Họ Bạc hà (Lamiaceae)


Chi Elsholtzia

Loài E. ciliata (Thunb.) Hyland (Cây Kinh Giới)

Tên
Tên khác: 

Khương giới, Giả tô, Nhả nát hom (Thái), Phjăc hom khao (Tày) Kinh giới rìa, Bán biên tô, Tiểu kinh giới, Bài hương thảo.

Tên khoa học: 

Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.

Tên đồng nghĩa: 

E. cristata Willd.; Sideritis ciliata Thunb.; Hyssopus ocymifolius Lamk.; Mentha pattrini Lepech.; Perilla polystachya D. Don.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae).

Tên nước ngoài: 

Sweet marjoram (Anh).

Mẫu thu hái tại: 

Lạc Sơn, tỉnh Lâm Đồng ngày 20 tháng 05 năm 2010.

Số hiệu mẫu: 

KG 200510; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.

Cỏ [hình 1] đứng, cao 0,5-1 m, toàn cây có lông [hình 2] màu trắng, có mùi rất thơm. Thân non màu xanh, tiết diện vuông hơi khuyết ở bốn cạnh; thân già màu nâu tía có bốn góc lồi [hình 3] tròn dọc thân. đơn, mọc đối [hình 4] chéo chữ thập. Phiến lá [hình 5] màu xanh đậm hơn ở mặt trên, hình trứng đỉnh nhọn, gốc hình nêm men một phần dọc theo hai bên cuống lá, kích thước 3-7 x 2,5-5 cm, bìa răng cưa nhọn không đều ở 2/3 phía trên, mặt dưới nhiều chấm nhỏ (lông tiết); gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 4-7 cặp gân phụ hơi cong ở ngọn. Cuống lá hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, gốc cuống lồi thành u nhỏ, mặt trên có lông rậm màu trắng ở giữa, dài 2,5-4 cm. Cụm hoa [hình 6] xim co tạo thành gié giả dài 5-12 cm ở ngọn cành, tạt về một phía [hình 7] dày đặc hoa. 1-2 xim co ở nách lá bắc, mỗi xim 3-5 hoa. Lá bắc [hình 8] màu xanh hay xanh tím nhiều gân nổi, hình thoi rộng mũi nhọn, nhiều lông ở mặt ngoài, kích thước 3-5 x 6-7 mm. Cuống hoa màu xanh rất ngắn hoặc gần như không có. Lá đài [hình 9] 5, màu xanh, gần đều, dính nhau thành một ống hình chuông dài khoảng 1,5 mm, trên chia 5 phiến tam giác nhọn khoảng 1 x 0,5 mm, mặt ngoài đầy lông tơ trắng, nhiều hơn ở rìa; tiền khai van. Cánh hoa [hình 10] 5, màu trắng hay tím nhạt đậm dần phía trên, mặt ngoài phủ đầy lông dài màu trắng và có nhiều điểm tuyến màu vàng, dính nhau ở dưới thành ống hơi thắt ở gần đáy, dài khoảng 2-3 mm, trên chia môi 2/3: môi trên xẻ cạn làm 2 thùy giống nhau, hình hơi tròn, kích thước nhỏ, khoảng 0,5 x 0,5 mm; môi dưới chia 3 thùy không đều, hai thùy bên giống nhau hình cung to hơn thùy môi trên, thùy giữa to nhất hơi khum hình gần tròn, rìa hơi lượn, kích thước khoảng 1,5 x 1,5 mm; tiền khai lợp. Nhị [hình 11] 4, kiểu 2 trội [hình 12], chỉ nhị dạng sợi mảnh màu trắng hay tím nhạt, nhẵn, đính khoảng giữa ống tràng xen kẽ [hình 13] với cánh hoa, nhị trước dài khoảng 0,6-0,7 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm; bao phấn [hình 14] màu đỏ tím, 2 buồng xếp thành hình số 8 dọc, nứt dọc, hướng trong, đính giữa, chung đới dạng đòn cân ở mặt ngoài; hạt phấn [hình 15] rời màu trắng sữa, hình bầu dục có rãnh, mặt ngoài có nhiều vân, kích thước 37,5-45 x 30-32,5 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên hình cầu 2 ô, có vách giả chia làm 4 ô [hình 16] rời, mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy [hình 17] màu trắng trong mờ, nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu giữa các ô, dài 0,7-0,8 cm, tận cùng hai nhánh đầu nhụy màu hơi tím nhạt dài khoảng 1 mm choãi ra hướng trước sau; đĩa mật [hình 18] ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả [hình 19] bế 4, hình bầu dục có cạnh, màu nâu, dài khoảng 0,5 mm, rốn hẹp ở đáy, mang trong đài tồn tại [hình 20] khô xác màu nâu.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân:
Vi phẫu [hình 21] hình vuông lõm ở bốn cạnh. Các mô [hình 22] gồm: Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác gần tròn kích thước nhỏ, gần đều, lớp cutin mỏng hơi răng cưa. Trên biểu bì rải rác có lỗ khí, lông tiết đa bào, lông che chở đa bào. Lông tiết ngắn với đầu hình tròn hay hõm ở giữa gồm 1, 2 hoặc 4 tế bào. Lông che chở đa bào kích thước to, phía trên là một dãy 4-5 tế bào, phía dưới cùng mức hoặc hơi cao hơn mức biểu bì gồm một vài tế bào. Mô dày [hình 23] góc 1-5 lớp tế bào đa giác hay gần tròn, kích thước không đều lớn hơn tế bào biểu bì, tập trung nhiều ở 4 góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết 2-4 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang hay gần tròn, to, không đều, thường bị ép dẹp. Ở thân già tầng bì sinh xuất hiện trong lớp mô mềm vỏ sinh bần ở ngoài lục bì ở trong, tế bào hình chữ nhật vách hơi lượn xếp xuyên tâm. Nội bì [hình 24] khung Caspary. Trụ bì ít tế bào hóa mô cứng nằm rải rác thường có trên các đám libe gỗ. Libe 1 ít, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách uốn lượn xếp lộn xộn. Libe 2 tế bào hình chữ nhật vách lượn xếp xuyên tâm với tế bào gỗ 2. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 hình đa giác hay gần tròn, kích thước lớn không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 bao quanh mạch, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, không đều, tẩm chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 [hình 25] thành cụm nằm dưới gỗ 2, cụm dưới mỗi góc thường có 15-20 bó, cụm ở cạnh thường 1-3 bó, mỗi bó 3-5 mạch. Mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác, vách tẩm cellulose hoặc tẩm chất gỗ. Tia tủy hẹp 1-3 dãy tế bào và nhiều ở bốn cạnh tạo các khoảng gian bó, gồm nhiều dãy tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài. Mô mềm tủy [hình 26] đạo, tế bào kích thước lớn, không đều, hình gần tròn đôi khi có vài tế bào hình đa giác dẹp xếp khít nhau. Tinh bột [hình 27] nhiều ở mô mềm vỏ, nội bì, tia tủy, libe và mô mềm quanh vùng tủy. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám.
:
Cuống lá [hình 28]:
Mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi, hai bên có tai [hình 29]. Tế bào biểu bì hình tròn hay đa giác, kích thước nhỏ, không đều, lớp cutin mỏng hơi răng cưa. Trên biểu bì rải rác có lỗ khí, lông che chở nhiều hơn ở mặt trên và lông tiết đa bào giống ở thân. Mô dày góc 3-5 lớp dưới biểu bì trên, 1-3 lớp trên biểu bì dưới, thường bị gián đoạn bởi mô mềm khuyết có lục lạp ở hai bên eo phía dưới tai, tế bào đa giác hoặc gần tròn, kích thước lớn không đều, đôi khi bị tách lớp. Mô mềm đạo tế bào tròn hay đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều. Mô dẫn [hình 30] với gỗ ở trên libe ở dưới, xếp thành hình cung ở giữa và 2-4 bó nhỏ hơn ở 2 bên phía trên và 2 tai. Ở bó chính, mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác xếp thành 15-22 dãy, mỗi dãy có 1-6 mạch không đều, xen kẽ với mô mềm gồm 1-4 dãy tế bào hình chữ nhật hay đa giác vách cellulose; libe tế bào hình đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose. Mô mềm vách dày cellulose 2-4 lớp tế bào đa giác nhỏ, không đều, bao bên ngoài cung libe gỗ. Tinh bột nằm rải rác trong một vài tế bào mô mềm đạo dưới vùng libe; hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp.
Gân giữa [hình 31]:
Mặt trên hơi lồi, mặt dưới lồi nhiều và uốn lượn không đều. Biểu bì có thể bong tróc khỏi mô dày, tế bào hình tròn hay đa giác, kích thước nhỏ, không đều, gần giống nhau ở hai mặt, lớp cutin mỏng hơi có răng cưa cạn tách khỏi lớp biểu bì dưới. Cả hai lớp biểu bì có lỗ khí [hình 32], lông che chở [hình 33] đa bào và lông tiết [hình 34] đa bào giống ở thân. Lông che chở đa bào nhiều ở mặt trên, rải rác ở mặt dưới. Mô dày [hình 35] góc 1-5 lớp dưới biểu bì trên, 1-2 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình tròn hay đa giác, kích thước lớn hơn tế bào biểu bì, không đều, thường bị tách tạo khuyết. Mô mềm đạo [hình 36] tế bào tròn hay đa giác gần tròn, to, không đều. Mô dẫn [hình 37] với gỗ ở trên libe ở dưới xếp hình cung ở giữa và 1-3 bó nhỏ hơn ở 2 bên phía trên bó chính. Ở bó chính, mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn xếp thành 15-20 dãy, mỗi dãy có 1-6 mạch không đều, xen kẽ với 1-3 dãy mô mềm tế bào đa giác vách cellulose; libe ít, tế bào nhỏ, hình đa giác, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm; bao bên ngoài cung libe gỗ có 2-4 lớp tế bào mô mềm hình đa giác, không đều, xếp khít nhau. Tinh bột rải rác trong một vài tế bào mô mềm đạo.
Phiến lá [hình 38]:
Tế bào biểu bì trên hình bầu dục hoặc đa giác dài, kích thước không đều. Tế bào biểu bì dưới nhỏ hơn biểu bì trên. Cả hai biểu bì rải rác có lông tiết đa bào giống ở thân, lông che chở đa bào thường có ở vùng gân phụ, lỗ khí nhiều hơn ở mặt dưới. Nhiều chỗ biểu bì lõm xuống đính lông tiết. Mô mềm giậu một lớp tế bào hình chữ nhật, 2-4 tế bào xếp thẳng góc dưới mỗi tế bào biểu bì trên. Mô mềm khuyết nối từ mô mềm giậu đến biểu bì dưới, gồm 4-6 lớp tế bào đa giác vách hơi lượn, kích thước không đều, chứa lục lạp, xếp chừa khuyết to không đều. Nhiều bó gân phụ gỗ ở trên libe ở dưới rải rác trong thịt lá.
Rễ:
Vi phẫu [hình 39] hình gần tròn. Các mô [hình 40] gồm: Bần, lục bì, mô mềm vỏ khuyết tế bào hình bầu dục, không đều, vách đang phân chia rõ, bong tróc. Tầng bì sinh thường xuất hiện trong mô mềm vỏ hoặc ngay sát ngoài nội bì sinh bần ở ngoài nhu bì ở trong. Bần vài lớp tế bào hình chữ nhật, vách hơi lượn, xếp xuyên tâm. Lục bì vài lớp tế bào hình chữ nhật, vách lượn xếp xuyên tâm với bần, bị ép dẹp. Nội bì [hình 41] khung Caspary. Trụ bì 1-2 lớp tế bào dưới nội bì, ép dẹp, vách cellulose. Libe 2 [hình 42] tế bào hình đa giác, vách mỏng, xếp xuyên tâm. Gỗ 2 [hình 43] nhiều, mạch gỗ 2 hình đa giác hoặc gần tròn, không đều; mô mềm gỗ 2 vách dày tẩm chất gỗ, một số tẩm cellulose. Gỗ 1 không phân biệt được. Tia tủy 2-4 dãy tế bào hình đa giác. Mô mềm tủy [hình 44] tế bào đa giác kích thước lớn hơn tế bào mô mềm gỗ 2, vách hóa mô cứng.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây có màu xanh nâu, mùi thơm, vị cay. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì [hình 45] tế bào vách uốn lượn có lỗ khí kiểu trực bào. Mảnh gân lá [hình 46] tế bào đa giác dài, đính lông tiết [hình 47]. Lông tiết [hình 48] đa bào. Mảnh mô mềm. Mảnh mô dày [hình 49]. Mảnh mạch [hình 50]. Lông che chở [hình 51] bị gãy. Hạt phấn [hình 52] hình gần bầu dục có rãnh, bề mặt có vân mạng. Mảnh cánh hoa. Mảnh mô mềm giậu [hình 53].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Ở Việt Nam, Kinh giới được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc và một số ít tỉnh phía nam như Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh,...
Kinh giới thuộc loại cây sống một năm, ưa sáng và ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng, thích nghi với đất phù sa và đất thịt. Mùa hoa tháng 7-10, mùa quả tháng 10-12.

Bộ phận dùng: 

Phần trên mặt đất (Herba Elsholtziae ciliatae) đã được phơi sấy nhẹ đến khô. Dùng dạng thuốc sắc hoặc tán bột hoặc có thể dùng tươi.

Thành phần hóa học: 

Kinh giới chứa tinh dầu 2% (tính theo dược liệu khô), flavonoid và một số thành phần khác.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Kinh giới có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ẩm, vào 2 kinh: phế và can, có tác dụng làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, tán hàn, khu phong, chỉ ngứa, tàn ứ, phá kết. Sao đen thì chỉ huyết. Kinh giới được dùng chữa cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, hoa mắt, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, nôn mửa, sởi, lở ngứa, mụn nhọt; sao đen chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu. Còn dùng chữa phụ nữ sau khi sinh bị trúng phong, hàm răng cắn chặt chân tay cứng đờ.

