Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Chi Vitex

Loài V. rotundifolia L. f. (Cây Bình Linh Xoan)

Tên
Tên khác: 

Màn kinh tử, Từ bi biển, Quan âm biển, Mạn kinh lá đơn, Mạn kinh lá nhỏ.

Tên khoa học: 

Vitex rotundifolia L. f.

Tên đồng nghĩa: 

V. trifolia L. var. simplicifolia Cham.; V. ovata Thunb.; V. trifolia L. var unifoliata> Schauer.

Họ: 

Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Mẫu thu hái tại: 

xã Sơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận ngày 17 tháng 04 năm 2010.

Số hiệu mẫu: 

BLX 170410; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM

Cây gỗ nhỏ [hình 1], thân mọc sà trên mặt đất, phân nhánh đứng cao trên 30 cm. Thân non [hình 2] tiết diện vuông có màu xanh mốc hoặc hơi tía, thân già tiết diện tròn, nứt nẻ, màu nâu, toàn cây có nhiều lông mịn và có mùi rất thơm. Lá [hình 3] đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá nguyên hình xoan hơi tròn, đỉnh tù hoặc hơi lõm, gốc thuôn, kích thước 3-5 x 2,5-4 cm, màu xanh mốc, mặt dưới [hình 4] màu bạc và có nhiều lông mịn hơn mặt trên. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 4-6 cặp gân phụ. Cuống lá hình trụ, 0,3-1,2 cm, màu xanh bạc, có nhiều lông mịn. Cụm hoa [hình 5] chùm xim ở ngọn cành dài 4-7 cm và xim hai ngả 3-7 hoa ở nách lá gần ngọn cành. Lá bắc của xim [hình 6] trên chùm dạng lá hình thoi hay hình dải không cuống, kích thước nhỏ dần khi về phía ngọn. Hoa [hình 7] không đều, màu xanh tím, lưỡng tính, mẫu 5, lá bắc và lá bắc con [hình 8] dạng vảy nạc nhỏ. Cuống hoa hình trụ ngắn 1-2 mm, màu xanh đến xanh tía, có nhiều lông trắng mịn. Lá đài [hình 9] 5, gần đều, dính nhau thành một ống hình chuông trên chia 5 răng hình tam giác có gân giữa, kích thước khoảng 0,4 x 0,3 cm, nhiều lông mịn ở mặt ngoài, tiền khai van. Tràng hoa [hình 10] không đều, dính thành ống hẹp bên dưới trên phình hơi cong về phía trước khi qua khỏi ống đài, dài khoảng 0,5-0,7 cm, trên chia hai môi 2/3. Môi trên xẻ 2 thùy giống nhau, màu tím nhạt, hình bầu dục hẹp khoảng 0,4 x 0,3 cm. Môi dưới một phiến trên chia 3 thùy: thùy giữa to nhất màu tím sậm hình gần tròn khoảng 0,6 x 0,7 cm, bìa hơi nhăn, ở giữa có vệt trắng vàng mang rất nhiều lông [hình 11] dài màu trắng; hai thùy bên giống nhau màu tím nhạt, hình bầu dục đầu tròn, hơi lớn hơn thùy của môi trên. Mặt trong ống tràng có nhiều lông dài ở nơi đính của nhị; mặt ngoài màu tím nhạt hơn mặt trong, nhiều lông mịn; tiền khai tràng năm điểm. Bộ nhị [hình 12]: 4 nhị, kiểu hai trội, hai nhị trước dài hơn hai nhị sau, chỉ nhị màu trắng hay tím nhạt, dạng sợi đính ở nơi phình của ống tràng xen kẽ cánh hoa, nhị trước dài khoảng 1-1,2 cm, nhị sau dài 0,8-1 cm, có nhiều lông trắng ở gốc chỉ nhị [hình 13]; bao phấn [hình 14] màu tím, hai buồng, hình bầu dục dài, nứt dọc, đính giữa, hướng trong; hạt phấn [hình 15] hình bầu dục có 3 rãnh dọc, màu trắng, kích thước 45-50 x 27,5-32,5 µm. Lá noãn [hình 16] 2 ở vị trí trước sau, bầu trên hình cầu màu xanh, 2 ô, kích thước khoảng 1,5-2 mm, có vách giả chia làm 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ; một vòi nhụy [hình 17] dạng sợi dài 1,2-1,4 cm, màu tím nhạt, nhẵn, tận cùng hai đầu nhụy màu tím đậm dạng sợi dài khoảng 1 mm choãi hai hướng trước sau. Quả [hình 18] hạch hình cầu, đường kính 0,4-0,6 cm, quả chín [hình 19] màu vàng, quả khô [hình 20] màu đen, mang đài đồng trưởng ôm lấy khoảng hai phần ba quả, đài màu trắng bạc khi khô. Hạt màu trắng xám, thường 1-2 phát triển.
Ngoài mẫu thu thập ở Ninh Thuận, chúng tôi còn thu thập được một số mẫu cây Bình linh xoan ở tỉnh Khánh Hòa và Thảo cầm viên Sài Gòn. Qua khảo sát thấy các đặc điểm về hình thái giống nhau, chỉ khác biệt ở kích thước một số bộ phận (thân, lá, hoa).

