Phân lớp Cẩm Chướng (Caryophyllidae)

Bộ Cẩm Chướng (Caryophyllales)

Họ Rau dền (Amaranthaceae)

Chi Achyranthes

Loài Achyranthes aspera L.(Cây Cỏ Xước)

Tên
Tên khác: 

Ngưu tất nam.

Tên khoa học: 

Achyranthes aspera L.

Tên đồng nghĩa: 

A. aspera var. rubro-fusca Wight, A. canescens R. Br., A. grandifolia Moq., A. argentea Decne, Cyathula geniculata Lour.

Họ: 

Rau dền hay Rau giền (Amaranthaceae).

Tên nước ngoài: 

Prickly chaff-flower, Achyranthe, Herbe d’Inde.

Mẫu thu hái tại: 

Hóc Môn, tháng 6/2010.

Số hiệu mẫu: 

CX0610, được lưu tại Bộ môn Thực vật Khoa Dược.

Cây [hình 1] cỏ, mọc đứng, cao 20-50 cm, có khi đến 1 m, phía gốc phân nhiều nhánh đối nhau. Thân non [hình 2] tiết diện vuông, gốc lóng phù to, màu xanh lục, có nhiều lông trắng dài và hơi nhám; thân già [hình 3] cứng, tiết diện gần tròn, có lông thưa và nhiều nốt sần.
[hình 4] đơn, mọc đối chéo chữ thập, nhiều lông trắng dài và hơi nhám. Phiến hình bầu dục hay hình trứng ngược, dài 3,5-9 cm, rộng 2,5-6,5 cm, đầu tù và có mũi nhọn ngắn, gốc thuôn nhọn, men theo cuống một đoạn 0,5 cm, mặt trên màu xanh lục sậm, mặt dưới nhạt hơn; mép lá nguyên, lượn sóng, đôi khi hơi tím; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, đôi khi màu hơi đỏ ở gốc. Cuống lá dài 1-1,5 cm, màu xanh lục, hình lòng máng, hơi nở rộng phía gốc.
Cụm hoa [hình 5] gié ở ngọn cành, dài 30-40 cm, phủ đầy lông dài màu trắng; cuống cụm hoa dài 2-5 cm; trục cụm hoa có đường kính 1-2 mm, hơi thuôn nhỏ về phía ngọn; hoa xếp dãn ở phía gốc, xếp khít nhau phía ngọn, hoa lúc đầu (các hoa ở ngọn gié) mọc thẳng đứng nhưng sau khi bao phấn mở thì chúc ngược xuống.
Hoa [hình 6] nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5, khô xác, không có cánh hoa, có 1 lá bắc và 2 lá bắc con; lá bắc [hình 7] rải rác có lông dài màu trắng, một gân dọc nổi rõ ở giữa, dài 3-3,5 mm, ½ phía dưới hình bầu dục, ngang 1-1,5 mm, ½ phía trên kéo dài thành một phiến giống như gai nhọn; lá bắc con [hình 8] cứng, dài 2,5-3 mm, ½ phía dưới màu hồng đỏ, cong hình liềm, hai bên có hai cánh dạng phiến rất mỏng màu trắng, ½ phía trên màu vàng xanh và thuôn nhọn như gai. Lá đài [hình 9] 5, hơi không đều, rời, hình bầu dục thuôn nhọn, dài 4-4,5 mm, rộng 1-1,5 mm, màu xanh lục, mặt ngoài nhẵn và có 1-3 gân dọc màu vàng xanh nổi rõ, tiền khai ngũ điểm, tồn tại trên quả. Nhị [hình 10] thụ 5, xếp xen kẽ với 5 nhị lép, dính nhau phía dưới thành một ống cao khoảng 1 mm, dạng chén, phía trên rời. Nhị thụ đều, ngắn hơn lá đài, đính đối diện