Hình đính kèm
Cỏ
lông
góc lồi
mọc đối
Phiến lá
Cụm hoa
một phía
Lá bắc
Lá đài
Cánh hoa
Nhị
2 trội
xen kẽ
bao phấn
hạt phấn
4 ô
vòi nhụy
đĩa mật
Quả
đài tồn tại
Vi phẫu
Các mô
Mô dày
Nội bì
Gỗ 1
Mô mềm tủy
Tinh bột
Cuống lá
tai
Mô dẫn
Gân giữa
lỗ khí
lông che chở
lông tiết
Mô dày
Mô mềm đạo
Mô dẫn
Phiến lá
Vi phẫu
Các mô
Nội bì
Libe 2
Gỗ 2
tủy
Mảnh biểu bì
Mảnh gân lá
đính lông tiết
Lông tiết
Mảnh mô dày
Mảnh mạch
Lông che chở
Hạt phấn
Mảnh mô mềm giậu

Chi Leonurus

Loài Leonurus japonicus (Cây Ích mẫu)

Tên
Tên khác: 

Sung úy, Chói đèn.

Tên khoa học: 

Leonurus japonicus Houtt.

Tên đồng nghĩa: 

Stachys artemisia Lour., Leonurus artemisia (Lour.) S. Y. Hu, Leonurus heterophyllus Sweet., Leonurus sibiricus auct. non L.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae)

Tên nước ngoài: 

Motherwort.

Mẫu thu hái tại: 

Bắc Giangvà thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2007.

Số hiệu mẫu: 

IMB0507 và IMH0507

Thân [hình 1] cỏ đứng, tiết diện vuông, màu xanh lục, đường kính 2-5 mm ít khi đến 8 mm, nhiều lông mịn màu trắng; mỗi cạnh có một rãnh dọc và hai ba gân dọc không rõ; ở giữa trắng xốp ở thân non và có thể rỗng ở thân già. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Các lá ở gốc [hình 2] thân có cuống dài, phiến chẻ theo hình chân vịt. Các lá gần ngọn [hình 3] xẻ thành 3 thùy hẹp và dài, mỗi thùy có thể lại xẻ thành 3 thùy nhỏ, bìa có răng cưa hay hình dãy hẹp, không cuống. Phiến lá có nhiều lông ngắn mịn màu trắng ở cả hai mặt. Gân lá hình chân vịt với 3 gân chính nổi rõ ở mặt dưới [hình 4]. Cuống lá dài 2-4 cm, không phân biệt rõ vì phiến lá kéo dài xuống tạo thành 2 phần hẹp ở hai bên cuống. Cụm hoa [hình 5] là xim co từ 8-12 hoa ở nách những lá phía ngọn, 2 xim mọc đối tạo thành vòng giả ở mỗi mấu. Hoa nhỏ, không đều, lưỡng tính, mẫu 5, không cuống. Lá bắc dạng hình kim, dài 4-7 mm, màu vàng lục, có nhiều lông trắng; các lá bắc tập trung phía dưới cụm hoa. Đài cao 5-6 mm, có nhiều lông mịn ở mặt ngoài, nhẵn ở mặt trong, tồn tại xung quanh 4 quả bế [hình 6]. Lá đài [hình 7] 5, dính nhau bên dưới thành một ống hình chuông cao 3-4 mm và rộng 2-3 mm, 5 gân dọc nổi rõ, phía trên chia thành 5 thùy nhọn như gai tương ứng với 5 gân dọc, tiền khai van; các thùy không bằng nhau tạo thành hai môi kiểu 3/2, 3 thùy của môi trên gần đều nhau và ngắn hơn 2 thùy của môi dưới. Tràng [hình 8] cao 8-10 mm, có nhiều lông nhung ở mặt ngoài, nhẵn ở mặt trong. Cánh hoa 5, màu hồng tím khi tươi và nâu nhạt lúc khô, dính nhau bên dưới thành một ống hẹp ở phần dưới và loe rộng ở phần trên, bên trên chia thành 5 thùy không đều tạo thành hai môi [hình 9] kiểu 2/3; môi trên có 2 thùy nhưng dính nhau hoàn toàn thành một phiến đứng dạng mũ; môi dưới gồm 3 thùy xòe ra, không đều, thùy giữa có nhiều gân màu nâu đậm, to và dài hơn 2 thùy bên, đầu tròn hay chia 2 thùy rất cạn. Nhị [hình 10] 4, không đều, 2 nhị dài ở phía trước và đính ở mức thấp, 2 nhị ngắn ở phía sau và đính ở mức trên (bộ nhị kiểu hai trội), đính trên ống tràng ở gần đáy và hướng lên phía môi trên của tràng. Chỉ nhị dài 2-3 mm, màu nâu nhạt, có nhiều lông trắng mịn. Bao phấn [hình 11] hình trứng, màu vàng nâu, gồm 2 ô xếp song song, hướng trong, nứt dọc; chỉ nhị gắn vào giữa 2 ô phấn. Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, vị trí xích đạo dạng hình bầu dục hai đầu thuôn và có rãnh dọc, vị trí cực dạng hình cầu thường có 5 đường dọc theo trục và chia hạt phấn thành 5 múi. Lá noãn 2, dính nhau thành bầu 2 ô nhưng có một vách giả xuất hiện sớm ngăn bầu thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn đáy. Bầu trên, xẻ sâu đến đáy thành 4 thùy. Vòi nhụy 1, dạng sợi, nhẵn, đính ở đáy bầu. Đầu nhụy [hình 12] 2, đều nhau, dạng sợi. Quả là 4 quả hạch con được bao bởi đài tồn tại, họng đài vẫn mở; mỗi quả hạch con có 3 góc, dài khoảng 2 mm, đỉnh cắt cụt, màu nâu đậm, rốn quả hẹp và ở đáy, vỏ quả mỏng, cứng và khô.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân: Vi phẫu thân non [hình 13] hình vuông [hình 14], lồi ở 4 góc, [inline:=thân già] ít lồi hơn. Các mô gồm:
- Biểu bì với lớp cutin mỏng, rải rác có lỗ khí, mang lông che chở và lông tiết. Lông che chở thường tập trung nhiều ở các góc lồi, đầu nhọn, vách dày lấm tấm, gồm 3, ít khi 2 hoặc 4 tế bào; tế bào ở ngọn lông luôn luôn dài hơn các tế bào phía dưới. Lông tiết rải rác khắp biểu bì, chân ngắn 1 tế bào, đầu tròn 1 hoặc 2 tế bào; đôi khi có dạng chân dài gồm 2 tế bào không đều, tế bào trên rất ngắn so với tế bào dưới.
- Mô dày góc ngay dưới biểu bì, rất phát triển ở 4 góc lồi của thân gồm 6-9 lớp tế bào vách rất dày; ở cạnh thì chỉ có 1-3 lớp tế bào vách dày ít hơn.
- Mô mềm vỏ gồm 2-3 lớp tế bào hình bầu dục xếp ngang, không đều, vách mỏng; giữa các tế bào có đạo nhỏ.
- Nội bì [hình 15] khung Caspary rất rõ.
- Trụ bì gồm 1-3 lớp tế bào hình đa giác, không đều, xếp khít nhau, hóa mô cứng rải rác, vách mỏng đến dày.
- Libe ít, tạo thành vòng bao quanh gỗ.
- Gỗ cấp 2 liên tục thành vòng, rất dày ở góc lồi và mỏng hơn ở cạnh thân [hình 16]. Mạch gỗ to, không đều, tập trung ở các góc thành 4 cụm to; ở cạnh chỉ một vài cụm nhỏ. Mô mềm gỗ tế bào có vách mỏng ở thân non, vách dày ở thân già. Tia ruột nhiều và rõ, gồm 1-2 dãy tế bào.
- Mạch gỗ 1 xếp thành từng bó phân hóa ly tâm, tập trung ngay bên dưới cụm mạch gỗ 2.
- Mô mềm ruột gồm những tế bào to, không đều, hình đa giác, vách mỏng tẩm chất gỗ hay không, xếp chừa những đạo nhỏ.
[hình 17]: Gân giữa lồi ít ở mặt trên, nhiều ở mặt dưới, gồm các mô sau:
- Biểu bì trên và biểu bì dưới có lớp cutin mỏng. Lông che chở và lông tiết [hình 18] có nhiều ở biểu bì dưới. Lông che chở đa bào hoặc đơn bào, đi từ 2 tế bào biểu bì to hơn các tế bào khác, vách dày lấm tấm. Lông đa bào gồm 2 tế bào, tế bào ở trên dài hơn tế bào ở dưới. Lông đơn bào chỉ có ở biểu bì trên. Lông tiết có 3 dạng:
• chân ngắn 1 tế bào, đầu 1 hoặc 2 tế bào, tròn, nhỏ và chứa ít chất tiết. Dạng này có trên cả 2 lớp biểu bì.
• chân ngắn 1 tế bào, đầu to gấp 3-4 lần dạng trên và chứa đầy chất tiết màu vàng đậm. Dạng này chỉ có ở biểu bì dưới.
• chân dài gồm 2 tế bào không đều, tế bào trên rất ngắn so với tế bào dưới; đầu 1 hoặc 2 tế bào, tròn, nhỏ và chứa ít chất tiết. Dạng này hiếm gặp trên 2 lớp biểu bì.
- Mô dày góc ngay dưới biểu bì, gồm 3-4 lớp tế bào có góc dày nhiều ở mặt trên và 1-2 lớp tế bào ở mặt dưới có góc dày ít.
- Mô mềm gồm những tế bào không đều, vách mỏng; giữa các tế bào có đạo nhỏ.
- Libe gỗ xếp thành hình vòng cung ở giữa, gỗ xếp ở trên và libe ở dưới; đôi khi cung libe gỗ chia thành 2 cụm. Trên cung chính có thêm một cung nhỏ với libe ở trên và gỗ ở dưới.
Phiến lá [hình 19]: Lông che chở và lông tiết giống như ở gân chính. Lỗ khí có rất nhiều ở biểu bì dưới. Thịt lá cấu tạo dị thể, mô giậu gồm 1 lớp tế bào thuôn dài. Mô khuyết gồm những tế bào không đều.
Cuống lá [hình 20]: Vi phẫu cuống lá có 2 cánh ngắn choãi ra hai bên. Từ ngoài vào trong gồm có:
- Biểu bì với lớp cutin mỏng, rải rác có lỗ khí, mang lông che chở và lông tiết giống như ở phiến lá.
- Mô dày góc ngay dưới biểu bì, không liên tục, gồm 1-4 lớp tế bào.
- Mô mềm gồm những tế bào không đều, vách mỏng; giữa các tế bào có đạo nhỏ.
- Libe gỗ ở giữa xếp thành một hình cung hay 2 cung liên tiếp nhau, gỗ xếp ở trên và libe ở dưới; ở hai đầu cung có thêm 1 hay 2 cụm libe gỗ nhỏ hoặc là 1 cung ngắn.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây [hình 21] màu xanh lục xám, mùi thơm hắc, vị đắng. Thành phần gồm có:
- Mảnh biểu bì thân mang lông che chở, lông tiết; ở chân lông tiết có 4-8 tế bào biểu bì tỏa ra như hình hoa thị. Lông che chở có thể nguyên nhưng thường gãy thành từng đoạn, vách dày lấm tấm. Lông tiết có đầu tròn, to hay nhỏ, thường gồm 1-4 tế bào xếp trên cùng một mặt phẳng. Mảnh biểu bì trên của lá, tế bào hình đa giác, vách thẳng. Mảnh biểu bì dưới của lá, tế bào có vách ngoằn ngoèo, mang lỗ khí kiểu trực bào. Mảnh biểu bì đài hoa tế bào có vách rất ngoằn ngoèo.
- Mảnh mô dày.
- Mảnh mô mềm.
- Mảnh phiến lá với mô giậu.
- Sợi có vách ít dày, khoang rộng, riêng lẻ hay kết thành từng đám.
- Tế bào mô cứng có vách ít dày.
- Mảnh mạch nhiều loại: mạch vòng, mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng, mạch điểm.
- Hạt phấn hoa hình cầu hay hình bầu dục có rãnh dọc.
- Mảnh cánh hoa có lông che chở uốn lượn.
- Hạt tinh bột, hình đa giác, tễ ở giữa, riêng lẻ hay xếp thành từng đám.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt nam, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và nhiều nước châu Phi, châu Mỹ. Ở nước ta gặp từ Lào cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam vào tới Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh. Cũng được trồng ở nhiều nơi, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa. Cây ưa nóng và ẩm, đất thịt và đất phù sa. Thường gặp ở dọc bờ sông, bãi hoang và ven đường. Ra hoa tháng 6-9, có quả tháng 9-10.

Đặc điểm khác: 

Toàn cây (Herba Leonuri) thường gọi là Mẫu thảo, quả (Fructus Leonuri) gọi là Sung úy tử.

Thành phần hóa học: 

Toàn cây chứa leonurin, stachydrin, leonuridin. Ích mẫu Việt nam có chứa 3 alkaloid, 3 flavonosid (trong đó có rutin), 1 glucosid có khung steroid. Hạt chứa leonurin.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Chữa kinh nguyệt không đều, bế tắc, hành kinh đau bụng; còn dùng trị viêm thận phù thủng, giảm niệu, tiểu ra máu. Có thể dùng riêng hay phối hợp với Ngải cứu, Hương phụ, Nghệ đen. Dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sưng vú và chốc đầu.

Hình đính kèm
Thân
lá ở gốc
lá gần ngọn
mặt dưới
Cụm hoa
quả bế
Lá đài
Tràng
hai môi
Nhị
Bao phấn
Đầu nhụy
thân non
vuông
Nội bì
cạnh thân
Lá
Lông che chở và lông tiết
Phiến lá
Cuống lá
Bột toàn cây

Chi Mentha

Loài Mentha arvensis L. (Cây Bạc Hà )

Tên
Tên khác: 

Bạc hà nam, Húng cây

Tên khoa học: 

Mentha arvensis L.

