Bộ Nho (Vitales)

Họ Gối hạc (Leeaceae)

Chi Leea

Loài Leea rubra Blume ex Spreng.(Cây Gối Hạc)

Tên
Tên khác: 

Gối hạc tía, Đơn gối hạc, Củ rối, Cây mũn.

Tên khoa học: 

Leea rubra Blume ex Spreng.

Tên đồng nghĩa: 

Leea sambucina (L.) Willd., L. schomburgkii Craib, L. stipulosa Gagnep.

Họ: 

Gối hạc (Leeaceae).

Mẫu thu hái tại: 

Khoa Dược - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tháng 4/2010.

Số hiệu mẫu: 

GH0410, được lưu tại Bộ môn Thực vật Khoa Dược.

Cây gỗ [hình 1] nhỏ, mọc đứng, cao 1-1.5 m, phân nhiều cành. Thân cây có hình zic zắc [hình 2], tiết diện tròn với 6-7 cạnh lồi; thân non có chất nhày, màu xanh lục, có nhiều chấm màu tía; gốc lóng phù to, màu tía, rải rác có lông mịn màu trắng; thân già màu xám đen, sần sùi.
[hình 3] có chất nhày, mọc cách, kép lông chim [hình 4] 2-3 lần, đôi khi lá ở phía ngọn kép 1 lần. Lá chét [hình 5] 3-7; phiến hình bầu dục thuôn, gốc nhọn hay tròn, đầu có đuôi nhọn, dài 9-12 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên màu xanh lục sậm, mặt dưới nhạt hơn, thường rải rác trên gân lá có lông ngắn; mép lá có răng cưa nhọn; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, màu xanh lục, đôi khi hơi đỏ nhạt ở mặt dưới, gân bên xếp thành từng đôi, có 1 đôi gân gốc và 8-9 đôi gân bên, mặt dưới của gân chính có lông cứng nhám; cuống lá chét ở bên dài 3-5 mm, cuống lá chét ở ngọn dài 15-25 mm, màu xanh, mặt trên lõm hình lòng máng và màu đỏ nhạt. Cuống lá dài 10-12 cm, màu xanh, có nhiều chấm tía, gốc phù to, mặt trên lõm hình lòng máng; cuống lá non có nhiều lông mịn màu trắng. Lá kèm [hình 6] là 2 phiến mỏng, dài 10-30 mm, rộng 3-5 mm, dính vào hai bên đáy cuống lá; ở những lá non lá kèm màu xanh, bìa hơi nâu và dợn sóng; sau đó khô dần và trở thành 2 phiến khô xác màu nâu đỏ, cuối cùng rụng đi để lại 2 sẹo [hình 7] dài màu nâu đỏ ở hai bên đáy cuống lá già.
Cụm hoa [hình 8] ngù, mọc đối diện với lá [hình 9] phía ngọn cành, không cuống hay được mang bởi một cuống màu đỏ, dài 1,5-2,5 cm, bề mặt có rãnh dọc, nhiều lông mịn màu trắng.
Hoa [hình 10] nhỏ, màu đỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5; nụ hoa [hình 11] hình gần cầu, đường kính 1-2 mm; cuống hoa rất ngắn, màu đỏ, mặt ngoài có lông mịn màu hung; lá bắc và lá bắc con dạng vảy hình tam giác rất nhỏ, màu vàng đỏ, dễ rụng. Lá đài 5, màu đỏ nhạt, viền bên màu vàng, mặt ngoài nhiều lông mịn, dính nhau ở ½ phía dưới, phía trên chia 5 thùy đều nhau, hình tam giác, tiền khai van. Cánh hoa 5, màu đỏ, đỉnh màu đỏ sậm, mặt ngoài có lông mịn nhưng ít hơn lá đài, dính nhau ½ phía dưới, trên chia thành 5 phiến đều nhau, hình tam giác thuôn nhọn; khi hoa nở các phiến này uốn cong ra ngoài và hướng xuống phía dưới; tiền khai van. Nhị [hình 12] thụ 5, ít khi 4, xếp xen kẽ với 5 nhị lép, đính trên họng tràng. Nhị thụ xếp đối diện cánh hoa, mặt lưng nhô ra phía ngoài và giữa hai nhị lép; chỉ nhị hình sợi, màu vàng, nhẵn; ở hoa nụ chỉ nhị cong vào phía trong giống như một cái móc; bao phấn hình bầu dục thuôn, màu vàng, 2 đường nứt dọc màu đỏ, 2 ô, hướng trong; hạt phấn [hình 13] rời, màu trắng, hình bầu dục, có rãnh dọc. Nhị lép là 5 phiến nhỏ dạng màng, màu vàng phía đầu màu đỏ, xếp xen kẽ với các cánh hoa và chụm vào nhau thành một ống đứng cao khoảng 1 mm. Lá noãn 3, dính nhau lúc đầu tạo thành bầu 3 ô, nhưng sau đó vách giả xuất hiện ngăn đôi mỗi ô thành bầu 6 ô [hình 14], mỗi ô chứa 1 noãn, đính noãn trung trụ; bầu trên, hình dĩa tròn; vòi nhụy [hình 15] 1, dài 1 mm, màu đỏ; đầu nhụy 1, hình điểm, màu vàng.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 16]
Vi phẫu cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích, vùng trung trụ chiếm 4/5.
Vùng vỏ: Bần [hình 17] 6-8 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, méo mó, vách mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm; các lớp phía ngoài thường bị bong rách. Nhu bì 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật rất dẹt, vách cellulose. Mô mềm vỏ [hình 18] 3-4 lớp tế bào hình tròn hay bầu dục dẹt, sắp xếp lộn xộn chừa những đạo hay khuyết nhỏ ở góc giữa các tế bào. Tế bào mô cứng [hình 19] rải rác, riêng lẻ hay từng cụm 2-3 tế bào. Tinh thể [hình 20] calci oxalat trong mô mềm có 2 dạng: tinh thể hình cầu gai nhiều, thường tập trung ở vùng mô mềm sát libe; tinh thể hình kim ít hơn, tập trung thành bó trong các tế bào thường to hơn các tế bào xung quanh.
Vùng trung trụ: Libe [hình 21] tạo thành vòng, libe cấp 1 tế bào bị ép dẹp phía trên, libe cấp 2 tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn. Gỗ cấp 2 chạy vào đến tâm; mạch gỗ kích thước không đều, rải rác khắp cùng trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, xếp khít nhau, vách hóa gỗ dày. Gỗ cấp 1 không phân biệt được. Tia tủy đi từ tâm vi phẫu xuyên qua vùng gỗ và libe; tia gỗ có thể hẹp chỉ 1 dãy tế bào hoặc rộng với 5-10 dãy tế bào hình chữ nhật vách mỏng tẩm chất gỗ hay đôi khi vách cellulose; tia libe [hình 22] rõ, tế bào to, có thể hẹp chỉ 1 dãy tế hoặc loe rộng thành hình chữ V với 2-5 dãy tế bào. Tinh thể calci oxalat trong libe, có 2 dạng giống như tinh thể trong mô mềm vỏ.
Thân [hình 23]
Vi phẫu cắt ngang hình tròn với 6-7 cạnh lồi không đều nhau, vùng vỏ chiếm 1/5 bán kính vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 4/5. Các mô [hình 24] gồm:
