2’, 2’, 6’-trimethyl cyclohexyl) but-3-en-2-ol (CA.120: 240102 z).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Nước sắc lá Khế có tác dụng kháng histamin trên mô hình thực nghiệm nghiệm pháp khí dung ở chuột lang, tác dụng yếu trên Plasmodium berghei thí nghiệm trên chuột trắng.
Công dụng:
Lá Khế chữa lở sơn, dị ứng, mày đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, đái buốt, đái ra máu, mụn nhọt, viêm tiết niệu, âm đạo, ngộ độc. Ngày 20-40 g hoặc hơn, sắc uống.
Hoa chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, tiết lỵ, thận hư, kém tinh khí. Ngày 8-16 g, hãm với nước sôi, uống hoặc 4-12 g tẩm với Gừng sao, sắc uống. Quả chữa ho, viêm họng, sổ mũi, dị ứng, lở sơn, thúc sởi, bí đái, lách to sinh sốt (sốt rét), chữa scorbut. Ngày 20-40 g hoặc hơn, sắc uống. Vỏ thân, vỏ rễ chữa đau khớp, đau đầu mạn tính, viêm dạ dày, ruột, đái ít, trẻ lên sởi, ho, viêm họng. Ngày 8-16 g hoặc hơn, sắc uống.

Hình đính kèm
Lá
Cụm hoa
Hoa
Nhị
Hạt phấn
Lá noãn
Quả
Hạt
vi phẫu thân
hình khối
Gân giữa
Cung libe gỗ
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
hình cầu gai
Vi phẫu quả
lông tiết
Bột lá
Bột quả

Chi Oxalis

Loài Oxalis corniculata L. (Cây Chua Me Đất Hoa Vàng)

Tên
Tên khác: 

Chua me hoa vàng, Toan tương thảo, Chua me ba chìa, Sỏm hém (Tày)

Tên khoa học: 

Oxalis corniculata L.

Tên đồng nghĩa: 

Oxalis repens Thunb.

Họ: 

Chua me đất (Oxalidaceae)

Tên nước ngoài: 

Yellow oxalis, Indian sorrel (Anh), Surelle jaune, Acetoselle a fleurs jaunes, Trefle jaunes (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Quận 1- Tp. Hồ Chí Minh ngày 04/06/2010.

Số hiệu mẫu: 

CMDHV040610 được lưu tại Bộ môn Thực Vật – Khoa Dược. Được so với mẫu số: 40684 của Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh.

Thân cỏ [hình 1] mọc bò sát đất. Thân mảnh hình trụ tròn màu xanh hoặc màu đỏ nhạt, có lông trắng mịn. Lá mọc cách [hình 2], kép chân vịt; cuống lá hình trụ dài 4-7 cm, màu xanh, có lông màu trắng mịn, thẳng đứng, mang ở đỉnh 3 lá chét [hình 3] mỏng đều nhau, đáy cuống bè ra tạo thành bẹ [hình 4] ôm thân, dài 0,2-0,3 cm, rộng 0,2-0,25 cm. Lá chét hình tim ngược, ngọn lá chia 2 thùy bằng nhau, gốc lá hình chót buồm nông, dài 1-1,5 cm, rộng 1,3-1,5 cm, màu xanh mặt trên đậm hơn mặt dưới, có lông trắng mịn ở mặt dưới và bìa phiến. Không có lá kèm. Cụm hoa [hình 5] xim ít hoa hiếm khi hoa đơn độc ở nách lá; trục phát hoa dài 1,5-3,5 cm. Hoa [hình 6] nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5; cuống hoa màu xanh có lông trắng mịn, dài 0,4-0,6 cm; 2 lá bắc con [hình 7] dạng vẩy hình tam giác nhọn dài 2-2,5 mm. Đài hoa [hình 8]: 5 lá đài đều, rời, màu xanh, có lông trắng mịn mặt ngoài, hình bầu dục nhọn ở đỉnh, dài 0,25-0,3 cm, rộng 0,1-0,15 cm, tiền khai lợp. Tràng hoa: 5 cánh hoa [hình 9], đều, hơi dính ở đáy, ống tràng màu xanh nhạt ; 5 phiến rời phía trên màu vàng, hình bầu dục, dài 0,3-0,4 cm, rộng 0,15-0,2 cm ; tiền khai vặn. Bộ nhị [hình 10] : 10 nhị không đều xếp thành 2 vòng theo kiểu đảo lưỡng nhị, vòng ngoài 5 nhị lép (bao phấn không có hạt phấn) đối diện với cánh hoa, vòng trong 5 nhị thụ xen kẽ với cánh hoa ; chỉ nhị dạng sợi màu trắng dài 0,15-0,2 cm, đính ở đế hoa ; bao phấn 2 ô hình thuôn dài, nứt dọc hướng trong, đính đáy. Hạt phấn [hình 11] hình cầu có rãnh, đường kính 30-35 µm. Bộ nhụy [hình 12]: Bầu trên hình trụ đỉnh thuôn, dài 0,1-0,15 cm, 5 ô [hình 13], mỗi ô 1 hàng noãn, đính trung trụ; 5 vòi nhụy [hình 14] rời màu vàng, dài 0,8-1 mm; 5 đầu nhụy màu vàng, mỗi đầu chia nhiều tua nhỏ; bầu và vòi nhụy có lông màu trắng. Quả [hình 15] thuôn dài đỉnh nhọn, nang nứt lưng tung hạt ra xa, vỏ quả mỏng nhăn nheo, màu xanh có lông. Hạt [hình 16] hình trứng 1 đầu nhọn hơi dẹt dài 1 mm, màu nâu đỏ, có các đường rãnh ngang.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 17]
Vi phẫu tiết diện tròn. Các mô [hình 18] gồm: Biểu bì tế bào hình chữ nhật hay đa giác, kích thước không đều, vách ngoài và trong dày, cutin mỏng răng cưa, lông che chở [hình 19] đơn bào, có lỗ khí rải rác. Mô mềm vỏ [hình 20] đạo 4-5 lớp tế bào đa giác tròn, kích thước không đều có những tế bào lớn gấp 3-4 lần các tế bào khác. Nội bì khung Caspary. Trụ bì [hình 21] hóa sợi 2-3 lớp tế bào đa giác, kích thước gần đều, xếp thành vòng gần liên tục. Bó dẫn không liên tục xếp thành nhiều bó lớn nhỏ không đều. Libe 1 tế bào vách uốn lượn, không rõ. Libe 2 tế bào đa giác vách uốn lượn xếp thành dãy hay xếp lộn xộn. Mạch gỗ 2 [hình 22] hình đa giác tròn, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ. Mô mềm gỗ bao quanh mạch, tế bào hình đa giác kích thước không đều, vách hóa gỗ. Mạch gỗ 1 ít hình đa giác tròn, xếp thành dãy 2-3 mạch rải rác trong mô mềm gỗ vách cellulose. Mô mềm tủy đạo tế bào hình đa giác hoặc đa giác tròn, kích thước không đều, một số tế bào vách nhăn nheo. Mô mềm tủy có nhiều tinh bột [hình 23] (chỉ có ở thân dưới đất). Tinh thể [hình 24] calci oxalat hình cầu gai hay hình khối trong mô mềm vỏ và tủy.
Cuống lá [hình 25]
Vi phẫu tiết diện gần tròn phẳng mặt trên. Tế bào biểu bì hình chữ nhật hay đa giác, kích thước không đều, vách ngoài và trong rất dày, cutin mỏng răng cưa, lông che chở đơn bào, có lỗ khí rải rác. Mô mềm đạo 3-4 lớp tế bào hình đa giác tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Nội bì khung Caspary. Trụ bì hóa sợi 1-2 lớp tế bào hình đa giác, kích thước đều nhỏ bằng 1/4-1/5 tế bào mô mềm, xếp thành vòng liên tục. Mô dẫn [hình 26] không liên tục gồm 5-6 bó xếp thành vòng, giữa các bó là mô mềm kích thước to. Libe tế bào đa giác, vách hơi uốn lượn xếp thành cụm phía trên gỗ. Gỗ ít, mạch gỗ hình đa giác tròn, kích thước không đều. Tủy hẹp. Tinh thể calci oxalat cầu gai hay hình khối nằm rải rác trong vùng mô mềm sát với vùng trụ bì.
[hình 27]
Gân giữa: Vi phẫu lồi mặt dưới mặt trên hẹp và phẳng. Biểu bì trên tế bào hình bầu dục nằm vách ngoài có khi thẳng hoặc lõm, kích thước không đều, lớn gấp 2-3 lần tế bào biểu bì dưới; biểu bì dưới tế bào hình bầu dục đứng không đều; cutin mỏng; lông che chở đơn bào và ít lỗ khí [hình 28] ở cả 2 biểu bì. Mô mềm 1-2 lớp tế bào đa giác tròn hoặc tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Bó dẫn nhỏ, với ít gỗ ở trên, libe ở dưới; xung quanh bó dẫn có 2 lớp tế bào mô mềm kích thước nhỏ vách dày. Libe tế bào đa giác, kích thước nhỏ, vách uốn lượn. Mạch gỗ hình đa giác tròn, kích thước nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác trong mô mềm.
Phiến lá [hình 29]: Biểu bì trên và dưới giống nhau, tế bào hình bầu dục rộng, kích thước lớn, đều, lỗ khí ít. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào thuôn dài, xếp xít nhau. Mô mềm khuyết 1-2 lớp tế bào đa giác tròn, kích thước bằng ½ tế bào biểu bì, xếp lộn xộn. Bó gân phụ nằm rải rác trong vùng mô mềm khuyết.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây có màu xanh, thể chất tơi mịn, không có mùi, vị chua gồm các thành phần sau: Mảnh mạch vạch [hình 30], mảnh mạch mạng [hình 31], mảnh mạch xoắn [hình 32], lông che chở [hình 33] đơn bào, nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 34] và hình khối [hình 35], mảnh biểu bì [hình 36] mang lỗ khí kiểu hỗn bào, sợi [hình 37] vách mỏng xếp thành bó, mảnh mô mềm có chứa tinh bột [hình 38].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Chi Oxalis gồm các loài đều là cỏ sống một năm hay nhiều năm, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc miền nam Châu Phi cả Madagasca, châu Á và Châu Mỹ. Một số ít loài còn thấy ở vùng ôn đới ấm.
Ở Việt Nam chi này có 4 loài trong đó có 3 loài được dùng làm thuốc, loài này có mặt ở hầu hết các nước châu Á, ở vùng Đông Nam Á, Nam Á, Trung Quốc và một số nước khác. Chua me đất hoa vàng ưa sống nơi đất ẩm và hơi chịu nóng. Mùa hoa: tháng 3-7.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Oxalis corniculatae)

Thành phần hóa học: 

Trong lá và thân chua me đất có acid oxalic, oxalat, kali. Người ta tính được theo mg%: P 125, carotene 8,41; B1 0,25; vitamin C 48.
Toàn cây chứa nhiều muối kali, acid oxalic, oxalat. Lá chứa vitamin C 125 mg/100 g, các acid tartaric, citric, malic và một lượng khá lớn oxalat 12%, calci 5,6%, so với nguyên liệu khô.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Chua me đất hoa vàng có hoạt tính kháng tụ cầu vàng, nước ép toàn cây có hoạt tính kháng những vi khuẩn gram dương.
Chua me đất hoa vàng chữa tiểu tiện không thông, ho, sốt nóng phổi, ứ huyết, lỵ trực khuẩn (toàn cây sao vàng sắc uống), chữa viêm đau họng, khan tiếng (lá tươi nhai với một ít muối rồi nuốt nước).

Hình đính kèm
Thân cỏ
Lá mọc cách
3 lá chét
bẹ
Cụm hoa
Hoa
lá bắc con
Đài hoa
5 cánh hoa
Bộ nhị
Hạt phấn
Bộ nhụy
5 ô
vòi nhụy
Quả
Hạt
Thân
Các mô
lông che chở
Mô mềm vỏ
Trụ bì
gỗ 2
tinh bột
Tinh thể
Cuống lá
Mô dẫn
Lá
lỗ khí
Phiến lá
mạch vạch
mạch mạng
mạch xoắn
lông che chở
cầu gai
hình khối
mảnh biểu bì
sợi
mảnh mô mềm có chứa tinh bột

Bộ Ngũ gia bì (Araliales)

Họ Ngũ gia bì (Araliaceae)

Chi Polyscias

Loài Polyscias fruticosa (L.) Harms (Cây Đinh Lăng)

Tên
Tên khác: 

Đinh lăng lá nhỏ, cây Gỏi cá, Nam dương lâm.

Tên khoa học: 

Polyscias fruticosa (L.) Harms

Tên đồng nghĩa: 

Panax fruticosus L., Nothopanax fruticosus (L.) Miq., Aralia fruticosa (L.) Bailey, Tieghemopanax fruticosus (L.) R. Vig.

Họ: 

Ngũ gia bì (Araliaceae)

Mẫu thu hái tại: 

huyện Eakar - Tỉnh Đăk Lăk ngày 28/05/2010.

Số hiệu mẫu: 

DL2805 được lưu tại Bộ môn Thực Vật – Khoa Dược.

Cây bụi [hình 1] xanh tốt quanh năm, cao 0,5-2 m, thân tròn sần sùi không gai, mang nhiều vết sẹo lồi [hình 2] to màu nâu xám do lá rụng để lại. Lá [hình 3] mọc cách, kép lông chim 2-3 lần, dài 20-40 cm. Lá chét [hình 4] chia thùy nhọn không đều, màu xanh, bóng mặt dưới nhiều hơn, gốc lá và phiến lá thuôn nhọn [hình 5] dài 3-5 cm, rộng 0,5-1,5 cm; gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ, 3-4 cặp gân phụ. Cuống lá dài, tròn, màu xanh sậm, có những đốm xanh nhạt trên cuống, đáy cuống phình to thành bẹ lá [hình 6]. Lá kèm dạng phiến mỏng dính hai bên bẹ lá. Cụm hoa [hình 7] tán tụ thành chùm ở ngọn cành [hình 8]. Hoa [hình 9] nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ, màu xanh, dài 0,3-0,4 cm. Lá bắc tập hợp ở gốc cuống hoa (tổng bao lá bắc), hình tam giác nhọn. Bao hoa: đài hoa [hình 10] thu hẹp chỉ còn 5 răng, đều, rời, dạng vảy màu xanh; 5 cánh hoa rời, đều, màu xanh, hình bầu dục thuôn nhọn ở đỉnh, dài 0,25-0,3 cm, rộng 0,1-0,15 cm, có gân giữa, tiền khai hoa van. Bộ nhị: 5 nhị [hình 11] rời, đều, đính xen kẽ với cánh hoa; chỉ nhị dạng sợi mảnh, màu trắng, dài 0,1-0,15 cm; bao phấn 2 ô thuôn dài màu vàng, nứt dọc, hướng trong, đính gốc. Hạt phấn [hình 12] rời, hình cầu có 3 lỗ, màu vàng nhạt, đường kính 30-35 µm. Bộ nhụy [hình 13]: 2-3 lá noãn, bầu dưới 2 ô [hình 14] hay 3 ô [hình 15], mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ; 2-3 vòi rời úp sát vào nhau, thẳng đứng, màu xanh đậm, dài 1 cm; đầu nhụy hình điểm. Quả [hình 16] hạch hình bầu dục mang trên đỉnh quả vòi nhụy tồn tại mọc choãi ra và đài tồn tại, vỏ quả màu xanh đậm có những nốt tròn màu xanh nhạt hơn, dài 4-6 mm, rộng 3-4 mm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 17]
Vi phẫu tiết diện gần tròn. Các mô [hình 18] gồm: Bần [hình 19] gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc rất nhiều. Mô mềm vỏ nhiều lớp tế bào đa giác, kích thước khác nhau, vách uốn lượn. Libe gỗ [hình 20]: Libe 2 nhiều tạo thành chùy libe, tế bào đa giác vách uốn lượn dày mỏng xen kẽ nhau thành tầng. Gỗ 2 chiếm tâm không liên tục; mạch gỗ tế bào đa giác tròn, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào đa giác, vách cellulose. Tia tủy 1-4 dãy tế bào hình chữ nhật. Tinh thể calci oxalate [hình 21] hình cầu gai nhiều trong mô mềm vỏ và libe 2.
Thân [hình 22]
Vi phẫu tiết diện tròn. Các mô [hình 23] gồm: Biểu bì [hình 24] hóa mô cứng bên ngoài bần, bị bong ra ở lỗ vỏ. Bần nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, vách mỏng uốn lượn, xếp xuyên tâm; lục bì rất ít 1-2 lớp. Mô dày [hình 25] góc nhiều lớp tế bào đa giác tròn, kích thước không đều. Mô mềm vỏ đạo nhiều lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục kích thước không đều, một số tế bào vách uốn lượn. Trụ bì [hình 26] hoá mô cứng, tế bào hình đa giác, xếp thành cụm trên libe 1. Libe 1 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành cụm dẹt. Libe 2 [hình 27] tạo thành các chùy đỉnh bằng gần liên tục, tế bào đa giác kích thước không đều, vách hơi uốn lượn, xếp thành dãy xuyên tâm. Gỗ 2 [hình 28] liên tục, dày gấp 3-4 lần libe 2; mạch gỗ 2 hình đa giác, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào đa giác, kích thước nhỏ. Gỗ 1 [hình 29] xếp thành cụm, mỗi cụm 1-2 bó, mỗi bó 2-4 mạch nằm trong vùng mô mềm gỗ vách cellulose. Tia tủy hẹp 1-4 dãy tế bào hình chữ nhật có tinh bột rất nhiều. Mô mềm tủy [hình 30] đạo tế bào đa giác kích thước không đều. Tinh bột nhiều trong mô mềm vỏ, tuỷ và rải rác ở mô dày. Túi tiết ly bào [hình 31] kích thước khác nhau có nhiều trong mô mềm vỏ và mô dày. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rải rác trong mô mềm vỏ.
Cuống lá [hình 32]
Vi phẫu tiết diện gần tròn một đầu bằng. Lớp biểu bì hơi dợn sóng, tế bào hình chữ nhật, kích thước lớn hơn tế bào mô dày, đều, cutin mỏng. Mô dày [hình 33] góc 2-4 lớp tế bào đa giác gần tròn, kích thước không đều. Mô mềm vỏ đạo nhiều lớp tế bào đa giác, kích thước lớn hơn tế bào mô dày, không đều, xếp lộn xộn. Ống tiết ly bào nhiều trong vùng mô mềm vỏ và mô dày. Trụ bì hoá mô cứng 2-3 lớp tế bào không liên tục bên ngoài libe. Nhiều bó libe gỗ [hình 34] xếp thành vòng không liên tục, libe ở ngoài gỗ ở trong. Gỗ và libe có cấu tạo cấp 2. Libe 1 xếp thành từng cụm bên dưới trụ bì. Libe 2 nhiều lớp tế bào đa giác, kích thước không đều, xếp thành dãy xuyên tâm. Mạch gỗ 2 tế bào đa giác gần tròn, xếp rải rác trong mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào đa giác xếp thành dãy. Gỗ 1 tập trung thành từng cụm từ 3-5 bó, mỗi bó từ 2-3 mạch gỗ nằm trong mô mềm gỗ vách cellulose. Mô mềm tủy đạo tế bào hình đa giác hoặc đa giác gần tròn, kích thước không đều, 2-4 lớp tế bào dưới gỗ 1 vách tẩm chất gỗ mỏng.
[hình 35]
Gân giữa: Lồi ở 2 mặt. Biểu bì tế bào hình chữ nhật không đều, kích thước gần tương đương ở 2 biểu bì trên và dưới, cutin mỏng. Mô dày góc [hình 36] 2-3 lớp tế bào đa giác kích thước đều nhau. Mô mềm đạo nhiều lớp tế bào đa giác tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều. Bó dẫn [hình 37] xếp hình cung với gỗ ở trên libe ở dưới. Libe xếp thành cụm nhỏ. Mạch gỗ xếp thành dãy 3-5 mạch xen kẽ mô mềm gỗ vách cellulose. Túi tiết ly bào kích thước khác nhau nhiều trong vùng mô mềm đạo.
Phiến lá [hình 38]: Biểu bì tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên kích thước lớn hơn biểu bì dưới, cutin mỏng, lỗ khí ở biểu bì dưới. Mô mềm khuyết 6-7 lớp tế bào đa giác tròn, kích thước không đều, chứa lục lạp. Bó dẫn phụ rải rác gỗ ở trên, libe ở dưới.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột rễ Đinh lăng có màu vàng, thể chất tơi thô, không có mùi, có vị ngọt gồm các thành phần sau:
Nhiều hạt tinh bột [hình 39] hình chuông, hình đa giác, đường kính từ 10-20 µm nằm riêng lẻ, hạt tinh bột kép 2, 3, 4 hay tụ tập thành khối. Mảnh bần tế bào đa giác, kích thước khác nhau, vách dày, màu vàng. Mảnh mô mềm [hình 40] tế bào hình chữ nhật, kích thước khác nhau chứa tinh bột, vách mỏng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 41], hình khối [hình 42] kích thước khác nhau. Nhiều mảnh mạch [hình 43] vạch có khoang rộng.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Có nguồn gốc từ đảo Thái Bình Dương, được trồng khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi. Cây ưa sáng, ưa ẩm và đất sâu, có thể chịu hạn và bóng râm. Thường được trồng chủ yếu bằng cách giâm cành. Cây trồng càng lâu càng tốt.
Mùa hoa quả: tháng 4-7.

Bộ phận dùng: 

Rễ, thân và lá (Radix, Caulis et Folium Polyciatis). Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên (cây trồng càng lâu năm càng tốt). Nên thu hái vào mùa thu, rễ nhỏ để nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái rễ mỏng phơi khô ở chỗ thoáng mát. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hóa học: 

Vỏ rễ và lá chứa saponin, alkaloid, vitamin B1, B2, B6, C, 20 acid amin, glycosid, alkaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng, 21,10% đường.
Lá: saponin triterpen (1,65%)

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tăng lực trên động vật thí nghiệm và trên người. Thân và lá cũng có tác dụng tăng lực nhưng yếu hơn so với rễ. Làm thuốc bổ làm tăng cân (thân và lá cũng có tác dụng này). Làm tăng hiệu quả điều trị của cloroquin trong bệnh sốt rét thực nghiệm trên động vật. Tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu. Tác dụng an thần và ít độc. Nước sắc đinh lăng có tác dụng đối kháng với trùng roi, trị lỵ amip cấp. Sau 10 ngày hết triệu chứng lâm sàng và sau 16 ngày xét nghiệm lại hết amip thực huyết, hết kén. Rễ làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, chữa ho ra máu, ho, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng.

Hình đính kèm
Cây bụi
sẹo lồi
Lá
Lá chét
thuôn nhọn
bẹ lá
Cụm hoa
ngọn cành
Hoa
đài hoa
nhị
Hạt phấn
Bộ nhụy
2 ô
3 ô
Quả
Rễ
Các mô
Bần
Libe gỗ
Tinh thể calci oxalate
Thân
Các mô
Biểu bì
Mô dày
Trụ bì
Libe 2
Gỗ 2
Gỗ 1
Mô mềm tủy
Túi tiết ly bào
Cuống lá
Mô dày
libe gỗ
Lá
Mô dày góc
Bó dẫn
Phiến lá
hạt tinh bột
Mảnh mô mềm
calci oxalat hình cầu gai
hình khối
mảnh mạch

Bộ Nho (Vitales)

Họ Gối hạc (Leeaceae)

Chi Leea

Loài Leea rubra Blume ex Spreng.(Cây Gối Hạc)

Tên
Tên khác: 

Gối hạc tía, Đơn gối hạc, Củ rối, Cây mũn.

Tên khoa học: 

Leea rubra Blume ex Spreng.

Tên đồng nghĩa: 

Leea sambucina (L.) Willd., L. schomburgkii Craib, L. stipulosa Gagnep.

Họ: 

Gối hạc (Leeaceae).

Mẫu thu hái tại: 

Khoa Dược - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tháng 4/2010.

Số hiệu mẫu: 

GH0410, được lưu tại Bộ môn Thực vật Khoa Dược.