với lá đài; chỉ nhị hình sợi, dài 2 mm, hơi cong, màu vàng, nhẵn; bao phấn hình bầu dục thuôn, phía đầu có lông dài, màu vàng, 2 ô, hướng trong, nứt dọc, đính giữa; hạt phấn [hình 11] rời, màu vàng nhạt, hình cầu, đường kính 10-15 µm, đôi khi hình bầu dục thuôn, dài 10-15 µm, rộng 5-8 µm, bề mặt có vân hình mạng. Nhị lép là 5 phiến mỏng màu trắng, phần gốc hẹp, phần rời phía trên nở rộng hình quạt, dài 1 mm, trên đầu có nhiều tua sợi. Lá noãn 2, dính nhau tạo thành bầu [hình 12] trên 1 ô, đựng 1 noãn cong đính ở đáy bầu; bầu màu vàng, hình trụ, hơi loe ở phía trên, cao gần 1 mm; vòi nhụy 1, dài 1 mm, màu vàng, tồn tại trên quả; đầu nhụy 1, hơi loe rộng thành dạng tháp, màu vàng, phủ đầy gai thịt dài. Quả [hình 13] bế, hình trụ, dài 2-3 mm, màu nâu, được bao bọc bởi các lá đài tồn tại dạng khô xác, đựng 1 hạt.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 14]
Mặt cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ 4/5.
Vùng vỏ [hình 15]: Bần thường 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm; lớp ngoài thường bị bong rách. Nhu bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật rất dẹt, vách cellulose. Mô mềm vỏ 6-8 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, xếp lộn xộn, chừa những đạo hay khuyết nhỏ.
Vùng trung trụ: Thường 3-4 vòng libe gỗ. Vòng libe gỗ chính [hình 16] ở vùng tâm vi phẫu, bị tia tủy chia thành 2-3 nhánh hình quạt, ít khi nhiều hơn; mỗi nhánh gồm libe ở trên, gỗ ở dưới; libe cấp 1 thành những cụm nhỏ, tế bào nhỏ, hình đa giác méo mó; libe cấp 2 nhiều lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, xếp thành dãy xuyên tâm; tầng sinh libe gỗ ở giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2; gỗ cấp 2 gồm nhiều mạch to, kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn, mô mềm gỗ tế bào hình chữ nhật hay hình đa giác, vách tẩm chất gỗ mỏng hay dày, xếp thành dãy xuyên tâm; gỗ cấp 1 [hình 17] gồm 2-3 bó ngay tâm vi phẫu, dưới chân tia tủy, mỗi bó gồm 3-4 mạch nhỏ, không đều, phân hóa hướng tâm; tia tủy từ tâm vi phẫu, xuyên qua vùng gỗ và loe rộng ở vùng libe, tế bào hình chữ nhật hay đa giác kéo dài, vách cellulose, xếp thành dãy xuyên tâm, thường chừa những đạo nhỏ ở góc các tế bào. Vòng libe gỗ thặng dư xuất hiện phía ngoài vòng libe gỗ chính, tuần tự từ trong ra ngoài, số vòng tăng dần theo độ già của rễ, là một vòng đều đặn hay uốn lượn không đều; libe gỗ thặng dư [hình 18] họp thành bó, kích thước không đều. Tinh thể calci oxalat hình khối nhỏ trong tế bào mô mềm.