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 21]
Vi phẫu thân [hình 22] trưởng thành hơi vuông, thân già [hình 23] hình tròn. Tế bào biểu bì hình chữ nhật dài hay đa giác, kích thước không đều, lớp cutin mỏng. Trên biểu bì có lông che chở và lông tiết [hình 24] dày đặc. Lông che chở đa bào một dãy 2-4 tế bào, bề mặt lấm tấm, đôi khi thắt eo. Lông tiết ngắn: đầu đơn bào hay gồm 2-6 tế bào có hình tròn hay bầu dục, chân 1-2 tế bào nhỏ, ngắn. Mô dày [hình 25] góc hoặc mô dày tròn, 3-9 lớp tế bào đa giác dài hay gần tròn, kích thước lớn hơn tế bào biểu bì, tập trung nhiều ở các góc lồi. Tầng bì sinh xuất hiện sớm trong lớp mô dày. Ở thân già, bần [hình 26] gồm nhiều lớp tế bào vách hơi uốn lượn xếp xuyên tâm, thường bong tróc không đều, bên ngoài bần còn dính các mô cấp 1. Lục bì vài lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo, 6-9 lớp tế bào đa giác kích thước không đều. Trụ bì [hình 27] hóa sợi thành từng đám không đều, 3-7 lớp tế bào vách có ống trao đổi rõ. Libe 1 nhiều, thường tập trung từng đám dưới trụ bì, tế bào nhỏ, xếp lộn xộn. Libe 2 ít hơn gỗ 2, tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn. Vùng gỗ gần như liên tục một vòng. Mạch gỗ 2 [hình 28] nhiều, hình đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 tế bào hình chữ nhật hay đa giác, kích thước nhỏ, vách tẩm chất gỗ dày không đều. Gỗ 1 [hình 29] phân bố gần đều ở quanh tủy, mỗi bó 2-4 mạch. Tia tủy 1-3 dãy kéo dài và mở rộng ở vùng libe, tế bào hình chữ nhật dài xếp dọc. Mô mềm tủy [hình 30] tế bào gần tròn, to dần ở tâm, vách hóa mô cứng có nhiều lỗ. Tinh bột rải rác trong tế bào mô mềm vỏ, tia libe và libe. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp. Có thể gặp tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước nhỏ rải rác trong mô mềm vỏ.