Cây gỗ [hình 1] nhỏ, mọc đứng, cao 1-1.5 m, phân nhiều cành. Thân cây có hình zic zắc [hình 2], tiết diện tròn với 6-7 cạnh lồi; thân non có chất nhày, màu xanh lục, có nhiều chấm màu tía; gốc lóng phù to, màu tía, rải rác có lông mịn màu trắng; thân già màu xám đen, sần sùi.
[hình 3] có chất nhày, mọc cách, kép lông chim [hình 4] 2-3 lần, đôi khi lá ở phía ngọn kép 1 lần. Lá chét [hình 5] 3-7; phiến hình bầu dục thuôn, gốc nhọn hay tròn, đầu có đuôi nhọn, dài 9-12 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên màu xanh lục sậm, mặt dưới nhạt hơn, thường rải rác trên gân lá có lông ngắn; mép lá có răng cưa nhọn; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, màu xanh lục, đôi khi hơi đỏ nhạt ở mặt dưới, gân bên xếp thành từng đôi, có 1 đôi gân gốc và 8-9 đôi gân bên, mặt dưới của gân chính có lông cứng nhám; cuống lá chét ở bên dài 3-5 mm, cuống lá chét ở ngọn dài 15-25 mm, màu xanh, mặt trên lõm hình lòng máng và màu đỏ nhạt. Cuống lá dài 10-12 cm, màu xanh, có nhiều chấm tía, gốc phù to, mặt trên lõm hình lòng máng; cuống lá non có nhiều lông mịn màu trắng. Lá kèm [hình 6] là 2 phiến mỏng, dài 10-30 mm, rộng 3-5 mm, dính vào hai bên đáy cuống lá; ở những lá non lá kèm màu xanh, bìa hơi nâu và dợn sóng; sau đó khô dần và trở thành 2 phiến khô xác màu nâu đỏ, cuối cùng rụng đi để lại 2 sẹo [hình 7] dài màu nâu đỏ ở hai bên đáy cuống lá già.
Cụm hoa [hình 8] ngù, mọc đối diện với lá [hình 9] phía ngọn cành, không cuống hay được mang bởi một cuống màu đỏ, dài 1,5-2,5 cm, bề mặt có rãnh dọc, nhiều lông mịn màu trắng.
Hoa [hình 10] nhỏ, màu đỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5; nụ hoa [hình 11] hình gần cầu, đường kính 1-2 mm; cuống hoa rất ngắn, màu đỏ, mặt ngoài có lông mịn màu hung; lá bắc và lá bắc con dạng vảy hình tam giác rất nhỏ, màu vàng đỏ, dễ rụng. Lá đài 5, màu đỏ nhạt, viền bên màu vàng, mặt ngoài nhiều lông mịn, dính nhau ở ½ phía dưới, phía trên chia 5 thùy đều nhau, hình tam giác, tiền khai van. Cánh hoa 5, màu đỏ, đỉnh màu đỏ sậm, mặt ngoài có lông mịn nhưng ít hơn lá đài, dính nhau ½ phía dưới, trên chia thành 5 phiến đều nhau, hình tam giác thuôn nhọn; khi hoa nở các phiến này uốn cong ra ngoài và hướng xuống phía dưới; tiền khai van. Nhị [hình 12] thụ 5, ít khi 4, xếp xen kẽ với 5 nhị lép, đính trên họng tràng. Nhị thụ xếp đối diện cánh hoa, mặt lưng nhô ra phía ngoài và giữa hai nhị lép; chỉ nhị hình sợi, màu vàng, nhẵn; ở hoa nụ chỉ nhị cong vào phía trong giống như một cái móc; bao phấn hình bầu dục thuôn, màu vàng, 2 đường nứt dọc màu đỏ, 2 ô, hướng trong; hạt phấn [hình 13] rời, màu trắng, hình bầu dục, có rãnh dọc. Nhị lép là 5 phiến nhỏ dạng màng, màu vàng phía đầu màu đỏ, xếp xen kẽ với các cánh hoa và chụm vào nhau thành một ống đứng cao khoảng 1 mm. Lá noãn 3, dính nhau lúc đầu tạo thành bầu 3 ô, nhưng sau đó vách giả xuất hiện ngăn đôi mỗi ô thành bầu 6 ô [hình 14], mỗi ô chứa 1 noãn, đính noãn trung trụ; bầu trên, hình dĩa tròn; vòi nhụy [hình 15] 1, dài 1 mm, màu đỏ; đầu nhụy 1, hình điểm, màu vàng.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 16]
Vi phẫu cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích, vùng trung trụ chiếm 4/5.
Vùng vỏ: Bần [hình 17] 6-8 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, méo mó, vách mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm; các lớp phía ngoài thường bị bong rách. Nhu bì 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật rất dẹt, vách cellulose. Mô mềm vỏ [hình 18] 3-4 lớp tế bào hình tròn hay bầu dục dẹt, sắp xếp lộn xộn chừa những đạo hay khuyết nhỏ ở góc giữa các tế bào. Tế bào mô cứng [hình 19] rải rác, riêng lẻ hay từng cụm 2-3 tế bào. Tinh thể [hình 20] calci oxalat trong mô mềm có 2 dạng: tinh thể hình cầu gai nhiều, thường tập trung ở vùng mô mềm sát libe; tinh thể hình kim ít hơn, tập trung thành bó trong các tế bào thường to hơn các tế bào xung quanh.
Vùng trung trụ: Libe [hình 21] tạo thành vòng, libe cấp 1 tế bào bị ép dẹp phía trên, libe cấp 2 tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn. Gỗ cấp 2 chạy vào đến tâm; mạch gỗ kích thước không đều, rải rác khắp cùng trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, xếp khít nhau, vách hóa gỗ dày. Gỗ cấp 1 không phân biệt được. Tia tủy đi từ tâm vi phẫu xuyên qua vùng gỗ và libe; tia gỗ có thể hẹp chỉ 1 dãy tế bào hoặc rộng với 5-10 dãy tế bào hình chữ nhật vách mỏng tẩm chất gỗ hay đôi khi vách cellulose; tia libe [hình 22] rõ, tế bào to, có thể hẹp chỉ 1 dãy tế hoặc loe rộng thành hình chữ V với 2-5 dãy tế bào. Tinh thể calci oxalat trong libe, có 2 dạng giống như tinh thể trong mô mềm vỏ.
Thân [hình 23]
Vi phẫu cắt ngang hình tròn với 6-7 cạnh lồi không đều nhau, vùng vỏ chiếm 1/5 bán kính vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 4/5. Các mô [hình 24] gồm:
Vùng vỏ [hình 25]: Biểu bì tế bào hình chữ nhật; lớp cutin [hình 26] dày, kéo lên thành núm nhỏ; lỗ khí ít gặp. Lông che chở [hình 27] rải rác, ngắn, đầu hơi tù, đa bào với 2-3 tế bào không đều nhau. Hạ bì 4-6 lớp tế bào hình tròn hay hình bầu dục, xếp chừa những đạo hay những khuyết nhỏ. Mô dày 3-4 lớp tế bào có vách dày ở góc, xếp thành vòng liên tục hay gián đoạn ở đoạn giữa hai cạnh lồi. Mô mềm vỏ 4-5 lớp tế bào hình tròn hay bầu dục, xếp chừa những đạo và những khuyết nhỏ. Tinh thể calci oxalat [hình 28] hình cầu gai rải rác trong hạ bì và mô mềm vỏ. Tế bào chứa chất nhày rải rác trong hạ bì, nhiều trong mô mềm vỏ.
Vùng trung trụ: Cụm sợi mô cứng tập trung ở những chỗ lồi của thân, có từ 4-6 cụm ở mỗi chỗ lồi, tế bào hình đa giác, vách dày, xếp khít nhau; ứng với mỗi cụm mô cứng là một bó libe gỗ. Vòng mô dẫn không liên tục, libe và gỗ họp thành từng bó rời, kích thước không đều, các bó to tập trung ở các góc lồi của thân, xen kẽ với những khoảng mô mềm (khoảng gian bó); cụm sợi mô cứng ngay trên đầu mỗi bó libe gỗ. Bó libe gỗ [hình 29] gồm: libe cấp 1 là những cụm tế bào bị ép dẹp, móp méo; libe cấp 2 nhiều lớp tế bào; gỗ cấp 2 với những mạch gỗ không đều, hình đa giác; mô mềm gỗ là những tế bào hình đa giác, vách dày, xếp thành dãy xuyên tâm; tia tủy hẹp, 1-2 dãy tế bào; bó gỗ cấp 1 [hình 30] tập trung dưới những bó libe gỗ to, mỗi bó gồm 2-4 mạch gỗ không đều, phân hóa ly tâm, được bao quanh bởi vùng mô mềm gồm những tế bào hình đa giác, vách cellulose, xếp khít nhau; cụm mô cứng thường gặp dưới gỗ 1. Khoảng gian bó [hình 31] gồm 2-8 dãy tế bào xếp xuyên tâm, gồm 2 loại mô mềm: mô mềm phía trên tầng sinh libe gỗ 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách cellulose; mô mềm phía dưới nhiều lớp tế bào hình đa giác hay hình chữ nhật, vách hóa gỗ. Mô mềm tủy tế bào kích thước không đều, càng vào giữa tế bào càng to, hình đa giác, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rải rác trong libe và mô mềm tủy. Tế bào chứa chất nhày [hình 32] nhiều trong mô mềm tủy.
[hình 33]
Gân giữa: mặt trên có một chóp nhọn kéo dài, mặt dưới thường lồi hình chữ V với 3 góc nhọn không đều, góc ở giữa to nhất hoặc đôi khi lồi gần tròn ở những lá già.
Biểu bì tế bào hình chữ nhật; lớp cutin của tế bào biểu bì dưới dày hơn ở biểu bì trên, thường kéo dài thành dạng núm; góc lồi ở giữa có một gai to; lỗ khí ít gặp. Lông che chở [hình 34] rải rác, thường đơn bào ít khi đa bào với 2 tế bào. Lông tiết [hình 35] chân đơn bào đầu đa bào ít gặp. Phần kéo dài thành chóp nhọn gồm các mô: đỉnh chóp là một cụm mô mềm đạo (hạ bì), tiếp dưới là cụm mô dày góc (mô dày trên), ở cuối là một bó libe gỗ nhỏ đặt trong vùng mô mềm đạo với gỗ ở trên, libe ở dưới, dưới libe thường là cụm tế bào mô cứng; hai bên cạnh chóp là 1-2 lớp mô mềm với những tế bào nhỏ chứa nhiều hạt lục lạp. Mô mềm tế bào hình đa giác, xếp chừa những đạo nhỏ. Libe gỗ cấp 1 gồm 6 bó không đều xếp thành một vòng; mỗi bó gồm: bó libe ở ngoài, bó gỗ ở trong; các bó gỗ nối liền nhau bởi một cung mô cứng tạo thành vòng hình sao; các mạch gỗ không đều xếp thành dãy và mô mềm gỗ với những tế bào vách cellulose hay vài lớp tế bào phía ngoài vách hóa gỗ. Mô dày dưới là 4-5 lớp tế bào có vách dày ở góc, tạo thành một cung liên tục hay 3 cung ngắn ở 3 góc lồi. Hạ bì 1 lớp vùng cạnh, 2-4 lớp tế bào ở 3 góc lồi, tế bào thường to hơn các tế bào mô dày. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, ít gặp hình kim ngắn, trong mô mềm và trong libe. Tế bào chứa chất nhày rải rác trong hạ bì và mô mềm.
Phiến lá [hình 36]: Biểu bì tế bào không đều, hình chữ nhật; tế bào biểu bì trên to, lớp cutin kéo lên thành dạng núm; tế bào biểu bì dưới nhỏ hơn và dẹt, nhiều lỗ khí. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào hình chữ nhật thuôn dài, xếp khít nhau và thẳng góc với biểu bì trên. Mô mềm khuyết tế bào hình gần tròn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rải rác trong thịt lá, thường to hơn tinh thể có trong gân lá. Bó libe gỗ của gân phụ rải rác, gồm 2-4 mạch gỗ rất nhỏ ở trên, libe ở dưới.
Cuống lá [hình 37]: Vi phẫu cắt ngang có mặt trên phẳng với 2 tai nhỏ hai bên, mặt dưới tròn với 5 góc lồi nhỏ. Biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào hình chữ nhật; lớp cutin của biểu bì dưới dày hơn ở biểu bì trên, thường kéo dài thành dạng núm; lỗ khí ít gặp; lông tiết chân đơn bào đầu đa bào ít gặp; lông che chở rải rác, thường đơn bào ít khi đa bào với 2 tế bào. Hạ bì 3-4 lớp tế bào hình đa giác, xếp chừa những đạo nhỏ. Mô mềm vỏ 4-5 lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục, xếp chừa những đạo và những khuyết nhỏ. Mô dày 6-7 lớp tế bào xếp thành vòng không liên tục, thường tập trung bên dưới những chỗ lồi, vách dày ở góc. Hệ thống dẫn cấp 2 với nhiều bó libe gỗ không đều, phân bố và cấu tạo tương tự như ở thân. Mô mềm tủy tế bào hình đa giác, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai trong hạ bì, mô mềm và libe. Tế bào chứa chất nhày rải rác trong hạ bì và mô mềm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Ở nước ta gặp ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên vào tới Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Tiên.
Cây mọc dại ở những vùng đồi núi. Ra hoa kết quả từ tháng 5-10.

Bộ phận dùng: 

Rễ (Radix Leeae rubrae); đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô hay rễ củ.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Rễ củ dùng chữa bệnh đau nhức xương khớp, tê thấp, chữa sưng tấy, sưng đầu gối do phong thấp, chữa đau bụng, rong kinh; hạt dùng trị giun đũa, giun kim, sán xơ mít. Ngày dùng 10-16 g dưới dạng thuốc sắc thuốc bột hay ngâm rượu.

Hình đính kèm
Cây gỗ
zic zắc
Lá
kép lông chim
Lá chét
Lá kèm
sẹo
Cụm hoa
đối diện với lá
Hoa
nụ hoa
Nhị
hạt phấn
bầu 6 ô
vòi nhụy
Rễ
Bần
Mô mềm vỏ
Tế bào mô cứng
Tinh thể
Libe
tia libe
Thân
Các mô
Vùng vỏ
cutin
Lông che chở
calci oxalat
libe gỗ
gỗ cấp 1
Khoảng gian bó
Tế bào chứa chất nhày
Lá
Lông che chở
Lông tiết
Phiến lá
Cuống lá

Họ Nho (Vitaceae)

Chi Cayratia Juss.

Loài Cayratia trifolia (L.) Domino (Cây Vác)

Tên
Tên khác: 

Vác, Dây vác, Dây sạt.

Tên khoa học: 

Cayratia trifolia (L.) Domino

Họ: 

Nho (Vitaceae)

Mẫu thu hái tại: 

Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 05/2010.

Số hiệu mẫu: 

V0510, được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược.

Dây leo [hình 1] nhờ tua cuốn mọc đối diện với lá. Tua cuốn thường phân 3 nhánh, đôi khi 4-5 nhánh, màu nâu đỏ, ít lông, có những gân dọc. Thân có tiết diện đa giác, thân non màu nâu đỏ, thân già màu xanh phớt đỏ, nhiều gân dọc, ít lông dài màu nâu đỏ, mấu màu nâu đỏ đậm và có nhiều lông hơn. [hình 2] mọc cách, kép lông chim 1 lần lẻ, 3 lá chét, lá giữa kích thước to hơn 2 lá bên. Lá chét hình trái xoan rộng, đỉnh nhọn, đáy tròn, kích thước 4-6 cm x 3-5 cm; lá già mặt trên màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn, gân giữa màu nâu đỏ; lá non mặt trên màu xanh phớt nâu đỏ, mặt dưới màu nâu đỏ; bìa phiến có răng cưa tròn đỉnh nhọn. Gân lá hình lông chim, 6-8 cặp gân phụ, gân lá ở 2 mặt đều có lông dài màu đỏ. Cuống lá chính hình trụ dài 5-6 cm, mặt trên có 1 rãnh nông; cuống lá chét mặt trên có 1 gân lồi ở giữa và 2 rãnh ở 2 bên, mặt dưới lồi tròn, dài 0,7-1,6 cm. Cuống lá chính và cuống lá chét màu nâu đỏ hay màu xanh phớt đỏ, có nhiều gân dọc và nhiều lông dài màu đỏ. Lá kèm rời, hình tam giác, màu nâu đỏ, cao 0,35 cm, rộng 2 cm, có nhiều lông dài màu đỏ, rụng sớm. Cụm hoa [hình 3]: Xim 2 ngã kép dạng ngù được mang trên một trục dài 8 – 10 cm, cuống của xim dài 3,5 – 5 cm. Cuống của xim và trục cụm hoa hình trụ, màu xanh, có ít lông như ở thân và có những gân dọc. Cụm hoa thường mọc ở ngọn cành giữa 2 lá trên cùng; đôi khi đối diện lá. Hoa [hình 4] đều, lưỡng tính, mẫu 4. Cuống hoa ngắn, hình trụ, màu xanh, hơi phình ra phía đế hoa, có ít lông ngắn màu trắng. Lá bắc và lá bắc con hình tam giác, màu nâu, có lông màu trắng, cao 1 mm, tồn tại. Gốc cuống chung của xim ở giữa cũng có 1 vảy giống lá bắc. Đài chỉ còn là 1 gờ màu trắng xanh, miệng gờ hơi dợn sóng, có ít lông ngắn. Cánh hoa 4, đều, rời, màu xanh, hình bầu dục nhọn ở đỉnh, cao 3 mm, dễ rụng, mặt ngoài cánh hoa có nhiều lông rất ngắn màu trắng, tiền khai van. Nhị 4, đều, rời, đính trên đế hoa thành 1 vòng trước mặt cánh hoa. Chỉ nhị màu trắng, nhẵn, gốc phình to và thon dần về phía trên, dài 1 mm. Bao phấn hình bầu dục rộng, màu trắng ở hoa non, vàng nhạt ở hoa già, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính giữa, cao khoảng 0,5 mm. Hạt phấn [hình 5] rời, hình bầu dục, màu vàng nhạt, có 3 rãnh dọc, kích thước 38 x 25 µm. Lá noãn [hình 6] 2, vị trí trước sau, bầu trên 2 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ. Bầu noãn chìm và dính vào đĩa mật. Vòi nhụy ngắn 0,6 mm, màu đỏ đậm, đính ở đỉnh bầu, phía dưới phình to, thon dần về phía trên và thắt lại ở đầu nhụy. Đầu nhụy dạng khối trụ rất ngắn, màu đậm hơn. Đĩa mật dày bao quanh đáy bầu noãn, cao khoảng 0,6 mm, chia 4 thùy không rõ, màu trắng ở hoa mới nở, màu vàng ở hoa già. Quả [hình 7] mọng, hình cầu dẹt, màu tím đen, quả non màu xanh và đỉnh có gai nhọn màu nâu đỏ (vết tích vòi và đầu nhụy), chứa 1-4 hạt. Hạt [hình 8] có tiết diện tam giác, một mặt hình tim, 2 mặt còn lại phẳng, màu xanh nâu, nội nhũ hình chữ T.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ:
Vi phẫu rễ [hình 9] hình tròn. Bần 2-9 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Nhu bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Mô mềm vỏ khuyết, 4-7 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục xếp lộn xộn, kích thước không đều. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 2. Tia tủy rộng chia vùng gỗ 2 thành từng cụm, 2 cụm hợp thành một hình chữ V, libe làm thành từng cụm ở trên đầu mỗi nhánh chữ V. Tia tủy 5-9 dãy tế bào hình đa giác thuôn dài vách cellulose, xếp sát nhau, đôi khi chừa những đạo nhỏ. Libe 1 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Trong vùng libe có những cụm mô cứng, 1-6 lớp tế bào hình gần đa giác xếp lộn xộn hay thành dãy; mạch rây to và rõ. Gỗ 2, mạch gỗ 2 hình đa giác, tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn; vùng mô mềm gỗ 2 xung quanh mạch gỗ vách tẩm chất gỗ, phần còn lại vách cellulose. 2 bó gỗ 1 ở chân tia tủy, giữa 2 nhánh chữ V, gồm 2-4 mạch gỗ hình đa giác phân hóa hướng tâm; mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác, vách cellulose. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rất ít gặp trong mô mềm vỏ và libe. Tinh thể calci oxalat hình kim [hình 10] có nhiều trong mô mềm vỏ, rải rác trong tia tủy, gồm có 2 loại: tinh thể kết dính thành một bó trong tế bào có kích thước to, tinh thể kết thành 1 bó có thể bung ra khắp vi phẫu. Hạt tinh bột hình bầu dục kích thước to (85x125µm) và nhỏ (50x75 µm), tễ không rõ, có rất nhiều trong mô mềm vỏ, mô mềm ruột và tia tủy.
Thân:
Vi phẫu thân [hình 11] hình đa giác. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, bầu dục hoặc đa giác, lớp cutin dày có răng cưa nhỏ, rải rác có lỗ khí, ít khi gặp lông che chở đơn bào và đa bào 1 dãy (2-14 tế bào). Mô dày góc, 4-8 lớp tế bào thường hình đa giác, ít khi hình tròn, xếp thành từng cụm phía dưới chỗ lồi của thân. Mô mềm vỏ khuyết, 4-9 lớp tế bào hình đa giác, tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Phía trên đầu các bó libe-gỗ có những cụm sợi mô cứng, 5-13 lớp tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn và khít nhau. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 2 theo kiểu hậu thể gián đoạn gồm nhiều bó libe gỗ, vùng libe ít hơn vùng gỗ. Mỗi bó libe-gỗ gồm: libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn xếp thành cụm trên đầu bó. Libe 2, 4-6 lớp gần gỗ 2 tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm, vùng còn lại tế bào hơi đa giác, xếp xuyên tâm hay lộn xộn. Gỗ 2, 2-19 mạch gỗ 2 hình đa giác hoặc gần tròn, kích thước không đều, xếp thẳng hàng hay lộn xộn; mô mềm gỗ 2 tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách tẩm chất gỗ ở vùng xung quanh mạch gỗ, vách cellulose ở những vùng còn lại. Bó gỗ 1 gồm 1-3 mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác, thường tiếp xúc với 1 mạch gỗ 2; mô mềm gỗ 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách cellulose, xếp lộn xộn. Khoảng gian bó, 4-9 dãy tế bào hình đa giác thuôn dài, xếp xuyên tâm, chừa những đạo nhỏ, 8-13 lớp tế bào trong cùng của bó libe gỗ và khoảng gian bó vách tẩm chất gỗ tạo thành 1 vòng liên tục. Mô mềm ruột đạo, tế bào hình tròn hay đa giác, kích thước không đều. Hạt tinh bột hình dạng và kích thước giống ở rễ, loại kích thước nhỏ có nhiều trong mô mềm vỏ và mô mềm ruột, loại kích thước to rải rác trong mô mềm vỏ và mô mềm ruột, rất ít gặp trong khoảng gian bó. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai (đường kính 100-250 µm) có nhiều trong vùng mô mềm sát cụm mô cứng, mô dày, trong dãy tế bào bìa của tia libe, mô mềm ruột. Tinh thể calci oxalat hình kim giống ở rễ, rải rác trong vùng mô mềm vỏ, mô mềm ruột và khoảng gian bó.
[hình 12]:
Gân giữa: Vi phẫu lồi ở cả 2 mặt, mặt trên lồi hình tam giác, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì trên và dưới giống ở thân; lông che chở đơn và đa bào 1 dãy (2-16 tế bào), nhiều hơn ở biểu bì trên. Mô dày góc, tế bào có hình dạng, kích thước, cách sắp xếp giống ở thân; mô dày trên 3-8 lớp tế bào tập trung ở phần chóp của chỗ lồi, mô dày dưới 3-6 lớp tế bào, 2 bên cụm mô dày trên có 2-4 lớp tế bào mô mềm hình bầu dục chứa lục lạp. Mô mềm đạo, tế bào hình đa giác, kích thước to, không đều. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1, gồm 6-9 bó libe gỗ kích thước không đều xếp trên 1 vòng. Cấu tạo 1 bó libe-gỗ [hình 13] gồm: gỗ ở trong, mạch gỗ hình tròn, bầu dục hoặc đa giác xếp thành dãy hay lộn xộn, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách cellulose; libe ở ngoài, 2-3 lớp tế bào sát gỗ hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, các lớp phía ngoài tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn; ngoài libe có mô dày , 3-8 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Tinh bột có hình dạng và kích thước giống ở rễ, có rất ít trong mô dày và mô mềm ruột. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước giống ở rễ có nhiều trong mô mềm quanh bó libe gỗ, rải rác trong vùng libe, mô dày. Tinh thể calci oxalat hình kim giống ở rễ có rải rác trong mô dày, mô mềm.
Phiến lá [hình 14]: Biểu bì trên và dưới giống ở thân, lỗ khí nhiều hơn ở biểu bì dưới, không có lông che chở. Mô mềm giậu, 2-3 lớp tế bào hình bầu dục dài, có nhiều lục lạp. Mô mềm khuyết, tế bào đa giác vách uốn lượn, khuyết nhỏ, có nhiều lục lạp. Bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai thường tập trung xung quanh bó gân phụ. Tinh thể calci oxalat hình kim giống ở rễ, có nhiều trong mô mềm giậu và mô mềm khuyết.
Cuống lá:
Vi phẫu cuống lá [hình 15] mặt trên lõm, 2 bên có 2 góc lồi nhỏ, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì, lỗ khí, lông che chở như ở thân. Mô dày góc, 6-9 lớp tế bào có hình dạng giống ở thân, phân bố thành từng cụm. Mô mềm vỏ đạo, 2-4 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Những chỗ không có mô dày ngay dưới biểu bì có thêm 3-4 lớp tế bào mô mềm khuyết hình bầu dục, kích thước nhỏ, chứa lục lạp. Phía trên đầu các bó libe-gỗ có những cụm sợi mô cứng, 1-5 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Hệ thống dẫn theo kiểu hậu thể gián đoạn gồm 17 bó libe gỗ. Mỗi bó libe gỗ gồm: Libe 1 xếp thành cụm trên đầu bó, tế bào đa giác bị ép dẹp, vách uốn lượn. Libe 2, 2-4 lớp tế bào gần gỗ 2 có hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, phần còn lại tế bào hình đa giác và xuyên tâm không rõ. Gỗ 2, 6-13 mạch gỗ 2 hình đa giác hoặc gần tròn, kích thước không đều, thường xếp thẳng hàng. Gỗ 1, 1-2 bó tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với mạch gỗ 2, mỗi bó gồm 2-4 mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác; mô mềm gỗ 1 như ở thân. Khoảng gian bó nhiều dãy tế bào, 2-3 lớp gần mô mềm ruột, tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ, xếp lộn xộn hoặc xuyên tâm, các lớp phía trên tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác xếp xuyên tâm khít nhau, vách cellulose, khoảng gian bó hẹp hơn ở 4 bó phía trên. Mô mềm ruột đạo, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, to hơn tế bào mô mềm vỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước giống ở thân, có nhiều trong mô mềm vỏ, rải rác trong mô dày và mô mềm ruột, rất ít trong vùng libe. Tinh thể calci oxalat hình kim giống ở rễ, nhiều trong mô mềm ruột, rải rác trong mô mềm vỏ, rất ít trong mô dày.
Trong vùng mô mềm của vi phẫu rễ, thân, lá, cuống lá có nhiều tế bào to, vách mỏng [hình 16] hay dày [hình 17], chứa chất nhầy.
Trong vùng mô mềm của vi phẫu rễ, thân, lá, cuống lá có một số tế bào [hình 18] phân thành 2 ngăn, mỗi ngăn chứa một tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Ngoài ra ở thân còn có một số tế bào phân thành 3, 4 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hoặc 2 tinh thể calxi oxalat hình cầu gai.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột rễ [hình 19]: Bột hơi mịn, có nhiều xơ. Thành phần: Bó tinh thể hình kim rời kích thước 22-50 µm., mảnh bần, mảnh mô mềm, hạt tinh bột bầu dục kích thước to (85x125 µm) và nhỏ (50x75 µm), tễ không rõ; tinh thể oxalat hình cầu gai đường kính 100-250 µm; mảnh mạch vạch, sợi.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonexia, Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang trong các quần hệ thứ sinh và dọc các rào, bụi; từ các tỉnh Lào Cai, Nam Hà, Hải Phòng qua các tỉnh miền Trung cho tới An Giang, Kiên Giang.