Thân
Mặt cắt ngang thân non [hình 19] và thân trưởng thành [hình 20] có hình vuông, có nhiều góc lồi, rõ ở thân non, ít rõ ở thân trưởng thành, vùng vỏ chiếm 1/10 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 9/10. Mặt cắt ngang thân già [hình 21] gần như tròn.
Vùng vỏ [hình 22]: Biểu bì 1 lớp tế bào to, hình chữ nhật, hình vuông hay hình đa giác; lớp cutin dày. Lông che chở [hình 23] đa bào xếp trên một hàng dọc, kéo dài từ 1-3 tế bào biểu bì, nhiều ở thân non, ít dần khi thân già, có 2 dạng: (1) dạng lông dài nhiều, thẳng, đầu nhọn, có 2 phần: chân lông thường phình to, cấu tạo bởi 1-2 tế bào to, vách dày, mặt ngoài nhẵn; thân lông gồm 2-4 tế bào, không đều, 1-2 tế bào dưới vách mỏng, mặt ngoài thường nhẵn ít khi có vài mụn nhỏ rải rác, 1-2 tế bào trên cùng dài đến rất dài, vách dày, mặt ngoài phủ đầy mụn cóc; (2) lông ngắn ít hơn, thường cong quẹo, đầu tù, gồm 4-7 tế bào không đều, vách mỏng, mặt ngoài nhẵn. Mô dày [hình 24] 7-10 lớp tế bào hình đa giác, vách dày nhiều ở góc, sắp xếp lộn xộn, tạo thành vòng không liên tục, thường tập trung ở những góc lồi của thân. Mô mềm vỏ có 2 loại: (1) phần mô mềm xen giữa những cụm mô dày gồm 4-5 lớp tế bào nhỏ, hình tròn, chứa nhiều lục lạp, xếp chừa những khuyết nhỏ; (2) vùng mô mềm còn lại dưới mô dày 2-4 lớp tế bào to, hình bầu dục dẹt, xếp chừa những đạo. Tinh thể calci oxalat kết dính thành hình cầu gai [hình 25] hay rời rạc thành một khối vụn [hình 26] trong nhiều tế bào mô mềm, thường tập trung ở vùng ngay dưới mô dày.
Vùng trung trụ: Cụm sợi [hình 27] mô cứng to nhỏ không đều, xếp rải rác trên một vòng, tế bào hình đa giác, không đều, vách dày đến rất dày. Vòng mô dẫn có cấu tạo thay đổi ở thân non và thân trưởng thành.
- Ở thân non vòng mô dẫn không liên tục, libe và gỗ họp thành từng bó rời [hình 28], kích thước không đều, dưới những góc lồi của thân, xen kẽ với những khoảng mô mềm (khoảng gian bó); cụm sợi mô cứng ngay trên đầu mỗi bó libe gỗ. Bó libe gỗ gồm: libe thành từng cụm trên đầu bó gỗ; libe cấp 1 ở trên; libe cấp 2 ở dưới, vài lớp tế bào gần tầng sinh libe gỗ có hình chữ nhật rõ, xếp thành dãy xuyên tâm; tầng sinh libe gỗ là một vòng liên tục ở giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2; gỗ cấp 2 với những mạch gỗ không đều, xếp không thứ tự, mô mềm gỗ cấp 2 tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách hóa gỗ dày hay mỏng, xếp khít nhau; gỗ cấp 1 gồm các mạch gỗ rời nhau, không đều, phân hóa ly tâm, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách cellulose. Khoảng gian bó nhiều dãy tế bào hình chữ nhật xếp thành dãy xuyên tâm, phía trên tầng sinh libe gỗ là vùng mô mềm tế bào có vách cellulose, phía dưới là vùng mô mềm tế bào có vách hóa gỗ. Tia tủy hẹp, 1-2 dãy tế bào.
- Ở thân trưởng thành vòng mô dẫn có cấu tạo bất thường do sự xuất hiện, tuần tự từ trong ra ngoài, các tầng sinh libe gỗ phụ phía ngoài vòng libe gỗ chính. Gỗ thặng dư lúc đầu là từng bó không đều, rời, nhưng khi thân già là một vòng liên tục [hình 29]; mạch gỗ kích thước không đều, thường xếp thành từng dãy 2-5 mạch; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ dày hay mỏng, xếp khít nhau thành dãy xuyên tâm. Libe thặng dư bao phía ngoài vòng gỗ, lúc đầu là từng cụm nhỏ, tiếp sau là từng đoạn dài ngắn khác nhau xếp thành vòng uốn lượn ở trong vòng gỗ, cuối cùng là vòng liên tục ở thân già. Mô mềm tủy tế bào hình tròn hay hình đa giác, xếp chừa những đạo. Bó vết lá [hình 30] 2, ở giữa mô mềm tủy, xếp đối diện nhau, cấu tạo cấp 2 ít phát triển, có nhiều dạng: 2 bó có thể rời, mỗi bó gồm libe ở ngoài gỗ ở trong hay gỗ bao libe [hình 31]; 2 bó cũng có thể dính ở libe [hình 32] thành một. Tinh thể calci oxalat kết dính thành hình cầu gai hay rời rạc thành một khối vụn trong nhiều tế bào mô mềm tủy.