Tên đồng nghĩa: 

M. glabrata Benth., M. crispa auct. non L.: Lour.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae)

Tên nước ngoài: 

Field mint, Corn mint, Japanese mint (Anh), Menthe champêtre, Menthe des champs (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

Tuy Hòa, ngày 01 tháng 06 năm 2009

Số hiệu mẫu: 

BH 0609

Thân [hình 1] cỏ đứng, cao 30-60 cm, có thân ngầm, phân nhánh nhiều, cây có mùi thơm dễ chịu. Thân vuông, nhẹ, xốp, nhẵn, đường kính khoảng 0,2-0,4 cm. Thân chia đốt [hình 2], khoảng cách giữa các mấu khoảng 3-7 cm, màu nâu tím hoặc xanh xám, có nhiều lông tơ ở đoạn non và nhẵn ở gần gốc. Mặt cắt ngang có màu trắng, thân già đôi khi rỗng ở giữa. Lá [hình 3] mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình bầu dục hai đầu nhọn, dài 3-6 cm, rộng 1,5-3 cm; cuống lá dài 0,5-1,5 cm, bìa lá có răng cưa nhọn khoảng 2/3 về phía trên. Gân lá hình lông chim, gân phụ 4-5 đôi, mặt trên [hình 4] xanh đậm hơn mặt dưới [hình 5]. Hai mặt đều có lông và có nhiều chấm nhỏ [hình 6] (lông tiết [hình 7]). Cụm hoa [hình 8] là xim co mọc ở nách lá phía ngọn cành; cụm hoa ở phía dưới gần hình cầu có đường kính 15-18 mm, cuống chung dài 2-5 mm; những cụm hoa phía trên gần ngọn hợp thành vòng giả. Lá bắc hình bầu dục thon hẹp, ngắn hơn hay bằng đài. Đài hình chuông [hình 9], dài 2-2,5 mm, có các điểm tuyến và lông rải rác ở phía ngoài, 5 thùy nhọn, gần bằng nhau. Tràng [hình 9] màu trắng, dài 4-5 mm, nhẵn ở phía ngoài, có lông ở họng; 5 thùy, hợp với nhau thành ống ngắn phía dưới, 2 thùy phía trên lớn, dính nhau gần như hoàn toàn chỉ chia 2 thùy cạn giống như khuyết ở đỉnh, 3 thùy dưới nhỏ và xẻ thùy sâu hơn. Nhị [hình 10] 4, bằng nhau, thò khỏi tràng, chỉ nhị nhẵn, màu trắng. Bao phấn hình hạt đậu, màu vàng nâu, 2 ô song song, nứt dọc, hướng trong. Hạt phấn [hình 11] rời, hình cầu hay bầu dục, nhiều rãnh ngoằn nghèo, đường kính 27,5-30 μm. Lá noãn 2, bầu 2 ô, sau có vách giả chia thành 4 ô [hình 12], mỗi ô 1 noãn [hình 13], đính đáy. Vòi nhụy màu trắng dài hơn nhị, đầu nhụy xẻ 2 thùy. Quả bế tư đựng trong đài tồn tại, quả hình trứng, dài 0,6-0,8 mm, màu nâu

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân
Vi phẫu vuông [hình 14], bốn góc lồi nhiều hoặc ít tùy theo thân non hay thân già. Biểu bì là 1 lớp tế bào hình chữ nhật khá giống nhau, rải rác có chứa chất tiết màu vàng, cutin răng cưa. Lông che chở từ 2-6 tế bào xếp thành 1 dãy (rất ít gặp), bề mặt lấm tấm, có đoạn bị thắt hẹp lại. Lông tiết rất nhiều, có hai loại: lông tiết đầu đơn bào, hình bầu dục, chân ngắn; và loại lông tiết to, tròn, đầu 4-8 tế bào chứa tinh dầu, chân là một tế bào ngắn hoặc có chân là tế bào biểu bì, thường nằm trong vùng lõm của biểu bì trên và dưới. Bên dưới biểu bì là mô dày tròn, tập trung nhiều ở bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết, khoảng 2-4 lớp tế bào, vách mỏng. Nội bì [hình 15] đai Caspary, rải rác có tế bào chứa chất tiết, 1-2 lớp trụ bì bị ép dẹp. Libe ít, tế bào nhỏ, vách mỏng. Gỗ 2 [hình 16] nhiều, tập trung ở 4 góc; mô mềm cấp 2 tẩm chất gỗ có ở bốn cạnh tạo thành vòng liên tục. Bó gỗ 1 nhiều, nằm phía dưới gỗ 2. Mô mềm tủy là những tế bào tròn, to, xếp chừa các khuyết nhỏ; vùng sát với gỗ có thể hóa mô cứng. Ở thân già tầng sinh bần xuất hiện ngay trên trụ bì làm một số vùng mô mềm vỏ phía ngoài chết đi và bong ra. Trụ bì và mô mềm vỏ hóa mô cứng rải rác. Gỗ 2 rất phát triển và mô mềm tủy bị thu hẹp
Cuống lá [hình 17]
Mặt trên lõm, mặt dưới lồi, có 2 cánh ngắn. Tế bào biểu bì hình đa giác, cutin răng cưa, trên biểu bì có lông che chở và lông tiết như ở thân. Sát biểu bì có khoảng 1-4 lớp mô dày tròn tập. Mô mềm khuyết gồm những tế bào tròn, vách mỏng. Hệ thống dẫn hình cung, gián đoạn ở giữa, gỗ ở trên, libe ở dưới. Một vài lớp mô dày tròn bao quanh cung libe gỗ; 2 bó libe gỗ phụ ở 2 bên cánh.

Gân giữa [hình 18]: Mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi nhiều. Tế bào biểu bì trên và dưới khá đều, cutin răng cưa, lông che chở và lông tiết giống như ở thân và có ở cả 2 mặt lá. Mô dày tròn nằm sát biểu bì trên và dưới, khoảng 1-2 lớp. Mô mềm khuyết gồm những tế bào tròn to, vách mỏng. Bó libe gỗ hình cung, nằm giữa phần mô mềm. Ở những lá già, cung libe gỗ có mô dày bao quanh. Phiến lá [hình 19]: Tế bào biểu bì hình bầu dục, biểu bì trên lớn hơn biểu bì dưới. Mô mềm giậu ở sát biểu bì trên, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau, dưới mỗi tế bào biểu bì có khoảng 2-3 tế bào mô giậu. Mô mềm khuyết gồm 3-7 lớp tế bào, khuyết nhỏ.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây có màu xanh lục nhạt, mùi thơm, vị the mát.
Thành phần: Mảnh biểu bì [hình 20] có vách hơi ngoằn ngoèo mang lỗ khí kiểu trực bào. Mảnh biểu bì gân lá hình đa giác thuôn dài; ít lông che chở đa bào, bề mặt lấm tấm. Nhiều lông tiết [hình 21] chân ngắn, đầu tròn có 1 hoặc nhiều tế bào (thường là 2, 4, 8 tế bào) chứa tinh dầu màu vàng nhạt, chiết quang. Mảnh mô mềm [hình 22] của lá và thân. Mảnh mạch vạch [hình 23], điểm,... Sợi [hình 24] dài và ít tế bào mô cứng [hình 25].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Thường gặp ở các nước châu Âu, châu Á. Trồng ở hầu khắp các tỉnh và thành phố như: Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây… Mùa hoa tháng 6-9, mùa quả tháng 10-11. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất phù sa, đất thịt.

Bộ phận dùng: 

Dược liệu dùng là lá hay cây đã bỏ rễ phơi khô(Folium et Herba Menthae arvensis) . Cây được chặt thành những đoạn dài tối đa là 30 cm. Loại bỏ tạp chất, phun nước cho hơi ẩm, ủ hơi mềm, cắt thành đoạn ngắn, sấy khô ở nhiệt độ thấp. Trước khi dùng có thể sao ở nhiệt độ thấp hơn 60 oC. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát.

Thành phần hóa học: 

Tinh dầu là hoạt chất chính với hàm lượng 0,5-1%. Tinh dầu không màu hay vàng nhạt, có mùi bạc hà đặc biệt, vị cay, sau mát. Tinh dầu bạc hà di thực vào Việt Nam chứa sabinen, myrcen, α-pinen, limonen, cineol, methylheptenon, menthon, isomenthol, menthyk acetat, neomenthol, menthol, isomenthon, pulegon.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tinh dầu và menthol dùng trong trường hợp đau dây thần kinh, có tác dụng sát khuẩn mạnh. Dùng trong những bệnh ngoài da, tai mũi họng, ngứa. Đối với trẻ em, tinh dầu và menthol bôi mũi hay cổ họng có thể gây ngừng thở và tim ngừng đập. Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn in vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio cholerae. Các chất menthol và menthon ức chế sự vận động của đường tiêu hóa, làm giãn mao mạch.
Công dụng: Trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, nghẹt mũi, ho, viêm họng sưng đau, đau bụng đi ngoài. Tinh dầu và menthol có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau như khớp xương, thái dương khi nhức đầu. Nước hãm lá dùng điều trị bệnh thấp khớp và chứng ăn không tiêu. Tinh dầu đã loại menthol được dùng làm nước thơm súc miệng, kem đánh răng.

Hình đính kèm
Thân
Thân chia đốt
Lá
mặt trên
mặt dưới
chấm nhỏ
lông tiết
Cụm hoa
Tràng
Nhị
Hạt phấn
chia thành 4 ô
mỗi ô 1 noãn
Vi phẫu vuông
Nội bì
Gỗ 2
Cuống lá
Gân giữa
Phiến lá
Mảnh biểu bì
lông tiết
mô mềm
mạch vạch
Sợi
mô cứng

Chi Ocimum

Loài O. basilicum L. (Cây Húng Quế)

Tên
Tên khác: 

Húng chó, Húng giổi, Rau é, É tía, É quế

Tên khoa học: 

Ocimum basilicum L.

Tên đồng nghĩa: 

O. Citriodorum Blanco; O. Americanum auct. non L.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae)

Tên nước ngoài: 

Sweet basil, common basil, basilic (Anh); grand basilic, basilic cultivé, basilic des cuisinières, basilic aux sauces (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Hóc Môn (Tp. Hồ Chí Minh) ngày 12 tháng 04 năm 2010. Long An ngày 09 tháng 05 năm 2010.

Số hiệu mẫu: 

HQ 120410, HQ 090510; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.

Cỏ đứng [hình 1], cao 0,5-1,2 m, rất phân nhánh, toàn cây có mùi thơm. Thân có mấu, mấu thường phình to ở đoạn già, khoảng cách giữa hai mấu 2-8 cm. Thân non màu xanh có phớt tía hoặc màu tía, rất ít lông tơ, tiết diện vuông hơi lõm ở bốn cạnh [hình 2]. Thân già màu xám nâu hay xám tía, tiết diện vuông hơi tròn hoặc có bốn góc lồi tròn, nhẵn. Lá đơn, mọc đối [hình 3] chéo chữ thập. Phiến lá [hình 4] hình trứng nhọn ở đầu và đáy phiến hình nêm men dần xuống cuống, kích thước 3-8 x 2-5 cm, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, bìa có răng cưa cạn ở 2/3 phía trên, nhiều đốm tuyến [hình 5]. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-8 cặp gân phụ hơi cong lên ở mép lá, có ít lông tơ ngắn. Cuống lá màu xanh nhạt, hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, dài 2-5 cm, ít lông ngắn. Cụm hoa [hình 6] ở ngọn cành kiểu chùm xim bó hoặc chùm xim biến dạng hình tháp. Kiểu chùm xim bó: 2 xim co 6 hoa [hình 7] mọc đối tạo thành vòng giả [hình 8], khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-2 cm, các vòng giả tạo thành chùm dài [hình 9] 10-30 cm. Kiểu chùm xim biến dạng hình tháp do phía dưới trục hoa phân nhánh phức tạp. Lá bắc chung [hình 10] cho xim 3 hoa, màu xanh tía hoặc tím sẫm, dạng lá nhỏ, kích thước thay đổi [hình 11] nhỏ dần khi càng về phía ngọn của phát hoa, khoảng 0,5-1,8 x 0,3-1 cm, có lông, cuống ngắn, tồn tại. Hoa [hình 12] nhỏ, không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa màu xanh hoặc màu tía, hình trụ nhỏ, dài 0,2-0,5 cm, có lông, thường dựng đứng áp vào trục hoa. Lá đài [hình 13] 5, không đều, màu tím sậm hoặc xanh tía, mặt ngoài có nhiều lông trắng và đốm tuyến, mặt trong màu nhạt và ít lông hơn mặt ngoài, dính thành một ống ngắn hình chuông dài khoảng 0,5-0,7 cm, trên chia hai môi 1/4: môi trên lớn, hình tròn đầu hơi nhọn, nơi tiếp giáp giữa hai môi có nếp gấp hẹp chừa phần mép hơi lật về phía sau, có gân dọc; môi dưới một phiến trên chia 4 thùy tam giác không đều, 2 thùy bên ngắn, 2 thùy trước dài và nhọn. Đài đồng trưởng; tiền khai lợp. Cánh hoa [hình 14] 5, không đều, màu trắng hồng, rìa màu hồng, dính nhau bên dưới thành ống ngắn 0,3-0,4 cm, trên chia hai môi 4/1: môi trên một phiến lớn, phía trên xẻ cạn chia 4 thùy tròn gần giống nhau kích thước khoảng 1 x 1 mm; môi dưới hình trứng ngược, khoảng 4 x 2,5 mm, hơi khum lòng thuyền vào trong, mặt ngoài chỗ khum có túm lông trắng dày và dài, bìa có răng cưa và hơi nhăn; tiền khai tràng lợp. Nhị [hình 15] 4, rời, kiểu 2 trội, đính gần đáy ống tràng xen kẽ [hình 16] với cánh hoa, hơi thò khỏi tràng, chỉ nhị màu trắng, dạng sợi, 2 nhị dài phía trước khoảng 0,9-1 cm, 2 nhị ngắn phía sau khoảng 0,7-0,8 cm có cựa ngắn [hình 17] mang túm lông màu trắng; bao phấn [hình 18] bầu dục rộng, màu trắng sữa chuyển thành màu vàng nâu khi đã nứt, 2 buồng song song, đính giữa, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn [hình 19] rời, màu trắng sữa, hình gần cầu có rãnh, bề mặt có vân mạng, đường kính 40-50 µm. Bộ nhụy [hình 20]: Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên hình cầu, 2 ô, có vách giả chia làm 4 ô [hình 21], mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy màu trắng trong mờ, nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu giữa các ô, dài 7-8 mm; 2 đầu nhụy màu trắng, gần đều, dài khoảng 1 mm, choãi ra hướng trước sau; đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả [hình 22] bế tư, màu đen, hình trứng ngược, dài khoảng 1,2 mm, đựng trong đài tồn tại.
- Mẫu húng quế được chúng tôi thu hái tại thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Ninh Thuận và Lâm Đồng. Qua phân tích hình thái nhận thấy các đặc điểm chung giống nhau, phát hoa có thể gặp hai kiểu. Tuy nhiên có một số khác biệt về kích thước thân và lá của cây.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân
Vi phẫu thân non [hình 23] hình vuông, thân già [hình 24] hình gần tròn. Tế bào biểu bì hình chữ nhật hoặc đa giác, không đều, lớp cutin răng cưa [hình 25] cạn. Trên biểu bì có lỗ khí [hình 26], lông che chở [hình 27] đa bào rất ít và bị gãy, lông tiết [hình 28] đa bào chân 1-2 tế bào và đầu tròn hoặc hơi lõm [hình 29] ở giữa gồm 1-6 tế bào. Mô dày góc không liên tục gồm 1-7 lớp tế bào hình đa giác hay gần tròn, không đều, tập trung nhiều ở bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết, khoảng 3-6 lớp tế bào hình đa giác hơi dài hoặc bầu dục nằm ngang, vách mỏng, ở thân già có xu hướng bị ép dẹp. Trụ bì [hình 30] hóa mô cứng thành từng đám 1-5 lớp. Ở thân già, tầng bì sinh [hình 31] xuất hiện trong lớp trụ bì sinh bần ở ngoài lục bì ở trong làm cho phần vỏ cấp 1 bị đẩy ra ngoài bong tróc nhiều. Libe 1 ít, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe [hình 32] 2 không liên tục do tia libe hẹp 1-2 dãy tế bào, tế bào hình đa giác, vách mỏng, một số tế bào hóa mô cứng [hình 33]. Gỗ 2 [hình 34] nhiều; mạch gỗ 2 kích thước không đều, hình tròn hoặc đa giác, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hình đa giác vách dày không đều, tẩm chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 [hình 35] thành cụm nằm dưới gỗ 2, cụm dưới mỗi góc thường có 14-18 bó, cụm ở cạnh thường 1-2 bó, mỗi bó 2-4 mạch xếp ly tâm; mô mềm gỗ 1 tế bào nhỏ, xếp khít, vách cellulose, một số tẩm chất gỗ. Tia tủy nhiều, hẹp 1-2 dãy tế bào hoặc rộng nhiều dãy tế bào ở 4 cạnh, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài. Mô mềm tủy [hình 36] đạo, tế bào đa giác gần tròn, to, vách cellulose, gần vùng gỗ vách tẩm chất gỗ có nhiều lỗ. Tinh bột [hình 37] rải rác trong tế bào mô mềm vỏ, nội bì, tia libe. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám.