Bộ phận dùng: 

Rễ và thân lá – Radix et Caulis Cayratiae trifoliae.

Thành phần hóa học: 

Lá chứa flavonoids (như cyanidin, delpyridin). HCN có trong thân, lá, rễ

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Chưa thấy tài liệu nào đề cập đến.
Công dụng:
Rễ được dùng trị nhọt phổi và đinh nhọt, trị đòn ngã tổn thương.
Ở Campuchia, lá sắc uống làm thuốc hạ nhiệt; nước chảy từ thân ra khi ta chặt ra có thể

Hình đính kèm
Dây leo
Lá
Cụm hoa
Hoa
Hạt phấn
Lá noãn
Quả
Hạt
Vi phẫu rễ
hình kim
Vi phẫu thân
Lá
bó libe-gỗ
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
vách mỏng
dày
tế bào
Bột rễ

Chi Cissus

Loài Cissus modeccoides Planch.(Cây Chìa Vôi)

Tên
Tên khác: 

Bạch liễm, Đau xương, Bạch phấn đằng.

Tên khoa học: 

Cissus modeccoides Planch.

Tên đồng nghĩa: 

Cissus vitiginea Lour. (non Lour.); C. triloba Merr.; Callicarpa tribola Lour.

Họ: 

Nho (Vitaceae).

Mẫu thu hái tại: 

Long Khánh, tháng 4-2010.

Số hiệu mẫu: 

CV0410, được lưu tại Bộ môn Thực vật Khoa Dược.

Dây leo [hình 1] nhờ tua cuốn không phân nhánh, mọc đối diện với lá. Thân màu xanh lục, lóng dài, tiết diện tròn, láng, phủ một lớp bột trắng [hình 2] mốc mốc. Rễ củ nhỏ, hình dạng không cố định, lớp vỏ mỏng màu nâu đất.
Lá đơn, mọc cách. Phiến lá có 3 dạng: thường phiến xẻ thùy [hình 3] chân vịt từ 3-5 thùy sâu hay cạn, gốc hình tim, dài 14-19 cm, rộng 13-14 cm; đôi khi hình mũi giáo [hình 4], gốc hình tim, dài và rộng 7-10 cm hoặc hình tam giác [hình 5], gốc cắt ngang, dài 8 cm, rộng 6 cm; phiến nhẵn ở cả hai mặt, mặt trên [hình 6] màu xanh lục sậm, mặt dưới [hình 7] nhạt hơn; mép lá có răng cưa rất mịn giống như sợi lông nhỏ màu nâu; gân lá hình lông chim, có 3-5 gân gốc và 5-10 đôi gân bên nổi rõ ở mặt dưới, gân gốc và gân bên đều cong hướng về ngọn lá. Cuống lá dài 5-8 cm, hình trụ, màu xanh, gốc hơi to và thường bị vặn. Lá kèm [hình 8] rụng sớm, là 2 phiến hình bầu dục, rời, khi non màu xanh lục, về sau chuyển màu nâu.
Cụm hoa [hình 9] dạng xim 2 ngả tụ thành ngù, mọc đối diện với lá, được mang bởi một cuống màu xanh lục, hình trụ, dài 2-4 cm.
Hoa [hình 10] đều, lưỡng tính, mẫu 4, nụ hoa [hình 11] dài 3 mm và đường kính 1,5-2 mm. Cuống hoa màu xanh, hình trụ, nhẵn, dài 3-5 mm . Mỗi hoa có 1 lá bắc và 2 lá bắc con dạng vảy nhỏ hình tam giác, màu xanh lục nhạt, tồn tại. Lá đài 4, dính nhau thành 1 ống màu xanh dài 1-1,5 mm, miệng hơi gợn sóng, mặt ngoài nhẵn. Cánh hoa 4, dễ rụng, đều, rời, hình muỗng với đầu cong tạo thành một chóp nhọn, phía gốc màu vàng phía trên vàng xanh, mặt ngoài nhẵn, tiền khai van. Nhị [hình 12] 4, đều, rời, xếp đối diện cánh hoa; chỉ nhị dài khoảng 1 mm, màu vàng, nhẵn, hình sợi, phình lên ở 2/3 bên dưới; bao phấn hình bầu dục, màu vàng, 2 ô xếp song song, hướng trong, nứt dọc, đính giữa, hạt phấn [hình 13] rời, màu vàng, hình bầu dục thuôn, dài 35-40 µm, ngang 20-25 µm, có rãnh dọc ở giữa. Lá noãn 2, dính nhau tạo thành bầu [hình 14] trên, 2 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ; bầu hình trụ, màu xanh lục, mặt ngoài nhẵn, cao 1,5 mm, đường kính 2 mm; vòi nhụy [hình 15] ngắn, dài 0,5 mm, hình trụ, màu xanh lục nhạt; đầu nhụy hình điểm, màu nâu nhạt. Đĩa mật [hình 16] phía trong vòng nhị, màu vàng, hình ống cao bằng bầu, miệng chia 4 thùy, mặt ngoài có 4 cạnh lõm, nhị đặt trong cạnh lõm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 17]
Vi phẫu cắt ngang có hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/4 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 3/4. Các mô [hình 18] gồm:
Vùng vỏ [hình 19]: Bần 10-16 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, xếp thành dãy xuyên tâm, nhiều chỗ bị nứt rách. Nhu bì 2-5 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách cellulose, bị ép bẹp khó thấy. Mô mềm vỏ 4-5 lớp tế bào hình gần tròn hay hình bầu dục, xếp chừa những đạo. Tinh thể [hình 20] calci oxalat có 2 dạng: tinh thể hình cầu gai dày đặc, thường tập trung nhiều ở vùng gần libe; tinh thể hình kim ít hơn, kết dính thành bó hoặc rời và tập trung thành đám hay bung tràn khắp nơi trong mô mềm; tế bào mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình kim thường to, hình bầu dục, vách dày hay mỏng; tế bào vách dày chứa tinh thể kết dính thành bó.
Vùng trung trụ: Libe tạo thành vòng, bị tia tủy chia thành các bó hình nón trên đầu các nhánh mạch gỗ. Gỗ cấp 2 [hình 21] chạy vào đến tâm; mạch gỗ không đều xếp rời rạc thành những nhánh phân cách bởi tia tủy rộng; mô mềm gỗ bao bọc quanh các mạch là những tế bào hình đa giác, vách hóa gỗ dày, xếp khít nhau; những vùng còn lại tế bào có vách cellulose. Gỗ cấp 1 [hình 22] gồm 3-4 bó ở tâm vi phẫu, dưới chân tia tủy; mỗi bó có 3-4 mạch phân hóa hướng tâm. Tia tủy đi từ tâm, xuyên qua vùng gỗ và loe rộng ở vùng libe, là những dãy tế bào hình chữ nhật xếp theo hướng xuyên tâm, vách cellulose, xếp khít nhau hay chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình kim rải rác trong libe và mô mềm gỗ.
Rễ củ [hình 23]
Bần [hình 24] nhiều lớp tế bào hình chữ nhật rất dẹt, xếp thành dãy xuyên tâm, những lớp ngoài bị bong rách. Nhu bì 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách cellulose, xếp xuyên tâm với lớp bần, các tế bào lớp trong to hơn. Mô mềm vỏ tế bào hình bầu dục, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat [hình 25] rất nhiều, có 2 dạng: (1) tinh thể hình kim rất nhiều, (2) tinh thể hình cầu gai thường tập trung nhiều ở vùng mô mềm gần bần, rải rác trong libe và mô mềm gỗ; tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim thường to, hình bầu dục, vách dày hay mỏng; tế bào vách dày chứa tinh thể kết dính thành bó, tế bào có vách mỏng chứa tinh thể rời và tập trung thành đám; tinh thể trong những tế bào mô mềm vách mỏng thường bung tràn khắp nơi trong mô mềm. Libe gỗ [hình 26]: Libe ít hơn gỗ, chủ yếu là mô mềm với những tế bào vách cellulose, chứa rất nhiều tinh bột [hình 27], xếp thành dãy xuyên tâm, khít nhau hay có đạo nhỏ ở góc, mạch gỗ nhỏ vách mỏng, rải rác, riêng lẻ hay họp thành nhóm 2-3, một vài tế bào bao quanh mạch có vách mỏng hóa gỗ. Mô mềm tủy chiếm phần lớn diện tích vi phẫu, tế bào hình tròn hay bầu dục, xếp chừa những đạo nhỏ, chứa rất nhiều tinh bột. Hạt tinh bột đa dạng.
Thân [hình 28]
Vi phẫu cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích, vùng trung trụ 4/5. Các mô [hình 29] gồm:
Vùng vỏ [hình 30]: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin dày. Hạ bì 4-6 lớp tế bào hình đa giác hay hình bầu dục, vách cellulose, xếp chừa những đạo nhỏ. Mô dày [hình 31] là vòng liên tục, 4-5 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, có vách dày đều xung quanh. Mô mềm vỏ tế bào hình bầu dục hay hình đa giác, không đều, càng vô trong tế bào càng to. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhiều trong hạ bì, tập trung ở lớp tế bào ngay trên mô dày. Tế bào chứa chất nhày nhiều trong mô mềm vỏ, ít khi là túi chứa chất nhày [hình 32].
Vùng trung trụ: Cụm mô cứng kích thước không đều, ngay trên mỗi bó libe gỗ, tế bào hình đa giác, vách dày đến rất dày, xếp khít nhau. Vòng mô dẫn không liên tục, libe và gỗ họp thành từng bó rời xếp xen kẽ với những khoảng mô mềm (khoảng gian bó), kích thước không đều. Bó libe gỗ [hình 33] gồm: bó libe hình nón trên đầu bó gỗ, libe cấp 1 ở đỉnh, libe cấp 2 phía dưới; gỗ cấp 2 với những mạch gỗ rất to, không đều, tập trung thành từng bó, mỗi bó thường chỉ có 1 mạch, thân già số mạch gỗ có thể 3-4; mô mềm gỗ có 2 loại: 2-3 lớp mô mềm bao quanh mạch gỗ và phía dưới các mạch gỗ là những tế bào vách hóa gỗ, xếp khít nhau; những vùng mô mềm gỗ khác tế bào có vách cellulose, xếp khít nhau hay có những đạo nhỏ ở góc; gỗ cấp 1 chỉ 1 bó dưới mỗi bó gỗ cấp 2, gồm 2-5 mạch gỗ không đều, phân hóa ly tâm. Khoảng gian bó rộng, gồm những dãy tế bào hình chữ nhật xếp thành dãy xuyên tâm, vách cellulose; vùng mô mềm phía trên tầng sinh libe gỗ và vùng giữa các mạch gỗ cấp 2 là những tế bào có vách cellulose, xếp chừa những đạo nhỏ; vùng mô mềm phía dưới tế bào có vách hóa gỗ tạo thành một vòng mô cứng liên tục nối liền các bó libe gỗ, các mạch gỗ cấp 2 rất ít khi có trong vòng này. Mô mềm tủy rộng, tế bào hình tròn hay hình đa giác, vách mỏng, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat rất nhiều, có 2 dạng: tinh thể hình cầu gai dày đặc, thường tập trung nhiều ở vùng gần libe; tinh thể hình kim ít hơn; tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim thường to, hình bầu dục, vách dày hay mỏng; tế bào vách dày chứa tinh thể kết dính thành bó, tế bào có vách mỏng chứa tinh thể rời và tập trung thành đám; tinh thể trong những tế bào mô mềm vách mỏng thường bung tràn khắp nơi trong mô mềm.
[hình 34]
Gân giữa: mặt trên kéo dài thành một chóp nhọn, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào không đều, hình chữ nhật; lớp cutin dày, phẳng hay có răng cưa ở phần chóp nhọn; lỗ khí ít gặp. Mô dày trên chỉ có ở phần đỉnh chóp nhọn; hai bên cạnh chóp là 4-5 lớp mô mềm chứa nhiều lục lạp, tế bào nhỏ hình tròn, xếp chừa những đạo nhỏ. Mô mềm là những tế bào hình tròn, xếp chừa những đạo nhỏ. Bó libe gỗ ở giữa, 6 bó kích thước không đều xếp thành vòng; bó lớn nhất phía trên và ngay dưới chóp nhọn, hình bầu dục; 3 bó phía dưới nhỏ hơn, thuôn dài; 2 bó bên rất nhỏ; mỗi bó gồm cụm libe ở ngoài/dưới bao lấy bó gỗ ở trong/trên; mạch gỗ hình đa giác, không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ là những tế bào nhỏ, hình đa giác, vách cellulose, xếp khít nhau. Mô dày dưới 2-3 lớp tế bào có vách dày ở góc, tạo thành một cung liên tục. [inline:=Hạ bì] 1-2 lớp tế bào hình tròn, thường to hơn các tế bào mô dày. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình kim, đặc điểm tương tự ở thân.
Phiến lá [hình 35]: Biểu bì tế bào hình đa giác; biểu bì trên tế bào to, biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn và dẹt, nhiều lỗ khí; lớp cutin mỏng hơn ở gân lá. Mô mềm giậu 2 lớp: lớp trên tế bào hình chữ nhật thuôn dài, lớp dưới tế bào to và ngắn hơn, xếp khít nhau. Mô mềm khuyết tế bào không đều, hình gần tròn, xếp chừa những khuyết nhỏ. Bó libe gỗ [hình 36] của gân phụ được bao quanh bởi một vòng tế bào mô mềm có kích thước to. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai tập trung quanh bó libe gỗ của gân phụ, tế bào chứa tinh thể hình kim thường có vách dày. Tế bào chứa chất nhày [hình 37] to, rải rác trong mô mềm giậu.
Cuống lá [hình 38]: Vi phẫu cắt ngang có mặt trên phẳng với 2 tai nhỏ hai bên, mặt dưới tròn. Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm những tế bào hình chữ nhật; lớp cutin dày; lỗ khí ít gặp. Hạ bì 4-6 lớp tế bào hình tròn hay hình bầu dục, vách cellulose, xếp chừa những đạo nhỏ. Mô dày là vòng liên tục, 4-5 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, vách dày đều xung quanh. Mô mềm tế bào hình tròn, xếp chừa những đạo nhỏ. Bó libe gỗ kích thước không đều, xếp thành vòng; mỗi bó gồm cụm libe ở ngoài, gỗ ở trong. Tinh thể calci oxalat tương tự ở thân.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột rễ củ màu trắng ngà, không mùi, không vị.
Soi kính hiển vi thấy: Hạt tinh bột [hình 39] rất nhiều, hình dạng và kích thước khác nhau: hình trứng dài 10-25 µm và rộng 12-15 µm, hình bầu dục dài 17,5-30 µm và rộng 7,5-17,5 µm, hình gần tròn đường kính 10-25 µm, rốn hình chấm, hình khe nứt hay hình sao, vân rõ. Tinh thể calci oxalat nhiều, có 2 dạng: hình cầu gai [hình 40] đường kính 25-27,5 µm hoặc hình kim [hình 41] dài 55-125 µm, có thể rời rạc hay tụ thành bó; bó có thể nằm tự do khắp cùng hay bên trong những tế bào mô mềm vách dày. Mảnh mô mềm [hình 42] tế bào hình chữ nhật hay hình tròn, vách mỏng, có thể chứa nhiều tinh bột. Mảnh mạch [hình 43] mạng, mạch vạch. Mảnh bần màu vàng sậm, tế bào vách dày.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, dây Chìa vôi mọc hoang ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam, gặp từ Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh Bình vào Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận và Tp. Hồ Chí Minh.
Cây mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng, cũng gặp ở bờ bụi, hàng rào. Cây cũng được trồng ở nhiều nơi vùng đồng bằng.
Cây ra hoa tháng 4-8, có quả tháng 5-10

Bộ phận dùng: 

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ (Radix Cissi). Rễ củ thái mỏng, phơi hay sấy khô có tên gọi bạch liễm hay củ chìa vôi, có thể đào quanh năm nhưng tốt nhất vào thu đông.

Thành phần hóa học: 

Thân dây Chìa vôi chứa hợp chất phenolic, acid amin, saponin, acid hữu cơ. Ngọn và lá non có nước 91,3%, protid 1,4%, glucid 5,4%, xơ 1,1%, tro 0,8%, caroten 1,5 mg%, vitamin C 45mg%

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Dây Chìa vôi chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Củ thường dùng chữa đau nhức xương, đau nhức đầu, tê thấp, gân xương co quắp, sưng tấy, mụn nhọt, chữa rắn cắn; cũng dùng làm thuốc xổ và nhuận tràng. Ngày dùng 10-30 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống, dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc chữa phong thấp, đau xương, tê mỏi.
Rễ Chìa vôi phối hợp rễ Cốt khí củ, liều lượng bằng nhau, ngâm rượu uống.
Dây Chìa vôi 20g, dây Đau xương 16g, rễ Lá lốt 16g, sắc uống, ngày 1 thang.

Hình đính kèm
Dây leo
bột trắng
xẻ thùy
mũi giáo
tam giác
mặt trên
mặt dưới
Lá kèm
Cụm hoa
Hoa
nụ hoa
Nhị
hạt phấn
bầu
vòi nhụy
Đĩa mật
Rễ
Các mô
Vùng vỏ
Tinh thể
Gỗ cấp 2
Gỗ cấp 1
Rễ củ
Bần
calci oxalat
Libe gỗ
tinh bột
Thân
Các mô
Vùng vỏ
Mô dày
túi chứa chất nhày
Bó libe gỗ
Lá
Phiến lá
libe gỗ
Tế bào chứa chất nhày
Cuống lá
tinh bột
hình cầu gai
hình kim
Mảnh mô mềm
Mảnh mạch

Bộ Nhót (Elaeagnales)

Họ Nhót (Elaeagnaceae)

Chi Elaeagnus

Loài Elaeagnus latifolia L. (Cây Nhót)

Tên
Tên khác: 

Hồ Đồi Tử, Bất Xá, Lót (Tày).

Tên khoa học: 

Elaeagnus latifolia L.

Tên đồng nghĩa: 

Elaeagnus conferta Roxb.

Họ: 

Nhót (Elaeagnaceae)

Tên nước ngoài: 

Bastard oleaster, Latiphylle olive, Olivier de Boheme, Latiphyllous oleaster, Platiphyllous olive (Anh).

Mẫu thu hái tại: 

huyện Eakar - Tỉnh ĐăkLăk, ngày 22/04/2010.

Số hiệu mẫu: 

NH220410 được lưu tại Bộ môn Thực Vật- Khoa Dược. Được so với mẫu số: 349 bis của Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh.

Cây bụi trườn [hình 1] cao 3-4 m, tỏa rộng 5-6 m, nhánh có thể vươn xa tới 2-3 m; tiết diện tròn màu xám bạc có đốm vàng sét. Thân có nhiều gai [hình 2] nhọn dài 3-5 cm, đầu gai có thể chia nhánh hoặc không, có nhiều lông che chở hình khiên [hình 3] đường kính 0,1-0,3 mm màu trắng bạc hoặc vàng sét. đơn mọc so le [hình 4], phiến lá [hình 5] nguyên hình bầu dục, ngọn lá hình mũi nhọn, gốc lá thuôn đều, dài 10-16 cm, rộng 5-8 cm, mặt trên lá màu xanh đậm có những đốm trắng bạc hoặc vàng sét nhiều ở các gân lá ở lá non, ở các lá già nhẵn bóng, mặt dưới màu trắng bạc rải rác những đốm nhỏ vàng sét; gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ, 5-6 cặp gân phụ không đối xứng cong ở ngọn. Cuống lá có rãnh, dài 1-1,5 cm, màu bạc có đốm vàng sét. Màu trắng bạc hay vàng sét ở cuống lá và lá là do lông hình khiên tạo nên. Không có lá kèm. Cụm hoa gié ngắn mọc ở nách lá. Hoa [hình 6] mẫu 4, vô cánh, đều, lưỡng tính, màu vàng chanh. Cuống hoa dài 1-1,2 mm, màu vàng chanh. Lá bắc hình bầu dục thuôn hơi cong vào trong, dài 2-3 mm, mặt trong có rãnh nông, màu xám bạc, có nhiều lông hình khiên, tồn tại lâu. Đài hoa [hình 7] dính nhau thành ống hơi loe ở trên, dài 0,5-0,6 cm, phía trên chia 4 phiến [hình 8] hình bầu dục đầu nhọn, dài 0,2-0,25 cm, rộng 0,15-0,2 cm màu vàng chanh, có lông che chở hình khiên ở 2 mặt. Bộ nhị [hình 9]: 4 nhị, đều, đính trên miệng ống đài xen kẽ các lá đài; chỉ nhị dạng bản mỏng thẳng to ở dưới thuôn hẹp ở trên, dài 0,1-0,15 cm, màu vàng chanh, không lông; bao phấn 2 ô hình hạt đậu màu nâu, mở dọc, hướng trong, đính giữa. Hạt phấn [hình 10] rời, hình cầu có 1 rãnh dọc, màu trắng, đường kính 25-27,5 µm. Bộ nhụy: 1 lá noãn, bầu dưới [hình 11] 1 ô, chứa 1 noãn [hình 12], đính gốc [hình 13], mặt ngoài có nhiều lông che chở hình khiên, đường kính 0,2-0,25 cm; 1 vòi nhụy [hình 14] màu trắng, có nhiều lông nhỏ ở gốc, hình trụ to ở gốc thuôn dần ở đỉnh, dài 0,25-0,3 cm; đầu nhụy cong nhọn.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ
Vi phẫu rễ [hình 15] tiết diện tròn. Các mô [hình 16] gồm: Bần 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, kích thước đều; lục bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, xếp thành xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ [hình 17] 6-7 lớp tế bào thuôn dài nằm ngang, kích thước to không đều, vách mỏng. Libe 2 tạo thành chùy, các chùy libe [hình 18] có kích thước không đều, có những chùy ăn sâu vào phần gỗ do tượng tầng uốn lượn; libe tế bào hình đa giác hoặc hình chữ nhật, nhiều tế bào hình đa giác hóa mô cứng trong libe. Gỗ 2 chiếm tâm [hình 19]; mạch gỗ 2 nhiều, hình tròn hay bầu dục, kích thước không đều, phân bố dày đặc trong mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào đa giác, kích thước nhỏ không đều. Tia tủy hẹp ở vùng gỗ loe rộng ở vùng libe.
Thân
Vi phẫu thân [hình 20] tiết diện gần tròn. Các mô [hình 21] gồm: Biểu bì tế bào hình chữ nhật kích thước đều, cutin mỏng, lông che chở hình khiên [hình 22] chân gồm 7-8 tế bào hóa mô cứng. Mô mềm vỏ [hình 23] nhiều lớp tế bào đa giác hoặc đa giác gần tròn, kích thước không đều, các lớp trong cùng tế bào vách uốn lượn hoặc bị ép dẹt. Trụ bì hóa sợi [hình 24] rất nhiều tạo thành vòng gần như liên tục, tế bào mô cứng [hình 25] hình đa giác kích thước không đều. Libe 1 vách uốn lượn xếp thành từng cụm, kích thước cụm libe 1 không đều. Libe [hình 26] 2 liên tục nhiều lớp tế bào đa giác, kích thước không đều, vách uốn lượn. Gỗ 2 [hình 27] liên tục; mạch gỗ hình đa giác tròn, kích thước không đều, phân bố rải rác trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào nhỏ vách rất dày khoang hẹp. Gỗ 1 xếp thành cụm, mạch gỗ hình đa giác tròn nằm vùng mô mềm gỗ vách celluose. Tia tủy hẹp thường 1 dãy tế bào. Mô mềm tủy [hình 28] hóa tế bào đa giác vách mỏng hóa gỗ, nhiều tế bào thấy rõ lỗ. Tinh thể calci oxalat hình kim ngắn nằm rải rác trong vùng mô mềm vỏ.
Cuống lá [hình 29]
Vi phẫu lõm ở mặt trên lồi tròn ở mặt dưới. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước đều, cutin mỏng, nhiều lông che chở đa bào hình khiên cấu trúc giống lông trên thân. Mô mềm vỏ đạo, nhiều chiếm 2/3 vi phẫu, tế bào hình bầu dục hay đa giác kích thước không đều. Bó dẫn [hình 30] xếp thành vòng hình tim, libe ở ngoài gỗ ở trong. Libe tế bào đa giác kích thước nhỏ xếp thành từng cụm, giữa các cụm libe có một số tế bào mô mềm hình tròn to. Mạch gỗ hình đa giác tròn, kích thước không đều, xếp thành dãy 5-8 mạch xen kẽ mô mềm gỗ. Mô mềm tủy hẹp. Tinh thể calci oxalat hình kim nằm rải rác trong mô mềm vỏ.
[hình 31]
Gân giữa: Vi phẫu 2 mặt lồi, mặt trên lồi ít hơn mặt dưới. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước đều nhau, cutin mỏng. Lông che chở đa bào hình khiên cấu trúc tương tự như lông ở thân có rất nhiều ở biểu bì dưới, không có hoặc rất ít ở biểu bì trên. Trên biểu bì dưới có 1-2 lớp mô dày, tế bào đa giác, kích đều. Mô mềm vỏ [hình 32] đạo nhiều lớp tế bào đa giác tròn, kích thước không đều. Mô dẫn [hình 33] xếp thành vòng hình tim, cấu trúc tương tự bó dẫn của cuống lá. Mô mềm tủy đạo tế bào đa giác tròn, kích thước không đều.
Phiến lá [hình 34]: Biểu bì tế bào hình chữ nhật, tế bào biểu bì trên kích thước lớn hơn tế bào biểu bì dưới, cutin mỏng, lông che chở ít ở mặt trên nhiều ở mặt dưới có cấu trúc tương tự với lông ở thân, nhiều lỗ khí ở mặt dưới. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào thuôn dài, kích thước đều, xếp xít nhau. Mô mềm khuyết 8-10 lớp tế bào đa giác tròn, kích thước không đều, xếp tạo khuyết to. Tinh thể calci oxalat hình kim nhiều trong mô mềm giậu và rải rác trong mô mềm khuyết. Bó libe gỗ phụ nằm rải rác với gỗ ở trên và libe ở dưới.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột rễ có màu vàng nâu nhạt, thể chất xốp, không mùi, không vị gồm các thành phần sau: Mảnh mô mềm [hình 35] tế bào hình bầu dục kích thước không đều. Nhiều tế bào mô cứng [hình 36] có vách dày hay mỏng thấy rõ ống trao đổi. Sợi [hình 37] thuôn dài với 2 đầu nhọn, khoang rộng vách mỏng, riêng lẻ hoặc xếp thành bó [hình 38]. Nhiều mảnh mạch [hình 39] điểm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Trên thế giới có khoảng 20 loài thuộc chi Elaeagnus. Ở Việt Nam có 4-5 loài. Cây được trồng ở một số nước nhiệt đới khác trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, đảo Hải Nam – Trung Quốc.
Nhót rụng lá hàng năm, cây mọc chồi mới vào đầu mùa xuân, có hoa và có quả trong cuối mùa xuân, cây nhót ưa sáng.
Mùa hoa: tháng 3-4, mùa quả: tháng 4-5

Bộ phận dùng: 

Quả, lá, rễ và hoa (Fructus, Folium, Radix et Flos Elaeagani latifoliae).