Gân giữa [hình 33]: mặt trên lồi thành hình chữ nhật, hơi lõm ở giữa, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì tế bào hình bầu dục, biểu bì trên thẳng, biểu bì dưới uốn lượn tạo thành những góc lồi nhỏ; lớp cutin dày. Lông che chở nhiều, cấu tạo tương tự ở thân. Mô dày trên [hình 34] là cung liên tục, 4-6 lớp tế bào hình đa giác, vách dày rõ ở góc. Mô mềm có 2 loại: (1) phần mô mềm xen giữa những cụm mô dày gồm 3-4 lớp tế bào nhỏ, hình tròn, chứa nhiều lục lạp, xếp chừa những khuyết nhỏ; (2) vùng mô mềm còn lại tế bào hình tròn hay hình đa giác, xếp lộn xộn và chừa những đạo. Bó libe gỗ ở giữa, 4-7 bó kích thước không đều xếp thành vòng; những bó hướng xuống biểu bì dưới to, libe bao ở dưới, gỗ ở trên, có thể có cụm mô dày bao dưới libe; những bó hướng lên biểu bì trên nhỏ hơn, libe bao ở trên, gỗ ở dưới, cũng có thể có cụm mô dày bao trên libe; libe tế bào nhỏ, hình đa giác, thường méo mó, xếp không thứ tự; gỗ với nhiều mạch gỗ hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn, mô mềm gỗ tế bào hình bầu dục hay đa giác, vách cellulose, xếp thành dãy. Mô dày dưới [hình 35] 3-5 lớp tế bào hình đa giác, vách dày rõ ở góc, tạo thành cung liên tục hay gián đoạn ở những chỗ lõm của biểu bì. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai hay rời rạc thành khối vụn trong tế bào mô mềm.
Phiến lá [hình 36]: Biểu bì tế bào hình chữ nhật hay hình vuông, không đều; biểu bì trên tế bào to, vách dày; biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn, có khi méo mó hay dẹt lại, vách mỏng, nhiều lỗ khí; lớp cutin mỏng ở cả hai lớp biểu bì. Lông che chở tương tự ở thân. Mô mềm giậu 3-4 lớp tế bào hình chữ nhật ngắn, các lớp dưới tế bào có thể hình gần tròn, xếp khít nhau hay có những đạo ở góc. Mô mềm khuyết tế bào to, không đều, hình gần tròn, xếp chừa khuyết nhỏ. Bó libe gỗ của gân phụ rải rác, được bao quanh bởi một vòng tế bào mô mềm, gồm vài mạch gỗ nhỏ ở trên, libe ở dưới. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai thường trong lớp tế bào ranh giới giữa mô mềm giậu và mô mềm khuyết.
Cuống lá [hình 37]: mặt trên lõm sâu như hình chữ U, mặt dưới lồi thành 3 góc nhọn. Biểu bì tế bào hình vuông, biểu bì trên thẳng, biểu bì dưới uốn lượn tạo thành những góc lồi nhỏ; lớp cutin dày. Lông che chở nhiều, cấu tạo tương tự ở thân. Mô dày thường là vòng liên tục, ít khi gián đoạn một vài nơi, 2-4 lớp tế bào hình đa giác, vách dày rõ ở góc. Mô mềm tế bào hình tròn hay hình đa giác, xếp lộn xộn và chừa những đạo. Bó libe gỗ 5-7 bó kích thước không đều xếp thành hình cung, cấu tạo tương tự như các bó ở gân giữa. Tinh thể calci oxalat kết dính thành hình cầu gai hay rời rạc thành một khối vụn trong nhiều tế bào mô mềm.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột rễ màu vàng nhạt, vị nhạt, không mùi.
Soi kính hiển vi thấy: Mảnh mạch nhỏ, chủ yếu là mạch điểm [hình 38], mạch mạng [hình 39] ít hơn. Sợi [hình 40] xếp thành bó hoặc đứng riêng lẻ, tế bào dài hẹp, vách mỏng, màu vàng rất nhạt. Mảnh bần [hình 41] màu vàng sậm, tế bào vách dày. Mảnh mô mềm tế bào vách mỏng. Tinh thể calci oxalat nhỏ, hình khối.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cỏ xước là một loài liên nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta cũng gặp khá phổ biến. Cây mọc trên bãi cỏ, nương rẫy cũ, quanh làng bản, ven đường đi, bờ bụi, nơi có ánh sáng và đất tốt, tới độ cao 1500 m. Cây ra hoa vào mùa hè và mùa thu.