Cuống lá [hình 38]
Mặt trên phẳng hoặc hơi lõm, mặt dưới lồi. Biểu bì tế bào hình đa giác, biểu bì trên kích thước bằng hoặc hơi lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin mỏng, thường bong tách. Trên biểu bì có lỗ khí rải rác, lông tiết như ở thân và ít lông che chở đa bào ngắn một dãy 3-5 tế bào ở biểu bì trên. Mô dày [hình 39] góc 3-4 lớp dưới biểu bì trên, 1-3 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích thước không đều lớn hơn hoặc bằng tế bào biểu bì, thường tách dãy. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô mềm khuyết dưới biểu bì ở hai bên, 1-3 lớp tế bào đa giác hay gần tròn, kích thước nhỏ, chứa lục lạp, xếp chừa khuyết vừa. Mô dẫn [hình 40] với gỗ ở trên libe ở dưới, xếp thành hình vòng cung lõm xuống và 2-5 bó phụ nhỏ ở hai bên phía trên bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 20-25 dãy trên cung, mỗi dãy có 1-6 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-4 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose. Libe ít, tế bào đa giác kích thước rất nhỏ, không đều, xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose, kích thước mỗi đám libe bằng hoặc hơi lớn hơn tế bào mô mềm xen kẽ gỗ. Mô mềm đạo 1-4 lớp trên gỗ và 2-5 lớp dưới libe, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào mô mềm đạo bao bên ngoài, không đều, vách cellulose hơi dày. Tinh bột rải rác trong một vài tế bào mô mềm đạo phía dưới vùng libe và mô mềm xen kẽ gỗ, hạt tinh bột nhỏ hình đa giác dẹp.
Gân giữa [hình 41]
Mặt trên hơi lõm ở giữa, mặt dưới lồi. Biểu bì thường bong tróc khỏi mô dày; tế bào biểu bì trên hình đa giác hơi lớn hơn biểu bì dưới, tế bào biểu bì dưới khá đều, lớp cutin mỏng hơi có răng cưa cạn và thường bong tróc khỏi biểu bì. Cả hai lớp biểu bì có lỗ khí, lông che chở và lông tiết [hình 42] giống như ở cuống lá. Mô dày [hình 43] góc 2-5 lớp tế bào hình đa giác kích thước bằng hoặc lớn hơn tế bào biểu bì, không đều, phân bố sát biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới, thường tách dãy. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều. Mô dẫn [hình 44] với gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành hình cung lõm xuống và 1-2 bó phụ [hình 45] nhỏ hơn ở hai bên phía trên cung chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 10-15 dãy trên cung, mỗi dãy có 1-6 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-4 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose; bó phụ mạch gỗ ít nằm dưới libe hoặc không có gỗ. Libe ít, tế bào đa giác kích thước rất nhỏ, không đều, xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục dưới dãy mạch gỗ, xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose, kích thước mỗi đám libe bằng hoặc hơi lớn hơn tế bào mô mềm xen kẽ gỗ. Mô mềm đạo 1-4 lớp trên gỗ và 2-5 lớp dưới libe, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào mô mềm đạo bao bên ngoài, không đều, vách cellulose hơi dày. Tinh bột rải rác trong một vài tế bào mô mềm đạo giống như ở cuống lá.
Phiến lá [hình 46]
Tế bào biểu bì trên hình bầu dục hoặc chữ nhật dài, to nhỏ không đều nhau. Tế bào biểu bì dưới hình dạng rất khác nhau, kích thước nhỏ hơn biểu bì trên. Cả hai lớp biểu bì có lông che chở đa bào và lông tiết giống ở thân, lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới. Nhiều chỗ biểu bì lõm xuống đính lông tiết. Mô mềm giậu ở dưới biểu bì trên, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật dài, không đều; dưới mỗi tế bào biểu bì trên có 1-3 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết nối từ lớp mô mềm giậu đến biểu bì dưới gồm 2-5 lớp tế bào hình đa giác vách hơi lượn, kích thước không đều, xếp chừa khuyết không đều. Nhiều bó gân phụ nhỏ chạy dọc hoặc bị cắt ngang gồm gỗ ở trên, libe ở dưới.
Rễ
Vi phẫu [hình 47] hình gần tròn. Các mô [hình 48]: Mô mềm vỏ ngoài khuyết một vài lớp tế bào đa giác dài hơi bầu dục nằm ngang, kích thước lớn, không đều, bị bong tróc nhiều; mô mềm vỏ trong 2-3 lớp xếp thành dãy xuyên tâm và vòng đồng tâm. Trụ bì 1-2 lớp tế bào hình đa giác vách cellulose. Tầng bì sinh xuất hiện trong vùng mô mềm vỏ trong sinh bần ở ngoài và nhu bì ở trong. Bần vài lớp tế bào vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc không đều. Nhu bì vài lớp tế bào hình chữ nhật, vách cellulose, thường ép dẹp, xếp xuyên tâm với bần. Libe 2 [hình 49] liên tục, tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm thành nhiều lớp, có thể có cụm sợi trong libe ở rễ già. Gỗ 2 chiếm tâm [hình 50]; mạch gỗ hình đa giác, tròn hay bầu dục kích thước to nhỏ không đều; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hóa mô cứng không đều. Gỗ 1 khó phân biệt. Tia tủy [hình 51] 2-5 dãy tế bào hình đa giác dài. Tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, rải rác trong libe 2 và tia libe.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây màu xanh, mùi thơm, vị hơi cay. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì [hình 52] lá tế bào vách uốn lượn có lỗ khí kiểu trực bào. Mảnh biểu bì gân lá tế bào đa giác dài. Lông che chở [hình 53] đa bào một dãy bị gãy. Lông tiết [hình 54] đa bào nhiều. Mảnh cánh hoa. Hạt phấn [hình 55] hình gần bầu dục có rãnh, bề mặt có vân mạng. Mảnh mạch (xoắn, mạng [hình 56], vạch [hình 57], điểm [hình 58]). Sợi [hình 59] dài và ít tế bào mô cứng [hình 60]. Mảnh mô mềm [hình 61] thân và lá tế bào vách mỏng. Mảnh mô dày.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Ở Việt Nam, Húng quế có ở nhiều tỉnh. Cây ưa sáng và ẩm, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, thích hợp với đất phù sa và đất thịt. Mùa ra hoa tháng 7-9, quả chín tháng 10-12.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây và hạt (Herba et Semen Ocimi)

Thành phần hóa học: 

Phần trên mặt đất của cây Húng quế chứa tinh dầu có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Trong tinh dầu có linalol (60%), cineol, estragol metyl-chavicol (25-60-70%) và nhiều chất khác.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Húng quế có vị cay, tính ấm, vào 2 kinh phế, tâm, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, tán máu ứ, giảm đau. Húng quế được dùng phổ biến làm rau gia vị trong bữa ăn. Trong y học, Húng quế chữa cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, vấp ngã hay bị đòn sưng đau. Dùng uống hoặc giã đắp. Hạt dùng làm thức giải khát như chè và có tác dụng nhuận tràng.

Hình đính kèm
Cỏ đứng
bốn cạnh
mọc đối
Phiến lá
đốm tuyến
Cụm hoa
6 hoa
vòng giả
chùm dài
Lá bắc chung
kích thước thay đổi
Hoa
Lá đài
Cánh hoa
Nhị
xen kẽ
cựa ngắn
bao phấn
hạt phấn
Bộ nhụy
4 ô
Quả
Vi phẫu thân non
thân già
cutin răng cưa
lỗ khí
lông che chở
lông tiết
lõm
Trụ bì
tầng bì sinh
Libe
mô cứng
Gỗ 2
Gỗ 1
Mô mềm tủy
Tinh bột
Cuống lá
Mô dày
Mô dẫn
Gân giữa
lông tiết
Mô dày
Mô dẫn
bó phụ
Phiến lá
Vi phẫu
Các mô
Libe 2
Gỗ 2 chiếm tâm
Tia tủy
Mảnh biểu bì
Lông che chở
Lông tiết
Hạt phấn
mạng
vạch
điểm
Sợi
tế bào mô cứng
Mảnh mô mềm

Loài O. gratissimum L. (Cây Hương Nhu Trắng)

Tên
Tên khác: 

É trắng, Hương nhu trắng lá to É lớn lá

Tên khoa học: 

Ocimum gratissium L.

Tên đồng nghĩa: 

O. arborescens Benth.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae)

Tên nước ngoài: 

Lemon basil, large basil, shrubby basil (Anh); basilic blanc,basilic à grandes feuilles, baumier, basilic du Ceylon (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

Lâm Đồng ngày 26 tháng 04 năm 2010.

Số hiệu mẫu: 

HNTRANG 260410; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.