Cuống lá [hình 31]
Cong lồi ở mặt dưới, hơi phẳng ở mặt trên. Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác, không đều, nhỏ, lớp cutin răng cưa. Trên biểu bì có lỗ khí, lông che chở dày đặc và nhiều lông tiết cấu trúc giống như ở thân. Mô dày góc hoặc có khi mô dày tròn, 4-8 lớp dưới biểu bì trên, 1-6 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, bằng hay gấp đôi tế bào biểu bì. Mô mềm đạo, tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô dẫn [hình 32] với gỗ ở trên libe ở dưới, xếp thành một bó chính lớn ở giữa và 2-3 bó phụ nhỏ ở 2 bên phía trên. Bó dẫn chính dạng hình cung; mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 25-40 dãy xen kẽ với mô mềm gồm 1-3 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose đôi khi tẩm chất gỗ; libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose. Phía trên gỗ có nhiều cụm libe kích thước không đều, đôi khi gặp vài mạch gỗ trên các cụm libe này. Phía dưới libe là mô cứng tạo thành cụm, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ không đều. Bên ngoài mô cứng có tầng sinh bột không liên tục, hạt tinh bột nhỏ hình tròn dẹp. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có thể gặp hoặc không.
Gân giữa [hình 33]
Lồi nhiều ở mặt dưới, mặt trên hơi lồi. Tế bào biểu bì trên hình chữ nhật hoặc gần tròn, kích thước không đều. Tế bào biểu bì dưới kích thước nhỏ hơn hay gần bằng biểu bì trên. Cả hai biểu bì có lỗ khí [hình 34], lông tiết [hình 35] đa bào rải rác, lông che chở đa bào rất nhiều. Mô dày góc hoặc có khi mô dày tròn, 1-4 lớp tế bào hình đa giác gần tròn kích thước không đều, phân bố sát biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới. Mô mềm đạo, tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước không đều; mô mềm ở phía trên gỗ hóa mô cứng. Mô dẫn dạng hình cung, gỗ ở trên libe ở dưới xếp gần hết chiều dài của gân giữa. Libe tế bào đa giác, nhỏ, không đều, xếp lộn xộn thành nhiều đám ngăn cách bởi các tia libe hẹp 1-2 dãy tế bào. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 25-40 dãy không đều; xen kẽ mạch gỗ là mô mềm 1-3 dãy tế bào đa giác nhỏ, vách cellulose đôi khi tẩm chất gỗ. Phía trên gỗ có nhiều bó dẫn chủ yếu là libe xếp thành cụm kích thước không đều, đôi khi gặp 2-4 mạch xếp trên 1-3 dãy trên các cụm libe này. Bao quanh bó dẫn là mô mềm tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước to nhỏ không đều, vách cellulose dày hoặc tẩm chất gỗ tạo thành cụm. Tinh bột [hình 36] rải rác trong một vài tế bào mô mềm đạo gần bó dẫn. Hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat giống [hình 37] ở cuống lá.
Phiến lá [hình 38]
Biểu bì trên tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều. Biểu bì dưới lồi lõm nhiều, tế bào gần bằng biểu bì trên. Cả hai biểu bì có lỗ khí ít, lông tiết đa bào nhiều, lông che chở đa bào cong hình liềm ở biểu bì dưới dài và dày đặc hơn biểu bì trên. Hạ bì 1-3 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn. Mô mềm giậu [hình 39] hơi ăn vào gân giữa, 4-6 lớp tế bào hình chữ nhật dài xếp thành dãy dọc dài thẳng góc với biểu bì, chứa nhiều lục lạp. Mô mềm khuyết gồm 2-5 lớp tế bào tròn vách uốn lượn hoặc đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào giậu, không đều, chứa lục lạp, xếp chừa những khuyết vừa. Nhiều bó gân phụ [hình 40] nhỏ bị cắt ngang gồm gỗ ở trên, libe ở dưới, nối với biểu bì trên và biểu bì dưới bởi 2-3 dãy tế bào mô mềm làm cho mô mềm giậu bị chia cắt thành nhiều đoạn.
Rễ