Bộ phận dùng: 

Rễ (Radix Achyranthis asperae) đã phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hóa học: 

Rễ chứa saponin, trong đó phần aglycon là acid oleanolic, phần đường là glucose, galactose, rhamnose
Rễ chứa ecdisteron, achiranthin; thân chứa K; hột chứa saponin.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong trừ thấp, hoạt huyết mạnh gân. Rễ dùng trị cảm mạo phát sốt, sốt rét, lỵ, thấp khớp tạng thấp, viêm thận phù thủng, tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt, đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.

Hình đính kèm
Cây
Thân non
thân già
Lá
Cụm hoa
Hoa
lá bắc
lá bắc con
Lá đài
Nhị
hạt phấn
bầu
Quả
Rễ
Vùng vỏ
Vòng libe gỗ chính
gỗ cấp 1
libe gỗ thặng dư
thân non
thân trưởng thành
thân già
Vùng vỏ
Lông che chở
Mô dày
hình cầu gai
khối vụn
Cụm sợi
bó rời
vòng liên tục
Bó vết lá
gỗ bao libe
dính ở libe
Gân giữa
Mô dày trên
Mô dày dưới
Phiến lá
Cuống lá
mạch điểm
mạch mạng
Sợi
Mảnh bần

Chi Gomphrena

Loài G. globosa L. (Cây Cúc Bách Nhật)

Tên
Tên khác: 

Bách nhật, Nở ngày, Bông nở ngày, Thiên kim hồng, Bách nhật hồng, Thiên nhật hồng.

Tên khoa học: 

Gomphrena globosa L.

Họ: 

Rau dền (Amaranthaceae)

Tên nước ngoài: 

Glob amaranth, bachelor’s button (Anh).

Mẫu thu hái tại: 

Tp. Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 05 năm 2010

Số hiệu mẫu: 

