Họ Hành (Liliaceae)

Chi Allium

Loài Allium tuberosum Rottl. ex Spreng. (Cây Hẹ)

Tên
Tên khác: 

Cửu thái.

Tên khoa học: 

Allium tuberosum Rottl. ex Spreng.

Tên đồng nghĩa: 

Allium uliginosum G. Don

Họ: 

Hành (Alliaceae)

Tên nước ngoài: 

Sweet leek, Fragrant-flowered garlic, Chinese chives (Anh).

Mẫu thu hái tại: 

Tuy Hòa-Phú Yên, ngày 01 tháng 06 năm 2009.

Số hiệu mẫu: 

H 0609

Thân cỏ nhiều năm, cao 20-50 cm, có mùi hăng. Nhiều thân hành [hình 1] nhỏ, màu trắng được bao bên ngoài bởi lớp áo mỏng màu nâu vàng, dạng sợi, nối tiếp thân hành là thân rễ. Thân rễ [hình 2] màu nâu, mọc ngang hơi chếch. Lá mọc so le thành 2 dãy, hơi chụm ở gốc, hình dải, dẹp, đặc, kích thước 15-40μm 0,2-0,7 cm, bẹ lá [hình 3] dài và mỏng. Cụm hoa [hình 4] là tán giả trên trục cụm hoa thẳng đứng dài 30-50 cm. Lá bắc tổng bao dạng mo, mỏng, xẻ 1 bên hoặc xẻ 2-3 mảnh, ngắn hơn cụm hoa, khô xác và tồn tại. Trên cụm hoa [hình 5] có 20-33 hoa, đính thành 3-5 vòng. Hoa nhỏ, nụ [hình 6] hình 3 cạnh, màu trắng, đều, lưỡng tính; cuống hoa dài 1-2,5 cm, gốc có lá bắc nhỏ. Bao hoa 6 phiến, hình trứng hoặc trứng ngược, dài 4-5 mm, rộng 2,5-3 mm, rời nhau hoặc dính nhau rất ít ở đáy, xếp trên 2 vòng; mỗi phiến có 1 gân giữa màu xanh ở bên ngoài. Nhị [hình 7] 6, rời nếu bao hoa rời; trường hợp hoa có bao hoa dính nhau thì gốc chỉ nhị hợp và dính với bao hoa. Chỉ nhị dài 2-2,5 mm; bao phấn khi hoa chưa nở có màu xanh, sau khi đã nở có màu vàng, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn [hình 8] hình bầu dục hay chữ nhật, có rãnh dọc ở giữa, kích thước 32,5- 42,5 μm. Bầu [hình 9] trên, hình chùy ngược, có 3 thùy, giữa mỗi thùy có rãnh dọc. Mặt ngoài có những nốt nhỏ, 3 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ; 1 vòi nhụy [hình 10] rất ngắn màu trắng; đầu nhụy không rõ.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 11] khí sinh cấu tạo từ nhiều bẹ lá hình vòng liên tục ôm lấy 2 lõi bên trong. Mỗi bẹ lá có phần rộng mang các bó mạch [hình 12] xếp thành một hàng và phần hẹp hơn có các bó mạch kém phát triển. Biểu bì ngoài có hình đa giác, lớp cutin khá dày, to hơn hẳn so với biểu bì trong. Biểu bì trong hình chữ nhật, bị ép dẹp, cutin mỏng. Mỗi bó mạch có từ 1-6 mạch, phân hóa ly tâm, libe chồng lên gỗ, xung quanh có thể có vòng mô cứng. Mô mềm khuyết. Trong vùng mô mềm, có một số tế bào tròn bắt màu xanh [hình 13] dày mỏng khác nhau. Các bẹ lá sẽ xếp xen kẽ với nhau để phần rộng của bẹ lá này tiếp xúc với bên hẹp của bẹ lá kia. Phần lõi thân gồm 2 mảnh úp vào nhau, có kích thước không bằng nhau, biểu bì hình đa giác, cutin dày, có nhiều lỗ khí. Mỗi mảnh của lõi đều có các bó libe gỗ kiểu chồng xếp thành 1 vòng, gỗ phân hóa ly tâm, các bó phía trong thường nhỏ hơn các bó phía ngoài. Libe chồng lên gỗ, ít thấy vòng mô cứng chung quanh. Mô mềm khuyết.
[hình 14] mặt trên lõm, mặt dưới lồi, thuôn dài hai bên. Biểu bì [hình 15] hình đa giác, cutin dày, có thể gặp cutin lồi rải rác, nhiều lỗ khí ở cả 2 mặt. Nhiều bó mạch xếp trên 2 hàng: hàng trên gỗ ở phía dưới, hàng dưới gỗ ở phía trên, các bó nằm gần biểu bì dưới to hơn các bó nằm gần biểu bì trên (hay các bó dẫn xếp thành một vòng, gỗ ở trong, libe ở ngoài). libe chồng lên gỗ, ít thấy vòng mô cứng chung quanh. Mô mềm khuyết.
Biểu bì lá [hình 16]: Các tế bào biểu bì hình đa giác rất dài. Lỗ khí giống kiểu lớp 1 lá mầm, có cả ở mặt trên và dưới như nhau. Có thể gặp cutin lồi rải rác.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột thân lá [hình 17] khí sinh màu vàng xanh, không có mùi vị rõ rệt. Thành phần gồm:
Mảnh biểu bì có các tế bào biểu bì hình đa giác rất dài, mang lỗ khí kiểu lớp Hành, có thể thấy những vòng tròn mờ của cutin lồi. Mảnh mô mềm hình chữ nhật hoặc đa giác hoặc hình tròn có chừa các đạo nhỏ. Các mảnh mạch vạch, mạch điểm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Hẹ có nguồn gốc hoang dại ở vùng Trung và Bắc Á, được người Trung Quốc đưa về trồng khoảng 200 năm trước Công nguyên. Cây được trồng trên ruộng đất màu, bãi bồi ven sông, trên nương rẫy, trong vườn, chậu. Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-11. Thường trồng vào mùa xuân hoặc thu đông bằng các thân hành.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Allii) thu hái quanh năm và dùng tươi.