Vi phẫu rễ [hình 41] hình tròn. Các mô [hình 42] từ ngoài vào trong gồm: Bần [hình 43] gồm rất nhiều lớp tế bào hình chữ nhật vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc không đều. Lục bì vài lớp tế bào hình chữ nhật, thường ép dẹp. Mô mềm vỏ đạo, 2-4 lớp tế bào đa giác hay gần tròn, kích thước nhỏ, không đều. Nội bì khung Caspary. Trụ bì 1-2 lớp tế bào, vài tế bào hóa mô cứng [hình 44] nằm rải rác trên đỉnh chùy libe. Libe gỗ [hình 45] kiểu hậu thể gián đoạn. Libe 1 tế bào nhỏ, xếp lộn xộn. Libe 2 tạo thành chùy libe [hình 46], tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách uốn lượn xếp xuyên tâm. Gỗ 2 gần chiếm tâm; mạch gỗ 2 nhiều, hình tròn hay đa giác gần tròn, kích thước to nhỏ không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 tế bào nhỏ vách tẩm gỗ, một số vách cellulose ở ngoài, vùng gần tâm có sợi gỗ [hình 47]. Gỗ 1 [hình 48] rõ ở dưới tia tủy, 4-6 bó, mỗi bó 2-3 mạch nhỏ. Tia tủy 4-7 dãy tế bào hình chữ nhật hay đa giác xếp thành dãy dọc, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài, tế bào vách tẩm chất gỗ ở vùng gỗ. Mô mềm tủy rất ít, dạng mô mềm đạo hóa mô cứng. Tinh bột kích thước nhỏ, hình gần tròn nằm rải rác trong mô mềm vỏ và tia tủy.
Quả
Vi phẫu quả [hình 49] hình tròn ở giữa có 4 ngăn không đều, 1 ngăn có hạt và 3 ngăn lép. Vỏ quả ngoài [hình 50]: Biểu bì một lớp tế bào hình bầu dục hoặc gần tròn, vách dày, lớp cutin dày, lông tiết rất nhiều, lông che chở đa bào rải rác. Lông tiết chân rất ngắn 1-2 tế bào, đầu hình tròn hoặc bầu dục hơi lõm gồm 1-6 tế bào. Lông che chở đa bào một dãy 2-4 tế bào, lấm tấm gai nạc. Hạ bì một lớp tế bào hình đa giác kích thước lớn hơn hoặc bằng tế bào biểu bì, không đều, vách dày ở góc. Vỏ quả giữa [hình 51] gồm: mô mềm đạo tế bào hình đa giác hoặc gần tròn ở ngoài, hình đa giác dài xếp đứng ở phía trong, vách mỏng; bó dẫn gồm hai bó gân giữa [hình 52] dài và nhiều bó gân phụ [hình 53] nhỏ rải rác trên một vòng ở khoảng giữa vùng mô mềm, mỗi bó có libe ở ngoài và ít mạch gỗ ở trong; mô cứng [hình 54] trong cùng cạnh vỏ quả trong, gồm nhiều lớp tế bào vách hơi dày đến rất dày uốn lượn nhiều có ống trao đổi rõ. Vỏ quả trong [hình 55] một lớp biểu bì mỏng, tế bào hình chữ nhật khá đều vách cellulose.
Vỏ hạt [hình 56] cấu tạo bởi 1-2 lớp tế bào vách cellulose hay hóa gỗ dạng hình mạng lưới. Nội nhũ [hình 57] bao quanh khối phôi, tế bào hình đa giác vách cellulose mỏng chứa hạt tinh bột hình tròn dẹp. Khối phôi hình tròn, tế bào đa giác vách cellulose mỏng.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Quả: Bột quả màu đen xám, mùi thơm, vị cay. Thành phần gồm: Mảnh mô mềm lá đài tế bào đa giác. Lỗ khí. Mảnh biểu bì gân tế bào đa giác dài. Lông che chở [hình 58] đa bào đầu thuôn nhọn gồm 2-4 tế bào. Lông tiết [hình 59] chân ngắn, đầu tròn hoặc bầu dục. Mảnh vỏ quả [hình 60] giữa tế bào hình đa giác hơi bầu dục, vách hóa mô cứng có lỗ rõ. Mảnh nội nhũ [hình 61] tế bào hình đa giác nhỏ xếp khít nhau. Mảnh vỏ hạt [hình 62] tế bào đa giác vách có vân mạng dạng lưới. Tế bào mô cứng [hình 63] vách rất dày hơi uốn lượn. Mảnh biểu bì vỏ quả ngoài tế bào hình đa giác hay gần tròn.
: Bột lá màu xanh xám, mùi thơm, vị cay. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì [hình 64] mang lỗ khí [hình 65] và lông che chở. Mảnh mô mềm [hình 66] tế bào đa giác có vách mỏng. Lông che chở [hình 67] đa bào rất nhiều, 2-5 tế bào, thường cong hình liềm, bề mặt lấm tấm. Lông tiết [hình 68] hình cầu hay bầu dục có chân ngắn. Mảnh hạ bì và mô mềm giậu [hình 69] tế bào dài chứa nhiều diệp lục. Mảnh mạch [hình 70] (vạch, mạng, điểm).