Vùng vỏ [hình 25]: Biểu bì tế bào hình chữ nhật; lớp cutin [hình 26] dày, kéo lên thành núm nhỏ; lỗ khí ít gặp. Lông che chở [hình 27] rải rác, ngắn, đầu hơi tù, đa bào với 2-3 tế bào không đều nhau. Hạ bì 4-6 lớp tế bào hình tròn hay hình bầu dục, xếp chừa những đạo hay những khuyết nhỏ. Mô dày 3-4 lớp tế bào có vách dày ở góc, xếp thành vòng liên tục hay gián đoạn ở đoạn giữa hai cạnh lồi. Mô mềm vỏ 4-5 lớp tế bào hình tròn hay bầu dục, xếp chừa những đạo và những khuyết nhỏ. Tinh thể calci oxalat [hình 28] hình cầu gai rải rác trong hạ bì và mô mềm vỏ. Tế bào chứa chất nhày rải rác trong hạ bì, nhiều trong mô mềm vỏ.
Vùng trung trụ: Cụm sợi mô cứng tập trung ở những chỗ lồi của thân, có từ 4-6 cụm ở mỗi chỗ lồi, tế bào hình đa giác, vách dày, xếp khít nhau; ứng với mỗi cụm mô cứng là một bó libe gỗ. Vòng mô dẫn không liên tục, libe và gỗ họp thành từng bó rời, kích thước không đều, các bó to tập trung ở các góc lồi của thân, xen kẽ với những khoảng mô mềm (khoảng gian bó); cụm sợi mô cứng ngay trên đầu mỗi bó libe gỗ. Bó libe gỗ [hình 29] gồm: libe cấp 1 là những cụm tế bào bị ép dẹp, móp méo; libe cấp 2 nhiều lớp tế bào; gỗ cấp 2 với những mạch gỗ không đều, hình đa giác; mô mềm gỗ là những tế bào hình đa giác, vách dày, xếp thành dãy xuyên tâm; tia tủy hẹp, 1-2 dãy tế bào; bó gỗ cấp 1 [hình 30] tập trung dưới những bó libe gỗ to, mỗi bó gồm 2-4 mạch gỗ không đều, phân hóa ly tâm, được bao quanh bởi vùng mô mềm gồm những tế bào hình đa giác, vách cellulose, xếp khít nhau; cụm mô cứng thường gặp dưới gỗ 1. Khoảng gian bó [hình 31] gồm 2-8 dãy tế bào xếp xuyên tâm, gồm 2 loại mô mềm: mô mềm phía trên tầng sinh libe gỗ 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách cellulose; mô mềm phía dưới nhiều lớp tế bào hình đa giác hay hình chữ nhật, vách hóa gỗ. Mô mềm tủy tế bào kích thước không đều, càng vào giữa tế bào càng to, hình đa giác, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rải rác trong libe và mô mềm tủy. Tế bào chứa chất nhày [hình 32] nhiều trong mô mềm tủy.
[hình 33]
Gân giữa: mặt trên có một chóp nhọn kéo dài, mặt dưới thường lồi hình chữ V với 3 góc nhọn không đều, góc ở giữa to nhất hoặc đôi khi lồi gần tròn ở những lá già.
Biểu bì tế bào hình chữ nhật; lớp cutin của tế bào biểu bì dưới dày hơn ở biểu bì trên, thường kéo dài thành dạng núm; góc lồi ở giữa có một gai to; lỗ khí ít gặp. Lông che chở [hình 34] rải rác, thường đơn bào ít khi đa bào với 2 tế bào. Lông tiết [hình 35] chân đơn bào đầu đa bào ít gặp. Phần kéo dài thành chóp nhọn gồm các mô: đỉnh chóp là một cụm mô mềm đạo (hạ bì), tiếp dưới là cụm mô dày góc (mô dày trên), ở cuối là một bó libe gỗ nhỏ đặt trong vùng mô mềm đạo với gỗ ở trên, libe ở dưới, dưới libe thường là cụm tế bào mô cứng; hai bên cạnh chóp là 1-2 lớp mô mềm với những tế bào nhỏ chứa nhiều hạt lục lạp. Mô mềm tế bào hình đa giác, xếp chừa những đạo nhỏ. Libe gỗ cấp 1 gồm 6 bó không đều xếp thành một vòng; mỗi bó gồm: bó libe ở ngoài, bó gỗ ở trong; các bó gỗ nối liền nhau bởi một cung mô cứng tạo thành vòng hình sao; các mạch gỗ không đều xếp thành dãy và mô mềm gỗ với những tế bào vách cellulose hay vài lớp tế bào phía ngoài vách hóa gỗ. Mô dày dưới là 4-5 lớp tế bào có vách dày ở góc, tạo thành một cung liên tục hay 3 cung ngắn ở 3 góc lồi. Hạ bì 1 lớp vùng cạnh, 2-4 lớp tế bào ở 3 góc lồi, tế bào thường to hơn các tế bào mô dày. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, ít gặp hình kim ngắn, trong mô mềm và trong libe. Tế bào chứa chất nhày rải rác trong hạ bì và mô mềm.
Phiến lá [hình 36]: Biểu bì tế bào không đều, hình chữ nhật; tế bào biểu bì trên to, lớp cutin kéo lên thành dạng núm; tế bào biểu bì dưới nhỏ hơn và dẹt, nhiều lỗ khí. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào hình chữ nhật thuôn dài, xếp khít nhau và thẳng góc với biểu bì trên. Mô mềm khuyết tế bào hình gần tròn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rải rác trong thịt lá, thường to hơn tinh thể có trong gân lá. Bó libe gỗ của gân phụ rải rác, gồm 2-4 mạch gỗ rất nhỏ ở trên, libe ở dưới.
Cuống lá [hình 37]: Vi phẫu cắt ngang có mặt trên phẳng với 2 tai nhỏ hai bên, mặt dưới tròn với 5 góc lồi nhỏ. Biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào hình chữ nhật; lớp cutin của biểu bì dưới dày hơn ở biểu bì trên, thường kéo dài thành dạng núm; lỗ khí ít gặp; lông tiết chân đơn bào đầu đa bào ít gặp; lông che chở rải rác, thường đơn bào ít khi đa bào với 2 tế bào. Hạ bì 3-4 lớp tế bào hình đa giác, xếp chừa những đạo nhỏ. Mô mềm vỏ 4-5 lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục, xếp chừa những đạo và những khuyết nhỏ. Mô dày 6-7 lớp tế bào xếp thành vòng không liên tục, thường tập trung bên dưới những chỗ lồi, vách dày ở góc. Hệ thống dẫn cấp 2 với nhiều bó libe gỗ không đều, phân bố và cấu tạo tương tự như ở thân. Mô mềm tủy tế bào hình đa giác, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai trong hạ bì, mô mềm và libe. Tế bào chứa chất nhày rải rác trong hạ bì và mô mềm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Ở nước ta gặp ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên vào tới Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Tiên.
Cây mọc dại ở những vùng đồi núi. Ra hoa kết quả từ tháng 5-10.