Cây bụi [hình 1] nhỡ, cao 0,7-3 m, rất phân nhánh, toàn cây có lông màu trắng xanh và có mùi thơm dịu. Thân có mấu thường phình to, khoảng cách giữa hai mấu 5-10 cm. Thân non [hình 2] màu xanh nhạt hoặc hơi tía, tiết diện vuông, thường có những sọc dọc nhỏ màu trắng xanh hoặc tía. Thân già màu nâu xám, gần gốc tiết diện gần tròn. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá [hình 3] hình trứng - mũi mác, đầu nhọn thường hơi lệch về một bên, gốc hình nêm men xuống một phần cuống, kích thước 7-15 x 3,5-7 cm, bìa có răng cưa nhọn ở khoảng 2/3 phía ngọn lá, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới và có ít đốm tuyến [hình 4] hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 5-7 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh nhạt, nhiều lông, hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, dài khoảng 2-5 cm, có hai đường màu xanh đậm dọc hai bên nối từ phiến lá. Cụm hoa [hình 5] chùm xim bó dài 10-20 cm ở ngọn cành; xim co 3 hoa (xim bó) mọc đối tạo thành vòng giả, khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-1,5 cm, các vòng giả tạo thành chùm. Lá bắc 1 cho 3 hoa, màu xanh nhạt, hình mác hẹp hơi cong về một bên, kích thước 0,8-1,2 x 0,2-0,4 cm, không cuống, nhiều lông, rụng sớm. Hoa nhỏ [hình 6], lưỡng tính, không đều, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ nhỏ, ngắn hơn đài, dài 3-4 mm, màu xanh nhạt, có lông. Lá đài 5, không đều, màu xanh nhạt, mặt ngoài có nhiều lông trắng và đốm tuyến, dính nhau phía dưới thành ống hình chuông dài khoảng 4-5 mm, trên chia môi 1/4: môi trên lớn, hình tròn đầu hơi nhọn, thường có 3 gân, nơi tiếp giáp giữa hai môi có nếp gấp hẹp chừa phần mép hơi lật về phía sau; môi dưới một phiến trên chia 4 thùy dạng răng tam giác nhọn, 2 thùy bên giống nhau và ngắn hơn 2 thùy trước. Đài đồng trưởng, tiền khai lợp. Cánh hoa 5, màu trắng ngà hay vàng nhạt, rìa hơi tím hồng, mặt ngoài có nhiều lông màu trắng, dính nhau bên dưới thành ống hình chuông dài khoảng 3 mm, trên chia môi 4/1: môi trên một phiến phía trên xẻ cạn thành 4 thùy, 2 thùy bên giống nhau hình bầu dục đầu hơi nhọn kích thước khoảng 2 x 1,5 mm, 2 thùy sau giống nhau gần tròn kích thước khoảng 1 x 1mm; môi dưới dài hơn môi trên, hình bầu dục hơi khum úp vào trong, mặt ngoài chỗ khum có nhiều lông màu trắng, bìa hơi nhăn, kích thước 2,5 x 1,5 mm. Tiền khai tràng lợp. Nhị [hình 7] 4, kiểu 2 trội, chỉ nhị dạng sợi màu trắng, đính ở khoảng giữa ống tràng xen kẽ cánh hoa, nhị trước nhẵn dài khoảng 0,4-0,5 cm, nhị sau dài khoảng 0,3-0,4 cm có cựa lồi mang chùm lông [hình 8] màu trắng; bao phấn màu vàng, hình bầu dục, 2 buồng song song, đính giữa, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn [hình 9] rời, hình cầu hay bầu dục gần cầu có rãnh, mặt ngoài có vân mạng, đường kính 25-35 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên 2 ô màu trắng xanh, nhẵn, có vách giả rất sớm chia thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính đáy; vòi nhụy [hình 10] màu trắng, dạng sợi, dài khoảng 0,6-0,7 mm, đính ở đáy bầu; 2 đầu nhụy màu trắng hồng, dạng sợi, dài khoảng 1,5 mm. Đĩa mật [hình 11] dưới gốc bầu. Quả [hình 12] bế tư màu nâu, hình trứng, dài khoảng 1,2-1,5 mm, đựng trong đài tồn tại [hình 13].
- Ngoài mẫu thu hái tại Lâm Đồng, chúng tôi còn thu hái tại một số nơi như: Khoa Dược đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; Thảo cầm viên Sài Gòn. Qua phân tích hình thái nhận thấy giữa các mẫuchir có một số khác biệt về kích thước của cây và lá, màu sắc của thân, độ dày của lông trên thân và lá.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân:
Vi phẫu thân non [hình 14] hình vuông khuyết ở bốn cạnh, thân già [hình 15] hình gần tròn. Các mô [hình 16] gồm: Tế bào biểu bì hình chữ nhật khá đều, lớp cutin khá dày. Trên biểu bì có lỗ khí, lông che chở đa bào và lông tiết đa bào. Lông che chở [hình 17] đa bào một dãy kích thước lớn gồm 2-8 tế bào, bề mặt lấm tấm, đôi khi có eo thắt. Lông tiết [hình 18] nhiều, có nhiều dạng: lông tiết đầu đơn bào hình bầu dục hoặc tròn, chân một tế bào ngắn hoặc chân 2-3 tế bào; loại lông tiết đầu to tròn hay bầu dục hơi lõm gồm 2-6 tế bào, chân một tế bào ngắn nằm cùng hoặc trên mức biểu bì. Mô dày góc [hình 19] gồm 1-7 lớp tế bào hình đa giác hay gần tròn, không đều, tập trung nhiều ở bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết, khoảng 2-4 lớp tế bào hình đa giác hơi dài hoặc bầu dục nằm ngang, vách mỏng, ở thân già có xu hướng bị ép dẹp. Nội bì [hình 20] khung Caspary tế bào to hình bầu dục. Trụ bì hóa mô cứng [hình 21] thành từng đám 1-5 lớp. Ở thân già, tầng bì sinh xuất hiện trong lớp trụ bì sinh bần ở ngoài lục bì ở trong làm cho phần vỏ cấp 1 bị đẩy ra ngoài bong tróc nhiều. Libe 1 ít, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 không liên tục do tia libe hẹp 1-2 dãy tế bào, tế bào hình đa giác, vách mỏng, đám sợi libe [hình 22] xen kẽ trong libe 2. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 kích thước không đều, hình tròn hoặc đa giác, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hình đa giác vách dày không đều, tẩm chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 [hình 23] thành cụm nằm dưới gỗ 2, cụm dưới mỗi góc thường có 15-20 bó, cụm ở cạnh thường 1-4 bó, mỗi bó 2-4 mạch xếp ly tâm; mô mềm gỗ 1 tế bào nhỏ, xếp khít, vách cellulose, một số tẩm chất gỗ. Tia tủy nhiều, hẹp 1-2 dãy tế bào hoặc rộng nhiều dãy tế bào ở 4 cạnh, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài. Mô mềm tủy đạo, tế bào đa giác gần tròn, to, vách tẩm chất gỗ có nhiều lỗ. Tinh bột rải rác trong tế bào mô mềm vỏ, nội bì, mô mềm gỗ, tia tủy và mô mềm tủy. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám.
:
Cuống lá [hình 24]:
Mặt trên phẳng hoặc hơi lồi, mặt dưới lồi nhiều thắt eo ở hai bên. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên kích thước bằng hoặc hơi lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin mỏng. Trên biểu bì có lỗ khí rải rác, nhiều lông che chở và lông tiết như ở thân. Mô dày góc 4-6 lớp dưới biểu bì trên, 1-3 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích thước không đều khoảng 1-3 lần lớn hơn tế bào biểu bì. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô mềm khuyết dưới biểu bì của phần thắt eo ở hai bên, 1-3 lớp tế bào đa giác hay gần tròn, kích thước nhỏ, chứa lục lạp, xếp chừa khuyết vừa. Mô dẫn [hình 25] với gỗ ở trên libe ở dưới, xếp thành hình vòng cung bị gián đoạn ở giữa và 2-3 bó phụ nhỏ ở hai bên phía trên bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 18-22 dãy ở mỗi bên của cung, mỗi dãy có 1-7 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-3 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose. Trên gỗ là mô mềm đặc 1-3 lớp tế bào hình đa giác, vách hơi dày. Phía dưới libe là mô dày góc 2-4 lớp tạo thành cụm, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ không đều.
Gân giữa [hình 26]:
Mặt trên hơi lồi hơi lõm ở giữa, mặt dưới lồi nhiều. Tế bào biểu bì trên hơi lớn hơn biểu bì dưới, tế bào biểu bì dưới khá đều, lớp cutin hơi mỏng. Cả hai lớp biểu bì có lỗ khí, lông che chở và lông tiết [hình 27] giống như ở thân. Mô dày góc 2-6 lớp tế bào hình đa giác gần tròn kích thước không đều, phân bố sát biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều. Mô dẫn với gỗ ở trên libe [hình 28] ở dưới xếp thành hình cung bị gián đoạn ở giữa và 2-4 bó phụ nhỏ phía trên và ở vùng gián đoạn của bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 10-15 dãy ở mỗi bên của cung, mỗi dãy có 1-6 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-3 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose; bó phụ mạch gỗ ít nằm dưới libe hoặc không có gỗ. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose. Trên gỗ là mô mềm đặc 1-3 lớp tế bào hình đa giác, vách hơi dày. Phía dưới libe là mô mềm vách dày 2-4 lớp tạo thành cụm, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ không đều.
Phiến lá [hình 29]:
Tế bào biểu bì trên hình bầu dục hoặc chữ nhật dài, to nhỏ không đều nhau. Tế bào biểu bì dưới hình dạng rất khác nhau, kích thước nhỏ hơn biểu bì trên. Cả hai lớp biểu bì có lông che chở đa bào và lông tiết giống ở thân, lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới. Nhiều chỗ biểu bì lõm xuống đính lông tiết. Mô mềm giậu ở dưới biểu bì trên, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, không đều; dưới mỗi tế bào biểu bì trên có 2-4 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết nối từ lớp mô mềm giậu đến biểu bì dưới gồm 2-5 lớp tế bào hình đa giác vách hơi lượn, kích thước không đều, xếp chừa khuyết không đều. Nhiều bó gân phụ nhỏ chạy dọc hoặc bị cắt ngang gồm gỗ ở trên, libe ở dưới.
Rễ:
Vi phẫu [hình 30] hình tròn. Các mô [hình 31] gồm: Bần [hình 32] vài lớp tế bào vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc không đều. Nhu bì vài lớp tế bào hình chữ nhật, vách cellulose, thường ép dẹp, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ khuyết 1-3 lớp tế bào đa giác dài hơi bầu dục nằm ngang, kích thước không đều, thường bị ép dẹp. Libe 2 tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm thành nhiều lớp, cụm sợi libe [hình 33] xen kẽ với mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm [hình 34] tạo thành 2-3 vòng bắt màu khác nhau; mạch gỗ hình đa giác, tròn hay bầu dục kích thước to nhỏ không đều; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hóa mô cứng không đều. Gỗ 1 không phân biệt được. Tia tủy [hình 35] hẹp 1-2 dãy tế bào hình đa giác. Tinh bột [hình 36] ít, rải rác trong tế bào libe 2 và tia libe, hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây màu xanh, mùi thơm, vị hơi cay. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì [hình 37] lá có lỗ khí kiểu trực bào, tế bào vách uốn lượn. Mảnh biểu bì gân tế bào đa giác dài. Lông che chở [hình 38] đa bào một dãy bị gãy. Lông tiết [hình 39] đa bào nhiều. Mảnh cánh hoa [hình 40]. Hạt phấn [hình 41] hình gần bầu dục có rãnh, bề mặt có vân mạng. Mảnh mạch (xoắn, mạng, vạch [hình 42], điểm [hình 43]). Sợi [hình 44] dài và ít tế bào mô cứng [hình 45]. Mảnh mô mềm [hình 46] thân và lá tế bào vách mỏng. Mảnh mô dày [hình 47].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Hương nhu trắng là cây bụi ưa sáng, có biên độ sinh thái khá rộng, có thể thích nghi với vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm cũng như vùng cận nhiệt đới. Cây mọc hoang và được trồng ở nơi sáng và ẩm, các bãi hoang, ven đồi núi và bờ ruộng. Ở độ cao trên 1000 m, cây mọc chậm. Mùa hoa quả : tháng 5-7.

Bộ phận dùng: 

Phần trên mặt đất (Herba Ocimi gratisssimi), thu hái khi cây ra hoa, phơi khô. Có thể cất tinh dầu.

Thành phần hóa học: 

Phần trên mặt đất của Hương nhu trắng chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là eugenol, D- germacren, cis β-ocimen.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Hương nhu trắng có vị the, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu.

Hình đính kèm
Cây bụi
Thân non
Phiến lá
đốm tuyến
Cụm hoa
Hoa nhỏ
Nhị
chùm lông
hạt phấn
vòi nhụy
Đĩa mật
Quả
đài tồn tại
Vi phẫu thân non
thân già
Các mô
Lông che chở
Lông tiết
Mô dày góc
Nội bì
mô cứng
sợi libe
Gỗ 1
Cuống lá
Mô dẫn
Gân giữa
lông tiết
libe
Phiến lá
Vi phẫu
Các mô
Bần
sợi libe
chiếm tâm
Tia tủy
Tinh bột
Mảnh biểu bì
Lông che chở
Lông tiết
Mảnh cánh hoa
Hạt phấn
vạch
điểm
Sợi
tế bào mô cứng
Mảnh mô mềm
Mảnh mô dày

Loài O. tenuiflorum L. (Cây Hương Nhu Tía)

Tên
Tên khác: 

É đỏ, É tía, É rừng.

Tên khoa học: 

Ocimum tenuiflorum L.

Tên đồng nghĩa: 

O. sanctum L.; O. tomentosum Lamk.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae).

Tên nước ngoài: 

Monk’s basil, sacred basil, holy basil, rough basil, tulsi, mosquito plant of South Africa (Anh) ; basilic saint, basilic sacré (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Long An ngày 09 tháng 05 năm 2010; tại Ninh Thuận ngày 15 tháng 06 năm 2010.

Số hiệu mẫu: 

HNTIA 090510, được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.