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cây ưa sáng, mọc hoang ở vùng đất cát và cát dọc bờ biển nên thường gặp ở các tỉnh duyên hải, cũng được trồng làm cảnh. Mùa hoa quả gần như quanh năm.

Bộ phận dùng: 

Quả (Fructus Viticis rotundifoliae). Quả chín được thu hái, rửa sạch và loại bỏ cuống phơi hay sấy khô, dùng tươi hoặc sao qua. Ngoài ra, lá cũng được dùng uống theo cách hãm hoặc dùng dạng thuốc xông.

Thành phần hóa học: 

Tinh dầu chứa camphen, pinen; còn có vitexicarpin, acid γ-butyric.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Quả dùng trị: 1. Cảm mạo, đau đầu, đau nhức nửa đầu; 2. Đau mắt, quáng gà, hoa mắt, mắt đỏ chảy nước mắt; 3. Đau cơ, đau dây thần kinh; 4. Răng lợi sưng đau. Dùng dạng thuốc sắc. Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương. Một số nơi dùng lá làm thuốc lợi tiêu hóa, long đờm và trị bệnh ngoài da.

Hình đính kèm
Cây gỗ nhỏ
Thân non
Lá
mặt dưới
Cụm hoa
Lá bắc của xim
Hoa
lá bắc và lá bắc con
Lá đài
Tràng hoa
lông
Bộ nhị
lông trắng ở gốc chỉ nhị
bao phấn
hạt phấn
Lá noãn
vòi nhụy
Quả
quả chín
quả khô
Thân
Vi phẫu thân
thân già
lông che chở và lông tiết
Mô dày
bần
Trụ bì
gỗ 2
Gỗ 1
Mô mềm tủy
Cuống lá
Mô dẫn
Gân giữa
lỗ khí
lông tiết
Tinh bột
calci oxalat giống
Phiến lá
Mô mềm giậu
bó gân phụ
Vi phẫu rễ
Các mô
Bần
mô cứng
Libe gỗ
chùy libe
sợi gỗ
Gỗ 1
Vi phẫu quả
Vỏ quả ngoài
Vỏ quả giữa
bó gân giữa
bó gân phụ
mô cứng
Vỏ quả trong
Vỏ hạt
Nội nhũ
Lông che chở
Lông tiết
Mảnh vỏ quả
Mảnh nội nhũ
Mảnh vỏ hạt
Tế bào mô cứng
Mảnh biểu bì
lỗ khí
Mảnh mô mềm
Lông che chở
Lông tiết
Mảnh hạ bì và mô mềm giậu
mạch

Loài Vitex negundo L.(Cây Ngũ Trảo)

Tên
Tên khác: 

Hoàng kinh, Quan âm.

Tên khoa học: 

Vitex negundo L.

Tên đồng nghĩa: 

Vitex paniculata Lamk., V. Arborea Desf., V. Spicata Lour.

Họ: 

Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Tên nước ngoài: 

Five-leaved, chaste-tree, Indian privet, Gattilier incise.

Mẫu thu hái tại: 

Hóc Môn và Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4-2010.

Số hiệu mẫu: 

NT0410, được lưu tại Bộ môn Thực vật Khoa Dược.