Bộ phận dùng: 

Rễ (Radix Leeae rubrae); đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô hay rễ củ.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Rễ củ dùng chữa bệnh đau nhức xương khớp, tê thấp, chữa sưng tấy, sưng đầu gối do phong thấp, chữa đau bụng, rong kinh; hạt dùng trị giun đũa, giun kim, sán xơ mít. Ngày dùng 10-16 g dưới dạng thuốc sắc thuốc bột hay ngâm rượu.

Hình đính kèm
Cây gỗ
zic zắc
Lá
kép lông chim
Lá chét
Lá kèm
sẹo
Cụm hoa
đối diện với lá
Hoa
nụ hoa
Nhị
hạt phấn
bầu 6 ô
vòi nhụy
Rễ
Bần
Mô mềm vỏ
Tế bào mô cứng
Tinh thể
Libe
tia libe
Thân
Các mô
Vùng vỏ
cutin
Lông che chở
calci oxalat
libe gỗ
gỗ cấp 1
Khoảng gian bó
Tế bào chứa chất nhày
Lá
Lông che chở
Lông tiết
Phiến lá
Cuống lá

Họ Nho (Vitaceae)

Chi Cayratia Juss.

Loài Cayratia trifolia (L.) Domino (Cây Vác)

Tên
Tên khác: 

Vác, Dây vác, Dây sạt.

Tên khoa học: 

Cayratia trifolia (L.) Domino

Họ: 

Nho (Vitaceae)

Mẫu thu hái tại: 

Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 05/2010.

Số hiệu mẫu: 

V0510, được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược.