Cỏ [hình 1] đứng, cao 0,5-1 m, toàn cây có lông [hình 2] màu trắng xanh hoặc tía, có mùi rất thơm. Thân non màu xanh tía hay tía đậm, tiết diện vuông hơi lõm ở bốn cạnh; thân già màu nâu tía tiết diện gần tròn hoặc có bốn ngấn lồi lớn. đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá [hình 3] hình bầu dục, đáy men xuống một phần cuống, bìa răng cưa hơi nhọn hoặc gần tròn ở hơn 2/3 phía trên, màu xanh tía hoặc tía sậm ở mặt trên, mặt dưới màu xanh nhạt hoặc hơi tía và có nhiều đốm tuyến [hình 4] hơn mặt trên, nhiều lông ở hai mặt, kích thước 2,5-5,5 x 1,5-4,5 cm; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 5-7 cặp gân phụ, màu nhạt hơn phiến lá. Cuống lá giống màu gân lá, hình trụ, mặt trên hơi có rãnh ở giữa, gốc có mấu rụng rõ, nhiều lông, dài 2-3,5 cm. Cụm hoa [hình 5] chùm xim bó dài 4-15 cm ở ngọn cành; xim co 3 hoa (xim bó [hình 6]*) mọc đối tạo thành vòng giả, khoảng cách giữa hai vòng giả 1-2 cm, các vòng giả tạo thành chùm. Lá bắc [hình 7] 1 cho 3 hoa, màu tía hay xanh tía, hình tim rộng hoặc hình trứng mũi mác, kích thước nhỏ dần về phía ngọn trục hoa, cuống rất ngắn, hơi hướng xuống, có gân nổi và nhiều lông, kích thước 3-6 x 3-7 mm. Cuống hoa màu xanh tía hoặc tía, hình trụ ngắn khoảng 0,4-0,6 cm, hơi nằm thẳng góc với trục hoa. Hoa [hình 8] nhỏ, lưỡng tính, không đều, mẫu 5. Lá đài 5, không đều, màu tía, dính nhau bên dưới thành ống hình chuông dài khoảng 2-3 mm, trên chia hai môi 1/4: môi trên một thùy hình trứng rộng hơi nhọn ở đỉnh, có gân dọc; môi dưới xẻ chia 4 thùy tam giác nhọn trong đó 2 thùy dưới dài và hẹp hơn hai thùy bên; đài đồng trưởng; tiền khai lợp. Cánh hoa 5, màu trắng hơi tím nhạt, mặt ngoài có nhiều lông và đốm tuyến màu vàng, dính nhau ở dưới thành ống hơi thắt ở gần đáy dài khoảng 2 mm, trên chia hai môi [hình 9] 4/1: môi trên 4 thùy xẻ cạn hình hơi tròn gần bằng nhau; môi dưới 1 thùy lớn nhất, hình trứng dài hơi khum lòng thuyền, đỉnh nhọn, bìa hơi nhăn; tiền khai tràng lợp. Nhị 4, kiểu 2 trội [hình 10], chỉ nhị dạng sợi mảnh màu trắng đính khoảng giữa ống tràng xen kẽ với cánh hoa, gần chỗ đính [hình 11] có lông ngắn, nhị trước dài 0,6-0,7 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm có cựa lồi không rõ; bao phấn [hình 12] màu vàng, hình bầu dục rộng, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, đính giữa; hạt phấn [hình 13] rời màu vàng, hình gần bầu dục dài hơi có rãnh, mặt ngoài có nhiều vân mạng, kích thước 37,5-42,5 x 20-30 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu [hình 14] trên hình cầu 2 ô, có vách giả chia làm 4 ô, mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy [hình 15] màu tím nhạt, nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu giữa các ô, dài khoảng 0,7-0,8 cm, tận cùng hai nhánh đầu nhụy màu trắng dài khoảng 1 mm choãi ra hướng trước sau. Đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả [hình 16] bế 4, màu nâu, hình trứng, dài khoảng 1,2 mm, rốn hơi hẹp ở đáy, mang trong đài tồn tại [hình 17] màu vàng nâu khô xác.
- Ngoài mẫu Hương nhu tía ở Long An, chúng tôi còn thu thập được mẫu Hương nhu tía ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Tp. Hồ Chí Minh. Qua phân tích hình thái của tất cả các mẫu này nhận thấy ngoài loại Hương nhu tía có toàn cây (thân, lá, cụm hoa) màu tía phổ biến như mô tả của Thực vật chí Việt Nam còn có loại Hương nhu tía toàn cây có màu xanh [hình 18] lá có mùi thơm và đặc điểm hình thái giống như cây Hương nhu tía toàn cây có màu tía. Cây Hương nhu tía toàn cây có màu tía như đã mô tả và cây Hương nhu tía toàn cây có màu xanh lá chỉ khác biệt về màu sắc và một số khác biệt nhỏ về kích thước của thân và lá [hình 19] của cây. Mẫu Hương nhu tía toàn cây có màu xanh lá phân bố khá phổ biến ở vùng núi của tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, mẫu này đôi khi dễ nhầm lẫn với loài Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.), tuy nhiên có thể phân biệt qua mùi thơm và đặc điểm hình thái của cây này khác với cây Hương nhu trắng.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân:
Vi phẫu [hình 20] thân hình vuông. Các mô [hình 21] gồm: Tế bào biểu bì hình chữ nhật không đều, lớp cutin mỏng. Trên biểu bì rải rác có lỗ khí, lông che chở đa bào và lông tiết đa bào. Lông che chở [hình 22] có chân đa bào (do 2 hay nhiều tế bào biểu bì), đầu nhọn 1 dãy gồm 3-9 tế bào. Lông tiết nhiều dạng: loại đầu hình tròn hay bầu dục [hình 23] đơn bào, chân ngắn 1-2 tế bào, và loại lông tiết đầu tròn [hình 24] hoặc lõm (đầu to) ở giữa gồm 2-8 tế bào, chân rất ngắn. Mô dày góc 1-6 lớp tế bào hình đa giác hay gần tròn, không đều, tập trung nhiều ở bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết, khoảng 3-6 lớp tế bào hình đa giác hơi dài hoặc bầu dục nằm ngang, vách mỏng, ở thân già có xu hướng bị ép dẹp. Trụ bì [hình 25] hóa sợi thành từng đám 2-5 lớp. Ở thân già, tầng bì sinh xuất hiện dưới trụ bì sinh bần [hình 26] ở ngoài lục bì ở trong làm cho phần vỏ cấp 1 bị đẩy ra ngoài bong tróc nhiều. Libe 1 thường nằm dưới đám sợi trụ bì, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 không liên tục, tế bào hình đa giác, vách mỏng. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 kích thước không đều, hình tròn hoặc đa giác, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hình đa giác vách dày không đều, tẩm chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 [hình 27] tập trung thành cụm bên dưới gỗ 2, cụm dưới mỗi góc thường có 12-15 bó, cụm ở cạnh thường 1-2 bó, mỗi bó 2-4 mạch; mô mềm gỗ 1 tế bào nhỏ, xếp khít, vách cellulose, một số tẩm chất gỗ. Tia tủy nhiều, hẹp 1-4 dãy tế bào hoặc rộng nhiều dãy tế bào ở 4 cạnh, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài. Mô mềm tủy đạo, tế bào đa giác gần tròn kích thước lớn không đều. Tinh bột rải rác trong tế bào mô mềm vỏ và tia tủy, hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám.
:
Cuống lá [hình 28]:
Mặt trên lõm ở giữa, mặt dưới lồi. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên kích thước bằng hoặc hơi lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin mỏng. Trên biểu bì có lỗ khí rải rác, nhiều lông che chở và lông tiết như ở thân. Mô dày góc, 4-6 lớp dưới biểu bì trên thường tách lớp, 1-4 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích thước không đều khoảng 1-4 lần lớn hơn tế bào biểu bì. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô mềm đạo chứa lục lạp ở hai bên, thường dưới biểu bì có lỗ khí, 1-4 lớp tế bào đa giác hay gần tròn. Mô dẫn với gỗ ở trên libe ở dưới, 4-5 cụm xếp thành hình cung và 2-3 bó phụ nhỏ ở hai bên phía trên bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 3-8 dãy ở mỗi cụm, mỗi dãy có 1-6 mạch; xen kẽ với dãy gỗ là 1-5 dãy tế bào mô mềm hình đa giác, tế bào mô mềm giữa các cụm có kích thước lớn hơn tế bào mô mềm giữa các dãy mạch. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách cellulose dày. Phía trên gỗ là mô mềm đặc 1-3 lớp tế bào hình đa giác nhỏ, vách cellulose hơi dày. Phía dưới libe là mềm vách dày gồm 1-5 lớp tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, không đều.
Gân giữa [hình 29]:
Mặt trên phẳng, mặt dưới lồi nhiều. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên hơi lớn hơn biểu bì dưới, tế bào biểu bì dưới khá đều, lớp cutin mỏng. Cả hai lớp biểu bì có lỗ khí [hình 30], lông che chở và lông tiết giống như ở thân. Mô dày [hình 31] góc 1-5 lớp tế bào hình đa giác gần tròn kích thước không đều, phân bố sát biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới, tách lớp. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều. Mô dẫn [hình 32] gồm 4-5 bó với gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành hình cung và 3-5 bó phụ nhỏ hơn ở giữa phía trên cung với gỗ ở dưới libe. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 3-8 dãy ở mỗi cụm, mỗi dãy có 1-6 mạch; xen kẽ với dãy gỗ là 1-4 dãy tế bào mô mềm hình đa giác vách cellulose, tế bào mô mềm giữa các cụm có kích thước lớn hơn tế bào giữa các dãy. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose. Trên gỗ là mô mềm đặc 1-3 lớp tế bào hình đa giác nhỏ, vách hơi dày. Phía dưới libe là mô mềm vách dày gồm 2-5 lớp tạo thành cụm, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ không đều.
Phiến lá [hình 33]:
Tế bào biểu bì trên hình bầu dục hoặc chữ nhật nằm, kích thước không đều. Tế bào biểu bì dưới hình dạng giống biểu bì trên nhưng kích thước to nhỏ rất khác nhau. Cả hai lớp biểu bì có lông che chở đa bào và lông tiết giống ở thân, lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới. Nhiều chỗ biểu bì lõm xuống đính lông tiết. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào hình chữ nhật không đều; 1-3 tế bào mô mềm giậu dưới mỗi tế bào biểu bì trên. Mô mềm khuyết nối từ lớp mô mềm giậu đến biểu bì dưới gồm 3-5 lớp tế bào hình đa giác vách hơi lượn, kích thước không đều, xếp chừa khuyết không đều. Nhiều bó gân phụ nhỏ bị cắt dọc hoặc cắt ngang.
Rễ:
Vi phẫu [hình 34] hình tròn. Các mô [hình 35] gồm: Bần [hình 36] vài lớp bị bong tróc và nhu bì vài lớp ép dẹp, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, vách hơi lượn, không đều, xếp xuyên tâm. Mô mềm vỏ ngoài khuyết vài lớp tế bào đa giác dài hơi bầu dục nằm ngang, không đều, bị ép dẹp. Libe 2 [hình 37] gần liên tục, tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm thành nhiều lớp. Gỗ 2 chiếm tâm [hình 38]; mạch gỗ [hình 39] hình đa giác, tròn hay bầu dục kích thước to nhỏ không đều; mô mềm gỗ bao quanh mạch, vách tẩm gỗ, một số cellulose. Gỗ 1 khó phân biệt. Tia tủy hẹp ở phần gỗ hơi loe rộng ở phần libe, 1-3 dãy tế bào hình đa giác dài.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây màu xanh hơi nâu đỏ, mùi thơm, vị cay. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì [hình 40] tế bào vách uốn lượn có lỗ khí kiểu trực bào. Lông che chở [hình 41] đa bào một dãy bị gãy. Lông tiết [hình 42] đa bào nhiều. Mảnh cánh hoa [hình 43]. Hạt phấn [hình 44] hình gần bầu dục rãnh, bề mặt có vân mạng. Mảnh mạch (xoắn [hình 45], mạng, vạch [hình 46], điểm [hình 47]). Sợi [hình 48]. Tế bào mô cứng. Mảnh mô mềm [hình 49] tế bào vách mỏng.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Hương nhu tía phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, Hương nhu tía thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Cây ưa sáng, nóng và ẩm, ở các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và hơi lạnh, không thấy trồng. Mùa hoa tháng 5-7.

Bộ phận dùng: 

Dược liệu là toàn cây trên mặt đất (Herba Ocimi tenuiflori).

Thành phần hóa học: 

Phần trên mặt đất chứa tinh dầu với thành phần chính của tinh dầu là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β-caryo-phyllen.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Hương nhu tía có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh: phế, vị, có tác dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), thanh nhiệt, tán thấp, hành thủy, giảm đau.
Hương nhu tía được dùng theo kinh nghiệm dân gian để hạ sốt, chữa cảm nhất là cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc uống hãm. Eugenol chiết từ Hương nhu tía được dùng trong nha khoa và là nguyên liệu để tổng hợp vanilin.

Hình đính kèm
Cỏ
lông
Phiến lá
đốm tuyến
Cụm hoa
xim bó
Lá bắc
Hoa
hai môi
2 trội
chỗ đính
bao phấn
hạt phấn
bầu
vòi nhụy
Quả
đài tồn tại
màu xanh
lá
Vi phẫu
Các mô
Lông che chở
bầu dục
đầu tròn
Trụ bì
bần
Gỗ 1
Cuống lá
Gân giữa
lỗ khí
Mô dày
Mô dẫn
Phiến lá
Vi phẫu
Các mô
Bần
Libe 2
Gỗ 2 chiếm tâm
mạch gỗ
Mảnh biểu bì
Lông che chở
Lông tiết
Mảnh cánh hoa
Hạt phấn
xoắn
vạch
điểm
Sợi
Mảnh mô mềm

Chi Orthosiphon

Loài Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr. (Cây Râu Mèo)

Tên
Tên khác: 

Cây Bông bạc

Tên khoa học: 

Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae)

Tên nước ngoài: 