Cây [hình 1] gỗ nhỏ mọc đứng, cao 3-4 m. Thân non tiết diện vuông rồi từ từ tròn, màu xanh, nhiều lông mịn màu trắng; thân già màu xám nâu hay xám đen.
[hình 2] mọc đối, không có lá kèm, kép chân vịt, thường có 5 (ít khi 3 hay 7) lá chét không đều, lá chét ở giữa to nhất. Cuống chung dài 3-5 cm, hơi phình ở gốc, mặt trên lõm, màu xanh, rất nhiều lông mịn. Lá chét có phiến hình trái xoan, ngọn có đuôi, gốc thuôn, mặt trên màu xanh lục sậm ít lông, mặt dưới đầy lông mịn màu trắng bạc; lá chét giữa dài 9-10 cm, rộng 2-3 mm, có 12-15 đôi gân bên; các lá chét ở bên dài 5-8 cm, rộng 1,5-2,5 cm, có 5-10 đôi gân bên cong về phía ngọn lá; mép lá nguyên; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá chét dài 5-15 mm, phía trên lõm thành hình lòng máng, có nhiều lông mịn; 2 lá chét ở gốc gần như không cuống.
Cụm hoa [hình 3] hình chùy ở ngọn cành ít khi ở nách lá, dài 10-20 cm, phân nhánh đối nhau, tận cùng nhánh là các xim 2 ngã gồm 3 hoa, hoa giữa gần như không cuống, 2 hoa bên có cuống.
Hoa [hình 4] nhỏ, màu tím nhạt, không đều, lưỡng tính, mẫu 5; cuống hoa bên dài 2-4 mm, màu xanh, phủ đầy lông mịn; lá bắc và lá bắc con nhỏ, dạng vảy hình tam giác, màu xanh nâu, nhiều lông mịn màu xám. Lá đài [hình 5] 5, màu xanh, dính nhau ở phía dưới thành ống hình chuông dài 2 mm, có 5 cạnh do mỗi lá đài có một gân dọc nổi rõ ở mặt ngoài, trên chia 5 phiến hình tam giác dài 0,5 mm, mặt ngoài nhiều lông mịn màu xám, tiền khai van. Cánh hoa [hình 6] 5, mặt ngoài đầy lông mịn màu xám; dính nhau bên dưới thành ống dài 5 mm, mặt trong rất nhiều lông dài và nhiều sọc dọc màu tím sậm; bên trên chia thành 2 môi kiểu 2/3: môi trên 2 thùy nhỏ, tròn, màu tím rất nhạt gần như trắng, môi dưới 3 thùy, thùy giữa dài và to hơn 2 thùy bên, màu tím sậm ở mặt trong, màu vàng và nhiều lông dài ở gốc phía trong, 2 thùy bên tròn, màu tím nhạt, tiền khai lợp. Nhị [hình 7] 4, thò ngắn khỏi ống tràng, rời, không đều với 2 nhị dài ở phía trước và 2 nhị ngắn ở phía sau (bộ nhị kiểu 2 trội), đính vào gần gốc ống tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị dạng sợi, màu trắng, dài 4-6 mm, nhiều lông dài ở gốc; bao phấn hình bầu dục, màu tím sậm, 2 ô dạng ra, đính đáy, hướng trong, nứt dọc. Hạt phấn [hình 8] rời, màu vàng nhạt, hình bầu dục thuôn có rãnh dọc ở giữa, có 2 kích cỡ: hạt to dài 37-50 µm, rộng 25-32 µm, hạt nhỏ dài 20-25 µm, rộng 10-18 mm. Lá noãn 2, dính nhau tạo thành bầu trên 2 ô [hình 9], mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ, một vách giả xuất hiện giữa 2 noãn ngăn thành bầu 4 ô [hình 10]; bầu hình cầu, màu xanh, nhẵn, đỉnh có tuyến như hạt cát; vòi nhụy 1, đính trên bầu, hình sợi, dài 5 mm, màu tím, đỉnh xẻ 2 thùy; đầu nhụy màu tím sậm.
Quả [hình 11] hạch, hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu đen, mang đài tồn tại.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 12]
Vi phẫu cắt ngang hình gần tròn, chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 4/5.
Vùng vỏ [hình 13]: Bần 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm. Nhu bì 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật rất dẹt. Mô mềm vỏ 4-5 lớp tế bào hình bầu dục, vách cellulose, có vùng tế bào xếp thành dãy xuyên tâm, có vùng tế bào xếp lộn xộn, giữa các tế bào có đạo nhỏ.
Vùng trung trụ: Cụm mô cứng rời rạc, xếp thành một vòng, tế bào vách dày hay rất dày. Libe cấp 1 tế bào bị ép dẹp méo mó khó nhận dạng. Libe cấp 2 [hình 14] thành vòng, tế bào hình chữ nhật dẹt hay hình bầu dục hoặc méo mó, xếp thành dãy xuyên tâm, khít nhau hay có đạo nhỏ ở góc giữa các tế bào. Gỗ cấp 2 [hình 15] gồm nhiều mạch gỗ kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác xếp khít nhau, vách hoá gỗ dày. Gỗ cấp 1 [hình 16] rõ, 7-8 bó dưới gốc những tia tủy, mỗi bó gồm 2-3 mạch nhỏ không đều, phân hoá hướng tâm. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào kích thước to dần khi hướng ra vùng libe. Mô mềm tủy các tế bào hình đa giác, sắp xếp lộn xộn và khít nhau, vách hoá gỗ dày.