Dây leo [hình 1] nhờ tua cuốn mọc đối diện với lá. Tua cuốn thường phân 3 nhánh, đôi khi 4-5 nhánh, màu nâu đỏ, ít lông, có những gân dọc. Thân có tiết diện đa giác, thân non màu nâu đỏ, thân già màu xanh phớt đỏ, nhiều gân dọc, ít lông dài màu nâu đỏ, mấu màu nâu đỏ đậm và có nhiều lông hơn. [hình 2] mọc cách, kép lông chim 1 lần lẻ, 3 lá chét, lá giữa kích thước to hơn 2 lá bên. Lá chét hình trái xoan rộng, đỉnh nhọn, đáy tròn, kích thước 4-6 cm x 3-5 cm; lá già mặt trên màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn, gân giữa màu nâu đỏ; lá non mặt trên màu xanh phớt nâu đỏ, mặt dưới màu nâu đỏ; bìa phiến có răng cưa tròn đỉnh nhọn. Gân lá hình lông chim, 6-8 cặp gân phụ, gân lá ở 2 mặt đều có lông dài màu đỏ. Cuống lá chính hình trụ dài 5-6 cm, mặt trên có 1 rãnh nông; cuống lá chét mặt trên có 1 gân lồi ở giữa và 2 rãnh ở 2 bên, mặt dưới lồi tròn, dài 0,7-1,6 cm. Cuống lá chính và cuống lá chét màu nâu đỏ hay màu xanh phớt đỏ, có nhiều gân dọc và nhiều lông dài màu đỏ. Lá kèm rời, hình tam giác, màu nâu đỏ, cao 0,35 cm, rộng 2 cm, có nhiều lông dài màu đỏ, rụng sớm. Cụm hoa [hình 3]: Xim 2 ngã kép dạng ngù được mang trên một trục dài 8 – 10 cm, cuống của xim dài 3,5 – 5 cm. Cuống của xim và trục cụm hoa hình trụ, màu xanh, có ít lông như ở thân và có những gân dọc. Cụm hoa thường mọc ở ngọn cành giữa 2 lá trên cùng; đôi khi đối diện lá. Hoa [hình 4] đều, lưỡng tính, mẫu 4. Cuống hoa ngắn, hình trụ, màu xanh, hơi phình ra phía đế hoa, có ít lông ngắn màu trắng. Lá bắc và lá bắc con hình tam giác, màu nâu, có lông màu trắng, cao 1 mm, tồn tại. Gốc cuống chung của xim ở giữa cũng có 1 vảy giống lá bắc. Đài chỉ còn là 1 gờ màu trắng xanh, miệng gờ hơi dợn sóng, có ít lông ngắn. Cánh hoa 4, đều, rời, màu xanh, hình bầu dục nhọn ở đỉnh, cao 3 mm, dễ rụng, mặt ngoài cánh hoa có nhiều lông rất ngắn màu trắng, tiền khai van. Nhị 4, đều, rời, đính trên đế hoa thành 1 vòng trước mặt cánh hoa. Chỉ nhị màu trắng, nhẵn, gốc phình to và thon dần về phía trên, dài 1 mm. Bao phấn hình bầu dục rộng, màu trắng ở hoa non, vàng nhạt ở hoa già, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính giữa, cao khoảng 0,5 mm. Hạt phấn [hình 5] rời, hình bầu dục, màu vàng nhạt, có 3 rãnh dọc, kích thước 38 x 25 µm. Lá noãn [hình 6] 2, vị trí trước sau, bầu trên 2 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ. Bầu noãn chìm và dính vào đĩa mật. Vòi nhụy ngắn 0,6 mm, màu đỏ đậm, đính ở đỉnh bầu, phía dưới phình to, thon dần về phía trên và thắt lại ở đầu nhụy. Đầu nhụy dạng khối trụ rất ngắn, màu đậm hơn. Đĩa mật dày bao quanh đáy bầu noãn, cao khoảng 0,6 mm, chia 4 thùy không rõ, màu trắng ở hoa mới nở, màu vàng ở hoa già. Quả [hình 7] mọng, hình cầu dẹt, màu tím đen, quả non màu xanh và đỉnh có gai nhọn màu nâu đỏ (vết tích vòi và đầu nhụy), chứa 1-4 hạt. Hạt [hình 8] có tiết diện tam giác, một mặt hình tim, 2 mặt còn lại phẳng, màu xanh nâu, nội nhũ hình chữ T.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ:
Vi phẫu rễ [hình 9] hình tròn. Bần 2-9 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Nhu bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Mô mềm vỏ khuyết, 4-7 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục xếp lộn xộn, kích thước không đều. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 2. Tia tủy rộng chia vùng gỗ 2 thành từng cụm, 2 cụm hợp thành một hình chữ V, libe làm thành từng cụm ở trên đầu mỗi nhánh chữ V. Tia tủy 5-9 dãy tế bào hình đa giác thuôn dài vách cellulose, xếp sát nhau, đôi khi chừa những đạo nhỏ. Libe 1 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Trong vùng libe có những cụm mô cứng, 1-6 lớp tế bào hình gần đa giác xếp lộn xộn hay thành dãy; mạch rây to và rõ. Gỗ 2, mạch gỗ 2 hình đa giác, tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn; vùng mô mềm gỗ 2 xung quanh mạch gỗ vách tẩm chất gỗ, phần còn lại vách cellulose. 2 bó gỗ 1 ở chân tia tủy, giữa 2 nhánh chữ V, gồm 2-4 mạch gỗ hình đa giác phân hóa hướng tâm; mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác, vách cellulose. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rất ít gặp trong mô mềm vỏ và libe. Tinh thể calci oxalat hình kim [hình 10] có nhiều trong mô mềm vỏ, rải rác trong tia tủy, gồm có 2 loại: tinh thể kết dính thành một bó trong tế bào có kích thước to, tinh thể kết thành 1 bó có thể bung ra khắp vi phẫu. Hạt tinh bột hình bầu dục kích thước to (85x125µm) và nhỏ (50x75 µm), tễ không rõ, có rất nhiều trong mô mềm vỏ, mô mềm ruột và tia tủy.
Thân:
Vi phẫu thân [hình 11] hình đa giác. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, bầu dục hoặc đa giác, lớp cutin dày có răng cưa nhỏ, rải rác có lỗ khí, ít khi gặp lông che chở đơn bào và đa bào 1 dãy (2-14 tế bào). Mô dày góc, 4-8 lớp tế bào thường hình đa giác, ít khi hình tròn, xếp thành từng cụm phía dưới chỗ lồi của thân. Mô mềm vỏ khuyết, 4-9 lớp tế bào hình đa giác, tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Phía trên đầu các bó libe-gỗ có những cụm sợi mô cứng, 5-13 lớp tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn và khít nhau. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 2 theo kiểu hậu thể gián đoạn gồm nhiều bó libe gỗ, vùng libe ít hơn vùng gỗ. Mỗi bó libe-gỗ gồm: libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn xếp thành cụm trên đầu bó. Libe 2, 4-6 lớp gần gỗ 2 tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm, vùng còn lại tế bào hơi đa giác, xếp xuyên tâm hay lộn xộn. Gỗ 2, 2-19 mạch gỗ 2 hình đa giác hoặc gần tròn, kích thước không đều, xếp thẳng hàng hay lộn xộn; mô mềm gỗ 2 tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách tẩm chất gỗ ở vùng xung quanh mạch gỗ, vách cellulose ở những vùng còn lại. Bó gỗ 1 gồm 1-3 mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác, thường tiếp xúc với 1 mạch gỗ 2; mô mềm gỗ 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách cellulose, xếp lộn xộn. Khoảng gian bó, 4-9 dãy tế bào hình đa giác thuôn dài, xếp xuyên tâm, chừa những đạo nhỏ, 8-13 lớp tế bào trong cùng của bó libe gỗ và khoảng gian bó vách tẩm chất gỗ tạo thành 1 vòng liên tục. Mô mềm ruột đạo, tế bào hình tròn hay đa giác, kích thước không đều. Hạt tinh bột hình dạng và kích thước giống ở rễ, loại kích thước nhỏ có nhiều trong mô mềm vỏ và mô mềm ruột, loại kích thước to rải rác trong mô mềm vỏ và mô mềm ruột, rất ít gặp trong khoảng gian bó. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai (đường kính 100-250 µm) có nhiều trong vùng mô mềm sát cụm mô cứng, mô dày, trong dãy tế bào bìa của tia libe, mô mềm ruột. Tinh thể calci oxalat hình kim giống ở rễ, rải rác trong vùng mô mềm vỏ, mô mềm ruột và khoảng gian bó.
[hình 12]:
Gân giữa: Vi phẫu lồi ở cả 2 mặt, mặt trên lồi hình tam giác, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì trên và dưới giống ở thân; lông che chở đơn và đa bào 1 dãy (2-16 tế bào), nhiều hơn ở biểu bì trên. Mô dày góc, tế bào có hình dạng, kích thước, cách sắp xếp giống ở thân; mô dày trên 3-8 lớp tế bào tập trung ở phần chóp của chỗ lồi, mô dày dưới 3-6 lớp tế bào, 2 bên cụm mô dày trên có 2-4 lớp tế bào mô mềm hình bầu dục chứa lục lạp. Mô mềm đạo, tế bào hình đa giác, kích thước to, không đều. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1, gồm 6-9 bó libe gỗ kích thước không đều xếp trên 1 vòng. Cấu tạo 1 bó libe-gỗ [hình 13] gồm: gỗ ở trong, mạch gỗ hình tròn, bầu dục hoặc đa giác xếp thành dãy hay lộn xộn, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách cellulose; libe ở ngoài, 2-3 lớp tế bào sát gỗ hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, các lớp phía ngoài tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn; ngoài libe có mô dày , 3-8 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Tinh bột có hình dạng và kích thước giống ở rễ, có rất ít trong mô dày và mô mềm ruột. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước giống ở rễ có nhiều trong mô mềm quanh bó libe gỗ, rải rác trong vùng libe, mô dày. Tinh thể calci oxalat hình kim giống ở rễ có rải rác trong mô dày, mô mềm.
Phiến lá [hình 14]: Biểu bì trên và dưới giống ở thân, lỗ khí nhiều hơn ở biểu bì dưới, không có lông che chở. Mô mềm giậu, 2-3 lớp tế bào hình bầu dục dài, có nhiều lục lạp. Mô mềm khuyết, tế bào đa giác vách uốn lượn, khuyết nhỏ, có nhiều lục lạp. Bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai thường tập trung xung quanh bó gân phụ. Tinh thể calci oxalat hình kim giống ở rễ, có nhiều trong mô mềm giậu và mô mềm khuyết.
Cuống lá:
Vi phẫu cuống lá [hình 15] mặt trên lõm, 2 bên có 2 góc lồi nhỏ, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì, lỗ khí, lông che chở như ở thân. Mô dày góc, 6-9 lớp tế bào có hình dạng giống ở thân, phân bố thành từng cụm. Mô mềm vỏ đạo, 2-4 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Những chỗ không có mô dày ngay dưới biểu bì có thêm 3-4 lớp tế bào mô mềm khuyết hình bầu dục, kích thước nhỏ, chứa lục lạp. Phía trên đầu các bó libe-gỗ có những cụm sợi mô cứng, 1-5 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Hệ thống dẫn theo kiểu hậu thể gián đoạn gồm 17 bó libe gỗ. Mỗi bó libe gỗ gồm: Libe 1 xếp thành cụm trên đầu bó, tế bào đa giác bị ép dẹp, vách uốn lượn. Libe 2, 2-4 lớp tế bào gần gỗ 2 có hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, phần còn lại tế bào hình đa giác và xuyên tâm không rõ. Gỗ 2, 6-13 mạch gỗ 2 hình đa giác hoặc gần tròn, kích thước không đều, thường xếp thẳng hàng. Gỗ 1, 1-2 bó tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với mạch gỗ 2, mỗi bó gồm 2-4 mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác; mô mềm gỗ 1 như ở thân. Khoảng gian bó nhiều dãy tế bào, 2-3 lớp gần mô mềm ruột, tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ, xếp lộn xộn hoặc xuyên tâm, các lớp phía trên tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác xếp xuyên tâm khít nhau, vách cellulose, khoảng gian bó hẹp hơn ở 4 bó phía trên. Mô mềm ruột đạo, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, to hơn tế bào mô mềm vỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước giống ở thân, có nhiều trong mô mềm vỏ, rải rác trong mô dày và mô mềm ruột, rất ít trong vùng libe. Tinh thể calci oxalat hình kim giống ở rễ, nhiều trong mô mềm ruột, rải rác trong mô mềm vỏ, rất ít trong mô dày.
Trong vùng mô mềm của vi phẫu rễ, thân, lá, cuống lá có nhiều tế bào to, vách mỏng [hình 16] hay dày [hình 17], chứa chất nhầy.
Trong vùng mô mềm của vi phẫu rễ, thân, lá, cuống lá có một số tế bào [hình 18] phân thành 2 ngăn, mỗi ngăn chứa một tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Ngoài ra ở thân còn có một số tế bào phân thành 3, 4 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hoặc 2 tinh thể calxi oxalat hình cầu gai.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột rễ [hình 19]: Bột hơi mịn, có nhiều xơ. Thành phần: Bó tinh thể hình kim rời kích thước 22-50 µm., mảnh bần, mảnh mô mềm, hạt tinh bột bầu dục kích thước to (85x125 µm) và nhỏ (50x75 µm), tễ không rõ; tinh thể oxalat hình cầu gai đường kính 100-250 µm; mảnh mạch vạch, sợi.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonexia, Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang trong các quần hệ thứ sinh và dọc các rào, bụi; từ các tỉnh Lào Cai, Nam Hà, Hải Phòng qua các tỉnh miền Trung cho tới An Giang, Kiên Giang.