Thành phần hóa học: 

Thân hành chứa aliin, methylaliin; lá chứa hợp chất sulfit, linalol. Trong 100 g phần ăn được của hẹ có nước 93 g, protein 2,1 g, chất béo 0,1 g, carbohydrat 2,8 g, chất xơ 0,9 g, tro 1 g, caroten 4 mg và vitamin C 25 mg. Các đường fructose, glucose, galactose và sucrose. Phân đoạn bay hơi có 36 chất, trong đó có 20 hợp chất sulfit. Hẹ còn chứa N-p. coumaryol tyramin, bis (p. hydroxyphenyl) ether và odorin.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Nước ép lá tươi và thành phần bay hơi của cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Streptococcus hemolyticus, Salmonella tryphi, Shigella flexneri, Shigella shiga, Coli bethesda, Bacillus subtilis. Hoạt chất odorin có tác dụng ức chế mạnh Staphyllococcus aureus. Lá Hẹ tươi có tác dụng diệt trùng roi âm đạo sau 30 phút tiếp xúc. Nước ép lá Hẹ lọc bỏ cặn, tiêm tĩnh mạch cho chuột nhắt trắng với liều 0,1-0,5 ml/10 g thân trọng, xuất hiện triệu chứng choáng, vật vã, co giật và chuột chết sau nửa giờ. Hẹ được dùng làm gia vị và làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hành chữa ho trẻ em, hen suyễn, tiêu hoá kém, giun kim, lỵ amip, mồ hôi trộm. Liều dùng hàng ngày: 20-30 g. Hạt Hẹ chữa bệnh dương ủy, di mộng tinh, đái són, đái đàm, đau lưng, mỏi gối, khí hư với liều 4-12 g mỗi ngày.
Bài thuốc có Hẹ:
- Chữa ho trẻ em: Lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, hạt chanh 20 hạt. Tấ cả dùng tươi, cho vào bát sạch, giã nát, thêm đường và 10 ml nước. Đem hấp chín để nguội, cho trẻ em uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày liên tục. Hoặc lấy lá hẹ 15 g phối hợp với lá dâu non 10 g, cách làm và dùng như trên.
- Chữa hen suyễn: Lá hẹ 50 g sắc với 200 ml nước còn 50 ml. Uống trong ngày.