Thân [hình 17]
Vi phẫu cắt ngang thân non hình vuông, thân già hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/10 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 9/10.
Vùng vỏ: Biểu bì ở thân non là lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác; lớp cutin mỏng; lỗ khí ít gặp, cùng mức với tế bào biểu bì hay nhô lên cao. Lông che chở nhiều, thường kéo dài từ 1 tế bào biểu bì, lông đơn bào [hình 18] ít, lông đa bào [hình 19] nhiều, cấu tạo gồm 2-3, ít khi 4, tế bào xếp trên một hàng; tế bào ở ngọn lông vách dày hơn và mặt ngoài lấm tấm hạt, tế bào ở gốc đôi khi hẹp. Lông tiết [hình 20] nhiều dạng: chân đơn bào đầu to đơn bào, chân đơn bào đầu tròn 2-4 tế bào, chân đơn bào rất ngắn đầu to [hình 21] và dẹt 2 tế bào, chân 2-4 tế bào đầu nhỏ [hình 22] và tròn đơn bào. Bần ở thân già, tầng sinh bần xuất hiện có đoạn ngay dưới biểu bì có đoạn dưới 1-2 lớp mô dày; lớp tế bào bần đầu tiên rất to, các lớp tiếp sau tế bào nhỏ và dẹt hơn. Mô dày 3-7 lớp tế bào có vách dày ở góc. Mô mềm vỏ 4-5 lớp tế bào hình tròn hay bầu dục dẹt, xếp chừa những đạo nhỏ.
Vùng trung trụ: Trụ bì [hình 23] hoá sợi thành từng cụm to nhỏ không đều, tế bào hình đa giác, xếp khít nhau; ở thân già những tế bào mô cứng to hay nhỏ, vách dày, ống trao đổi rõ, xuất hiện nối liền những cụm sợi tạo thành vòng mô cứng liên tục quanh thân. Libe là vòng liên tục; libe cấp 1 từng cụm, tế bào bị ép dẹp, méo mó; libe cấp 2 nhiều lớp, những lớp tế bào gần tầng sinh libe gỗ hình chữ nhật, xếp thành dãy xuyên tâm. Gỗ cấp 2 [hình 24] gồm nhiều mạch gỗ không đều, hình đa giác, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm, vách dày đến rất dày. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào. Gỗ cấp 1 [hình 25] từng bó, mỗi bó gồm 2-4 mạch gỗ không đều phân hóa ly tâm, được bao quanh bởi vùng mô mềm tế bào hình đa giác, vách cellulose, xếp khít nhau. Mô mềm tủy [hình 26] tế bào hình đa giác, không đều, càng vào trong tế bào càng to, vách mỏng hóa mô cứng, xếp chừa những đạo nhỏ. Tinh thể [hình 27] calci oxalat hình kim rất ngắn tập trung thành đám trong mô mềm tủy và tia tủy.

[hình 28]
Gân lá lồi ít ở mặt trên, lồi tròn ở mặt dưới. Biểu bì trên và biểu bì dưới 1 lớp tế bào hình chữ nhật; tế bào biểu bì trên to hơn tế bào biểu bì dưới; lớp cutin dày, một vài chỗ có răng cưa; lỗ khí ít gặp. Lông che chở [hình 29] rất nhiều ở mặt dưới, mặt trên ít hơn, cấu tạo giống ở thân. Lông tiết [hình 30] giống ở thân. Mô dày trên [hình 31] 2-6 lớp tế bào hình đa giác, vách dày đều xung quanh, tạo thành một cung liên tục. Mô mềm tế bào hình gần tròn, xếp chừa những đạo nhỏ. Libe gỗ [hình 32] cấp 1 ở giữa tạo thành cung hình chữ U, cung libe ở dưới bao lấy cung gỗ ở trên; gỗ gồm các mạch gỗ kích thước không đều xếp thành dãy, tế bào mô mềm gỗ phía trên vách cellulose, các tế bào phía dưới vách hóa gỗ; mặt trong cung libe gỗ có 3-5 cụm libe [hình 33] riêng rẽ. Sợi mô cứng tạo vòng gần như liên tục bao ngay dưới cung libe hay một vài trong cụm libe. Mô dày dưới [hình 34] 2-3 lớp tế bào có vách dày đều xung quanh. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rải rác hay kim rất ngắn tập trung thành đám trong mô mềm.
Phiến lá [hình 35]: Biểu bì tế bào không đều, hình chữ nhật; biểu bì trên tế bào to, biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn, thường dẹt, móp méo, nhiều lỗ khí. Lông che chở rải rác ở biểu bì trên, đơn bào ngắn, gần như dày đặc ở biểu bì dưới, đa bào giống ở thân. Lông tiết giống ở thân, nhưng thường là dạng lông chân đơn bào rất ngắn đầu to và dẹt 2 tế bào. Mô mềm giậu [hình 36] 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật thuôn dài, không đều, xếp khít và thẳng góc với biểu bì trên. Mô mềm khuyết [hình 37] tế bào không đều. Bó libe gỗ của gân phụ gồm 3-4 mạch gỗ rất nhỏ ở trên, libe ở dưới, bao xung quanh là 4-5 tế bào hình bầu dục to vách cellulose.
Cuống lá [hình 38]: Vi phẫu cắt ngang có mặt trên phẳng, mặt dưới lồi tròn, cấu tạo tương tự như ở gân giữa của lá và có thêm 2 bó libe gỗ phụ hai bên đầu cung libe gỗ chính.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá màu xanh lục, mùi thơm, vị đắng.
Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở [hình 39] đa bào đầu nhọn, thường gãy thành những đoạn ngắn. Lông tiết [hình 40] nhiều. Mảnh biểu bì trên [hình 41] của lá ít khi có lông. Mảnh biểu bì dưới [hình 42] của lá rất nhiều lông che chở, khó thấy lỗ khí. Mảnh mô giậu [hình 43] chứa nhiều lục lạp. Mảnh mô mềm tế bào hình tròn hay hình bầu dục, vách mỏng. Mảnh mạch vạch [hình 44], mạch mạng, mạch xoắn [hình 45]. Tinh thể [hình 46] calci oxalat hình cầu gai nhiều, kích thước nhỏ, đường kính 3,5-7,5 µm. Tinh thể calci oxalat hình kim ngắn, dài 5-7 µm. Sợi [hình 47] vách mỏng, khoang rộng, nằm riêng lẻ hay tụ thành bó.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Ở nước ta, cây mọc từ Lạng Sơn đến Kiên Giang.
Mùa hoa quả tháng 5-7.