Bộ phận dùng: 

Rễ và thân lá – Radix et Caulis Cayratiae trifoliae.

Thành phần hóa học: 

Lá chứa flavonoids (như cyanidin, delpyridin). HCN có trong thân, lá, rễ

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Chưa thấy tài liệu nào đề cập đến.
Công dụng:
Rễ được dùng trị nhọt phổi và đinh nhọt, trị đòn ngã tổn thương.
Ở Campuchia, lá sắc uống làm thuốc hạ nhiệt; nước chảy từ thân ra khi ta chặt ra có thể

Hình đính kèm
Dây leo
Lá
Cụm hoa
Hoa
Hạt phấn
Lá noãn
Quả
Hạt
Vi phẫu rễ
hình kim
Vi phẫu thân
Lá
bó libe-gỗ
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
vách mỏng
dày
tế bào
Bột rễ

Chi Cissus

Loài Cissus modeccoides Planch.(Cây Chìa Vôi)

Tên
Tên khác: 

Bạch liễm, Đau xương, Bạch phấn đằng.

Tên khoa học: 

Cissus modeccoides Planch.

Tên đồng nghĩa: 

Cissus vitiginea Lour. (non Lour.); C. triloba Merr.; Callicarpa tribola Lour.

Họ: 

Nho (Vitaceae).

Mẫu thu hái tại: 

Long Khánh, tháng 4-2010.

Số hiệu mẫu: 

CV0410, được lưu tại Bộ môn Thực vật Khoa Dược.