Thành phần hóa học: 

Chứa nước 92%, protid 1,25%, acid hữu cơ 2%, carbohydrat 2,1 %, cellulose 2,3%, Ca 27 mg%, P 30 mg%, Fe 0,2 mg%. Lá chứa tanin, saponin, polyphenol.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Chế phẩm lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn G(-), G(+) như Shigela, Shigea. Trên động vật, ức chế quá trình viêm cấp tính mãn tính. Tăng cường sức co bóp của tử cung.
Công dụng
Dùng quả nhót để ăn tươi hoặc nấu canh chua.
Lá, quả dùng để chữa lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy.
Rễ nhót chữa thổ huyết, đau họng, ngày dùng 30 g sắc uống.
Rễ nhót nấu nước tắm trị mụn nhọt.
Đơn thuốc chữa tiêu chảy và đi lỵ mãn tính: Quả nhót 5-7 quả, sắc uống hoặc dùng rễ nhót 40 g và 20 g rễ cây mơ sắc uống.

Hình đính kèm
Cây bụi trườn
gai
lông che chở hình khiên
so le
phiến lá
Hoa
Đài hoa
4 phiến
Bộ nhị
Hạt phấn
bầu dưới
1 noãn
đính gốc
vòi nhụy
Vi phẫu rễ
Các mô
Mô mềm vỏ
chùy libe
Gỗ 2 chiếm tâm
Vi phẫu thân
Các mô
lông che chở hình khiên
Mô mềm vỏ
Trụ bì hóa sợi
tế bào mô cứng
Libe
Gỗ 2
Mô mềm tủy
Cuống lá
Bó dẫn
Lá
Mô mềm vỏ
Mô dẫn
Phiến lá
Mảnh mô mềm
mô cứng
Sợi
thành bó
mảnh mạch

Bộ Sim (Myrtales)

Họ Bàng (Combretaceae)

Chi Terminalia

Loài Terminalia catappa L. (Cây Bàng)

Tên
Tên khác: 

Quang lang

Tên khoa học: 

Terminalia catappa L.

Họ: 

Bàng (Combretaceae)

Tên nước ngoài: 

Indian almond – tree, tropical almond (Anh); badamier (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

tại Quận 1- Tp. Hồ Chí Minh ngày 06/06/2010.

Số hiệu mẫu: 

B060610 được lưu tại Bộ môn Thực Vật – Khoa Dược. Được so với mẫu số: SNo của Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh.

Cây gỗ nhỏ [hình 1] cao 10-15 m mọc đứng, tiết diện tròn; thân già màu nâu đậm xù xì; thân non màu xanh có những nốt sần màu nâu xám và lông mịn màu nâu đỏ ở ngọn cành. [hình 2] đơn, nguyên, mọc cách tập trung nhiều ở ngọn cành [hình 3]; phiến lá hình trứng ngược gốc thuôn hình chót buồm, dài 15-25 cm, rộng 9-13 cm, màu xanh mặt trên đậm hơn ở mặt dưới, có 2 nốt sần [hình 4] tròn ở đáy phiến cạnh hai bên gân chính. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở cả 2 mặt, 9-11 cặp gân phụ kéo dài tận bìa lá; lông màu nâu đỏ rải rác ở mặt dưới của gân chính. Cuống lá hình trụ gần tròn dài 1-1,7 cm, có nhiều lông mịn màu nâu đỏ và lông cứng thẳng đứng màu đen ở nơi đính của lá. Không có lá kèm. Cụm hoa [hình 5] gié dài thòng ở nách lá gần ngọn cành hay ở ngọn cành, gié mang hoa lưỡng tính [hình 6] ở khoảng 1/5 phía gốc và hoa đực [hình 7] do bầu noãn bị trụy ở ngọn hoặc gié mang toàn hoa đực. Hoa [hình 8] đều, mẫu 5, lưỡng tính hoặc đơn tính đực. Đài hoa: 5 lá đài đều, màu trắng xanh, dính bên dưới thành ống ngắn bên trên chia 5 thùy hình tam giác, nhiều lông mịn màu trắng dài 0,5-1 mm ở mặt trong, tiền khai van. Không có cánh hoa. Bộ nhị: 10 nhị [hình 9] đều, rời, đính thành 2 vòng trên họng đài, vòng ngoài xen kẽ với lá đài; chỉ nhị dạng sợi dài 3-4 mm, màu trắng; bao phấn màu vàng, 2 ô, hình bầu dục có hai thùy, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn [hình 10] màu vàng hơi xanh, hình bầu dục 2 đầu rộng có nhiều rãnh, dài 27,5 µm rộng 10 µm. Bộ nhụy: Bầu [hình 11] dưới màu xanh, dài 1,5-2 mm, mặt ngoài có nhiều lông trắng mịn; 1 lá noãn, 1 ô, 1 noãn [hình 12] đính nóc; 1 vòi nhụy màu vàng, dạng sợi hơi phình ở gốc dài khoảng 4 mm; đầu nhụy hình điểm. Quả [hình 13] hạch, quả non hình bầu dục đầu nhọn màu xanh, khi chín quả gần tròn màu vàng, vỏ quả sần sùi, dài 4-6 cm, rộng 3-4 cm. Hạt [hình 14] hình bầu dục dài 2-2,5 cm, màu vàng nhạt có lớp vỏ áo mỏng dễ bóc.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân
Vi phẫu [hình 15] tiết diện tròn. Các mô [hình 16] gồm: Biểu bì nhiều chỗ bị nứt, một lớp tế bào hình chữ nhật kích thước nhỏ dính với lớp bần, cutin mỏng, có lông che chở đơn bào thẳng hay cong dạng móc câu. Bần [hình 17] 3-5 lớp tế bào hình chữ nhật kích thước lớn, vách hơi lượn, xếp xuyên tâm. Tầng sinh bần tạo lục bì rất ít. Mô dày [hình 18] góc từ 4-5 lớp tế bào đa giác hơi dẹp. Mô mềm gồm nhiều lớp tế bào đa giác, hơi dẹt, kích thước không đều, có tế bào vách nhăn nheo. Trụ bì [hình 19] hóa sợi thành đám. Libe 1 bị ép dẹp. Libe 2 liên tục, kết tầng; mô libe tế bào hình chữ nhật vách nhăn nheo; sợi libe (4-5 vòng) tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, xếp nhiều cụm xen kẽ với mô libe. Gỗ 2 nhiều, liên tục; mạch gỗ 2 hình đa giác gần tròn hoặc tròn, kích thước lớn không đều phân bố rải rác đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ không bao quanh mạch, tế bào hình đa giác hoặc hình chữ nhật kích thước nhỏ đều xếp thành dãy. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào. Gỗ 1 [hình 20] tập trung thành cụm, mỗi bó 3-5 mạch hình đa giác. Libe trong tạo thành cụm quanh tủy. Mô mềm tủy đạo hình đa giác gần tròn hoặc tròn, kích thước lớn.
Ống tiết tiêu bào [hình 21] kích thước lớn nằm quanh tủy. Tinh thể calci oxalat [hình 22] hình cầu gai có nhiều trong vùng vỏ và libe. Tinh bột nằm rải rác trong mô mềm vỏ.
Cuống lá [hình 23]
Vi phẫu tiết diện gần tròn, phẳng ở mặt trên. Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước nhỏ đều, cutin mỏng, nhiều lông che chở đơn bào dài. Dưới biểu bì có 1-2 lớp bần, tế bào hình chữ nhật kích thước nhỏ vách uốn lượn. Mô dày góc, nhiều lớp tế bào hình đa giác kích thước không đều. Mô mềm đạo gồm nhiều lớp tế bào đa giác tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều. Libe gỗ [hình 24] xếp thành hình tim không khép kín, libe ở ngoài, gỗ ở trong và 2 - 4 bó dẫn phụ với gỗ ở trên libe ở dưới. Libe tế bào đa giác, vách nhăn nheo xếp thành từng đám. Mạch gỗ hình tròn, kích thước nhỏ, xếp thành dãy liên tục. Mô mềm gỗ vách cellulose hình đa giác kích thước nhỏ, xếp thành 1 - 2 dãy xen kẽ với các dãy mạch gỗ. Hoạt động của tượng tầng rất ít. Libe quanh tủy tạo thành cụm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước lớn rất nhiều trong vùng mô mềm, mô dày và libe. Ống tiết tiêu bào thường nằm cạnh gỗ.

Gân giữa [hình 25]: lồi ở 2 mặt, mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên. Biểu bì trên và dưới giống nhau, 1 lớp tế bào hình chữ nhật kích thước nhỏ, đều, cutin mỏng, có lông che chở đơn bào. Mô dày [hình 26] góc, 5-6 lớp tế bào hình đa giác gần tròn hoặc tròn không đều. Mô mềm đạo, nhiều lớp tế bào kích thước to không đều, hình đa giác hoặc đa giác gần tròn, nhiều tế bào vách uốn lượn tạo gốc cạnh đặc trưng. Trụ bì hóa sợi, tế bào kích thước nhỏ xếp thành vòng không liên tục. Mô dẫn [hình 27] xếp thành vòng, gỗ ở trong, libe ở ngoài. Libe tế bào đa giác kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp thành cụm. Mạch gỗ đa giác gần tròn hoặc tròn, kích thước không đều, xếp thành dãy 3-8 mạch; mô mềm gỗ hình đa giác hoặc hình chữ nhật vách hóa gỗ, kích thước nhỏ, xếp thành dãy. Nhiều cụm libe quanh tủy. Mô mềm tủy đạo, tế bào đa giác gần tròn hoặc tròn, kích thước lớn. 3 ống tiết tiêu bào kích thước lớn nằm quanh tủy. Tinh bột rải rác trên toàn vi phẫu. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai lớn rất nhiều trong mô dày, mô mềm vỏ, tủy và libe.
Phiến lá [hình 28]: Tế bào biểu bì hình chữ nhật, mặt trên và mặt dưới kích thước bằng nhau, cutin mỏng, cả 2 mặt đều có lông che chở đơn bào, lỗ khí [hình 29] ở biểu bì dưới. Mô giậu 1 lớp tế bào, 1-2 tế bào mô giậu dưới một tế bào biểu bì. Mô mềm khuyết 6-7 lớp, tế bào bầu dục hoặc tròn dài xếp lỏng lẻo. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác, bó gân phụ nằm rải rác.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá màu xanh, không mùi, có vị hơi chát gồm những thành phần sau: mảnh biểu bì trên tế bào vách uốn lượn, mảnh biểu bì dưới [hình 30] mang lỗ khí kiểu hỗn bào, lông che chở [hình 31] đơn bào, mảnh mạch xoắn [hình 32] và mảnh mạch vạch [hình 33] nhưng mảnh mạch vạch chiếm đa số, rất nhiều tinh thể [hình 34] calci oxalat hình cầu gai với nhiều kích thước, sợi [hình 35] đơn lẻ hay tập trung thành bó.
Bột vỏ thân Bàng có màu nâu nhạt, thể chất tơi mịn, không có mùi, có vị chát gồm các thành phần sau :
Mảnh bần [hình 36] tế bào đa giác, kích thước không đều, có màu vàng. Mảnh mô mềm tế bào đa giác hoặc chữ nhật kích thước khác nhau chứa tinh bột. Sợi thuôn dài khoang rộng vách mỏng nằm riêng lẻ hoặc tập trung thành bó. Tinh bột [hình 37] kích thước lớn riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám. Tinh thể calci oxalat cầu gai kích thước khác nhau.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Ở Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc, Malayxia, Nuven Calêdoni, các đảo của Thái Bình Dương và Madagasca. Ở nước ta cây mọc từ Quảng Ninh tới Vũng Tàu-Côn Đảo và các đảo ngoài khơi từ bắc và nam. Cây rụng lá, ưa sáng, mọc tốt ở đồng bằng và các đồi núi sỏi cát ven biển, tái sinh rất mạnh. Ra lá non vào tháng 2.
Mùa hoa: Tháng 3-7, mùa quả: tháng 4-9.

Bộ phận dùng: 

Lá, vỏ cây và hạt (Folium, Cortex et Semen Terminaliae catappae)

Thành phần hóa học: 

Vỏ thân cây bàng chứa 25-35% tanin pyrogalic va tanin catechic.
Lá chứa corigalin, acid galic và acid elagic, brevifolin carboxylic acid. Vỏ và gỗ chứa acid elagic, acid galic, (+) – catechin, (-) – epicatechin và (+) – leucocyanidin, nhân chứa 52,02% chẩt béo và 25,42% protein, 5,98% đường.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Cao vỏ thân cây bàng (bỏ lớp vỏ đen bên ngoài) có tác dụng lợi tiểu, cường tim làm săn. Cao methanol có tác dụng giảm co thắt ruột thỏ cô lập.
Lá được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp và lỵ. Búp non phơi khô tán bột rắc trị ghẻ, trị sâu quảng, sắc đặc ngậm trị sâu răng. Dùng tươi, xào nóng để đắp và chườm nơi đau nhức. Vỏ thân sắc uống trị lỵ và tiêu chảy, rửa vết loét, vết thương. Nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín là một thứ thuốc để chữa hủi. Hạt nấu uống để trị tiêu chảy ra máu.

Hình đính kèm
Cây gỗ nhỏ
Lá
ngọn cành
nốt sần
Cụm hoa
hoa lưỡng tính
hoa đực
Hoa
nhị
hạt phấn
Bầu
1 noãn
Quả
Hạt
Vi phẫu
Các mô
Bần
Mô dày
Trụ bì
Gỗ 1
Ống tiết tiêu bào
Tinh thể calci oxalat
Cuống lá
Libe gỗ
Gân giữa
Mô dày
Mô dẫn
Phiến lá
lỗ khí
mảnh biểu bì dưới
lông che chở
mạch xoắn
mạch vạch
tinh thể
sợi
Mảnh bần
Tinh bột

Họ Lựu (Punicaceae)

Chi Punica

Loài Punica granatum L. (Cây Lựu)

Tên
Tên khác: 

An thạch lựu.

Tên khoa học: 

Punica granatum L.

Họ: 

Lựu (Punicaceae)

Tên nước ngoài: 

Pomegranate (Anh), grenadier (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

huyện Eakar - Tỉnh Đăk Lăk ngày 29/04/2010

Số hiệu mẫu: 

L290410, mẫu được lưu tại Bộ Môn Thực Vật - Khoa Dược

Cây gỗ nhỏ [hình 1] cao từ 2-4 m, thân già màu xám có tiết diện tròn, thân non màu xám hơi đỏ, tiết diện vuông có 4 cánh. Thân có ít gai [hình 2] và thường ngọn cành biến đổi thành gai. [hình 3] đơn mọc đối, phiến lá nguyên hình thuôn dài, ngọn lá nhọn, gốc lá hình chót buồm, dài 6-7 cm, rộng 1,3-1,6 cm, mép lá hơi uốn lượn, hai mặt lá nhẵn màu xanh, mặt trên bóng hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ mặt dưới, 7 cặp gân phụ nối với nhau ở gần mép lá, màu đỏ, chìm. Cuống lá màu đỏ, hình lòng máng có cánh ở 2 bên, dài 0,5-0,7 cm. Không có lá kèm. Cụm hoa [hình 4]: hoa có thể mọc riêng lẻ hoặc tụ lại thành xim ít hoa ở nách lá hay ở ngọn cành. Hoa [hình 5] to màu đỏ, đều, lưỡng tính; cuống hoa không có hoặc rất ngắn, dài 0,1- 0,4 cm, tiết diện vuông, màu xanh loang đỏ; trên cuống của hoa riêng lẻ có những vẩy màu xanh mọc đối; ở cụm hoa xim, hoa có lá bắc và 2 lá bắc con [hình 6] hình vảy tam giác, dài 0,5-1 mm, màu xanh. Đế hoa lõm [hình 7] hình chuông, dài 2,5-3 cm, rộng 1,5-2 cm, màu đỏ. Bao hoa [hình 8] đính trên miệng đế hoa, 6-8 lá đài [hình 9] hình tam giác nhọn rời, đều, màu đỏ, dày và cứng cao 1-1,2 cm, rộng 0,8-1 cm, tồn tại trên quả, tiền khai van; 6-8 cánh hoa [hình 10] màu đỏ, mỏng, rời, móng ngắn phiến rộng gần tròn hơi khum, nhăn, nhàu nát trong nụ dài 1,5-2 cm, rộng 1-1,2 cm, tiền khai van. Bộ nhị [hình 11]: nhiều nhị, rời, gần đều, xếp thành nhiều vòng ở mặt trong đế hoa; chỉ nhị [hình 12] màu đỏ dạng sợi mảnh dài 0,6- 0,8 cm, cong trong nụ dựng đứng lên khi hoa nở; bao phấn màu vàng thuôn dài 0,1-0,15 cm, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính giữa [hình 13]; hạt phấn [hình 14] hình bầu dục có rãnh dọc, rời, màu vàng, dài 27,5 m, rộng 16,25 µm. Bộ nhụy [hình 15]: 8-10 lá noãn, bầu dưới, dính liền với đế hoa, xếp thành 2 tầng, tầng dưới 2-3 ô đính noãn trung trụ, tầng trên 6-7 đính noãn bên, ô mỗi ô nhiều noãn [hình 16]; 1 vòi nhụy màu vàng hình trụ tròn, dài 0,5-0,8 cm; một đầu nhụy [hình 17] màu xanh nhạt, phẳng. Quả [hình 18] mọng to có vỏ cứng, mang đài còn lại, quả hình cầu đường kính 8-10 cm, màu xanh loang đỏ, nhiều hạt [hình 19]. Hạt [hình 20] hình khối đa giác đường kính từ 0,5- 0,7 cm, màu trắng hơi hồng hoặc màu hồng, vỏ ngoài của hạt mọng nước, có thể ăn được.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân
Vi phẫu thân non [hình 21] tiết diện gần tròn, có 4 cánh [hình 22] ở 4 góc, thân già [hình 23] tròn. Các mô [hình 24] gồm: Biểu bì tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng rất dễ bong, có lông che chở [hình 25] đơn bào ngắn đầu thuôn tròn. Mô mềm khuyết 3-4 lớp tế bào hình đa giác vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Trụ bì hóa sợi thành từng cụm 4-5 lớp, vách cellulose dày. Tầng sinh bần bên trong trụ bì tạo bần nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn. Ở thân già các lớp bần bong tróc và có nhiều lỗ vỏ [hình 26]. Mô mềm cấp 2 nhiều lớp, tế bào đa giác dẹt, không đều. Libe 1 tạo thành cụm nhỏ khó thấy. Gỗ 2 và libe 2 liên tục, gỗ 2 gấp nhiều lần libe 2. Libe 2 [hình 27] tế bào hình chữ nhật hoặc hình đa giác, kích thước không đều, vách uốn lượn, xếp thành dãy. Mạch gỗ 2 hình đa giác tròn, kích thước không đều, phân bố khá đều trong mô mềm gỗ. Mô mềm gỗ hình đa gíác hoặc hình chữ nhật, kích thước nhỏ đều, xếp thành dãy. Gỗ 1 từ 3-5 mạch, phân bố đều quanh tủy. Libe trong thành từng cụm nối tiếp nhau thành vòng. Mô mềm tủy rất ít ở thân già, hình tròn hoăc đa giác gần tròn, kích thước không đều. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rất nhiều ở libe 2 gần vùng tầng sinh gỗ. Trong mô mềm vỏ cấp 2 và mô mềm tủy rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối [hình 28] và hình cầu gai [hình 29].
Cuống lá [hình 30]
Vi phẫu lồi ở mặt dưới phẳng ở mặt trên với hai cánh ở hai bên. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước nhỏ, đều, cutin mỏng. Mô dày góc 2-4 lớp tế bào đa giác kích thước không đều, xếp thành dãy xuyên tâm bên dưới biểu bì trên. Mô mềm gồm 3-4 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, vách hơi uốn lượn, xếp lộn xộn. Bó dẫn xếp hình cung libe dưới, gỗ ở trên. Libe tế bào đa giác, kích thước nhỏ, vách nhăn nheo. Mạch gỗ hình đa giác, kích thước nhỏ xếp thành dãy hẹp xen kẽ với mô mềm gỗ. Mô mềm gỗ hình đa giác, kích thước nhỏ hơn mạch gỗ. Libe trong thành từng đám phía trên gỗ. Bao quanh bó dẫn là mô dày góc 4-5 lớp tế bào đa giác, kích thước không đều nhỏ hơn mô dày sát biểu bì. Tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai nằm rải rác trong mô dày, mô mềm và libe. Phần cánh bên trong chỉ có 4 lớp mô dày.
[hình 31]
Gân giữa: Vi phẫu mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước nhỏ, lớp cutin mỏng răng cưa không đều. Mô dày [hình 32] góc 2-4 lớp tế bào đa giác không đều, xếp thành dãy xuyên tâm dưới biểu bì trên. Mô mềm gồm 4-5 lớp tế bào đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Libe gỗ [hình 33] sắp xếp tương tự như bó dẫn của cuống lá. Tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai nằm rải rác trong mô mềm, mô dày và vùng libe.
Phiến lá [hình 34]: Biểu bì tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên kích thước gấp đôi tế bào biểu bì dưới và lớp cutin dày hơn. Mô mềm giậu một lớp tế bào thuôn dài xếp khít nhau, mô mềm đạo 3-4 lớp tế bào hình đa giác xếp dọc hoặc ngang. Tinh thể calci oxalat hình thoi [hình 35] hay hình chữ H [hình 36], kích thước lớn. Bó gân phụ nằm rải rác.
Vỏ quả [hình 37]
Vi phẫu từ ngoài vào trong gồm: Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước đều, cutin dày [hình 38]. Mô mềm khuyết nhiều lớp tế bào đa giác tròn hoặc bầu dục dài, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Trong mô mềm có nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 39] và hình khối [hình 40], tinh bột nằm rải rác ở một số tế bào. Tế bào mô cứng [hình 41] hình đa giác kích thước khác nhau, vách dày riêng lẻ hoặc rất dày ống trao đổi phân nhánh rõ tập trung thành từng đám trong mô mềm. Bó dẫn [hình 42] nằm rải rác với libe ở ngoài gỗ ở trong, trong gỗ có libe trong. Libe tế bào đa giác, kích thước không đều, xếp thành từng cụm. Mạch gỗ tế bào đa giác tròn, xếp thành dãy.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột vỏ quả lựu có màu vàng tươi, thể chất mịn, không có mùi, có vị chát gồm các thành phần sau:
Mảnh biểu bì [hình 43] vỏ quả tế bào đa giác, kích thước không đều, có màu vàng đậm trên vi phẫu. Mảnh mô mềm [hình 44] chứa tinh bột tế bào hình tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều. Hạt tinh bột [hình 45] nằm rải rác hay tập trung thành từng đám. Tế bào mô cứng [hình 46] vách dày, khoang hẹp có ống trao đổi rõ nằm riêng lẻ hoặc tụ lại thành từng đám. Mảnh mạch vạch [hình 47]. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 48] và hình khối [hình 49] nằm rải rác.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Gốc ở Tây Âu, được trồng nhiều ở Bắc Châu Phi, nay thành phổ biến ở nước ta, lựu cũng có thể được trồng bằng hạt hoặc cành chiết. Ra hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 7-8.

Bộ phận dùng: 

Vỏ quả (Pericarpium Granati) thường gọi là thạch lựu bì. Vỏ cây, vỏ rễ, hoa, thịt quả cũng được dùng. Thu hái vỏ rễ, vỏ thân quanh năm. Hoa quả thu hái vào tháng 6-7, đào rễ về rửa sạch bóc vỏ, lấy vỏ bỏ lõi, phơi hoặc sấy khô. Vỏ quả lấy khi còn tươi, bỏ màng trong thái mỏng, sấy khô. Khi dùng vỏ khô thì rửa sạch cạo bỏ màng trong, đồ cho mềm thái mỏng, sao qua. Bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá 2 năm.