Hình đính kèm
thân hành
Thân rễ
bẹ lá
Cụm hoa
cụm hoa
nụ
Nhị
Hạt phấn
Bầu
vòi nhụy
Thân
bó mạch
màu xanh
Lá
Biểu bì
Biểu bì lá
Bột thân lá

Chi Ophiopogon

Loài Ophiopogon sp. (Cây Mạch Môn Đông)

Tên
Tên khác: 

Mạch môn đông, Tóc tiên, Xà thảo lá dài

Tên khoa học: 

Ophiopogon sp.

Họ: 

Mạch môn đông (Convallariaceae)

Mẫu thu hái tại: 

Tuy Hòa - Phú Yên, ngày 01 tháng 06 năm 2009

Số hiệu mẫu: 

MM 0106

Thân cỏ nhiều năm mọc thành bụi, cao khoảng 40 cm, rễ chùm [hình 1], có những chỗ phát triển thành củ [hình 2] hình trụ, dài khoảng 1,5-2 cm, đường kính khoảng 0,6-0,9 mm, bề mặt lát cắt màu trắng, hơi trong, có lõi hẹp, mùi đặc biệt. Thân trên mặt đất ngắn. hình dải hẹp, mọc chụm dưới đất, xếp thành 2 dãy, dài 50-60 cm, rộng 0,8 cm, nhẵn, gốc có bẹ to có màng bao màu trắng ôm các bẹ lá bên trong, đầu nhọn, gân lá song song, nổi rất rõ ở mặt dưới, mặt trên xanh lục sẫm, mặt dưới trắng nhạt, mép lá bén nhọn. Từ gốc lên ngọn, lá rộng dần và dẹp dần, màu cũng đậm hơn.
Thời điểm thu hái cây không có hoa do đó chúng tôi chưa xác định được loài.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ củ [hình 3]: Tầng lông hút [hình 4] có lông hút đơn bào. Tầng suberoid gồm 2-3 lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau, vách tẩm suberin. Mô mềm vỏ rất rộng, tế bào ở phía ngoài hình tròn hay đa giác, tế bào ở phía trong hình bầu dục theo hướng xuyên tâm; rải rác có bó tinh thể calci oxalat hình kim nhỏ hoặc lớn (hiếm gặp hơn). Nội bì hình chữ U [hình 5], trụ bì gồm 1-2 lớp tế bào, hóa mô cứng rải rác. Các bó gỗ cấp 1 phân hóa hướng tâm, xếp xen kẽ với bó libe cấp 1. Vùng mô mềm ruột hẹp gồm các tế bào có vách mỏng, kích thước nhỏ hơn tế bào mô mềm vỏ. Mạch hậu mộc nhỏ trong vùng mô mềm tủy bị hóa mô cứng.
Thân [hình 6]: Cấu tạo từ nhiều bẹ lá già bao lấy các bẹ lá non hơn. Mỗi bẹ lá già có một phần rộng ở giữa mang các bó mạch, hai đầu hẹp dần cuối cùng chỉ còn 2 lớp biểu bì nằm sát và xen kẽ nhau tạo thành màng mỏng. Tại phần mang bó mạch, dưới biểu bì [hình 7] là các tế bào vách rất dày có xu hướng phát triển thành mô cứng hoặc sợi, mô mềm vỏ khuyết gồm các tế bào tròn, vách mỏng. Các bó dẫn không đều nhau, libe [hình 8] hình nón chồng lên gỗ, các bó lớn có mô cứng bao xung quanh. Các bẹ lá non hơn chưa có màng, cấu tạo giống bẹ già nhưng các tế bào xung quanh bó mạch vẫn chưa tẩm chất gỗ, các tế bào mô mềm vỏ tạo các khuyết rộng hơn. Tinh thể calci oxalat hình kim tập trung thành bó trong tế bào mô mềm vỏ.
[hình 9]: Có tiết diện tam giác ở gần gốc, phía trên hẹp dần.
Đoạn từ gốc lá [hình 10] đến 1/2 chiều dài lá phẳng ở mặt trên và lồi ở mặt dưới. Biểu bì có cutin lồi [hình 11], phía dưới biểu bì có 3-6 lớp tế bào màng rất dày, vách vẫn còn cellulose có xu hướng phát triển thành sợi. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào hình tròn, nhỏ, càng vào bên trong càng lớn, dẹp, hình đa giác. Trong vùng mô mềm có khoảng 5-8 bó gỗ không đều, hình dạng và cấu tạo như ở thân. Tinh thể calci oxalat hình kim tập trung thành bó trong vùng mô mềm.
Biểu bì lá: Biểu bì trên là những tế bào hình chữ nhật xếp song song với nhau, không thấy lỗ khí. Biểu bì dưới có nhiều lỗ khí kiểu lớp 1 lá mầm và bao bọc bởi cutin lồi.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột rễ củ màu vàng, vị ngọt. Thành phần gồm: mảnh bần [hình 12], tế bào hình đa giác vách dày hay hình chữ nhật xếp xuyên tâm; mảnh suberoid [hình 13], tế bào hình đa giác xếp lộn xộn; mảnh mô mềm tế bào có màng mỏng, hình tròn hoặc đa giác; tinh thể calci oxalat hình kim [hình 14] dài 40-60 µm, rộng 2-3 µm, riêng rẽ hay xếp thành từng bó; lông hút [hình 15] đơn bào; tế bào mô cứng [hình 16] hình chữ nhật có vách dày, khoang còn rộng, ống trao đổi rõ, thường xếp thành từng đám; đám tế bào mô cứng [hình 17] của vùng mô mềm [hình 18] tủy hình đa giác, khá đều nhau; các mảnh mạch [hình 19] mạng, mạch điểm.