Dây leo [hình 1] nhờ tua cuốn không phân nhánh, mọc đối diện với lá. Thân màu xanh lục, lóng dài, tiết diện tròn, láng, phủ một lớp bột trắng [hình 2] mốc mốc. Rễ củ nhỏ, hình dạng không cố định, lớp vỏ mỏng màu nâu đất.
Lá đơn, mọc cách. Phiến lá có 3 dạng: thường phiến xẻ thùy [hình 3] chân vịt từ 3-5 thùy sâu hay cạn, gốc hình tim, dài 14-19 cm, rộng 13-14 cm; đôi khi hình mũi giáo [hình 4], gốc hình tim, dài và rộng 7-10 cm hoặc hình tam giác [hình 5], gốc cắt ngang, dài 8 cm, rộng 6 cm; phiến nhẵn ở cả hai mặt, mặt trên [hình 6] màu xanh lục sậm, mặt dưới [hình 7] nhạt hơn; mép lá có răng cưa rất mịn giống như sợi lông nhỏ màu nâu; gân lá hình lông chim, có 3-5 gân gốc và 5-10 đôi gân bên nổi rõ ở mặt dưới, gân gốc và gân bên đều cong hướng về ngọn lá. Cuống lá dài 5-8 cm, hình trụ, màu xanh, gốc hơi to và thường bị vặn. Lá kèm [hình 8] rụng sớm, là 2 phiến hình bầu dục, rời, khi non màu xanh lục, về sau chuyển màu nâu.
Cụm hoa [hình 9] dạng xim 2 ngả tụ thành ngù, mọc đối diện với lá, được mang bởi một cuống màu xanh lục, hình trụ, dài 2-4 cm.
Hoa [hình 10] đều, lưỡng tính, mẫu 4, nụ hoa [hình 11] dài 3 mm và đường kính 1,5-2 mm. Cuống hoa màu xanh, hình trụ, nhẵn, dài 3-5 mm . Mỗi hoa có 1 lá bắc và 2 lá bắc con dạng vảy nhỏ hình tam giác, màu xanh lục nhạt, tồn tại. Lá đài 4, dính nhau thành 1 ống màu xanh dài 1-1,5 mm, miệng hơi gợn sóng, mặt ngoài nhẵn. Cánh hoa 4, dễ rụng, đều, rời, hình muỗng với đầu cong tạo thành một chóp nhọn, phía gốc màu vàng phía trên vàng xanh, mặt ngoài nhẵn, tiền khai van. Nhị [hình 12] 4, đều, rời, xếp đối diện cánh hoa; chỉ nhị dài khoảng 1 mm, màu vàng, nhẵn, hình sợi, phình lên ở 2/3 bên dưới; bao phấn hình bầu dục, màu vàng, 2 ô xếp song song, hướng trong, nứt dọc, đính giữa, hạt phấn [hình 13] rời, màu vàng, hình bầu dục thuôn, dài 35-40 µm, ngang 20-25 µm, có rãnh dọc ở giữa. Lá noãn 2, dính nhau tạo thành bầu [hình 14] trên, 2 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ; bầu hình trụ, màu xanh lục, mặt ngoài nhẵn, cao 1,5 mm, đường kính 2 mm; vòi nhụy [hình 15] ngắn, dài 0,5 mm, hình trụ, màu xanh lục nhạt; đầu nhụy hình điểm, màu nâu nhạt. Đĩa mật [hình 16] phía trong vòng nhị, màu vàng, hình ống cao bằng bầu, miệng chia 4 thùy, mặt ngoài có 4 cạnh lõm, nhị đặt trong cạnh lõm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 17]
Vi phẫu cắt ngang có hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/4 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 3/4. Các mô [hình 18] gồm:
Vùng vỏ [hình 19]: Bần 10-16 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, xếp thành dãy xuyên tâm, nhiều chỗ bị nứt rách. Nhu bì 2-5 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách cellulose, bị ép bẹp khó thấy. Mô mềm vỏ 4-5 lớp tế bào hình gần tròn hay hình bầu dục, xếp chừa những đạo. Tinh thể [hình 20] calci oxalat có 2 dạng: tinh thể hình cầu gai dày đặc, thường tập trung nhiều ở vùng gần libe; tinh thể hình kim ít hơn, kết dính thành bó hoặc rời và tập trung thành đám hay bung tràn khắp nơi trong mô mềm; tế bào mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình kim thường to, hình bầu dục, vách dày hay mỏng; tế bào vách dày chứa tinh thể kết dính thành bó.
Vùng trung trụ: Libe tạo thành vòng, bị tia tủy chia thành các bó hình nón trên đầu các nhánh mạch gỗ. Gỗ cấp 2 [hình 21] chạy vào đến tâm; mạch gỗ không đều xếp rời rạc thành những nhánh phân cách bởi tia tủy rộng; mô mềm gỗ bao bọc quanh các mạch là những tế bào hình đa giác, vách hóa gỗ dày, xếp khít nhau; những vùng còn lại tế bào có vách cellulose. Gỗ cấp 1 [hình 22] gồm 3-4 bó ở tâm vi phẫu, dưới chân tia tủy; mỗi bó có 3-4 mạch phân hóa hướng tâm. Tia tủy đi từ tâm, xuyên qua vùng gỗ và loe rộng ở vùng libe, là những dãy tế bào hình chữ nhật xếp theo hướng xuyên tâm, vách cellulose, xếp khít nhau hay chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình kim rải rác trong libe và mô mềm gỗ.
Rễ củ [hình 23]
Bần [hình 24] nhiều lớp tế bào hình chữ nhật rất dẹt, xếp thành dãy xuyên tâm, những lớp ngoài bị bong rách. Nhu bì 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách cellulose, xếp xuyên tâm với lớp bần, các tế bào lớp trong to hơn. Mô mềm vỏ tế bào hình bầu dục, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat [hình 25] rất nhiều, có 2 dạng: (1) tinh thể hình kim rất nhiều, (2) tinh thể hình cầu gai thường tập trung nhiều ở vùng mô mềm gần bần, rải rác trong libe và mô mềm gỗ; tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim thường to, hình bầu dục, vách dày hay mỏng; tế bào vách dày chứa tinh thể kết dính thành bó, tế bào có vách mỏng chứa tinh thể rời và tập trung thành đám; tinh thể trong những tế bào mô mềm vách mỏng thường bung tràn khắp nơi trong mô mềm. Libe gỗ [hình 26]: Libe ít hơn gỗ, chủ yếu là mô mềm với những tế bào vách cellulose, chứa rất nhiều tinh bột [hình 27], xếp thành dãy xuyên tâm, khít nhau hay có đạo nhỏ ở góc, mạch gỗ nhỏ vách mỏng, rải rác, riêng lẻ hay họp thành nhóm 2-3, một vài tế bào bao quanh mạch có vách mỏng hóa gỗ. Mô mềm tủy chiếm phần lớn diện tích vi phẫu, tế bào hình tròn hay bầu dục, xếp chừa những đạo nhỏ, chứa rất nhiều tinh bột. Hạt tinh bột đa dạng.
Thân [hình 28]
Vi phẫu cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích, vùng trung trụ 4/5. Các mô [hình 29] gồm:
Vùng vỏ [hình 30]: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin dày. Hạ bì 4-6 lớp tế bào hình đa giác hay hình bầu dục, vách cellulose, xếp chừa những đạo nhỏ. Mô dày [hình 31] là vòng liên tục, 4-5 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, có vách dày đều xung quanh. Mô mềm vỏ tế bào hình bầu dục hay hình đa giác, không đều, càng vô trong tế bào càng to. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhiều trong hạ bì, tập trung ở lớp tế bào ngay trên mô dày. Tế bào chứa chất nhày nhiều trong mô mềm vỏ, ít khi là túi chứa chất nhày [hình 32].
Vùng trung trụ: Cụm mô cứng kích thước không đều, ngay trên mỗi bó libe gỗ, tế bào hình đa giác, vách dày đến rất dày, xếp khít nhau. Vòng mô dẫn không liên tục, libe và gỗ họp thành từng bó rời xếp xen kẽ với những khoảng mô mềm (khoảng gian bó), kích thước không đều. Bó libe gỗ [hình 33] gồm: bó libe hình nón trên đầu bó gỗ, libe cấp 1 ở đỉnh, libe cấp 2 phía dưới; gỗ cấp 2 với những mạch gỗ rất to, không đều, tập trung thành từng bó, mỗi bó thường chỉ có 1 mạch, thân già số mạch gỗ có thể 3-4; mô mềm gỗ có 2 loại: 2-3 lớp mô mềm bao quanh mạch gỗ và phía dưới các mạch gỗ là những tế bào vách hóa gỗ, xếp khít nhau; những vùng mô mềm gỗ khác tế bào có vách cellulose, xếp khít nhau hay có những đạo nhỏ ở góc; gỗ cấp 1 chỉ 1 bó dưới mỗi bó gỗ cấp 2, gồm 2-5 mạch gỗ không đều, phân hóa ly tâm. Khoảng gian bó rộng, gồm những dãy tế bào hình chữ nhật xếp thành dãy xuyên tâm, vách cellulose; vùng mô mềm phía trên tầng sinh libe gỗ và vùng giữa các mạch gỗ cấp 2 là những tế bào có vách cellulose, xếp chừa những đạo nhỏ; vùng mô mềm phía dưới tế bào có vách hóa gỗ tạo thành một vòng mô cứng liên tục nối liền các bó libe gỗ, các mạch gỗ cấp 2 rất ít khi có trong vòng này. Mô mềm tủy rộng, tế bào hình tròn hay hình đa giác, vách mỏng, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể calci oxalat rất nhiều, có 2 dạng: tinh thể hình cầu gai dày đặc, thường tập trung nhiều ở vùng gần libe; tinh thể hình kim ít hơn; tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim thường to, hình bầu dục, vách dày hay mỏng; tế bào vách dày chứa tinh thể kết dính thành bó, tế bào có vách mỏng chứa tinh thể rời và tập trung thành đám; tinh thể trong những tế bào mô mềm vách mỏng thường bung tràn khắp nơi trong mô mềm.
[hình 34]
Gân giữa: mặt trên kéo dài thành một chóp nhọn, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào không đều, hình chữ nhật; lớp cutin dày, phẳng hay có răng cưa ở phần chóp nhọn; lỗ khí ít gặp. Mô dày trên chỉ có ở phần đỉnh chóp nhọn; hai bên cạnh chóp là 4-5 lớp mô mềm chứa nhiều lục lạp, tế bào nhỏ hình tròn, xếp chừa những đạo nhỏ. Mô mềm là những tế bào hình tròn, xếp chừa những đạo nhỏ. Bó libe gỗ ở giữa, 6 bó kích thước không đều xếp thành vòng; bó lớn nhất phía trên và ngay dưới chóp nhọn, hình bầu dục; 3 bó phía dưới nhỏ hơn, thuôn dài; 2 bó bên rất nhỏ; mỗi bó gồm cụm libe ở ngoài/dưới bao lấy bó gỗ ở trong/trên; mạch gỗ hình đa giác, không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ là những tế bào nhỏ, hình đa giác, vách cellulose, xếp khít nhau. Mô dày dưới 2-3 lớp tế bào có vách dày ở góc, tạo thành một cung liên tục. [inline:=Hạ bì] 1-2 lớp tế bào hình tròn, thường to hơn các tế bào mô dày. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình kim, đặc điểm tương tự ở thân.
Phiến lá [hình 35]: Biểu bì tế bào hình đa giác; biểu bì trên tế bào to, biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn và dẹt, nhiều lỗ khí; lớp cutin mỏng hơn ở gân lá. Mô mềm giậu 2 lớp: lớp trên tế bào hình chữ nhật thuôn dài, lớp dưới tế bào to và ngắn hơn, xếp khít nhau. Mô mềm khuyết tế bào không đều, hình gần tròn, xếp chừa những khuyết nhỏ. Bó libe gỗ [hình 36] của gân phụ được bao quanh bởi một vòng tế bào mô mềm có kích thước to. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai tập trung quanh bó libe gỗ của gân phụ, tế bào chứa tinh thể hình kim thường có vách dày. Tế bào chứa chất nhày [hình 37] to, rải rác trong mô mềm giậu.
Cuống lá [hình 38]: Vi phẫu cắt ngang có mặt trên phẳng với 2 tai nhỏ hai bên, mặt dưới tròn. Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm những tế bào hình chữ nhật; lớp cutin dày; lỗ khí ít gặp. Hạ bì 4-6 lớp tế bào hình tròn hay hình bầu dục, vách cellulose, xếp chừa những đạo nhỏ. Mô dày là vòng liên tục, 4-5 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, vách dày đều xung quanh. Mô mềm tế bào hình tròn, xếp chừa những đạo nhỏ. Bó libe gỗ kích thước không đều, xếp thành vòng; mỗi bó gồm cụm libe ở ngoài, gỗ ở trong. Tinh thể calci oxalat tương tự ở thân.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột rễ củ màu trắng ngà, không mùi, không vị.
Soi kính hiển vi thấy: Hạt tinh bột [hình 39] rất nhiều, hình dạng và kích thước khác nhau: hình trứng dài 10-25 µm và rộng 12-15 µm, hình bầu dục dài 17,5-30 µm và rộng 7,5-17,5 µm, hình gần tròn đường kính 10-25 µm, rốn hình chấm, hình khe nứt hay hình sao, vân rõ. Tinh thể calci oxalat nhiều, có 2 dạng: hình cầu gai [hình 40] đường kính 25-27,5 µm hoặc hình kim [hình 41] dài 55-125 µm, có thể rời rạc hay tụ thành bó; bó có thể nằm tự do khắp cùng hay bên trong những tế bào mô mềm vách dày. Mảnh mô mềm [hình 42] tế bào hình chữ nhật hay hình tròn, vách mỏng, có thể chứa nhiều tinh bột. Mảnh mạch [hình 43] mạng, mạch vạch. Mảnh bần màu vàng sậm, tế bào vách dày.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, dây Chìa vôi mọc hoang ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam, gặp từ Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh Bình vào Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận và Tp. Hồ Chí Minh.
Cây mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng, cũng gặp ở bờ bụi, hàng rào. Cây cũng được trồng ở nhiều nơi vùng đồng bằng.
Cây ra hoa tháng 4-8, có quả tháng 5-10