Thành phần hóa học: 

Vỏ rễ chứa tanin cao (2%), 0,5-0,7% alkaloid toàn phần trong đó có pelletierin, isopelletierin, metyl pelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alkaloid có các hoạt tính trị giun cao. Vỏ thân cũng chứa pelletierin và các alkaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn, còn có acid betulic và 3 chất base khác. Vỏ quả chứa granatin, acid beturic, acid ursolic và isoquercetin. Dịch quả chứa acid citric, acid malic, các chất đường, glucose, fructose, maltose.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Vỏ quả được dùng để trị tiêu chảy và lỵ ra huyết, băng huyết bạch đới, thoát giang, đau bụng giun. Ngày dùng 15-30 g dạng thuốc sắc cũng thường phối hợp với các chất thơm. Vỏ thân và vỏ rễ dùng trị giun, đặc biệt đối với sán dây ở người và cả sán dây ở chó. Ngày dùng 20-60 ml dạng thuốc sắc hoặc dùng 0,3 g pelletierin phối hợp với 0,4 g tanin chia làm 3 lần uống, còn dùng để trị đau răng, ngậm nước sắc chia làm 3 lần uống còn lại để trị đau răng. Thịt quả để trợ tim giúp tiêu hóa. Dịch quả tươi, làm mát hạ nhiệt. Hạt giúp tiêu hóa, hoa dùng để chữa viêm tai đề phòng chảy mủ.

Hình đính kèm
Cây gỗ nhỏ
gai
Lá
Cụm hoa
Hoa
lá bắc con
Đế hoa lõm
Bao hoa
lá đài
cánh hoa
Bộ nhị
chỉ nhị
đính giữa
hạt phấn
Bộ nhụy
nhiều noãn
đầu nhụy
Quả
nhiều hạt
Hạt
Vi phẫu thân non
cánh
thân già
Các mô
lông che chở
lỗ vỏ
Libe 2
hình khối
hình cầu gai
Cuống lá
Lá
Mô dày
Libe gỗ
Phiến lá
hình thoi
chữ H
Vỏ quả
cutin dày
hình cầu gai
hình khối
Tế bào mô cứng
Bó dẫn
Mảnh biểu bì
Mảnh mô mềm
Hạt tinh bột
Tế bào mô cứng
mạch vạch
calci oxalat hình cầu gai
hình khối

Họ Mua (Melastomataceae)

Chi Melastoma

Loài Melastoma affine D. Don(Cây Mua Nhiều Hoa)

Tên
Tên khác: 

Mua nhiều hoa, Mua tương tư.

Tên khoa học: 

Melastoma affine D. Don

Tên đồng nghĩa: 

Melastoma polyanthum Bl., Melastoma malabathricum L.

Họ: 

Mua (Melastomataceae)

Tên nước ngoài: 

Singapore rhododendron, Straits rhododendron.

Mẫu thu hái tại: 

Bình Dương tháng 5/2010.

Số hiệu mẫu: 

M 0510, được lưu tại Bộ môn Thực vật - Khoa Dược.

Cây bụi [hình 1] cao 1-2 m. Thân non màu nâu đỏ, tiết diện vuông có 4 gờ, nhiều lông cứng dạng vẩy màu hồng mọc áp sát; thân già màu nâu, tiết diện tròn, có các đường nứt chạy dài và lớp vỏ bong ra. Lá [hình 2] đơn, mọc đối. Phiến lá hình xoan, gốc tròn hơi lệch, ngọn lá có mũi nhọn, dài 8,5-10 cm, rộng 4-4,5 cm, 2 mặt phủ lông cứng ngắn nhiều hơn ở mặt dưới, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới; bìa phiến nguyên có nhiều lông cứng. Hệ gân lá 5 gân chính hình cung có rất nhiều lông cứng [hình 3], chỉ có gân giữa và cặp gân bên thứ 2 nổi rõ mặt dưới hằn mặt trên; cặp gân bên thứ nhất xuất phát từ gốc, cách bìa phiến 0,1-0,2 cm chạy dọc tới ngọn; cặp gân bên thứ hai từ xuất phát gốc, cách bìa 0,7-0,8 cm chạy tới ngọn; 30-40 cặp gân phụ gặp nhau ở gân bên tạo thành hình mắt lưới. Cuống lá có rãnh hình lòng máng, màu vàng nâu, mang nhiều lông cứng, dài 0,8-1 cm. Lá không có lá kèm. Cụm hoa [hình 4] xim 2 ngả mang 2-8 hoa ở nách lá gần ngọn cành hay ở ngọn cành. Cuống cụm hoa màu nâu đỏ, mang nhiều lông cứng, tiết diện hình chữ nhật. Hoa [hình 5] đều, lưỡng tính, thường gặp mẫu 5 ít khi mẫu 4. Cuống hoa hình trụ, màu nâu đỏ, có lông cứng, dài 1,5-2 cm. Lá bắc và lá bắc con [hình 6]: Lá bắc dạng vẩy hình tam giác đỉnh có gai nhọn, dài 3,4-4 mm, màu nâu đỏ, nhiều lông cứng ở bìa, rụng sớm. Lá bắc con 2 vẩy tam giác nhọn, màu nâu đỏ dài 2,5-3 mm, nhiều lông. Lá đài [hình 7] 5, đều, màu nâu tía, có nhiều lông cứng mặt ngoài, dính nhau phía dưới thành ống hình chén dài 0,4-0,5 cm, phía trên chia thành 5 thùy hình tam giác dài 6-8 mm, xen kẽ 5 thùy đài là 5 vẩy tam giác nhỏ; tiền khai van. Cánh hoa [hình 8] 5, đều, rời, đính trên ống đài, dễ rụng, màu hồng tím mặt trên đậm hơn mặt dưới, phiến hình trứng ngược có nhiều gân, dài 2,4-2,6 cm, rộng 1,4-1,6 cm, móng hẹp dài 0,4-0,5 cm, mặt trên có lông mịn mặt dưới nhẵn bóng, rìa có nhiều lông; tiền khai vặn. Bộ nhị [hình 9] gồm 10 nhị rời, không đều, đính trên 2 vòng, chỉ nhị gập trong nụ hoa; khi hoa nở 5 bao phấn của nhị dài ở phía sau, 5 bao phấn của nhị ngắn ở giữa. 5 nhị vòng ngoài [hình 10], chỉ nhị dạng sợi dẹt dài 3,3-3,6 cm có đốt chia 2 đoạn gần bằng nhau: đoạn phía trên cong màu hồng, đoạn phía dưới thẳng màu vàng, ở đốt có phụ bộ [hình 11] là 2 khối hình tam giác nhỏ màu vàng; bao phấn 2 ô uốn lượn, dài 1,1-1,2 cm, màu hồng, chung đới rộng, mở bằng 1 lỗ ở đỉnh. 5 nhị vòng trong [hình 12] ngắn, chỉ nhị màu vàng, dài 1,1-1,2 cm, có đốt [hình 13] ở gần đỉnh; bao phấn dài 1-1,2 cm, màu vàng, hình dạng giống bao phấn vòng nhị ngoài nhưng đáy có phụ bộ là có 2 khối tam giác nhỏ màu vàng. Hạt phấn [hình 14] hình chữ nhật góc tròn, có rãnh dọc, màu vàng, dài 26-30 µm, rộng 13-16 µm. Bộ nhụy [hình 15]: 4-5 lá noãn dính nhau, bầu giữa [hình 16] 5 ô; mỗi ô nhiều noãn [hình 17], đính noãn trung trụ [hình 18]; bầu hình trứng dài 0,5-0,7 cm, rộng 0,6-0,7 cm, màu xanh trắng có nhiều lông cứng; vòi nhụy hình trụ mảnh cong ở đỉnh, dài 2,8-3 cm, màu hồng nhạt, nhẵn; đầu nhụy [hình 19] dạng điểm, màu xanh. Quả [hình 20] mọng, hình chuông dài 1-1,2 cm, rộng 0,7-0,8 cm, màu nâu tím, mang đài tồn tại, bề mặt có nhiều lông cứng áp sát; khi chín mở bằng 1 đường nứt [hình 21] không cố định.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân
Vi phẫu thân non [hình 22] hình chữ nhật hơi lồi ở 4 góc. Các mô [hình 23] gồm: Biểu bì [hình 24], 1 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, lớp cutin dày có răng cưa, có nhiều lông che chở đa bào (gồm nhiều tế bào dính với nhau giống như vẩy tam giác). Mô dày góc bị gián đoạn ở 4 góc lồi, 3-4 lớp tế bào đa giác tròn, kích thước không đều; lớp tế bào sát dưới biểu bì thường chứa tinh thể calci oxalat [hình 25] hình cầu gai to. Ở góc lồi [hình 26], dưới biểu bì là mô mềm khuyết 2-3 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn, chứa nhiều lục lạp; bó dẫn [hình 27] gồm gỗ ở trên libe ở dưới; 6-8 mạch gỗ hình đa giác, kích thước không đều; mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác nhỏ, vách cellulose hay tẩm chất gỗ; libe, 2-3 lớp tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn; vòng mô cứng không liên tục bao quanh bó dẫn. Cụm sợi 3-5 lớp tế bào hình đa giác to hay nhỏ vách dày hay mỏng, thường xếp thành cụm dưới chân lông che chở. Mô mềm khuyết, 3-4 lớp, tế bào hình tròn, càng vào trong kích thước càng nhỏ dần. Nội bì [hình 28] khung Caspary, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác góc tròn, kích thước khá to. Tầng bì sinh [hình 29] xuất hiện sát dưới nội bì. Trụ bì 4-6 lớp tế bào đa giác, kích thước không đều, 1-2 lớp sát libe hóa sợi thành nhiều cụm nhỏ 1-5 tế bào, phân bố đều thành vòng, xen lẫn vùng sợi trụ bì có nhiều tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai to chiếm gần hết thể tích tế bào.
Vi phẫu thân già [hình 30] hình tròn. Bần [hình 31] 4-6 lớp, tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Lục bì 1-2 lớp, tế bào hình chữ nhật vách cellulose, xếp xuyên tâm lớp bần. Trụ bì 6-8 lớp tế bào kích thước không đều; 3-4 lớp trên, tế bào vách cellulose hình bầu dục dẹp; 4-5 lớp dưới hóa sợi vách dày hay mỏng ống trao đổi rõ, gần như tạo thành vòng. Hệ thống dẫn kiểu hậu thể liên tục, vùng gỗ lớn gấp 14-15 lần vùng libe. Libe 1 gồm 4-5 lớp tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành cụm sát trụ bì; libe 2 [hình 32] tế bào hình chữ nhật hay hình đa giác. Gỗ 2 [hình 33] nhiều, mạch gỗ hình đa giác, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ 2; mô mềm gỗ không bao quanh mạch, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, vách tẩm chất gỗ thẳng hay uốn lượn, xếp xuyên tâm rõ. Gỗ 1 [hình 34] xếp thành nhiều cụm không đều, mỗi bó 2-4 mạch hình đa giác tròn; mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác nhỏ vách cellulose. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào thuôn dài. Libe trong [hình 35], tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành cụm dưới gỗ 1 và nhiều cụm tròn lộn xộn trong vùng tủy. Mô mềm tủy [hình 36] đạo, tế bào hình bầu dục hoặc tròn, rải rác có tế bào hóa mô cứng, kích thước nhỏ, vách dày ống trao đổi rõ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có nhiều trong mô mềm tủy, trụ bì và libe sát trụ bì.
Cuống lá [hình 37]
Vi phẫu lõm hình chữ V ở mặt trên, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc bầu dục, kích thước không đều, lớp cutin có răng cưa, nhiều lông che chở đa bào. Cụm sợi [hình 38] 3-5 lớp tế bào hình đa giác to hay nhỏ vách dày hay mỏng, thường xếp thành cụm dưới chân lông che chở. Mô dày góc, 4-5 lớp, tế bào hình bầu dục, kích thước không đều. Mô mềm đạo, tế bào hình bầu dục, kích thước không đều. Hệ thống dẫn gồm gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành nhiều cung libe gỗ [hình 39], cung chính ở giữa to nhất, các cung phụ nhỏ hơn xếp ở 2 bên cung chính và 1 hàng dọc theo biểu bì trên. Libe trong có ở cung chính và hai cung phụ ở hai bên.
[hình 40]
Gân giữa
Vi phẫu lồi tròn mặt dưới, mặt trên rất hẹp. Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình bầu dục dẹp, kích thước không đều, lớp cutin dày răng cưa, lông che chở [hình 41] đa bào cấu tạo giống lông của thân. Mô dày góc, 3-5 lớp tế bào hình bầu dục hoặc tròn, kích thước lớn hơn tế bào biểu bì; lớp tế bào sát biểu bì thường to và chứa nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Cụm sợi 3-5 lớp tế bào hình đa giác to hay nhỏ vách dày hay mỏng, thường xếp thành cụm dưới chân lông che chở. Mô mềm đạo, 4-5 lớp tế bào hình bầu dục. Hệ thống dẫn [hình 42] gồm libe ở dưới gỗ ở trên xếp thành hình cung; mạch gỗ tế bào hình đa giác xếp thành dãy, mô mềm gỗ hình đa giác vách cellulose; libe tế bào hình đa giác, kích thước không đều xếp thành vòng liên tục. Mô mềm đặc tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, xếp thành cung bao quanh cung libe. Libe trong [hình 43] xếp thành nhiều cụm nhỏ ngay dưới gỗ và 2-3 cụm tròn trong vùng mô mềm tủy. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình bầu dục, kích thước to, rải rác có vài tế bào kích thước nhỏ hóa mô cứng vách dày, ống trao đổi rõ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhiều trong vùng libe và mô mềm tủy.
Phiến lá [hình 44]
Biểu bì trên tế bào hình đa giác nhỏ, bị ép dẹp; biểu bì dưới tế bào hình chữ nhật lớn hơn biểu bì trên, có nhiều lỗ khí; có lông che chở ở hai mặt. Hạ bì, 1-3 lớp tế bào mô dày góc, hình đa giác góc tròn hay bầu dục ngang, kích thước không đều, lớp đầu tiên kích thước nhỏ, từ lớp thứ 2 kích thước rất to, không đều nhau. Mô giậu 1 lớp tế bào hình đa giác thuôn dài, chứa nhiều lục lạp, dưới 1 tế bào hạ bì có 2-5 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết, hình dạng và kích thước tế bào thay đổi, chứa nhiều calci oxalat hình cầu gai.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá màu xanh, mùi hăng, vị chát gồm các thành phần sau: Lông che chở [hình 45] đa bào gồm nhiều tế bào áp sát nhau, đôi khi mang tinh thể calci oxalat ở chân. Mảnh biểu bì dưới [hình 46] mang lỗ khí hỗn bào. Mảnh biểu bì trên gồm nhiều tế bào hình đa giác xếp sát nhau. Mảnh mô mềm [hình 47] tế bào hình gần tròn, vách khá dày, có thể chứa tinh thể calci oxalat [hình 48] hình cầu gai. Mảnh mô giậu [hình 49]. Mảnh mạch xoắn [hình 50], mảnh mạch vạch [hình 51]. Sợi [hình 52] riêng lẻ hay tập trung thành đám, sợi có tinh thể [hình 53] calci oxalat hình cầu gai.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố rải rác ở khắp các vùng núi và trung du. Mua là loài cây đặc hữu của vùng Đông Dương và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, mua mọc rất nhiều ở vùng núi thấp dưới 1000m đến các tỉnh vùng trung du, đôi khi gặp cả ở đồng bằng và hải đảo, từ Đắc Lắc vào Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Cây đặc biệt ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống được trên nhiều loại đất. Mua ra quả đều hàng năm, thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió, tái sinh tự nhiên từ hạt. Quả mua chín là nguồn thức ăn của một số loài chim, thú; hạt giống phát tán đi khắp nơi theo phân chim, thú.

Bộ phận dùng: 

Lá (Folium Melastomae affinis). Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học: 

Lá chứa castalagin.
Tác dụng dược lý và công dụng: chất castalagin, procyandin B – 2, helichrysolid đều có tác dụng hạ huyết áp. Lá, quả và rễ mua đều có tác dụng gây săn se.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Thuốc thông tiểu, tiêu thủng, sưng lá lách. Lá mua được dùng trị tiêu chảy.

Hình đính kèm
Cây bụi
Lá
lông cứng
Cụm hoa
Hoa
Lá bắc và lá bắc con
Lá đài
Cánh hoa
Bộ nhị
nhị vòng ngoài
phụ bộ
nhị vòng trong
có đốt
Hạt phấn
Bộ nhụy
bầu giữa
nhiều noãn
trung trụ
đầu nhụy
Quả
đường nứt
Vi phẫu thân non
Các mô
Biểu bì
tinh thể calci oxalat
góc lồi
bó dẫn
Nội bì
Tầng bì sinh
Vi phẫu thân già
Bần
libe 2
Gỗ 2
Gỗ 1
Libe trong
Mô mềm tủy
Cuống lá
Cụm sợi
cung libe gỗ
Lá
lông che chở
Hệ thống dẫn
Libe trong
Phiến lá
Lông che chở
Mảnh biểu bì dưới
Mảnh mô mềm
tinh thể calci oxalat
Mảnh mô giậu
mạch xoắn
mạch vạch
Sợi
sợi có tinh thể

Họ Sim (Myrtaceae)

Chi Psidium L.

Loài Psidium guajava L.(Cây Ổi)

Tên
Tên khác: 

Phan thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt…

Tên khoa học: 

Psidium guajava L.

Tên đồng nghĩa: 

Psidum guajava var pyriferum L., Psidum guajava var pomiferum L.

Họ: 

Sim (Myrtaceae)

Tên nước ngoài: 

Common guava (Anh), goyavier (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4-2010.

Số hiệu mẫu: 

CO 0409, lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược, được so với mẫu số 33407 ở Viện sinh học nhiệt đới.

Cây gỗ nhỏ [hình 1], cao từ 3-6 m. Thân non [hình 2] màu xanh, tiết diện vuông, có 4 cánh uốn lượn màu xanh do cuống lá kéo dài; thân già [hình 3] màu nâu xám, tiết diện tròn, có lớp vỏ mỏng trơn nhẵn bong ra thành từng mảng. Nhiều lông mịn ở thân non, lá và các bộ phận của hoa. Lá [hình 4] đơn, mọc đối [hình 5], không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Bìa phiến nguyên, ở lá non [hình 6] có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, 14-17 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1-1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên. Hoa [hình 7] to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, đều, lưỡng tính, mẫu 5. Lá bắc là lá thường, lá bắc con [hình 8] dạng vẩy dài 3-4 mm, màu xanh hơi nâu. Cuống hoa dài 1,4-2,6 cm, màu xanh. Đế hoa hình chén dài 0,8-1,2 cm, màu xanh. Đài hoa [hình 9] dính thành ống nguyên, khi hoa nở tách ra thành 4-5 thùy không đều, màu xanh ở mặt ngoài, mặt trong màu trắng, tiền khai van. Cánh hoa [hình 10] 5, gần đều, rời, màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở, phiến hình bầu dục khum ở đỉnh, dài 1,4-1,6 cm, rộng 0,6-0,8 cm, mặt ngoài có nhiều lông mịn, có 3-5 gân, móng nhỏ cong có lông mịn màu vàng, tiền khai năm điểm. Bộ nhị [hình 11]: nhiều rời, không đều, đính thành nhiều vòng trên đế hoa; chỉ nhị dạng sợi dẹt màu trắng, gốc màu vàng nhạt, dài 7-14 mm, có lông; bao phấn [hình 12] màu vàng 2 ô, nứt dọc hướng trong, đính đáy; hạt phấn [hình 13] rời, nhỏ, hình tam giác tù ở đầu dài 17-20 µm, màu vàng nâu có 3 lỗ. Lá noãn 5, dính, bầu [hình 14] dưới 5 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy [hình 15] 1, dạng sợi màu trắng hơi phình ở gốc, có nhiều lông mịn, dài 1-1,2 cm. Đầu nhụy [hình 16] 1, màu xanh dạng đĩa. Quả [hình 17] mọng hình cầu, hình trứng, hay hình quả lê, đường kính 3-8 cm, mang đài tồn tại. Hạt nhiều màu vàng nâu hình đa giác.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân
Vi phẫu thân già [hình 18] tròn, thân non [hình 19] hình chữ nhật có 4 cánh ở 4 góc. Biểu bì [hình 20] 1 lớp tế bào hình chữ nhật, nhiều lông che chở đơn bào vách rất dày. Mô dày góc 2-3 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều. Thân non có nhiều túi tiết ly bào nằm gần biểu bì. Mô mềm vỏ đạo 4-5 lớp tế bào hình đa giác thuôn dài, hơi bị ép dẹp, kích thước không đều. Trụ bì 2-3 lớp tế bào hình đa giác, hoá mô cứng thành từng đám hay liên tục thành vòng. Tầng bì sinh [hình 21] xuất hiện dưới trụ bì tạo thành lớp bần ở ngoài có thể bị bong rách ở thân già và lục bì ở trong gồm vài lớp tế bào bị ép dẹp, xếp xuyên tâm. Hệ thống dẫn kiểu hậu thể liên tục. Libe 1 tế bào hình chữ nhật kích thước nhỏ, không đều, vách uốn lượn, xếp thành cụm. Libe [hình 22] 2 tế bào hình đa giác, xếp liên tục thành vòng. Gỗ 2 [hình 23] nhiều, mạch gỗ gần tròn hoặc đa giác, kích thước không đều; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ, có những vùng mô mềm gỗ có vách dày hơn tạo thành vòng thường chứa rất ít mạch gỗ. Gỗ 1 [hình 24] gồm 2-3 mạch, tế bào hình tròn, phân bố tương đối đều; mô mềm gỗ 1 hình đa giác, vách cellulose. Libe quanh tủy 4-5 lớp tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành vòng liên tục. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình tròn hay bầu dục, kích thước không đều, càng vào trong càng to dần. Tinh thể calci oxalat hình khối hoặc hình cầu gai kích thước không đều có nhiều trong mô mềm tủy và libe 2, ít hơn trong mô mềm vỏ.
[hình 25]
Gân giữa: Vi phẫu mặt trên phẳng, mặt dưới lồi nhiều và tròn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, biểu bì trên nhỏ hơn biểu bì dưới, lớp cutin [hình 26] khá dày, có nhiều lông che chở đơn bào [hình 27] vách rất dày. Mô dày góc, 5-6 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm đạo, nhiều lớp tế bào hình đa giác hoặc gần tròn, kích thước to. Hệ thống dẫn [hình 28] hình cung có thể nối với 1-2 cung nhỏ hơn ở mỗi bên. Gỗ ở trên libe ở dưới. Gỗ, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác nhỏ, vách tẩm chất gỗ, vài lớp phía dưới tế bào vách cellulose; libe, tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn; libe trong, 4-5 lớp tế bào hình đa giác, xếp thành cung liên tục phía trên gỗ. Mô dày góc 8-9 lớp tế bào hình đa giác góc tròn, xếp liên tục quanh bó dẫn. Sợi [hình 29] vách dày, xếp rải rác ngoài vòng mô dày. Túi tiết [hình 30] ly bào ở gần biểu bì của gân giữa và thịt lá. Tinh thể calci oxalat hình khối [hình 31] và hình cầu gai [hình 32] trong mô mềm và libe.
Phiến lá [hình 33]
Tế bào biểu bì trên hình chữ nhật, cutin mỏng. Tế bào biểu bì dưới kích thước gần bằng tế bào biểu bì trên, lỗ khí nhiều và nhô cao hơn biểu bì. Hạ bì 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, hóa mô dày góc. Mô giậu, 2-3 lớp tế bào thuôn có khoảng 3-4 tế bào dưới mỗi tế bào hạ bì. Mô mềm đạo 3-4 lớp, tế bào hình đa giác hay chữ nhật, chứa đầy lục lạp. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có nhiều trong mô dày và mô mềm.
Cuống lá [hình 34]
Vi phẫu có mặt trên lõm dạng hình chữ V, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì tế bào hình chữ nhật có lớp cutin khá dày, có nhiều lông che chở đơn bào vách rất dày. Mô dày góc 4-5 lớp xếp lộn xộn, hình dạng thay đổi. Nhiều túi tiết ly bào nằm gần biểu bì. Mô mềm tế bào hình đa giác, kích thước không đều, có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai. Vài tế bào mô cứng [hình 35] hình đa giác trong mô mềm phía trên cung libe gỗ. Hệ thống dẫn giống gân giữa lá. Mô dày góc bao quanh cung libe gỗ.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột dược liệu lá non có màu xanh, vị chát, có lẫn sợi, gồm các thành phần sau :
Mảnh biểu bì trên [hình 36] tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Mảnh biểu bì dưới [hình 37] rất nhiều lỗ khí kiểu song bào. Mảnh mô mềm [hình 38] tế bào hình bầu dục vách mỏng. Mảnh mô mềm phiến lá gồm biều bì trên, mô giậu tế bào thuôn, mô mềm đạo. Mảnh mạch xoắn [hình 39]. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 40] và hình khối [hình 41]. Lông che chở đơn bào [hình 42] nhiều, thường cong, vách rất dày.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500m. Cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giới hạn về nhiệt độ từ 15-45 OC, nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng và cho nhiều quả là từ 23-28 OC; lượng mưa 1000-2000 mm/năm. Ổi ra hoa quả nhiều năm. Cụm hoa thường xuất hiện trên những cành non mới ra cùng năm. Thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Vòng đời có thể tồn tại 40-60 năm. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 8-9.

Bộ phận dùng: 

Lá và quả xanh (Folium et Fructus Psidii guajavae).

Thành phần hóa học: 

Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen, β-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Cây, quả ổi có pectin, vitamin C. Hạt có tinh dầu hàm lượng cao hơn trong lá. Vỏ thân có chứa acid ellagic.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona.