Orthosiphon, Thé de Java, Barbiflore, Moustache de chat (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Mẫu thu hái vào tháng 04 năm 2009, tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Cỏ [hình 1] cao khoảng 0,6 m. Tiết diện thân vuông, màu xanh ở thân thật non, thân già có 2 cạnh màu xanh và 2 cạnh màu tím ; có ít lông ngắn màu tím, ở mấu có nhiều lông hơn. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình trứng, đầu nhọn, gốc hình chót buồm ; màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới, kích thước 3 – 7 x 2 – 4 cm, bìa phiến có răng cưa rõ ở khoảng 2/3 về phía trên, có ít lông nằm ngắn, màu tím trên gân lá ở cả 2 mặt. Cuống lá lõm ở mặt trên, lồi ở mặt dưới, dài 1 - 4 cm, màu tím ở mặt trên, màu xanh ở mặt dưới, có nhiều lông màu tím và nhiều hơn ở mặt trên. Cụm hoa [hình 2]: mỗi mấu có 2 xim co 3 hoa mọc đối tạo thành vòng giả, các vòng giả hợp thành gié giả ở ngọn cành ; trục cụm hoa dài 16 cm, tiết diện vuông, màu xanh tím nhạt, có sọc dọc và có lông màu tím. Mỗi xim co 3 hoa mọc ở nách một lá nhỏ hình tim màu xanh, kích thước 2 x 2 mm, có lông màu tím và có 1 gân ở giữa. Hoa [hình 3] không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ, dài 3 – 4 mm, màu tím xanh, có lông màu tím. Lá đài 5, không đều, màu xanh lục, dính nhau phía dưới thành ống ngắn 2 mm, trên chia 2 môi 1/4. Môi trên hình trứng, kích thước 5 x 3 mm, mép có lông màu tím. Môi dưới : đỉnh có 4 răng nhỏ, 2 lá đài bên có kích thước 4,5 x 3 mm, 2 lá đài còn lại có kích thước 4,5 x 1,5 mm; các lá đài có 3 gân dọc và nhiều lông màu trắng. Tiền khai lợp. Cánh hoa 5, không đều, màu trắng, dính nhau phía dưới tạo thành ống hình trụ cao 1cm, phía trên chia 2 môi 4/1. Môi trên do 4 cánh hoa tạo thành: 2 cánh ở phía sau dạng thuôn dài có kích thước 5 x 1mm, 2 cánh 2 bên hình bầu dục có kích thước 5 x 2mm. Môi dưới bầu dục khum đỉnh nhọn, kích thước 5 x 3 mm. Mặt ngoài cánh hoa có nhiều lông màu trắng, đỉnh có ít lông màu tím. Tiền khai lợp. Nhị 4, không đều, rời, 2 nhị dài, 2 nhị ngắn, đính 1 vòng trên ống tràng xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi, nhẵn, màu trắng, khoảng 2-3 mm ở đỉnh có màu tím, nhị ngắn dài 19 mm, nhị dài dài 21 mm . Bao phấn hình thận, màu tím, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính giữa. Hạt phấn [hình 4] hình cầu, rời, màu tím, có 2 – 3 rãnh dọc và có vân hình mạng, kích thước 67,5 – 75 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu [hình 5] trên 2 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ. Bầu màu trắng xanh, chia 4 thùy. 1 vòi nhụy dạng sợi màu trắng, nhẵn, dài 4 cm, 2 – 3 mm phía đỉnh có màu tím, đính gần đáy bầu. 1 đầu nhụy hình chùy, màu tím đậm. Đĩa mật [hình 6] dạng khoen màu trắng, hơi nhô lên phía cánh hoa giữa.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu thân [hình 7]
Vi phẫu hình vuông. Biểu bì tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác xếp khít nhau; rải rác có lỗ khí, lông che chở đơn bào ngắn, lông che chở [hình 8] đa bào (2 - 5 tế bào), trên bề mặt lông che chở có những vân dọc ngắn hay nốt sần. Có 3 loại lông tiết [hình 9]: lông tiết chân đơn bào đầu đơn bào; lông tiết chân đơn bào, đầu 2 tế bào hình tròn; lông tiết chân đơn bào đầu đa bào (4 tế bào). Mô dày góc không liên tục tế bào đa giác hoặc bầu dục kích thước không đều nhau, tập trung nhiều ở 4 góc thân (3 – 6 lớp tế bào), ít ở cạnh (1 – 2 lớp tế bào). Mô mềm vỏ khuyết tế bào đa giác hoặc bầu dục kích thước không đều nhau, lớn gấp 1,5 lần tế bào biểu bì. Trụ bì hóa mô cứng thành từng cụm, 2 – 5 lớp tế bào đa giác, kích thước bằng 1/3 – 1/6 tế bào mô mềm khuyết. Hệ thống dẫn kiểu hậu thể gián đoạn. Libe 1 xếp thành từng cụm; libe 2, 4 -5 lớp tế bào xếp xuyên tâm, vách hơi uốn lượn. Mạch gỗ 2 tròn hay đa giác, xếp lộn xộn, tập trung nhiều ở 4 góc vi phẫu, rất ít ở cạnh. Mô mềm gỗ 2 tế bào đa giác vách dày hay mỏng. Tia tủy 1 – 2 dãy tế bào vách mỏng. Gỗ 1 tập trung nhiều ở 4 góc vi phẫu (5 – 7 bó), rải rác ở cạnh (1 bó). Mô mềm tủy đạo, tế bào đa giác kích thước không đều nhau, lớn gấp 3 – 4 lần tế bào mô mềm vỏ; 2- 3 lớp tế bào mô mềm tủy dưới gỗ 1 hóa mô cứng, kích thước nhỏ hơn vùng mô mềm tủy còn lại.
Vi phẫu lá [hình 10]
Gân giữa: mặt trên lồi nhiều hơn mặt dưới. Biểu bì là một lớp tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác xếp khít nhau. Nhiều lông che chở đơn bào ngắn; lông che chở đa bào (2-5 tế bào), trên bề mặt lông che chở có những nốt sần. Rải rác có nhiều loại lông tiết ở phần lõm của biểu bì: lông tiết chân đơn bào, đầu 4 tế bào; lông tiết chân đơn bào, đầu đơn bào; rất ít lông tiết chân đa bào, đầu đơn bào. Mô dày góc, tế bào hình bầu dục hay hơi đa giác, kích thước không đều nhau, 3-4 lớp ở biểu bì trên, 2-3 lớp ở biểu bì dưới. Mô mềm khuyết, tế bào gần tròn hoặc hơi đa giác, kích thước lớn gấp 3-4 lần tế bào mô dày góc. Libe gỗ xếp thành 2 cụm với gỗ ở trên, libe ở dưới; có thể có 1 bó libe gỗ nhỏ phía trên với gỗ trên libe dưới.
Phiến lá [hình 11]: tế bào biểu bì trên lớn hơn tế bào biểu bì dưới, lỗ khí ở biểu bì dưới nhiều hơn biểu bì trên. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào thuôn dài. Mô mềm khuyết tế bào vách uốn lượn. Trong mô mềm khuyết có thể có các bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Vi phẫu cuống lá [hình 12]
Mặt trên phẳng hoặc hơi lõm, mặt dưới hơi lồi. Biểu bì là một lớp tế bào hình chữ nhật hoặc hơi đa giác xếp khít nhau, rải rác có lỗ khí. Trên biểu bì có lông che chở và lông tiết như vi phẫu thân, mặt trên nhiều hơn mặt dưới. Mô dày góc, 4-5 lớp tế bào hình hơi đa giác hoặc gần tròn ở mặt trên và 3-4 lớp ở mặt dưới. Mô mềm khuyết tế bào gần tròn hoặc hơi đa giác, kích thước không đều nhau, gấp 3-4 lần tế bào mô dày góc. Ở 2 bên cuống lá, dưới lớp biểu bì là 3-4 lớp tế bào mô mềm khuyết chứa lục lạp. Libe gỗ xếp thành 2 cụm với gỗ ở trên và libe ở dưới. Ngoài ra còn có 2 cụm libe gỗ nhỏ ở biểu bì trên với gỗ ở bên trong, libe ở bên ngoài.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây mịn, màu xanh lục, có ít xơ.
Thành phần: mảnh biểu bì [hình 13] trên và dưới mang lỗ khí kiểu trực bào. Lông che chở [hình 14] đa bào dài. Lông tiết [hình 15] chân đơn bào, đầu đa bào(4 tế bào). Mảnh mạch [hình 16] vạch, mạch xoắn, mạch mạng, mạch điểm. Sợi vách dày, không rõ ống trao đổi. Hạt tinh bột [hình 17] hình tròn hay đa giác, tễ rõ hay không rõ.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Râu mèo là cây nhiệt đới điển hình. Ở Việt nam phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi.
Mùa hoa quả: tháng 4-7

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Orthosiphonis).

Thành phần hóa học: 

Lá Râu mèo chứa một saponin, một alkaloid. Tinh dầu 0,2 – 0,6%, tanin, acid hữu cơ và dầu béo. Lá khô và ngọn tươi có hoa chứa các chất vô cơ khoảng 12% với hàm lượng Kali cao, flavonoid (sinensetin, 3’-hydroxy-3,6,7,4’-tertramethoxy flavon, tetrametylscutelarein), các dẫn xuất của acid cafeic, inositol, phytosterol, saponin, tinh dầu 0,7%. Tinh dầu lá, cành, thân chứa β-caryophylen, β-elemen humulen, β-bourbonen và 1-octen-3-ol, caryophylen oxyd. Ngoài ra cây Râu mèo còn chứa methylripariochromen A, orthosiphol A, carotenoid, β-caroten, neo β-caroten, 3-zeacaroten, và cryptoxanthin.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Theo kinh nghiệm dân gian cây Râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan. Tài liệu Ấn Độ coi dịch hãm nước Râu mèo là thuốc điều trị đặc hiệu các bệnh thận và bàng quang, ngoài ra còn điều trị thấp khớp và gút. Cao lỏng Râu mèo dùng làm thuốc hạ đường huyết.

Hình đính kèm
Cỏ
Cụm hoa
Hoa
Hạt phấn
bầu
Đĩa mật
Vi phẫu thân
lông che chở
 lông tiết
Vi phẫu lá
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
mảnh biểu bì
Lông che chở
Lông tiết
Mảnh mạch
Hạt tinh bột

Chi Perilla

Loài Perilla frutescens (L.) Britt. (Cây Tía Tô)

Tên
Tên khác: 

Tử tô

Tên khoa học: 

Perilla frutescens (L.) Britt.

Tên đồng nghĩa: 

Ocimum frutescens L., Perilla ocymoides L., Melissa cretica auct. non L.: Lour., Mentha perilloides auct. non L.: Lamk.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae)

Tên nước ngoài: 

Perilla, Purple common perrilla (Anh), Pérille (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2009

Số hiệu mẫu: 

TT0609

Thân cỏ mọc đứng, cao 40-100 cm, phân nhánh nhiều, toàn cây có mùi thơm và có nhiều lông. Thân và cành vuông, lõm ở cạnh, màu xanh hay tím, có nhiều lông. [hình 1] đơn, mọc đối chéo chữ thập, phiến mỏng, hình trứng rộng, kích thước 7-13×5-9 cm, đỉnh lá nhọn, gốc tròn. Bìa lá có răng cưa nhọn, hai mặt lá có màu xanh hoặc tím nhạt; những lá ở ngọn thường tím mặt trên, khi lá già mặt trên [hình 2] trở thành màu xanh; gân giữa màu tím, gân bên 6-8 đôi. Cuống lá dạng sợi, dài 2-5 cm, đường kính 1,5-2 mm, màu tím xanh. Cụm hoa [hình 3] dạng chùm ở ngọn cành hoặc nách lá, dài 5-20 cm, mỗi đốt mang 2 hoa mọc đối hình chữ thập. Hoa [hình 4] không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Lá bắc [hình 5] hình trứng rộng, dài hơn hoa, đầu nhọn, kích thước 2,5-3×3 cm, màu xanh, có lông dài, tồn tại đến khi hoa thành quả. Cuống hoa dài 1-3 mm. Đài hình chuông, màu xanh cỡ 3-4×2-3 mm, có 10 gân dọc, có vòng lông trắng dài ở họng, 2 môi: môi trên 3 thùy ngắn; môi dưới 2 thùy nhọn xẻ sâu và dài hơn môi trên, đài tồn tại và phát triển đến khi quả [hình 6] đã khô và rụng, 5-8×3-4 mm. Tràng hợp thành ống màu trắng, dài 3-4 mm ở phía dưới, có vòng lông ở họng, 2 môi 2/3: môi trên chia 2 thùy cạn; môi dưới có thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên. Nhị 4, đính ở 1/3 phía trên ống tràng, xen kẽ với cánh hoa, không nhô hẳn ra ngoài, 2 nhị dưới dài hơn 2 nhị trên. Chỉ nhị dạng sợi, bao phấn màu tím, 2 ô song song, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn [hình 7] gần hình cầu, nhiều rãnh ngoằn ngoèo, đường kính 40-45 µm. Lá noãn 2, bầu 2 ô sau có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính đáy. Bầu noãn [hình 8] đường kính 2 mm, hình vuông, góc tròn. Ở một số bầu noãn [hình 9], có khi chỉ 3 hoặc 2 noãn phát triển thành quả, các noãn còn lại không phát triển. Vòi nhụy dạng sợi dài 2-2,5 mm, nửa dưới màu trắng, nửa trên màu tím nhạt, 2 đầu nhụy thò ra ngoài. Quả bế tư hình trứng hoặc gần hình cầu, có gốc quả [hình 10] hơi nhọn, gồm 4 hạch nhỏ, mỗi hạch chứa 1 hạt. Khi chưa chín màu trắng ngà, đường kính mỗi quả khoảng 1-1,5 mm, cả “tứ bế quả” khoảng 3 mm. Lúc chín, quả khô [hình 11] lại và có màu nâu đen, có vân mạng lưới, dễ dàng rơi ra khỏi đài từng quả riêng rẽ. Vỏ quả mỏng, giòn, dễ vỡ. Hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ, vị cay.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 12]: Vi phẫu vuông, 4 cạnh lõm sâu, dài ngắn không đều nhau. Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào dẹt và nhỏ, lớp cutin mỏng, có răng cưa rải rác. Nhiều lỗ khí [hình 13] nằm nhô cao hơn hẳn so với biểu bì. Lông che chở đa bào một dãy từ 3-6 tế bào, bề mặt lấm tấm, biểu bì dưới chân lông nhô cao, thường gặp ở 4 góc. Có nhiều dạng lông tiết: lông tiết đầu tròn [hình 14] 1 hoặc 2, 4 tế bào, chân 1-2 tế bào; lông tiết hình bán nguyệt [hình 15] màu vàng nhạt, chân ngắn; lông tiết chân ngắn, đầu 6-8 tế bào chứa chất tiết màu vàng, vách dày, nhìn ngang có hình bầu dục [hình 16]. Dưới biểu bì là vòng mô dày góc liên tục, tập trung nhiều ở 4 góc, gồm những tế bào đa giác, kích thước không đều nhau, 6-8 lớp ở góc, 1-2 lớp ở cạnh. Mô mềm vỏ đạo, tế bào hình đa giác gần tròn. Gỗ 1 phát triển nhiều ở 4 góc, libe 1 cũng tập trung lại thành đám dài ở góc. Ở cạnh của vi phẫu, các bó gỗ 1 và libe 1 có rải rác. Gỗ 2 và libe 2 chưa phát triển nhiều. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước không đều nhau. Tinh thể calci oxalat hình kim [hình 17] tập trung thành bó và hình khối [hình 18] rải rác trong mô mềm vỏ.
Thân già [hình 19]: Lông che chở và lông tiết giảm nhiều, có sự hình thành bần liên tục hay rải rác. Mô dày và mô mềm vỏ có xu hướng bị ép dẹp. Trụ bì gồm 2-3 lớp tế bào, hoá mô cứng rải rác. Libe 1 vách tế bào dày. Gỗ 2 và libe 2 phát triển dày đặc ở 4 góc, và cũng phát triển ở cạnh. Mô mềm cấp 2 tẩm chất gỗ ở cạnh vi phẫu. Tia tủy hẹp, nhiều.
Cuống lá [hình 20]: 2 cánh lồi. Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào dẹt và nhỏ, cutin mỏng, có răng cưa rải rác. Lỗ khí, lông tiết và lông che chở giống thân. Ở cánh lồi, có khoảng 7 lớp mô dày góc, những vị trí còn lại từ 2-5 lớp tạo thành vòng mô dày liên tục. Mô mềm đạo, tế bào đa giác gần tròn, không đều, chứa calci oxalat hình kim và hình khối.- Cung libe gỗ [hình 21] chia thành 2 đoạn, gỗ ở trên và libe ở dưới, mô dày dưới libe. Ở 2 góc trên có thêm 2 bó libe gỗ phụ, libe bao bọc gỗ.
[hình 22]: Gân giữa lồi ít ở mặt trên, lồi nhiều ở mặt dưới. Biểu bì [hình 23] trên và dưới gồm 1 lớp tế bào dẹt và nhỏ, cutin mỏng, có răng cưa rải rác, dưới chân một số lông che chở, biểu bì phình to ra và nhô cao. Lỗ khí, lông tiết [hình 24] và lông che chở giống thân. Lông che chở to, đa bào 1 dãy từ 3-5 tế bào, thường chỉ có ở gân lá, mặt trên nhiều hơn mặt dưới. Mô dày góc ở cạnh biểu bì tế bào hình đa giác, nhỏ. Mô mềm đạo, tế bào tròn, không đều, chứa calci oxalat hình kim và hình khối. Cung libe gỗ liên tục ở giữa, gỗ ở trên và libe ở dưới, mô dày dưới libe, 2 bó libe gỗ phụ ở 2 bên, libe ở trên và gỗ ở dưới.
Phiến lá [hình 25]: Biểu bì có lông tiết [hình 26] rải rác. Mô mềm giậu chiếm 2/5 chiều dày phiến lá, chỉ có 1 lớp tế bào hình chữ nhật thuôn dài, chứa nhiều lục lạp, nằm vuông góc với biểu bì trên; 4-5 lớp mô mềm khuyết tròn. Tinh thể calci oxalat hình kim và hình khối rải rác.
Biểu bì lá: Lỗ khí kiểu trực bào, biểu bì [hình 27] dưới có các tế bào bạn uốn lượn ngoằn ngoèo hơn biểu bì trên. Mảnh biểu bì dưới có nhiều tế bào màu hồng tím [hình 28], những tế bào này tạo nên màu tím đặc trưng của lá. Khi lá già, số lượng tế bào này giảm làm lá trở thành màu xanh.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá: Màu xanh đen, mùi thơm. Thành phần gồm: mảnh mô giậu [hình 29]. Mảnh biểu bì gân lá [hình 30]; mảnh biểu [hình 31] bì mang lỗ khí kiểu trực bào, các tế bào bạn có vách uốn lượn; mảnh biểu bì mang lông che chở hoặc lông tiết. Các dạng lông tiết [hình 32]: lông tiết [hình 33] nhỏ đầu hình bầu dục hoặc tròn 1 hoặc 2, 4 tế bào, chân 1-2 tế bào; lông tiết lớn có đầu tròn hoặc hình bán nguyệt chân rất ngắn, đầu 6-8 tế bào như đã mô tả ở trên. Lông che chở [hình 34] đa bào đứt gãy và có đốm lấm tấm,mảnh mô mềm, các mảnh mạch xoắn [hình 35], mạch vạch,… Tinh thể calci oxalat hình khối. Hạt tinh bột hình chuông nhỏ, tập trung lại thành đám.
Bột quả: Màu xám nâu, mùi thơm, gồm có: mảnh vỏ quả [hình 36] dạng một đám tế bào mô cứng [hình 37] sát nhau có ống trao đổi rõ; tế bào mô cứng hẹp, có vách dày; mảnh mô mềm [hình 38] hình đa giác; nhiều hạt tinh bột [hình 39] hình nhiều cạnh.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết quả nhiều, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt. Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12 [9]. Theo tài liệu [15]: mùa hoa quả tháng 5-8.