Bộ phận dùng: 

Rễ củ (Radix Ophiopogonis japonici) đã phơi hay sấy khô.

Thu hái và chế biến: 

Thu hoạch vào mùa hạ rễ củ của cây 2-3 năm tuổi, rửa sạch, loại bỏ rễ tua; rễ củ nhỏ để nguyên, rễ củ to bổ đôi theo chiều dọc, ủ mềm, đập dẹt, rút bỏ lõi, phơi nắng nhiều lần cho gần khô (khô khoảng 70-80%) hay sấy nhẹ đến khô. Sao cách cát.

Thành phần hóa học: 

5 glucosid đã được phân lập từ rễ củ, 3 chất đầu khi thủy phân thu được diosgenin, ở chất thứ tư, genin là ruscogenin, còn chất thứ năm cho choophiogenin. Ngoài ra, còn có stigmasterol, β-sitosterol, β-D-glucosid, các hợp chất polysaccarid, tinh dầu và các thành phần như β-patchoulen, longifolen, cyperen, α-humulen, guajol, jasmolelon.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với cả giai đoạn cấp tính và bán mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm. Tác dụng gây thu teo tuyến ức với mức độ yếu. Tác dụng ức chế tương đối khá trên phế cầu và yếu hơn trên sự phát triển của các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae, Bacillus subtilis. Rễ củ dùng chữa ho khan, viêm họng, lao phổi, nóng âm ỉ về chiều, sốt cao, khát nước, thổ huyết, hen phế quản, khó ngủ. Còn dùng để lợi tiểu và lợi sữa, điều hòa nhịp tim khỏi hồi hộp, táo bón, lở ngứa. Ngày dùng 6-20 g, dạng thuốc sắc.

Hình đính kèm
rễ chùm
củ
Rễ củ
lông hút
Nội bì hình chữ U
Thân
dưới biểu bì
libe
Lá
lá
Biểu bì có cutin lồi
bần
mảnh suberoid
calci oxalat hình kim
lông hút
tế bào mô cứng
mô cứng
mô mềm
mảnh mạch