Hình đính kèm
Cây gỗ nhỏ
Thân non
thân già
Lá
mọc đối
lá non
Hoa
lá bắc con
Đài hoa
Cánh hoa
Bộ nhị
bao phấn
hạt phấn
bầu
Vòi nhụy
Đầu nhụy
Quả
thân già
thân non
Biểu bì
Tầng bì sinh
Libe
Gỗ 2
Gỗ 1
Lá
cutin
lông che chở đơn bào
Hệ thống dẫn
Sợi
Túi tiết
hình khối
hình cầu gai
Phiến lá
Cuống lá
tế bào mô cứng
Mảnh biểu bì trên
Mảnh biểu bì dưới
Mảnh mô mềm
Mảnh mạch xoắn
calci oxalat hình cầu gai
hình khối
Lông che chở đơn bào

Chi Rhodomyrtus

Loài Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.(Cây Sim)

Tên
Tên khác: 

Hồng sim, Đào kim phượng, Dương lê, Co nim (Thái), Mác nim (Tày), Piểu ním (Dao), Trợ quân lương.

Tên khoa học: 

Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.

Tên đồng nghĩa: 

Rhodomyrtus parviflora Alston.

Họ: 

Sim (Myrtaceae)

Tên nước ngoài: 

Rose myrtle, hill guava, downy rose myrtle, hill-gooseberry (Anh); myrte tomenteux (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Phú Quốc và Đắc Nông tháng 4/ 2010.

Số hiệu mẫu: 

S 0410, lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược, được so với mẫu số 14651 ở Viện sinh học nhiệt đới.

Cây bụi [hình 1] cao 1-3 m, thân non màu vàng nâu, có nhiều lông mịn; thân già [hình 2] màu nâu đen có các đường nứt chạy dài, tiết diện tròn. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá [hình 3] hình xoan, gốc nhọn, đầu tròn, dài 5-7 cm, rộng 3-4 cm; bìa phiến nguyên hơi cong xuống phía dưới; lá già mặt trên màu xanh lục đậm, nhẵn bóng, mặt dưới màu vàng xanh có rất nhiều lông mịn; lá non có lông ở cả 2 mặt. Gân lá hình lông chim nổi rõ mặt dưới, 9-10 cặp gân phụ; cặp gân phụ thứ nhất rất mờ xuất phát từ gốc chạy dọc sát theo bìa phiến tới ngọn; cặp thứ 2 to xuất phát cách đáy phiến 0,7-1 cm chạy song song theo mép lá cách bìa phiến 0,3-0,5 mm và nối với các cặp gân phụ còn lại. Cuống lá hình trụ, màu vàng nâu, có nhiều lông mịn, dài 1-1,2 cm. Không có lá kèm. Cụm hoa [hình 4] mọc riêng lẻ hay 2-3 hoa ở ngọn cành ngắn. Hoa [hình 5] đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ, màu vàng nâu, có nhiều lông mịn, dài 0,8-1,2 cm. Lá bắc [hình 6] dạng lá, cuống hình trụ dài 0,3-0,4 cm; phiến màu xanh, hình bầu dục, nhiều lông mịn, có 3 gân chính màu vàng nâu nổi rõ ở mặt dưới, dài 0,3-1 cm. Lá bắc con [hình 7] 2, dạng vẩy hình bầu dục, có một gân ở giữa lồi ở mặt ngoài, ôm sát đáy bầu, dài 0,2-0,3 cm. Đế hoa lõm hình chén, mặt ngoài màu vàng nâu, có nhiều lông mịn, dài 0,5-0,7 cm. Lá đài [hình 8] 5, dính ở đáy, gần đều, màu xanh, hình bầu dục, mặt ngoài có lông mịn, dài 3,5-5 mm, rộng 3-4,5 mm; tiền khai năm điểm. Cánh hoa [hình 9] 5, gần đều, rời, màu hồng tím mặt trên đậm hơn mặt dưới, có 4-5 gân nổi rõ ở mặt dưới và rất nhiều lông mịn ở 2 mặt và bìa cánh hoa; phiến rộng hình bầu dục dài 1,4-1,6 cm, rộng 0,9-1 cm, cán hẹp dài 0,15-0,2 cm, rộng 0,2-0,25 cm; tiền khai năm điểm. Bộ nhị [hình 10] gồm nhiều nhị, rời, không đều, đính nhiều vòng trên miệng đế hoa; chỉ nhị dạng sợi màu hồng tím, nhẵn, dài 0,8-1,2 cm. Bao phấn [hình 11] 2 ô, màu vàng, hình bầu dục, dài 0,4-0,5 mm, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn [hình 12] hình tam giác, màu vàng nâu, có 3 lỗ, đường kính 23-25 µm. Lá noãn 3 dính tạo bầu dưới 3 ô, có 3 vách giả chia thành 6 ô [hình 13], mỗi ô nhiều noãn [hình 14], đính noãn trung trụ; 1 vòi nhụy [hình 15] hình trụ, có nhiều lông, ở ½ bên dưới màu trắng, ở ½ bên trên màu hồng, dài 1,2-1,5 cm; đầu nhụy [hình 16] to hơn vòi nhụy dạng dĩa hơi chia thành 3 thùy, màu hồng đậm, đường kính 0,18-0,2 mm; bầu hình chuông, dài 0,6-0,8 cm, rộng 0,4-0,45 cm, màu xanh, có nhiều lông mịn. Quả [hình 17] mọng hình trứng ngược mang đài tồn tại ở đỉnh, màu xanh sát cuống, phía trên màu đỏ nâu, nhiều lông mịn, có mùi thơm, đường kính 1,2-1,5 cm, dài 1,5-2 cm, chứa rất nhiều hạt. Hạt [hình 18] hình thang, màu nâu.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 19]
Vi phẫu tròn. Các mô [hình 20] gồm: Biểu bì uốn lượn, 1 lớp tế bào hình tam giác kích thước không đều, lớp cutin dày, dày đặc lông che chở đơn bào uốn lượn. Mô mềm đạo, 7-8 lớp tế bào hình bầu dục kích thước không đều, 4-5 lớp ngoài tế bào kích thước nhỏ, bị ép dẹp, càng vào trong tế bào càng to. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm. Trụ bì 1-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, hóa sợi thành nhiều cụm. Tầng bì sinh [hình 21] xuất hiện dưới trụ bì tạo bần [hình 22] nhiều lớp tế bào hình chữ nhật vách ngoài rất dày xếp xuyên tâm, và lục bì gồm 1-2 lớp tế bào vách cellulose. Ở thân già bần bong tróc cùng với các lớp bên ngoài. Hệ thống dẫn kiểu hậu thể liên tục. Libe 1, vài lớp tế bào hình bầu dục, bị ép dẹp thành cụm. Libe 2, 5-7 lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm. Gỗ 2 [hình 23], mạch gỗ hình đa giác kích thước to và không đều, phân bố đều trong mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác nhỏ, vách tẩm chất gỗ rất dày. Gỗ 1 [hình 24] khó thấy, mỗi bó 1-2 mạch xếp thành vài cụm, mỗi cụm gồm 1-4 bó. Tia tủy hẹp, 1-2 dãy tế bào hình đa giác thuôn chứa nhiều hạt tinh bột [hình 25]. Libe trong [hình 26] khá dày, 14-15 lớp tế bào vách uốn lượn, xếp lộn xộn tạo thành vòng gần liên tục hay tập trung thành từng cụm [hình 27] ngay dưới gỗ 1. Mô mềm tủy [hình 28] đạo, tế bào hình đa giác, vách dày; rải rác có tế bào chứa tinh bột. Tế bào mô cứng [hình 29] hình đa giác, kích thước lớn và không đều, vách dày, ống trao đổi rõ nhiều trong vùng libe, libe trong và mô mềm tủy. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối tập trung nhiều ở libe 2 và libe trong.
[hình 30]
Gân chính
Vi phẫu lồi ít ở mặt trên, lồi tròn nhiều ở mặt dưới, gợn sóng ở cả 2 mặt. Biểu bì trên [hình 31] uốn lượn rất nhiều, 1 lớp tế bào hình tam giác đỉnh bầu hay nhọn, kích thước nhỏ to không đều; lớp cutin rất dày, uốn lượn nhiều; lông che chở đơn bào uốn lượn rất nhiều ở biểu bì dưới [hình 32]. Mô dày góc, 4-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều. Mô mềm đạo, tế bào hình đa giác, vách dày, kích thước to hơn tế bào mô dày, rải rác có tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 33], hình khối. Libe và gỗ [hình 34] xếp thành hình cung, gỗ ở trên libe ở dưới. Mạch gỗ hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước khá đều; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách tẩm chất gỗ. Libe 5-6 lớp tế bào hình đa giác rất nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe trong khá nhiều, tế bào hình đa giác kích thước rất nhỏ, vách uốn lượn, xếp thành cụm phía trên gỗ. Mô cứng, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách dày, xếp vòng gần liên tục bao quanh cung libe gỗ, rải rác có vài tế bào hóa sợi. Túi tiết [hình 35] ly bào bờ gồm 5-8 tế bào bị ép dẹp rải rác trong mô dày.
Phiến lá [hình 36]
Biểu bì trên tế bào hình tam giác khá đều, lớp cutin rất dày và phẳng; biểu bì dưới tế bào hình tam giác hay chữ nhật kích thước không đều, cutin dày, rất nhiều lông che chở đơn bào và lỗ khí. Mô giậu [hình 37] 2 lớp tế bào hình chữ nhật, dưới 1 tế bào biểu bì thường có 1-2 tế bào mô mềm giậu, lớp mô mềm giậu thứ nhất dài gần gấp đôi lớp thứ 2. Mô mềm khuyết tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau, hình đa giác, bầu dục hoặc tròn. Trong thịt lá có nhiều bó gân phụ bị cắt ngang với gỗ ở trên libe ở dưới được nối với biểu bì trên và dưới bởi dãy tế bào hình đa giác hẹp, kích thước nhỏ, vách cellulose hay hóa mô cứng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhiều trong mô mềm giậu và mô mềm khuyết. Túi tiết ly bào [hình 38] trong mô mềm thịt lá.
Cuống lá [hình 39]
Vi phẫu gần tròn, mặt ngoài uốn lượn nhiều. Biểu bì uốn lượn nhiều, 1 lớp tế bào hình tam giác kích thước không đều, lớp cutin rất dày uốn lượn, dày đặc lông che chở đơn bào. Mô mềm đạo, tế bào hình đa giác vách dày, càng vào trong càng to và hơi bị ép dẹp. Bó dẫn [hình 40] xếp thành hình cung, libe ở trên và gỗ ở dưới; mạch gỗ hình đa giác kích thước nhỏ khá đều nhau xếp thành dãy gần liên tục; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác nhỏ vách cellulose thỉnh thoảng hóa mô cứng; libe tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn. Libe trong gồm nhiều lớp tế bào, tạo thành cung liên tục, tế bào kích thước nhỏ, vách rất uốn lượn. Tinh thể calci oxalat hình khối và cầu gai (ít) có nhiều trong libe, libe trong và rải rác trong mô mềm có tinh thể hình cầu gai. Túi tiết [hình 41] ly bào bờ gồm 5-7 tế bào bị ép dẹp ở gần biểu bì.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá non và nụ sim có màu xám xanh, gồm các thành phần sau:
Mảnh cánh hoa [hình 42] màu hồng gồm nhiều tế bào hình đa giác xếp khít nhau; mảnh biểu bì trên [hình 43] của lá gồm các tế bào hình đa giác xếp khít nhau; mảnh biểu bì dưới lá mang rất nhiều lông che chở đơn bào và lỗ khí [hình 44], khó thấy các tế bào quanh lỗ khí; mảnh mạch xoắn [hình 45]; mảnh mạch vạch [hình 46]; mạch mạng [hình 47]. Hạt phấn hoa [hình 48] hình tam giác có 3 lỗ ở đỉnh, kích thước 20-25 µm, rất nhiều lông che chở [hình 49] đơn bào, một số lông thẳng đứng, một số uốn cong; mảnh mô giậu [hình 50], mảnh mô mềm có tinh bột [hình 51], tinh thể calci oxalat [hình 52] hình cầu gai.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cây mọc tự nhiên và phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, bao gồm Indonesia, Philipin, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, sim là loài cây quen thuộc ở khắp các tỉnh vùng trung du và núi thấp. Cây đặc biệt ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt, thường mọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi hay đồng cỏ.

Bộ phận dùng: 

Lá, quả và rễ (Folium, Fructus et Radix Rhodomyrti tomentosae). Lá thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô. Quả chín hái vào mùa thu, phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hóa học: 

Quả chứa các flavon – glucosid, malvidin – 3 glucosid, các hợp chất phenol, các acid amin, đường và acid hữu cơ. Thân và lá có nhiều hợp chất triterpen như betullin, acid betulinic; taraxerol…

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Búp và lá sim non được dùng chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ. Lá còn là thuốc cầm máu, chữa vết thương chảy máu. Quả sim chín ăn được, dùng chế rượu, chữa thiếu máu lúc có mang, suy nhược khi mới ốm dậy, lòi dom, ù tai, di tinh, phụ nữ băng huyết. Rễ sim chữa tử cung xuất huyết cơ năng, đau xương, lưng gối yếu mỏi, viêm thấp khớp.

Hình đính kèm
Cây bụi
thân già
Phiến lá
Cụm hoa
Hoa
Lá bắc
Lá bắc con
Lá đài
Cánh hoa
Bộ nhị
Bao phấn
Hạt phấn
6 ô
nhiều noãn
vòi nhụy
đầu nhụy
Quả
Hạt
Thân
Các mô
Tầng bì sinh
bần
Gỗ 2
Gỗ 1
hạt tinh bột
Libe trong
từng cụm
Mô mềm tủy
Tế bào mô cứng
Lá
Biểu bì trên
biểu bì dưới
calci oxalat hình cầu gai
Libe và gỗ
Túi tiết
Phiến lá
Mô giậu
Túi tiết ly bào
Cuống lá
Bó dẫn
Túi tiết
Mảnh cánh hoa
mảnh biểu bì trên
lỗ khí
mạch xoắn
mạch vạch
mạch mạng
Hạt phấn hoa
lông che chở
mảnh mô giậu
mảnh mô mềm có tinh bột
calci oxalat

Bộ Tục Đoạn (Dipsacales)

Họ Kim ngân (Caprifoliaceae)

Chi Lonicera L

Loài Lonicera japonica Thunb. (Cây Kim Ngân)

Tên
Tên khác: 

Dây nhẫn đông, Bóoc kim ngân (Tày), Chữa giang khẳm (Thái)

Tên khoa học: 

Lonicera japonica Thunb.

Họ: 

Kim ngân (Caprifoliaceae)

Tên nước ngoài: 

Japanese honeysuckle (Anh), Chèverfeuille du japon (Pháp) [15]

Mẫu thu hái tại: 

Trại dược Vạn Thành-Đà Lạt ngày 28/06/2009

Số hiệu mẫu: 

KN280609, được lưu tại bộ môn Thực Vật - Khoa Dược

Dạng sống [hình 1] dây leo, thân non màu xanh hơi nâu, thân già màu nâu. Toàn cây có lông màu vàng gồm lông che chở và lông tiết. Lá [hình 2] đơn, mọc đối. Phiến lá hình trứng dài hoặc hơi bầu dục, đỉnh nhọn, gốc tròn, dài 5-7 cm, rộng 2,5-3,5 cm, xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới. Gân lông chim, 3-4 cặp gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá ngắn 7-9 mm, hình lòng máng, phình ra thành bờ mỏng ôm thân. Cụm hoa [hình 3] dạng xim hai hoa mọc ở nách lá. Hoa không đều, lưỡng tính, màu trắng khi mới nở, về sau chuyển sang màu vàng. Cuống hoa ngắn, gần như không có. Trục phát hoa màu xanh, ngắn 2-3 mm ở các hoa cùa cành xa gốc, dài (2,5-3 cm) hơn ở các hoa của cành gần gốc. Lá bắc hơi bầu dục, đỉnh nhọn, xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới, dài 12-14 mm, rộng 5-6 mm. Lá bắc con [hình 4] 2, hình tròn, đường kính gần 1,5 mm, nhiều lông dài. Đài hoa [hình 5] 5, rời, đều, hình tam giác có mũi nhọn, màu xanh, dài 1-1,5 mm, tiền khai van. Tràng hoa [hình 6] 5, dính nhau bên dưới thành ống bên trên chia 2 môi 4/1, ống và môi dài gần như nhau 2,2-2,5 cm, môi trên chia 4 thùy ngắn (6 mm) đều nhau, mặt ngoài cánh hoa có lông; tiền khai ngũ điểm (Hình 4.18 I). Bộ nhị [hình 7] 5 nhị, rời, đều, đính gần miệng ống tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị hình sợi, màu trắng, dài 2,4-2,5 cm, có gai nhỏ; bao phấn 2 ô, hình thuôn dài, màu vàng, dài 4-5 mm, đính giữa, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn hình tam giác, có khuyết lõm, màu vàng, dài 60-70 µm. Bộ nhụy [hình 8] 3 lá noãn dính nhau thành bầu dưới 3 ô, dài 1,5 mm, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ; vòi nhụy hình sợi, màu trắng đỉnh màu xanh, dài 5-5,5 cm; đầu nhụy hình cầu, màu xanh, bề mặt chia 3 khía.
Trong quá trình thu thập mẫu, chúng tôi đã thu được thêm hai mẫu Kim ngân (Mẫu A, Mẫu B). Hai mẫu này đều được định danh theo tài liệu [30] là Lonicera japonica. Tuy nhiên , đặc điểm hình thái có một số điểm khác biệt so với mẫu đã mô tả ở trên:
Mẫu A: Lá hình trứng nhọn, mặt trên xanh rất đậm, nhẵn bóng, mặt dưới có lông.
Mẫu B: Lá có kích thước nhỏ hơn nhiều, dài 3-4 cm, rộng 1,5-2cm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 9]
Tiết diện vi phẫu tròn. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, có nhiều lông che chở [hình 10] đơn bào vách dày có mụn gai và lông tiết [hình 11] chân đa bào dài đầu đa bào (3-4 lớp tế bào). Mô dày góc 1-2 lớp tế bào. Mô mềm vỏ 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật hay hình cầu không đều, vách hơi uốn lượn. Mô cứng gồm 1-2 lớp tế bào hình đa giác không đều, vách dày, hơi kéo dài theo hướng xuyên tâm. Bần gồm 1-2 lớp tế bào vách mỏng uốn lượn. Mô mềm vỏ trong tế bào hơi thuôn dài, vách hơi uốn lượn, rải rác có calci oxalat cầu gai. Libe 1 tế bào hơi thuôn dài hoặc hình đa giác xếp lộn xộn. Libe 2 tế bào hình chữ nhật, có nhiều tinh thể calci oxalat cầu gai. Mạch gỗ 2 nhiều, hình đa giác, phân bố tương đối đều trong vùng gỗ 2; tế bào mô mềm gỗ 2 hình chữ nhật hoặc đa giác, khoang rất hẹp; tia gỗ hẹp 1-2 dãy tế bào; gỗ 1 xếp thành cụm; mô mềm bao quanh gỗ 1 gồm 2-4 lớp tế bào hình đa giác, vách cellulose. Mô mềm tủy đạo, chứa nhiều hạt tinh bột, tế bào hình tròn, vách hóa mô cứng dày ở quanh tủy, càng vào gần tâm vách càng mỏng hơn. Tủy có khuyết ở trung tâm chiếm khoảng 1/7 đường kính vi phẫu.

Gân giữa [hình 12]: Lồi cả hai mặt, mặt trên lồi ít hơn mặt dưới. Biểu bì trên và dưới tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, có lông che chở đơn bào và lông tiết giống như ở thân. Mô dày góc gồm 1-4 lớp tế bào kích thước không đều. Mô mềm đạo gồm 2-3 lớp tế bào hình đa giác gần tròn. Bên ngoài libe có đám tế bào mô mềm hình đa giác kích thước nhỏ. Bó dẫn xếp thành vòng cung, libe dưới, gỗ trên; libe gồm nhiều lớp tế bào kích thước nhỏ, sắp xếp lộn xộn; mạch gỗ hình đa giác, xếp thành dãy; tế bào mô mềm gỗ hình đa giác. Calci oxalat hình cầu gai rải rác trong mô mềm và libe.
Phiến lá [hình 13]: Biểu bì trên và dưới tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên lớn gấp hai lần biểu bì dưới, có lông tiết và lông che chở giống ở gân giữa; lỗ khí [hình 14] ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu gồm 1-2 lớp tế bào. Mô mềm khuyết tế bào hơi phân nhánh hoặc thuôn dài, có tinh thể calci oxalat hình cầu gai to.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột màu vàng lẫn hạt màu xanh đen. Mảnh biểu bì trên tế bào vách uốn lượn. Mảnh biểu bì dưới tế bào vách uốn lượn mang lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh mô mềm thân tế bào hình đa giác gần tròn, vách mỏng. Mảnh biểu bì thân cây tế bào hình chữ nhật. Lông che chở [hình 10] đơn bào dài. Lông tiết [hình 11] hình chùy chân đa bào một dãy, đầu đa bào. Sợi [hình 15] tập trung thành cụm hoặc riêng lẻ. Tế bào mô cứng [hình 16] hình chữ nhật đầu thuôn nhọn. Hạt phấn [hình 17] có 3 lỗ nảy mầm, đường kính 55-62,5 µm. Mảnh mạch xoắn [hình 18], mạch vạch [hình 19], mạch mạng [hình 20]. Calci oxalat [hình 21] hình cầu gai.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Chi Lonicera L. có khoảng 10 loài ở Việt Nam, tất cả đều dùng làm thuốc. Nguồn gốc ở Đông Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng núi và Trung du phía Bắc.
Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8

Bộ phận dùng: 

Hoa sắp nở, cành, lá. (Flos et caulis Lonicerae japonicae)

Thành phần hóa học: 

Hoa chứa flavonoid (luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin, loniceraflavon), tinh dầu ( α-pinen, α-terpineol, eugenol, carvacrol). Hoa, thân, lá, rễ chứa acid clorogenic.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Phối hợp với các vị thuốc khác chữa mày đay, mụn nhọt, ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt, ứng dụng điều trị bệnh thấp khớp, viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác. Ở Trung Quốc dùng làm thuốc hạ sốt, làm dễ tiêu và trị lỵ, lợi tiểu. Kim ngân có tác dụng cải thiện chuyển hóa chất béo trong điều trị bệnh lipid máu, nước cất có tác dụng kháng khuẩn.

Hình đính kèm
Dạng sống
Lá
Cụm hoa
Lá bắc con
Đài hoa
Tràng hoa
Bộ nhị
Bộ nhụy
Thân
Lông che chở
Lông tiết
Gân giữa
Phiến lá
lỗ khí
Sợi
Tế bào mô cứng
Hạt phấn
mạch xoắn
mạch vạch
mạch mạng
Calci oxalat

Bộ Đậu (Fabales)

Họ Đậu (Fabaceae) - Phân họ Đậu (Faboideae)

Chi Desmodium

Loài Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. (Cây Kim tiền thảo)

Tên
Tên khác: 

Đồng tiền lông, Kim tiền, Mắt trâu, Vảy rồng, Mắt rồng

Tên khoa học: 

Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.

Tên đồng nghĩa: 

Desmodium capitatum (Burm.f.) DC., Desmodium retroflexum (L.) DC., Hedysarum styracifolium Osb., Uraria retroflexa (L.) Drake.

Họ: 

Đậu (Fabaceae) - Phân họ Đậu (Faboideae)

Tên nước ngoài: 

Coin-leaved Desmodium.

Mẫu thu hái tại: 

Bắc Giang, tháng 05/2007.