Thu hái và chế biến: 

: Thu hoạch vào mùa hạ, khi cành lá mọc xum xuê, bỏ lá sâu, để riêng lá hoặc nhánh non, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Loại bỏ tạp chất và cành già, phun nước cho mềm, thái vụn, phơi khô.
Quả: Thu hoạch vào mùa thu, loại tạp chất, phơi khô.
Tử tô tử sao: Lấy tử tô tử cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm hoặc nổ đều, lấy ra để nguội, khi dùng giã dập.

Thành phần hóa học: 

Tía tô chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.
Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

* Lá (Folium Perillae): còn gọi là Tô diệp, lá (hoặc có lẫn nhánh non) đã phơi hay sấy khô. Phiến lá thường nhàu nát, cuộn lại và gẫy.
-Vi phẫu: Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào dẹt và nhỏ, lỗ khí có nhiều ở biểu bì dưới. Lông tiết hình bán nguyệt nằm trong những chỗ lõm của biểu bì. Lông che chở đa bào một dãy có chỗ thắt lại. Mô dày ở những chỗ lồi của gân giữa. Bó libe gỗ hình cung ở giữa gân lá gồm có gỗ ở phía trên, libe ở phía dưới. Phiến lá có mô mềm giậu chứa chất màu vàng, chiếm 2/3 phiến lá, mô mềm khuyết mỏng ở dưới mô giậu.
- Bột lá màu nâu, mùi thơm, vị cay. Thành phần có lông che chở đa bào, bề mặt lấm tấm. Lông tiết đầu đa bào, cuống rất ngắn. Mảnh biểu bì trên và dưới gồm tế bào thành ngoằn ngoèo, có lỗ khí và lông tiết. Phiến lá gồm tế bào chứa diệp lục, có tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhỏ. Mảnh mạch mạng, mạnh vòng, mạch xoắn.
Công dụng: Trị cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua, cá. Ngày dùng 5-9 g, dạng thuốc sắc.
* Quả (Fructus Perillae)- còn gọi là Tô tử: Quả chín già phơi khô.
- Mô tả: Quả hình trứng hoặc gần cầu, đường kính khoảng 1,5 mm, màu nâu xám hoặc màu vàng xám, có vân lưới hơi lồi, nâu sẫm. Gốc quả hơi nhọn, có chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ quả mỏng giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, vỏ hạt có màng, trong hạt có 2 lá mầm màu trắng ngà, có dầu. Đập vỡ hạt có mùi thơm, vị hơi cay.
Công dụng: Trị đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón. Ngày dùng 3-9 g, dạng thuốc sắc.

Hình đính kèm
Lá
mặt trên
Cụm hoa
Hoa
Lá bắc
quả
Hạt phấn
Bầu noãn
bầu noãn
quả
quả khô
Thân
lỗ khí
lông tiết đầu tròn
bán nguyệt
bầu dục
hình kim
hình khối
Thân già
Cuống lá
Cung libe gỗ
Lá
Biểu bì
lông tiết
Phiến lá
lông tiết
biểu bì
màu hồng tím
mảnh mô giậu
Mảnh biểu bì gân lá
mảnh biểu
lông tiết
lông tiết
Lông che chở
mảnh mạch xoắn
mảnh vỏ quả
mô cứng
mảnh mô mềm
tinh bột

Chi Plectranthus


Loài Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. (Cây Húng Chanh)

Tên
Tên khác: 

Tần dày lá, Rau thơm lông, Rau thơm lùn, Dương tử tô

Tên khoa học: 

Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

Tên đồng nghĩa: 

Coleus amboinicus Lour., Coleus aromaticus Benth. in Wall., Plectranthus aromaticus (Benth.) Roxb.

Họ: 

Bạc hà (Lamiaceae)

Tên nước ngoài: 

Country borage, Indian borage (Anh); Coliole aromatique (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

thành phố Hồ Chí Minh ngày 04 tháng 04 năm 2009

Số hiệu mẫu: 

HC 0409

Thân [hình 1] cỏ nhiều năm, mọc đứng, cao 30-70 cm, phân nhánh nhiều; cành non vuông, có nhiều lông. Thân già gần tròn, mập. [hình 2] đơn, mọc đối chéo chữ thập; phiến lá dày, mọng nước, hình trứng rộng hay gần tròn, kích thước 4-8x3-6 cm, đỉnh lá nhọn hoặc tù, gốc tròn hay cụt, mép có răng cưa to, không nhọn, cả 2 mặt lá có lông ngắn. Gân chính to, gân bên nhỏ, 4-5 đôi, gân hình mạng nổi rõ ở mặt dưới [hình 3] lá. Lá có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị chua. Cuống lá dài 2-4 cm, hình lòng máng, có lông. Cây rất hiếm khi thấy ra hoa.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 4]
Vi phẫu [hình 5] hình chữ nhật hay vuông, góc hơi tròn. Biểu bì là một lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác có 5 hoặc 6 cạnh khá đều nhau, cutin mỏng. Lỗ khí nằm ngang hay nhô cao hơn lớp biểu bì. Lông che chở đa bào một dãy rất nhiều, từ 3-9 tế bào. Biểu bì thường lồi ở chân lông. Lông tiết nhiều, đầu tròn hoặc bầu dục chứa nhiều chất tiết màu vàng xanh, chân và đầu có 1-2 tế bào. Dưới biểu bì là 2-4 lớp tế bào mô dày góc liên tục. Mô mềm vỏ đạo, gồm 4-8 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang, kích thuớc không đều. Trụ bì [hình 6] gồm 1-3 lớp tế bào, hóa mô cứng rải rác. Libe 1 xếp thành từng cụm nhỏ rải rác ở phần cạnh vi phẫu và xếp thành các đám dài tập trung ở 4 góc. Libe 2 gồm 3 hoặc 4 lớp tế bào hình chữ nhật, vách khá uốn luợn xen kẽ libe 2 là các mô mềm cấp 2 vách bằng cellulose. Vùng gỗ 2 phát triển ở 4 góc, gồm từ 10-13 lớp tế bào mô mềm gỗ xếp xuyên tâm. Mạch gỗ 2 to, rải rác, hình chữ nhật hay hình đa giác tròn ở góc. Tia tủy 1-2 dãy tế bào có kích thước hẹp. Xen kẽ gỗ 2 là mô mềm cấp 2 vách tẩm chất gỗ, tế bào hình chữ nhật khá đều nhau, bên dưới có 1-2 lớp mô mềm cấp 2 vách còn cellulose. Gỗ 1 tập trung nhiều ở 4 góc bên dưới gỗ 2, phân hóa ly tâm. Gỗ 1 và gỗ 2 còn nằm rải rác ở các cạnh vi phẫu, mạch gỗ nhỏ. Mô mềm tủy khuyết, hình đa giác kích thước không đều. Tinh thể calci oxalat hình kim và hình khối có trong mô mềm vỏ và tủy. Tinh thể calci oxalat hình kim ngắn hoặc dài, thường tập trung thành từng bó.
- Thân già [hình 7]: Vi phẫu thân tròn, có sự xuất hiện những mảng bần [hình 8]. Mô dày góc và mô mềm vỏ thường bị ép dẹp. Mô mềm cấp 2 tẩm chất gỗ rải rác.
Cuống lá [hình 9]
Tế bào biểu bì dẹt và nhỏ, cutin mỏng. Lỗ khí, lông tiết và lông che chở giống như thân. Mô dày góc 2-4 lớp, tạo thành vòng liên tục, nhiều ở 2 góc lồi. Mô mềm đạo, tế bào đa giác gần tròn, không đều, chứa calci oxalat hình kim [hình 10] và hình khối [hình 11]. Cung libe gỗ gồm 2 đoạn đối xứng, gỗ ở trên và libe ở dưới. Ở 2 góc trên có 2 bó libe gỗ phụ [hình 12].
[hình 13]
Gân giữa lồi ở mặt dưới. Biểu bì trên và dưới có lông che chở đa bào và lông tiết [hình 14], cutin mỏng. Mô dày góc sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Tế bào mô mềm đạo, tế bào to, vách mỏng. Hệ thống dẫn [hình 15] gồm nhiều bó không đều xếp thành vòng tròn, libe ở ngoài, gỗ ở trong. Những bó phía trên nhỏ, những bó phía dưới to.
Phiến lá [hình 16]: Biểu bì trên và dưới có hình chữ nhật, cutin mỏng. Dưới biểu bì trên có 1 lớp tế bào mô giậu. Dưới mô giậu là mô mềm chừa những khuyết nhỏ.
Biểu bì lá: Tế bào biểu bì trên [hình 17] có vách hơi uốn lượn, lỗ khí ít. Tế bào biểu bì dưới [hình 18] có vách ngoằn ngoèo, lỗ khí nhiều. Lỗ khí kiểu trực bào.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột cành lá: Màu xanh, mùi thơm. Thành phần gồm: mảnh biểu bì vách hơi ngoằn ngoèo mang lỗ khí kiểu trực bào, có thể thấy lông che chở [hình 19] và lông tiết [hình 20]; mảnh lỗ khí nằm riêng rẽ hoặc có tế bào bạn xung quanh; lông che chở rất to hoặc nhỏ, vách mỏng lấm chấm, đứt gãy; lông tiết nhiều kích thước và nhiều loại: chân 1-2 tế bào, đầu 1, 2 hoặc 4 tế bào chứa tinh dầu vàng óng; các mảnh mạch xoắn [hình 21], mạch vạch [hình 22], mạch mạng; mảnh mô mềm; tế bào mô cứng [hình 23] và sợi [hình 24], tinh thể calci oxalat hình kim và hình khối [hình 25]. Hạt tinh bột [hình 26] hình đa giác, tễ rõ.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Trồng ở nhiều tỉnh và thành phố nước ta. Còn có ở Ấn Độ, Indonexia, Philippin.
Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12. Cây ưa sáng và ẩm.

Bộ phận dùng: 

Lá (Folium Plectranthi amboinici) hoặc lá có lẫn nhánh non.

Thu hái và chế biến: 

Thu hái quanh năm, lúc trời khô ráo hái những lá bánh tẻ, loại bỏ lá sâu và lá già, phơi âm can cho khô.

Thành phần hóa học: 

Lá chứa tinh dầu, thành phần chính là carvacrol: 40-60%. Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng thành phần chính trong tinh dầu là thymol 41,30%. Lá Húng chanh mọc ở Hà Nội chứa 0,002-0,003% tinh dầu trong đó có carvacrol 39,5%, γ-terpinen 19%, α-terpinen 16,8%.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tinh dầu có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn. Cao nước có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng. Thường dùng trị cảm cúm, ho sốt do phong hàn, ho, hen, viêm họng, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, ho gà, khản tiếng, côn trùng cắn. Ngày dùng 10-16 g, dạng thuốc sắc, thuốc xông, thường dùng lá tươi.

Hình đính kèm
Thân
Lá
mặt dưới
Thân
Vi phẫu
Trụ bì
Thân già
bần
Cuống lá
hình kim
hình khối
bó libe gỗ phụ
Lá
lông tiết
Hệ thống dẫn
Phiến lá
biểu bì trên
biểu bì dưới
lông che chở
lông tiết
mạch xoắn
mạch vạch
tế bào mô cứng
sợi
hình khối
tinh bột