Bộ phận dùng: 

Quả (FructusViticis negundo). Ngoài ra còn dùng lá và rễ.

Thành phần hóa học: 

Lá chứa 4, 4’- dimethoxy- trans-stilben, 5, 6, 7, 8, 3’, 4’, 5’- heptamethoxyflavon, 5- hydroxyl- 6, 7, 8, 3’- pentamethoxyflavon, 5- hydroxyl- 6, 7, 8, 3’, 4’, 5’- hexamethoxyflavon, 5-hydroxy-6,7,8,4’-tetramethoxyflavon, 5-hydroxy-7, 3’, 4’,5’-tetramethoxyflavon, casticin, chrysosplenol D, luteolin, acid p.hydroxy benzoic, D- fructose, isoorientin, 5- hydroxy- 3, 6, 7, 3’, 4’-pentamethoxyflavan, 3, 5- dihydroxy- 3’, 4’, 6, 7- tetramethoxyflavonol, 5, 3’- dihydroxy-7, 8, 4’- trimethoxyflavanon, 5, 3’- dihydroxy-6, 7, 4’-trimethoxyflanon, nishindasid, negundosid, acid 2’- p.hydroxybenzoyl- mussaenosidic, acid 6’-p.hydroxybenzoyl mussaenosidic, furanoeromophilan I, acid acetyl oleanoloc, aucubin, agnusid, nishindasid.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thủng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút cho bớt nhức đầu. Quả, hạt sắc nước cho phụ nữ uống chữa kinh nguyệt không đều, bạch đới, cho ra mồ hôi, bớt nhức đầu, tim, hen suyễn. Rễ dùng sắc uống trị bệnh sốt rét, giã nát lấy nước uống trị ho.Vỏ cây giúp làm ăn ngon cơm, dễ tiêu hóa, chữa hen suyễn.

Hình đính kèm
Cây
Lá
Cụm hoa
Hoa
Lá đài
Cánh hoa
Nhị
Hạt phấn
bầu trên 2 ô
bầu 4 ô
Quả
Rễ
Vùng vỏ
Libe cấp 2
Gỗ cấp 2
Gỗ cấp 1
Thân
lông đơn bào
lông đa bào
Lông tiết
đầu to
đầu nhỏ
Trụ bì
Gỗ cấp 2
Gỗ cấp 1
Mô mềm tủy
Tinh thể
Lá
Lông che chở
Lông tiết
Mô dày trên
Libe gỗ
cụm libe
Mô dày dưới
Phiến lá
Mô mềm giậu
Mô mềm khuyết
Cuống lá
Lông che chở
Lông tiết
Mảnh biểu bì trên
Mảnh biểu bì dưới
Mảnh mô giậu
mạch vạch
mạch xoắn
Tinh thể
Sợi