Số hiệu mẫu: 

KTT0507

Thân [hình 1] cỏ, mọc bò. Thân hình trụ, màu xanh hơi vàng, phủ đầy lông mịn màu vàng hoe. Lá [hình 2] mọc so le, đơn hay kép lông chim lẻ gồm 1-3 lá chét; lá chét ở giữa to hơn 2 lá bên. Cuống lá dài 2-4 cm, hình trụ phù ở đáy, phủ đầy lông trắng. Hai lá kèm hình mũi mác, dài 6-9 mm, ngang 2-3 mm, nhiều gân dọc, đầy lông trắng mịn. Lá kèm con nhỏ, hình tam giác. Lá chét có phiến tròn hoặc hơi xoan, đường kính 2-4 cm, ít khi đến 5 cm, mép nguyên, đỉnh tròn hay tù hoặc chia 2 thùy cạn, đáy hình tim; mặt trên nhẵn, màu hơi vàng hoặc lục xám; mặt dưới mốc mốc do phủ đầy lông mịn màu trắng; gân lá kiểu lông chim nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ 8-10 đôi; cuống lá dài 1-2 mm, phủ đầy lông trắng mịn. Hai lá chét bên có phần phiến hai bên gân giữa không đều nhau ở gốc, một bên to, một bên hơi nhỏ hơn. Cụm hoa: chùm dài đến 5 cm, thường ở ngọn cành ít khi ở nách những lá phía ngọn; mỗi mấu của chùm là một xim co gồm 2 hoa có chung một lá bắc; giữa 2 gốc cuống hoa có một u lồi nhỏ. Cụm hoa phủ đầy lông trắng mịn. Hoa [hình 3] nhỏ, không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Hai cuống hoa của xim hướng ra hai bên sau đó xụ xuống trên quả. Lá bắc hình bầu dục hơi khum, thuôn nhọn ở đỉnh, dài 4-5 mm, ngang 2-3 mm, nhiều gân dọc. Đài cao 3-4 mm, có nhiều lông mịn ở mặt ngoài, nhẵn ở mặt trong, tồn tại ở gốc quả. Lá đài 5, dính nhau một ít bên dưới thành một ống cao 1 mm, phía trên chia thành 5 thùy hình tam giác không đều, dài 3-4 mm, ngang 1-2 mm, tiền khai lợp; các thùy không bằng nhau tạo thành hai môi kiểu 2/3, môi trên ngắn hơn môi dưới và chia thành 2 thùy nhỏ hình tam giác ở đỉnh, môi giữa gồm 3 thùy dính nhau một ít phía dưới, thùy giữa dài hơn 2 thùy bên. Tràng cao khoảng 6 mm uốn cong về phía sau. Cánh hoa 5, màu tím hồng, nhẵn, nhiều gân dọc, không đều, tiền khai cờ; cánh cờ to nhất ở phía sau, gần tròn, đường kính 5-6 mm, đầu chia 2 thùy cạn; 2 cánh bên nhỏ hơn, thuôn dài, cao 4-5 mm, ngang 3 mm, gốc có 1 tai nhỏ; lườn cao 5 mm, ngang 2 mm, bao lấy cơ quan sinh sản, có 2 tai nhỏ ở hai bên. Nhị 10, không đều, 9 nhị phía trước dính nhau ở phần lớn chỉ nhị thành một ống cao 4-5 mm xẻ dọc ở phía sau bao lấy cơ quan sinh sản, nhị sau rời, dài 4 mm. Chỉ nhị màu trắng, nhẵn. Bao phấn hình bầu dục, màu vàng, 2 ô, hướng trong, nứt dọc; chỉ nhị gắn vào đáy bao phấn. Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, thường hình cầu ít khi hình bầu dục có 2 rãnh dọc ở hai bên. Lá noãn 1, tạo thành bầu 1 ô đựng 5-6 noãn đính ở mép thành 2 hàng so le nhau. Bầu trên, màu lục, dẹp, dài khoảng 2 mm, đầy lông trắng. Vòi nhụy 1, dạng sợi, nhẵn, màu lục nhạt, đính ở đỉnh bầu. Đầu nhụy 1, nhỏ, hình khối tròn, màu lục. Quả loại đậu xụ xuống, mang đài tồn tại ở gốc, dẹp, dài 1,5-2 cm, ngang 3-4 mm, nhiều lông trắng mịn, chia thành 2-6 đốt, hiếm khi 1.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 4]: Vi phẫu có tiết diện tròn. Biểu bì có cutin mỏng, đôi khi có lỗ khí, mang lông che chở [hình 5] và lông tiết: lông che chở đa bào ở khắp cùng, gồm 1-2 tế bào ngắn ở phía gốc và 1 tế bào rất dài ở phía ngọn, có 3 dạng:
• Lông nhỏ, rất nhiều, dài 40-120 µm, ngang 6,5-7,5 µm, đầu thẳng hay cong như cái móc câu, vách nhẵn.
• Lông vừa, ít hơn dạng trên, dài 190-360 µm, ngang 12,5-17,5 µm, đầu thẳng, vách nhẵn.
• Lông rất dài, hiếm gặp, dài 750-850 µm, ngang 25-27,5 µm, đầu thẳng, vách lấm tấm.
Lông tiết [hình 6] ít gặp hơn lông che chở, có 2 dạng:
• Lông tiết có dạng đặc biệt gồm 3 phần: chân rất ngắn 1 tế bào, bụng phình to dài 70-90 µm gồm 4-5 lớp tế bào xếp chồng lên nhau, mỗi lớp có 1-4 tế bào, trên cùng là một phần thuôn hẹp đầu tròn, dài 130-210 µm, thường bị gãy ngang, gồm 4-6 tế bào xếp chồng lên nhau.
• Lông tiết ngắn: chân 1 tế bào, đầu 2 tế bào xếp song song; dạng này rất hiếm.
Dưới biểu bì là mô dày tròn tạo thành vòng liên tục, gồm 3-4 lớp tế bào hình tròn hay hình đa giác, vách ít dày. Mô mềm vỏ gồm vài lớp tế bào hình bầu dục xếp ngang, ít khi tròn, không đều, vách mỏng; giữa các tế bào có đạo nhỏ. Trụ bì gồm 3-5 lớp tế bào hình đa giác, không đều, xếp khít nhau, hóa sợi thành từng cung ngắn, vách mỏng đến dày. Libe tạo thành vòng bao quanh gỗ. Gỗ cấp 2 liên tục thành vòng; mạch gỗ to, không đều, tập trung thành từng cụm ngay dưới cung sợi trụ bì; tế bào mô mềm gỗ có vách mỏng; tia gỗ nhiều và rõ, gồm 1-2 dãy tế bào. Mạch gỗ 1 xếp thành từng bó phân hóa ly tâm, chỉ tập trung bên dưới cụm mạch gỗ 2. Mô mềm ruột gồm những tế bào to, không đều, hình đa giác, vách mỏng, xếp chừa những đạo nhỏ; vùng mô mềm dưới đám gỗ 1 vách tế bào tẩm chất gỗ. Trong mô mềm ruột rải rác có những tế bào đặc biệt [hình 7]: vách mỏng bằng cellulose nhưng có những dải băng tẩm chất gỗ xếp đan chéo, bên trong có rất nhiều tinh thể calci oxalat hình lăng trụ; đôi khi những dải băng này không còn. Tinh thể [hình 8] calci oxalat hình khối lăng trụ rải rác trong libe và mô mềm vỏ nhưng nhiều trong lớp tế bào mô mềm sát trên sợi trụ bì.
[hình 9]
Gân giữa: Lồi ít ở mặt trên, nhiều ở mặt dưới. Biểu bì trên nhẵn, lớp cutin mỏng. Biểu bì dưới có cutin dày, rất nhiều lông che chở hình dạng giống như ở thân, tuy nhiên dạng lông dài [hình 10] có số lượng nhiều hơn, lông tiết ít gặp và hình dạng giống như ở thân. Mô dày tròn ngay dưới biểu bì, gồm 1-2 lớp tế bào vách ít dày. Dưới biểu bì trên thường có một bó dẫn nhỏ được bao quanh bởi vòng mô cứng, vách tế bào dày nhiều hay ít; hai bên vòng mô cứng là 2 cụm tế bào mô mềm, mỗi cụm gồm 2 lớp tế bào thuôn dài xếp so le nhau. Libe gỗ xếp thành 3 vùng:
• Một cung chính ở giữa, gỗ xếp ở trên và libe ở dưới, trụ bì hóa mô cứng.
• Phía trên là 1 hoặc 2 cụm libe gỗ, 1 cụm lớn và 1 cụm nhỏ, libe ở trong và gỗ tạo thành vòng bên ngoài.
• Giữa cung chính và cụm libe gỗ có 2-3 bó dẫn nhỏ.
Mô mềm gồm những tế bào gần tròn, vách mỏng, xếp chừa những đạo nhỏ; vùng phía trên cung libe gỗ chính thì đa số tế bào có vách tẩm chất gỗ. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, rải rác trong mô mềm nhưng nhiều trong lớp tế bào ngay dưới sợi trụ bì.
Phiến lá: Biểu bì trên ít lỗ khí, không có lông che chở và lông tiết. Biểu bì dưới có nhiều lỗ khí, lông che chở và lông tiết hình dạng giống như ở thân. Thịt lá có cấu tạo dị thể: Mô mềm giậu gồm 2 lớp tế bào hình chữ nhật ngắn, mô mềm khuyết gồm những tế bào không đều, rải rác có những bó libe gỗ nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, rải rác trong mô giậu và mô khuyết.
Cuống lá [hình 11] có hình tam giác. Biểu bì với lớp cutin mỏng, rải rác có lỗ khí. Lông che chở rải rác khắp cùng, hình dạng và tỷ lệ các loại giống như ở thân. Lông tiết ít, giống như ở thân. Mô dày tròn gồm 2-4 lớp tế bào vách rất dày ở góc; ở cạnh thì chỉ có 1 lớp tế bào vách ít dày. Mô mềm vỏ tế bào gần tròn, không đều, vách mỏng; giữa các tế bào có đạo nhỏ. Libe và gỗ [hình 12]: Libe tạo thành vòng bao quanh gỗ. Gỗ là vòng không liên tục, dày ở góc và mỏng hơn ở cạnh. Mạch gỗ to, không đều, tập trung ở các góc thành 3 cụm to; ở cạnh chỉ một vài cụm nhỏ. Mô mềm ruột gồm những tế bào to, không đều, hình đa giác, vách mỏng, xếp chừa những đạo nhỏ. Trong mô mềm ruột rải rác có những tế bào đặc biệt: vách mỏng bằng cellulose nhưng có những dải băng tẩm chất gỗ xếp đan chéo, bên trong có rất nhiều tinh thể calci oxalat hình lăng trụ; đôi khi những dải băng này không còn.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột thân lá [hình 13] màu xanh lục xám, mùi thơm nhẹ, vị ngọt, thành phần gồm: Mảnh biểu bì thân mang lông che chở, lông tiết. Lông che chở có thể nguyên nhưng thường gãy thành từng đoạn, vách mỏng và nhẵn hay vách dày lấm tấm. Lông tiết có 2 dạng: lông đầu tròn (ít gặp) và lông có 1 chân ngắn, phía trên phình to và sau đó thuôn dài, dạng này thường gặp và thường bị gãy phần thuôn dài ở đầu. Mảnh biểu bì trên của lá. Mảnh biểu bì dưới của lá mang lỗ khí kiểu song bào; tế bào có vách dày, ngoằn ngoèo. Mảnh biểu bì đài hoa mang lông che chở và lông tiết. Mảnh biểu bì cánh hoa. Mảnh mô dày. Mảnh mô mềm. Mảnh phiến lá với mô giậu. Mảnh bao phấn. Sợi có vách dày, khoang hẹp, riêng lẻ hay kết thành từng đám có kèm tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Mảnh mạch nhiều loại: mạch vòng, mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng, mạch điểm.Tế bào mô mềm đặc biệt: vách mỏng có những dải băng tẩm chất gỗ xếp đan chéo, bên trong có rất nhiều tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Hạt phấn hoa gần tròn hay hơi tam giác, có thể có 3 lỗ nẩy mầm. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Khối nhựa màu nâu vàng.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phổ biến ở Sri Lanka, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam,... Ở nước ta có từ Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Hưng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế vào Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ. Thường Gặp trong các bãi cỏ và các ruộng bỏ hoang trên đất có cát, ở vùng thấp và vùng trung du. Mùa hoa tháng 6-9, mùa quả tháng 9-10.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Desmodii styracifolii) có tên là Quảng kim tiền thảo.

Thành phần hóa học: 

Toàn cây có mùi mạnh của coumarin, ngoài ra còn có flavonoid.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tác dụng thanh nhiệt, tán thấp, lợi niệu, thông lâm. Thường dùng để chữa sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi túi mật, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, viêm gan vàng da.

Hình đính kèm
Lá
Hoa
Thân
lông che chở
Lông tiết
tế bào đặc biệt
Tinh thể
Lá
lông dài
Cuống lá
Libe và gỗ
Bột thân lá

Chi Indigofera

Loài Indigofera tinctoria L. (Cây Chàm nhuộm)

Tên
Tên khác: 

Chàm, Chàm đậu, Đại chàm.

Tên khoa học: 

Indigofera tinctoria L.

Tên đồng nghĩa: 

I. Indica Lam., I. Sumatrana Gaertn.

Họ: 

Đậu (Fabaceae) - Phân họ Đậu (Faboideae)

Tên nước ngoài: 

True indigo, Indigo, Indian indigo

Mẫu thu hái tại: 

quận 9-Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 05/2008

Số hiệu mẫu: 

CN0508

Bụi cao 0,5-1,2 m. Thân non có lông nằm trắng, mặt trên màu nâu đỏ, mặt dưới màu xanh; thân già màu nâu, có nốt sần; tiết diện gần tròn. [hình 1] mọc cách, kép lông chim lẻ, dài 3,5-4 cm, 7-13 lá phụ. Lá phụ hình trứng ngược, tròn hay lõm và có gai nhỏ ở đỉnh, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt và có lông nằm màu trắng, dài 1,3-1,7 cm, rộng 0,7-1 cm. Gân lông chim, 5-6 cặp gân phụ. Cuống chung dài 0,9-1 cm, phù ở đáy, màu xanh; cuống phụ 1 mm, màu xanh; cuống chung và cuống phụ có lông nằm màu trắng. Lá kèm dạng sợi, dài 1 mm, màu xanh, có lông; lá kèm con 0,5 mm, màu xanh; lá kèm và lá kèm con tồn tại. Cụm hoa [hình 2] là chùm ngắn ở nách lá, dài khoảng 4 cm. Trục phát hoa màu xanh, có ít lông nằm màu trắng. Hoa [hình 3] đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa ngắn, 2 mm, có lông nằm màu trắng. Lá bắc của hoa nhỏ, dạng tam giác, dài 1 mm, đỉnh có màu đỏ, mặt ngoài có lông. Lá đài 5, gần đều, màu xanh, mặt ngoài có lông màu trắng, ống đài cao 1 mm, 5 thùy hình tam giác 1,5 mm x 1 mm . Tiền khai đài van. Cánh hoa 5, không đều, rời, mặt ngoài các cánh hoa có lông hoe nâu. Cánh cờ to nhất, màu xanh, mặt trong có màu gân màu đỏ tỏa ra từ gốc; móng ngắn, 1 mm; phiến gần tròn đường kính 3,5 mm. Cánh bên có móng màu đỏ, cao 1 mm, phiến màu đỏ nhạt 4 mm x 1,5 mm. Lườn màu xanh, có 2 túi nhỏ màu trắng ở hai bên; móng 1,5 mm x 1 mm; phiến 4 mm x 1,5 mm, dính nhau 1/2 ở phía trên. Nhị 10, không đều, dính nhau thành 1 ống cao 3,5 mm, rời một ít phía trên. Chỉ nhị dạng sợi màu trắng, dài 3-4 mm. Bao phấn hình bầu dục có mũi, màu vàng, dài 1 mm, 2 ô, nứt dọc, hướng trong. Hạt phấn [hình 4] rời, màu vàng, hình bầu dục hay hình cầu, có rãnh dọc. Lá noãn 1, bầu trên 1 ô, 9-13 noãn, đính noãn mép. Bầu noãn màu xanh, dài 3-4 mm, có lông nằm màu trắng; vòi nhụy dạng sợi màu trắng, cong, dài 2 mm; đầu nhụy hình điểm, màu nâu.
Quả [hình 5] dạng dải, dài 3-4 cm, rộng 3 mm, màu xanh, mặt ngoài nhiều lông nằm màu trắng, có 1 gai ở đỉnh dài 2mm, hơi có ngấn giữa các hạt. Hạt [hình 6] 9-14, hình trụ, màu nâu, 2 mm x 1 mm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu thân [hình 7] hình tròn. Biểu bì có cutin mỏng ở thân non, bần 2-3 lớp ở thân già, lỗ khí ít. Mô dày tròn, 1-6 lớp tế bào hình bầu dục. Mô mềm vỏ đạo, 1-5 lớp tế bào hình bầu dục dài. Trụ bì hóa sợi thành từng cụm, 3-5 lớp tế bào. Libe ít; libe 1 xếp thành từng cụm, khó nhận ra; libe 2 tế bào vách mỏng, nhăn. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 tròn hay đa giác, xếp thẳng hàng; mô mềm gỗ 2 tế bào có vách dày, hóa sợi rải rác; tia gỗ là 1-2 dãy tế bào hình chữ nhật dài, vách mỏng. Mô mềm tủy đạo, tẩm lignin ở giữa, 4-5 lớp tế bào dưới gỗ 1 vách còn cellulose, có 1 vài tế bào vách tẩm lignin dạng chiếc nhẫn. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật hay lập phương kích thước nhỏ trong libe, kích thước to và rất nhiều trong mô mềm tủy vách còn cellulose, ít trong mô mềm vỏ. Tinh bột trong mô mềm vỏ và mô mềm tủy.
Vi phẫu lá [hình 8]: Gân giữa: Tế bào biểu bì dưới kích thước nhỏ hơn tế bào biểu bì trên. Mô dày tròn, 1-3 lớp tế bào đa giác hay bầu dục, nhiều ở biểu bì trên. Mô mềm đạo tế bào hơi đa giác. Trụ bì hóa sợi 1-2 lớp tế bào, sợi có vách mỏng. Cung libe gỗ hình bầu dục với gỗ ở trên, libe ở dưới. Mô mềm tủy, 3-4 lớp tế bào vách tẩm lignin dày. Ít tinh thể calci oxalat hình khối lăng trụ trong libe. Phiến lá: Biểu bì dưới có cutin lồi; mô mềm giậu, 1-3 lớp tế bào; mô mềm khuyết tế bào vách nhăn; giữa mô mềm giậu và mô mềm khuyết là 1 lớp tế bào to hình bầu dục nối liền các bó phụ, mỗi bó phụ được bao quanh bởi 1 vòng tế bào hình bầu dục. Lỗ khí ít ở biểu bì trên, nhiều hơn ở biểu bì dưới. Lông che chở dạng thuyền ở mặt dưới. Ít tinh thể calci oxalat hình khối trong libe.
Vi phẫu cuống lá [hình 9] hình tam giác đáy lõm. Biểu bì có cutin mỏng. Mô dày tròn, nhiều ở góc, 1-3 lớp tế bào đa giác. Mô mềm vỏ đạo tế bào hình bầu dục, 2-3 lớp tế bào ngoài kích thước nhỏ, có lục lạp, các tế bào bên trong kích thước to. Trụ bì hóa sợi thành từng đám, 2-3 lớp tế bào. Ba cụm libe gỗ lớn với libe ít, gỗ nhiều, giữa các cụm libe gỗ là các tế bào mô mềm vách tẩm lignin dày; 2 bó libe gỗ nhỏ với gỗ ở trên, libe ở dưới, bên ngoài libe là cụm sợi. Mô mềm tủy đạo. Tinh bột ít, trong mô mềm vỏ và tủy. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật nhiều, kích thước nhỏ trong libe, kích thước lớn hơn trong mô mềm tủy. Lỗ khí ít. Lông che chở dạng thuyền, vách dày.
Vi phẫu rễ [hình 10] gần tròn. Bần nhiều lớp tế bào màu vàng xanh, lục bì 2 lớp tế bào. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay bầu dục to. Nhiều cụm sợi trên đầu libe 1 và rải rác trong mô mềm vỏ. Libe 1 khó nhận ra. Libe 2 tế bào có vách thẳng. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 to, tròn hay đa giác; mô mềm gỗ 2 tế bào vách mỏng, hóa sợi rải rác; tia gỗ thường là 1-2 dãy tế bào hình chữ nhật dài. Tinh bột trong mô mềm vỏ, libe. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật kích thước nhỏ và ít trong libe, kích thước to và nhiều nằm sát sợi, trong mô mềm vỏ.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây [hình 11] gồm các thành phần: Nhiều lông che chở đơn bào dạng thuyền. Sợi vách mỏng, đường kính 20-24 µm, xếp thành đám. Trong bột rễ có sợi chứa tinh bột, mảnh bần, mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình khối. Mảnh biểu bì dưới [hình 12] vách tế bào uốn lượn, có lông che chở dạng thuyền, lỗ khí kiểu hỗn bào và song bào. Mảnh mô mềm tẩm lignin chứa tinh bột. Mảnh mô giậu dạng nhìn ngang. Mảnh mạch điểm, mạch mạng, mạch vòng, mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình khối lăng trụ, 24-26 µm. Hạt tinh bột tròn, tễ rõ, đường kính 27-31 µm. Hạt phấn hoa hình bầu dục, tròn, có rãnh, lỗ nảy mầm, đường kính 34 µm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Loài cây liên nhiệt đới, mọc trên đất hoang, dọc đường đi, dựa rạch cho đến độ cao 2000 mét. Cây cũng được trồng ở vùng núi, có thể trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng: 

Rễ và toàn cây (Radix et Herba Indigoferae)

Thành phần hóa học: 

Cây chứa một chất glycosid gọi là indican; chất này khi bị thủy phân cho ra glucose và indoxyl; chất indoxyl sau khi bị oxy hóa trong không khí biến thành chất chàm indigo màu xanh đậm, rất bền. Rễ chứa indirubin.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Lá thường được dùng chữa viêm họng, sốt, làm mọc tóc, trị kinh phong, xáo trộn thần kinh, cầm máu, đắp trĩ. Ở Ấn độ, người ta dùng lá dự phòng chứng sợ nước. Dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy dịch trộn với mật ong chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu. Rễ bổ gan, indirubin chống ung thư máu. Cây còn được trồng để sản xuất thuốc nhuộm, mỗi năm hàng triệu tấn thuốc nhuộm được xuất khẩu từ Ấn độ.

Hình đính kèm
Lá
Cụm hoa
Hoa
Hạt phấn
Hạt
Vi phẫu thân
Vi phẫu lá
Vi phẫu cuống lá
Vi phẫu rễ
Bột toàn cây
biểu bì dưới

Chi Phaseolus

Loài Phaseolus lunatus L. (Cây Đậu ngự)

Tên
Tên khác: 

Đậu kẻ bạc, Đậu tiềm, Đậu bạch biển, Đậu điềm.

Tên khoa học: 

Phaseolus lunatus L.

Tên đồng nghĩa: 

Phaseolus tunkinensis Lour.

Họ: 

Đậu (Fabaceae) - Phân họ Đậu (Faboideae)

Tên nước ngoài: 

Butterbean, Lima bean, Seiva bean, Butterpea

Mẫu thu hái tại: 

Đà lạt tháng 06 năm 2008

Số hiệu mẫu: 