Bộ phận dùng: 

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ (Radix Cissi). Rễ củ thái mỏng, phơi hay sấy khô có tên gọi bạch liễm hay củ chìa vôi, có thể đào quanh năm nhưng tốt nhất vào thu đông.

Thành phần hóa học: 

Thân dây Chìa vôi chứa hợp chất phenolic, acid amin, saponin, acid hữu cơ. Ngọn và lá non có nước 91,3%, protid 1,4%, glucid 5,4%, xơ 1,1%, tro 0,8%, caroten 1,5 mg%, vitamin C 45mg%

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Dây Chìa vôi chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Củ thường dùng chữa đau nhức xương, đau nhức đầu, tê thấp, gân xương co quắp, sưng tấy, mụn nhọt, chữa rắn cắn; cũng dùng làm thuốc xổ và nhuận tràng. Ngày dùng 10-30 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống, dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc chữa phong thấp, đau xương, tê mỏi.
Rễ Chìa vôi phối hợp rễ Cốt khí củ, liều lượng bằng nhau, ngâm rượu uống.
Dây Chìa vôi 20g, dây Đau xương 16g, rễ Lá lốt 16g, sắc uống, ngày 1 thang.

Hình đính kèm
Dây leo
bột trắng
xẻ thùy
mũi giáo
tam giác
mặt trên
mặt dưới
Lá kèm
Cụm hoa
Hoa
nụ hoa
Nhị
hạt phấn
bầu
vòi nhụy
Đĩa mật
Rễ
Các mô
Vùng vỏ
Tinh thể
Gỗ cấp 2
Gỗ cấp 1
Rễ củ
Bần
calci oxalat
Libe gỗ
tinh bột
Thân
Các mô
Vùng vỏ
Mô dày
túi chứa chất nhày
Bó libe gỗ
Lá
Phiến lá
libe gỗ
Tế bào chứa chất nhày
Cuống lá
tinh bột
hình cầu gai
hình kim
Mảnh mô mềm
Mảnh mạch