ĐN0608

Dây leo [hình 1] bằng thân quấn, tiết diện đa giác. Thân vặn, có sọc, gốc hóa gỗ. Thân non màu xanh, có ít lông mịn trắng; thân già có ít nốt sần, ít lông hơn ở thân non. Lá [hình 2] mọc cách, lá kép lông chim lẻ một lần, có ba lá phụ; lá phụ chót hình tam giác cân, hai lá phụ còn lại hình tam giác lệch, chót thuôn nhọn. Lá phụ dài 7-8 cm, rộng 4-5 cm., mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt; bià nguyên, hơi gợn sóng. Gân lá lông chim với 5-6 cặp gân phụ nổi rõ ở mặt dưới, gân tam cấp tạo thành hình mạng . Cuống lá chính dài 9-11 cm, tiết diện tròn, màu xanh, có sọc, phù to ở đáy. Cuống lá phụ ngắn 0.3-0.4 cm, màu xanh. Trên hai mặt lá, cuống lá chính và phụ có nhiều lông nhám trắng. Lá kèm nhỏ, hình tam giác, cao 0.2-0.3 cm. Lá kèm con dạng vảy hình lưỡi, cao 0.1 cm. Lá kèm và lá kèm con màu xanh, tồn tại. Cụm hoa [hình 3] dạng chùm ở nách lá do những xim co mang 3-4 hoa tạo thành. Trục phát hoa dài khoảng 7-8 cm, màu xanh, có lông ngắn, mang từ 8-12 hoa ở 1/3 phía trên. Hoa [hình 4] không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa dài khoảng 1.5 cm, tiết diện tròn, màu xanh, có nhiều lông. Lá bắc dạng vảy tam giác,màu xanh. Lá bắc con dạng vảy hình bầu dục. Lá bắc và lá bắc con tồn tại, có nhiều lông. Lá đài 5, không đều, dính nhau ở phía dưới thành ống hình chén, trên chia hai môi 2/3; môi dưới gồm ba răng nhọn ở đầu, môi trên gồm hai thùy cạn; lá đài có gân và lông. Tiền khai đài van. Cánh hoa 5, không đều, màu vàng nhạt hay trắng, mỗi cánh hoa có phần móng màu trắng xanh và phần phiến màu vàng nhạt. Cánh cờ: móng 0.2 cm; phiến 1.5 x 1.2 cm , đỉnh xẻ thùy cạn, hai bên đáy phiến có hai vảy nhỏ màu trắng cứng. Cánh bên có tai, móng 0.2-0.3 cm, phiến 1.5 x 0.4 cm . Lườn cao 1.5 cm, rộng 0.3 cm, xoắn theo chiều từ phải sang trái, ôm lấy bộ nhị và nhụy; móng cao 0.3 cm, rời; phiến cao 1-1.2 cm, dính; hai đáy lườn có hai thể chai ở khoảng 1/5 về phía đáy phiến. Nhị 10, đều, 9 nhị dính thành một ống hình lòng máng xẻ phía sau, nhị thứ 10 rời; chỉ nhị màu trắng dạng sợi mảnh, dài 1.5 cm, rời ở khoảng 1/3 chiều dài chỉ nhị, chỉ nhị xoắn lại trong cánh lườn; bao phấn hình đầu tên, màu vàng, dài 0.1 cm, 2 ô, hướng trong, nứt dọc, đính đáy. Hạt phấn rời, hình bầu dục, màu vàng, có rãnh dọc. Lá noãn 1, bầu trên 1 ô, đính noãn mép. Bầu noãn màu xanh , dẹp, dài 0.5 cm, có nhiều lông màu trắng; 1 vòi nhụy màu trắng, dạng sợi dài 1-1.2 cm, phần vòi nhụy gần núm có nhiều lông màu trắng; núm nhụy dạng điểm màu xanh. Đĩa mật cao 0.2 cm, màu trắng ngà, bao quanh đáy bầu noãn. Quả [hình 5] dẹp, dài 9-10 cm, rộng 2,5-3 cm, màu xanh đậm, có những đốm xanh nhạt, đỉnh có gai nhọn, mặt lưng và mặt bụng sần sùi. Hạt 2-5, hình thận, hạt non [hình 6] có màu vàng xanh, hạt già [hình 7] màu trắng có vân màu đỏ nâu, tễ dài màu trắng.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 8]: Biểu bì có cutin mỏng. Lông che chở đa bào ít, gồm một tế bào ngắn và một tế bào dài; lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào. Mô dày tròn, 3-4 lớp tế bào hình bầu dục xếp nằm ngang liên tục quanh thân. Mô mềm đạo, 3-4 lớp tế bào hình bầu dục. Trụ bì hóa sợi thành từng cụm, 2-4 lớp tế bào, sợi có ống trao đổi rõ. Libe 1 rõ, xếp thành từng cụm, vách tế bào uốn lượn; libe 2 xếp thành từng dãy xuyên tâm; trong libe có nhiều mạch rây to. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 to, thường xếp thành từng dãy; rải rác trong mô mềm gỗ 2 có những cụm tế bào vách bằng cellulose. Tia tủy gồm 1-3 dãy tế bào đa giác hẹp dài, màu xám xanh. Gỗ 1 xếp thành từng cụm, mỗi cụm gồm 1-2 bó gỗ 1. Mô mềm tủy đạo, phần mô mềm tủy ở dưới gỗ 1 vách tẩm lignin, phần còn lại vách tế bào bằng cellulose. Tinh thể canxi oxalat hình khối kích thước to ít trong mô mềm vỏ, rải rác trong mô mềm tủy, hình khối nhỏ trong libe.
[hình 9]: Gân giữa: Lồi ở cả 2 mặt. Tế bào biiểu bì trên to hơn tế bào biểu bì dưới. Mô dày góc, 1-4 lớp tế bào, nhiều ở biểu bì trên, ít ở biểu bì dưới. Mô mềm đạo tế bào hình bầu dục. Libe gỗ xếp thành 3 cụm với gỗ ở trên, libe ở dưới, trong libe có mạch rây to. Bên ngoài libe là cụm sợi vách mỏng, 2-4 lớp tế bào. Mô mềm giữa 3 cụm libe gỗ là mô mềm đạo. Phía trên 3 cụm libe gỗ là cụm sợi. Phiến lá>/i>: Mô mềm giậu 2 lớp tế bào, mô mềm khuyết. Bó gân phụ với gỗ ở trong, libe ở ngoài. Tinh thể canxi oxalat hình khối chữ nhật xếp dọc tế bào mô mềm giậu. Lông che chở và lông tiết tương tự ở thân. Lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới, ít hơn ở biểu bì trên.
Rễ [hình 10]: Bần gồm 3-4 lớp tế bào màu vàng xanh. Mô mềm vỏ đạo, 4-5 lớp tế bào hình bầu dục xếp nằm ngang, hóa sợi rải rác. Libe 1 không rõ; libe 2 nhiều, xếp thành từng dãy, hóa sợi thành từng cụm; trong libe có nhiều mạch rây to xếp thành từng cụm. Gỗ 2 chiếm tâm; mạch gỗ 2 nhiều; mô mềm gỗ 2 có những chỗ hóa sợi, ở vài chỗ vách tế bào bằng cellulose. Gỗ 1 vẫn còn thấy rõ, có 4 bó gỗ 1. Tia tủy gồm 3-4 dãy tế bào hẹp dài, vách bằng cellulose. Tinh thể canxi oxalat có 2 dạng: hình chữ nhật rải rác trong mô mềm vỏ, rất ít trong mô mềm gỗ; hình khối nhỏ rất nhiều trong libe.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột thân màu vàng nhạt, thô, có nhiều xơ. Bột lá màu xanh, mịn, có ít xơ màu trắng. Bột hoa màu vàng nhạt, mịn. Bột rễ màu vàng nhạt, có nhiều xơ. Thành phần: Lông che chở đa bào thẳng và hình móc câu. Sợi có vách dày, đường kính 0.32 µm, xếp thành bó hay riêng lẻ. Mảnh biểu bì dưới có lỗ khí kiểu song bào, rất ít có kiểu hỗn bào. Mảnh bần. Mảnh mô mềm. Mảnh mô giậu. Mảnh mạch vạch, mạch điểm, mạch xoắn, mạch mạng. Mảnh biểu bì cánh hoa có vân. Tinh thể canxi oxalat hình khối, kích thước 20-24 µm. Hạt phấn hình cầu có đường kính 36 µm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Hiện nay cây đã được thuần hóa và trồng ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, cũng được trồng ở khắp nước ta, có nơi trồng rất rộng rãi khắp thôn xóm. Cây có khả năng sống trên đất nghèo màu bị rửa trôi, sống tốt vào mùa mưa và chết vào mùa nắng nhưng có khả năng phát triển trở lại khi gặp mưa. Trồng bằng cách gieo hạt với điều kiện đất có nhiệt độ tối thiểu là 10 OC, một năm có 2 vụ, một vụ mùa từ 80-100 ngày. Cây có khả năng tự thụ phấn và tạo ra một lượng lớn mật hoa; côn trùng, đặc biệt là ong gây ra sự thụ phấn chéo giữa các thứ khác nhau trong phạm vi một dặm.

Bộ phận dùng: 

Hạt (Semen Phaseoli lunati)

Thành phần hóa học: 

Hạt khô có :protein 25%
lipid 1.6%
dẫn xuất không protein 70.3%
xơ 4.9%
tro 3.9%
Hạt tươi có: protein 20%
lipid 1%
dẫn xuất không protein 66.6%
xơ 3.2%
tro 5.1%

Trong rễ còn chứa một glucosid cyanogenetic là phaseolenitin dưới tác dụng của 1 men sẽ tạo ra acid cyanhydric ở một nhiệt độ không đủ làm men phân hủy. Nhưng do trồng trọt mà hợp chất độc trong cây giảm thiểu nhiều đặc biệt ở thứ hạt có kích thước lớn, dẹp, màu hoàn toàn trắng hay hơi pha lẫn màu đỏ hay hồng. Còn ở những cây hoang dại hạt màu tím sẫm, có nhiều cạnh và rất độc vì tỉ lệ acid cyanhydric vượt quá 20 mg/100g.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Quả, hạt non có thể ăn xào, nấu chè. Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi, giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc. Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Hột thu liễm, trị sốt, làm thuốc chữa đau dạ dày và đau ruột. Rễ độc, chứa psoralidin, chống bướu và ung thư.

Hình đính kèm
Dây leo
Lá
Cụm hoa
Hoa
Quả
hạt non
hạt già
Thân
Lá
Rễ

Chi Pueraria DC

Loài Pueraria thomsoni Benth. (Cây Sắn Dây)

Tên
Tên khác: 

Cát căn, Bạch cát, Khau cát (Tày), Bẳn mắm kéo (Thái)

Tên khoa học: 

Pueraria thomsoni Benth.

Tên đồng nghĩa: 

Pueraria lobata (Willd.) Ohwi.; Pueraria trilobata Backer.; Pueraria hirsuta Schneid.

Họ: 

Đậu (Fabaceae) - Phân họ Đậu (Faboideae)

Tên nước ngoài: 

Kudzu bean, Kudzu vine (Anh), Koudzou (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

Bảo Lộc - Lâm Đồng ngày 15/04/2009

Số hiệu mẫu: 

SD150409, được lưu tại bộ môn Thực Vật - Khoa Dược

Dạng sống [hình 1] dây leo dài, khỏe, có khi bò lan mặt đất; thân non màu xanh, mềm, có nhiều lông mịn màu vàng nâu; thân già màu xám, cứng, có nhiều nốt sần. Lá [hình 2] mọc cách, kép lông chim lẻ có 3 lá chét, cuống lá màu xanh, có nhiều lông, mặt bụng có rãnh ở giữa, dài 10-13 cm, phù ở đáy. Lá chét hình tim đáy bằng, mép nguyên, dài 13-23 cm, rộng 10-19 cm, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, có lông; gân lá lông chim nổi rõ mặt dưới; cuống lá chét màu xanh, hình trụ, dài 4 –8 mm, nhiều lông. Lá kèm [hình 3] 2, hình bầu dục đầu nhọn mũi mác, dài 9-11 mm, rộng 0,5-1 mm, nhiều lông. Lá kèm của lá chét [hình 4] dạng sợi, dài 4-5 mm, có lông; hai lá chét bên dưới, mỗi lá có 1 lá kèm, lá chét tận cùng có 2 lá kèm. Rễ củ [hình 5] lớn, màu xám, vỏ ngoài có nhiều đường vân tròn quanh củ, bần dày, một số chỗ bong ra, củ cắt ngang màu trắng, nhiều sợi, có vài vòng nâu

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 6]
Vi phẫu tiết diện bầu dục. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, lớp cutin dày, có lỗ khí [hình 7], lông che chở [hình 8] đa bào (1-2 tế bào ngắn ở gốc, 1 tế bào dài ở đỉnh) và lông tiết [hình 9] đầu đa bào to chân đơn bào. Mô dày góc 3-4 lớp tế bào hoặc 8-9 lớp tế bào hình đa giác không đều. Mô mềm vỏ đạo gồm 4-6 lớp tế bào hình bầu dục hơi dài, kích thước không đều. Trụ bì gồm 3-4 lớp tế bào vách dày hóa mô cứng thành vòng. Libe [hình 10] 1 tế bào hình đa giác xếp lộn xộn thành cụm nhỏ, libe 2 tế bào hình chữ nhật vách uốn lượn, mạch rây khá to. Gỗ ít, mạch gỗ 2 [hình 11] to, hình tròn hoặc đa giác tròn, xếp bên trên các bó gỗ 1, tế bào mô mềm gỗ hình đa giác; gỗ 1 ít xếp thành cụm rải rác quanh thân. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào. Mô mềm tủy đạo, hình đa giác, kích thước không đều.

Gân giữa [hình 12]: Lồi cả 2 mặt. Biểu bì trên [hình 13] tế bào hình chữ nhật, ở đỉnh gân tế bào có kích thước nhỏ hơn hai bên; tế bào biểu bì hình dạng và kích thước giống biểu bì trên ở phần đỉnh; cả hai biểu bì có nhiều lông che chở [hình 14] và lông tiết cấu trúc giống như ở thân. Mô dày góc tế bào hình đa giác hoặc đa giác gần tròn tạo một cụm dưới biểu bì trên ở đỉnh lồi và 2-3 lớp trên biểu bì dưới [hình 15]. Dưới biểu bì trên ở hai bên đỉnh lồi có một lớp tế bào mô mềm kích thước lớn, hình đa giác gần tròn. Dưới lớp mô mềm này là lớp tế bào hình dạng giống mô mềm giậu. Mô cứng tế bào hình đa giác vách dày hay mỏng xếp thành vòng liên tục. Bó dẫn libe [hình 16] ở ngoài gỗ ở trong, tập trung thành 4 cụm bên trong vòng mô cứng, cụm lớn nhất ở bên dưới. Tế bào libe hình đa giác, kích thước nhỏ, sắp xếp lộn xộn. Mạch gỗ hình tròn hoặc gần tròn, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác hóa mô cứng. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác.
Phiến lá [hình 17]: Biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào hình chữ nhật, kích thước biểu bì dưới nhỏ hơn biểu bì trên, có lỗ khí [hình 18], lông che chở [hình 19] và lông tiết [hình 20] giống phần gân giữa. Mô mềm giậu 2 lớp tế bào. Mô mềm khuyết gồm 3 lớp tế bào thuôn dài, vách hơi uốn lượn. Bó gân phụ nhỏ, gỗ trên, libe dưới.
Rễ củ [hình 21]
Vi phẫu tiết diện tròn. Củ được hình thành do các vòng libe gỗ cấp 3 trong vùng trụ bì. Bần gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, kích thước nhỏ. Mô mềm vỏ đạo 3-4 lớp tế bào thuôn dài, kích thước không đều nhau, rải rác có cụm mô cứng. Nhiều bó libe-gỗ cấp 3 [hình 22] xếp thành vòng đồng tâm trong vùng mô mềm; libe tạo thành chùy có nhiều cụm sợi libe [hình 23] tế bào hình đa giác, giữa các chùy libe là tia tủy rộng; mạch gỗ ít, kích thước không đều; mô mềm gỗ vách cellulose, hóa mô cứng rất ít quanh các mạch gỗ. Libe 1 khó xác định. Libe 2 gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật xếp thành chùy, có nhiều cụm libe hóa sợi, tế bào hình đa giác. Tia tủy rộng gồm 2-5 dãy tế bào hình chữ nhật, kích thước lớn hơn tế bào mô mềm libe 2, loe ra ở phần mô mềm vỏ. Vùng sinh libe-gỗ tế bào chữ nhật dẹt, vách mỏng. Gỗ [hình 24] 2 chiếm tâm; mạch gỗ 2 to nhỏ không đều nằm rải rác, hình tròn, một số mạch bị ngăn đôi; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách cellulose xếp xuyên tâm rõ, hóa mô cứng 1-2 lớp bao quanh mạch gỗ hay tạo thành những cụm sợi rải rác trong gỗ 2. Gỗ 1 gồm 2 bó nằm đối diện sát nhau ở tâm.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột màu trắng hơi vàng có lẫn các hạt màu nâu. Nhiều hạt tinh bột, hạt đơn hình chỏm cầu, hình gần tròn hoặc nhiều cạnh, đường kính 25-300 µm, rốn hình chấm, hình khe nứt hoặc hình sao, hạt kép gồm 2-10 hạt. Sợi vách dày thường tập trung thành bó, không có hoặc có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ tạo thành sợi tinh thể. Tế bào mô cứng hình gần chữ nhật dài gần 70 µm. Mảnh mô mềm tế bào hình đa giác màng mỏng chứa nhiều hạt tinh bột. Mảnh mạch điểm

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Pueraria DC. là chi nhỏ, gồm các loài là dây leo quấn, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á (16 loài); Việt Nam có 5 loài, trồng từ vùng núi đến đồng bằng. Cây ưa sáng, biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều vùng đất và tiểu khí hậu khác nhau.
Mùa hoa: tháng 9-10, mùa quả: tháng 11-12.

Bộ phận dùng: 

Rễ củ (Radix Puerariae) thường gọi là cát căn, thu hái từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau.

Thành phần hóa học: 

Rễ chứa các hợp chất isoflavon (puerarin, daidzein,daidzin), puerosid A, puerosid B, hợp chất glucosid nhóm olean tritrerpen.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Theo y học cổ truyền, sắn dây dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều, viêm ruột, kiết lỵ kèm theo sốt, khát nước. Bột pha nước uống có đường giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể.
Theo y học hiện đại, ở Trung Quốc dùng sắn dây chữa bệnh mạch vành, đau thắt ngực, cao huyết áp, tai điếc đột ngột.

Hình đính kèm
Dạng sống
Lá
Lá kèm
Lá kèm của lá chét
Rễ củ
Thân
lỗ khí
lông che chở
lông tiết
Libe
mạch gỗ 2
Gân giữa
Biểu bì trên
lông che chở
biểu bì dưới
libe
Phiến lá
lỗ khí
lông che chở
lông tiết
Rễ củ
libe-gỗ cấp 3
sợi libe
Gỗ

Chi Styphnolobium

Loài Styphnolobium japonicum (L.) Schott. (Cây Hòe)

Tên
Tên khác: 

Hòe hoa, Hòe mễ, Lài luồng (Tày)

Tên khoa học: 

Styphnolobium japonicum (L.) Schott.

Tên đồng nghĩa: 

Sophora japonica L.

Họ: 

Đậu (Fabaceae) - Phân họ Đậu (Faboideae)

Tên nước ngoài: 

Japanese pagoda-tree, Chinese scholar tree, Umbrella tree (Anh), Sophora (Pháp) [14]

Mẫu thu hái tại: 

khoa Dược – Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26/04/2009

Số hiệu mẫu: 

HH260409, được lưu tại bộ môn Thực Vật

Dạng sống [hình 1] cây gỗ to, thân già màu nâu xám có nhiều u lồi và nốt sần; thân non màu xanh, trên thân có nhiều nốt trắng, có lông mịn màu trắng. Lá [hình 2] mọc cách, lá kép lông chim lẻ gồm 13-15 lá chét mọc đối, các cặp lá chét to dần về phía ngọn cuống. Lá chét hình bầu dục thuôn nhọn hai đầu, mép nguyên, màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới, dài 1,5-4,5 cm, rộng 1,3-2,2 cm; gân lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, 3-5 cặp gân phụ, có ít lông màu nâu trên gân; cuống phình dài 2-2,5 mm. Cuống lá màu xanh, hình trụ hơi lõm ở mặt trên, dài 1,2-1,8 cm, đáy cuống có phần phình dài 3-4 mm. Lá kèm [hình 3] 2, hình móc câu, màu xanh, dài 3-4 mm, có nhiều lông và chấm đen ở mặt trong của lá; rụng sớm. Cụm hoa [hình 4]: dạng chùm mọc ở đầu ngọn cành, dài 9-10 cm. Trục phát hoa màu xanh và có lông màu nâu. Hoa [hình 5]: không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa màu xanh, dài 2 mm, có lông nâu. Lá bắc nhỏ, dạng vảy rụng sớm để lại một vết màu nâu. Đài hoa [hình 6]: 5 lá đài màu xanh, không đều, dính nhau tạo thành ống dài 3 mm, trên chia 5 răng, mặt ngoài các lá đài có lông, tiền khai van. Tràng hoa [hình 7]: 5 cánh hoa rời, tiền khai cờ, mỗi cánh có 1 gân chính và nhiều gân phụ màu xanh; cánh cờ màu trắng có móng ngắn 1,5-2 mm, phiến gần tròn có thùy cạn ở đỉnh, khi hoa nở ưỡn ra phía sau; 2 cánh bên màu trắng xanh, móng ngắn 3 mm màu tím, phiến dài 7-8 mm, rộng 3-4 mm; 2 cánh trước trắng xanh tạo thành lườn, rời, móng ngắn 2,5-3 mm màu tím, phiến dài 8-9 mm, rộng 4-5 mm. Bộ nhị [hình 8]: 10 nhị rời đính trên một vòng, không đều, chỉ nhị màu trắng, dạng sợi cong ở gần ngọn, dài 9-13 mm; bao phấn màu vàng, thuôn dài, 2 ô, hướng trong, nứt dọc, đính giữa, dài 0,5-0,75 mm; hạt phấn rời, hình hạt gạo, màu vàng có rãnh, dài 20-22,5 µm. Bộ nhụy [hình 9]: 2 lá noãn, bầu [hình 10] trên 1 ô màu xanh, có lông màu nâu, nhiều noãn đính mép; vòi nhụy màu trắng dạng sợi, dài 3 mm. Quả [hình 11] loại đậu, dài 4-9 cm, không mở, thắt lại thành từng khúc (2-6 khúc) không đều nhau, mỗi khúc hình bầu dục hoặc gần tròn; quả non màu vàng chanh, nhẵn bóng, có nhựa mủ; quả già khô xác, màu nâu vàng, nhăn nheo. Hạt [hình 12] hình hạt đậu, màu xanh, dài 1-1,2 cm, rộng 0,7-0,8 cm, không nội nhũ, vỏ hạt màu đen bóng.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 13]
Vi phẫu thân tiết diện tròn. Biểu bì hình chữ nhật, kích thước khá đều, lớp cutin dày. Mô dày góc gồm 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc gần tròn, kích thước không đều. Mô mềm đạo gồm 7-8 lớp tế bào hình tròn hoặc bầu dục, có tinh bột. Nội bì tế bào hình đa giác thuôn dài, có hạt tinh bột. Trụ bì hóa mô cứng thành từng cụm, mỗi cụm gồm 4-5 lớp tế bào hình đa giác, khoang hẹp. Libe 1 xếp lộn xộn thành cụm nhỏ dưới trụ bì. Libe 2 tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, một số hóa mô cứng thành nhiều cụm nhỏ rải rác trong vùng mô mềm libe. Tia libe gồm 1-3 dãy tế bào thuôn dài, kích thước lớn. Gỗ 2 dày hơn libe 2. Mạch gỗ 2 to, gần tròn hoặc đa giác gần tròn nằm rải rác trong vùng gỗ 2. Mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác vách dày, khoang hẹp. Tia gỗ hẹp gồm 1-3 dãy tế bào hình chữ nhật. Gỗ 1 tập trung thành cụm, mỗi cụm 1-4 bó, mô mềm quanh gỗ 1 gồm 4-7 lớp tế bào hình đa giác, vách cellulose. Mô mềm tủy đạo hình đa giác gần tròn, kích thước lớn, hóa mô cứng. Tinh thể calci oxalat [hình 14] hình khối hoặc dạng mảnh nhỏ nằm rải rác trong mô mềm vỏ, mô mềm tủy và libe.

Gân giữa [hình 15]: Biểu bì trên [hình 16] là 1 lớp tế bào hình chữ nhật, cutin mỏng. Biểu bì dưới [hình 17] hình chữ nhật và có kích thước lớn gấp 2 lần biểu bì trên. Lông che chở [hình 18] đa bào dài nằm rải rác ở biểu bì dưới . Mô dày góc gồm 2 lớp tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước không đều. Mô mềm khuyết nhỏ gồm 4-5 lớp tế bào hình tròn. Bó dẫn xếp thành hình cung, libe ở dưới, gỗ ở trên. Gỗ gồm nhiều mạch, kích thước không đều, hình đa giác; mô mềm gỗ hình đa giác, gồm 1-2 dãy tế bào xen kẽ các mạch gỗ. Libe gồm nhiều lớp tế bào nhỏ, xếp lộn xộn. Bên ngoài libe là 4-5 lớp tế bào vách cellulose, dày, kích thước không đều. Tinh thể calci oxalat hình khối nhiều, kích thước lớn, tập trung trong vùng libe.
Phiến lá [hình 19]: Biểu bì trên [hình 20] và biểu bì dưới [hình 21] có hình dạng và kích thước giống như tế bào biểu bì của gân giữa. Mô mềm giậu gồm 2 -3 lớp tế bào, đi sâu vào vùng gân giữa. Dưới mỗi tế bào biểu bì có 3-4 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết gồm 3 lớp tế bào có hình tròn hoặc bầu dục xếp lộn xộn có các hạt lục lạp. Lỗ khí [hình 22] nằm rải rác ở biểu bì dưới. Bó gân phụ nằm rải rác dưới lớp mô mềm giậu gồm 4-5 tế bào to hình đa giác bao bên ngoài, bên trong là libe và gỗ.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột màu lục vàng, mùi thơm. Mảnh biểu bì đài hoa tế bào hình đa giác. Mảnh biểu bì cánh hoa gồm tế bào hình đa giác, có các vân nhỏ xít nhau. Lông che chở đa bào dài gồm 2 tế bào ngắn ở gốc và 1 tế bào dài, thuôn nhọn ở đầu. Lông tiết hình bọng. Hạt phấn hoa hình cầu, đường kính 12-17 µm có 3 lỗ nảy mầm hoặc hình bầu dục dài 12,5-15 µm, rộng 7,5-10 µm. Mảnh mạch vạch.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Chi Sophora phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam có 5 loài. Hòe được trồng rộng rãi ở các tỉnh phía bắc, chủ yếu ở Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Hòe thuộc lại cây gỗ trung sinh, ưa sáng và ưa ẩm.
Mùa hoa: tháng 5-8, mùa quả: tháng 9-11.

Bộ phận dùng: 

Nụ hoa đã phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. (Flos Styphnolobii japonici imaturi)
Dược liệu có màu vàng, vị hơi đắng, dài 0,5-0,8 cm, rộng 0,2-0,3 cm, cánh hoa vàng nâu, đài hoa vàng xám. Nụ hòe có thể dùng sống hoặc sao cháy. Các bộ phận khác cũng có thể dùng làm thuốc là hòe đã nở, quả, lá đã được phơi hoặc sấy khô. Lá cũng có thể dùng tươi.

Thành phần hóa học: 

Hòe rất giàu rutin. Hòe nở: 8%, vỏ quả 4-11%, hạt 0,5-2%, lá chét 5-6%, cành con 0,5-2%, hòe nếp 44%, hòe tẻ 40,6%, dạng sống 34,7%, sao cháy 18,5%, sao vàng 28,9%.
Nụ hòe còn chứa betulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B, sophorin C, sophorose. Ngoài các chất rutin và quercetin, quả còn chứa genistein, kaempferol, sophoricosid, genistein-7-diglucosid, sophorose, genistein-7-diglucorhamnosid, kaempferol-3-sophorosid, kaempferol-3-rhamnodiglucosid. Hạt hòe chứa 1,75% flavonoid toàn phần trong dó rutin 0,5%, alkaloid 0,035% (cytisin, N-metylcytisin, sophocarpin, matrin, 8-24% chất béo và galactomanan. Lá hòe chứa 4,4% rutin, 19% protein, 3,5% lipid. Rễ chứa irrisolidon, 5,7-dihydroxy-3’,4’-methylenodioxy-isoflavon, biochanin A, flemichaparin B, maackianin, sophorapanicin, puerol A, puerol B, sophorasid. Gỗ chứa rutin, irisolidon 7-D-glucosid, biochanin A 7-D-xylosylglucosid, biochanin A 7-D-glucosid (sissotrin).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, hồi phục tính thẩm thấu của mao mạch đã bị tổn thương. Tác dụng chống viêm, bảo vệ cơ thể chống chiếu xạ, hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, cầm máu, chống kết tập tiểu cầu, quercetin làm giãn mạch vành, cải thiện tuần hoàn tim.
Theo y học hiện đại, nụ hòe và rutin được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết, đề phòng tai biến do xơ vữa mạch máu, tổn thương mao mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết có liên quan đến xơ vữa động mạch, xuất huyết võng mạc, tăng huyết áp.
Theo y học cổ truyền, hòe điều trị trường phong tiện huyết (đi ngoài ra máu tích phong nhiệt), niệu huyết, huyết lãm, băng lậu, trĩ ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, tăng huyết áp.

Hình đính kèm
Dạng sống
Lá
Lá kèm
Cụm hoa
Hoa
Đài hoa
Tràng hoa
Bộ nhị
Bộ nhụy
bầu
Quả
Hạt
Thân
calci oxalat
Gân giữa
Biểu bì trên
Biểu bì dưới
Lông che chở
Phiến lá
Biểu bì trên
biểu bì dưới
Lỗ khí