CBN 120510; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM

Cỏ đứng [hình 1] cao 30-70 cm, phân nhánh, tiết diện tròn. Thân non màu xanh bạc hay xanh tía, thân già [hình 2] màu hồng tía có mấu phù to màu hồng tía đậm hơn. Toàn cây phủ lớp lông nhám [hình 3] màu trắng. Lá [hình 4] đơn, mọc đối. Phiến lá nguyên, hình bầu dục, hai đầu nhọn, kích thước 5-12 x 2-4 cm, màu xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới. Gân lá [hình 5] hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, gân chính có màu hồng tía ở mặt trên, 4-6 cặp gân phụ hướng cong lên ở mép lá. Cuống lá ngắn, màu xanh nhạt, hơi tía ở gốc, hình lòng máng, đáy cuống hơi phát triển ôm thân, kích thước dài khoảng 1-2 cm. Cụm hoa [hình 6] đầu cô độc ở ngọn cành trên cuống hình trụ dài 5-25 cm, bên dưới đầu có 2-3 lá bắc màu xanh, hình tròn hay hình tim rộng đỉnh hơi nhọn, kích thước 1-2 x 1-2 cm. Đế cụm hoa màu xanh, hình cầu hay bầu dục chiều dài thay đổi. Đầu mang rất nhiều hoa [hình 7]. Hoa [hình 8] vô cánh, đều, lưỡng tính, mẫu 5. Mỗi hoa có 3 lá bắc: lá bắc [hình 9] dạng tam giác nhỏ khô xác màu trắng, giữa có sọc màu tím, thường dính trên đế cụm hoa; hai lá bắc con ở hai bên, khô xác màu tím hồng, hình dải gấp đôi, kích thước 0,5-1 x 0,2 cm, ôm nhau một phần ở gốc và bao nụ hoa. Lá đài [hình 10] 5, đều, rời, khô xác, hình dải dài khoảng 0,5 cm, màu xanh có phớt tím hồng đỉnh, mặt ngoài có lông trắng [hình 11] dài xốp như bông, tiền khai năm điểm. Nhị [hình 12] 5 trước lá đài, đều, ống chỉ nhị [hình 13] màu trắng xanh dài khoảng 0,3-0,5 cm, phía trên chia 5 cặp thùy màu tím hồng; bao phấn màu vàng hình thuôn nhọn, 2 buồng, nứt dọc, đính giữa mỗi cặp thùy, hướng trong; hạt phấn [hình 14] màu vàng, rời, hình cầu, có vân mạng, đường kính 25-30 µm. Lá noãn [hình 15] 2, vị trí trước sau, bầu trên một ô hình cầu hơi dẹp, một noãn đính đáy [hình 16]; một vòi nhụy [hình 17] màu xanh ngắn 1-2 mm, hai đầu nhụy dạng sợi màu trắng xanh dài 2-3 mm, có nhiều gai nạc [hình 18]. Quả [hình 19] bế, hình cầu dẹp, khoảng 2 x 1,5 mm, màu vàng nâu, mang vòi nhụy khô xác dạng gai dài mềm ở trên. Hạt [hình 20] hình hơi cầu dẹp, khoảng 1,5 x 1,5 mm, màu nâu nhẵn bóng, có cán phôi cong.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 21]
Vi phẫu hình gần tròn, hơi lồi lõm. Các mô [hình 22] từ ngoài vào trong: Biểu bì tế bào hình chữ nhật hay đa giác gần tròn, kích thước không đều, lớp cutin hơi có răng cưa, có lỗ khí [hình 23] và lông che chở [hình 24] đa bào rải rác. Lông che chở đa bào một dãy 5-7 tế bào trong đó 2-4 tế bào ở gần gốc ngắn và các tế bào phía trên dài, có gai nạc lấm tấm. Ở thân già [hình 25], tầng bì sinh thường xuất hiện dưới lớp biểu bì hoặc đôi khi trong lớp mô dày, lỗ vỏ rải rác. Bần [hình 26] nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, không đều, xếp xuyên tâm; lục bì tế bào chữ nhật, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm với bần. Mô dày [hình 27] góc 2-5 lớp tế bào đa giác, kích thước lớn hơn hoặc bằng tế bào biểu bì, không đều, không liên tục. Mô mềm vỏ khuyết 3-8 lớp tế bào to hình bầu dục hay đa giác gần tròn không đều, xếp nằm ngang, chừa khuyết nhỏ. Trụ bì [hình 28] 1-2 lớp tế bào hình đa giác gần tròn, hóa mô cứng thành đám. Mô dẫn [hình 29] cấu tạo bất thường gồm nhiều vòng (2-5 vòng) libe gỗ. Tượng tầng bình thường ở trong cùng tạo gỗ 2 và libe 2 không liên tục. Libe 2 vài lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng, uốn lượn, xếp xuyên tâm; trên libe 2 là cụm libe 1, tế bào đa giác, vách hơi uốn lượn, xếp lộn xộn, ép dẹp. Mạch gỗ 2 hình tròn hoặc đa giác, không đều, thường xếp trên cùng một dãy, mô mềm gỗ 2 hình đa giác vách tẩm gỗ hoặc cellulose; gỗ 1 tập trung thành nhiều cụm, mỗi cụm 3-5 bó, mỗi bó 2-3 mạch xếp ly tâm, mô mềm cạnh gỗ 1 hình đa giác hoặc gần tròn vách cellulose. Các vòng mô dẫn ngoài gồm libe 2 ở ngoài và gỗ 2 ở trong xếp không liên tục bị ngăn cách bởi các dãy mô mềm vách cellulose, libe ít hơn gỗ; các vòng mô dẫn này được ngăn cách bởi mô mềm đạo cấp 2 gồm nhiều lớp tế bào gần tròn, không đều. Tia tủy 2-4 dãy tế bào đa giác xếp xuyên tâm, thường bị gián đoạn bởi các tế bào mô mềm cấp 2. Mô mềm tủy [hình 30] đạo, tế bào gần tròn, kích thước to, không đều. Rải rác trong tế bào mô mềm có tinh thể calci oxalat [hình 31] kích thước lớn đôi khi gần bằng tế bào.

Cuống lá [hình 32]
Vi phẫu hình lưỡi liềm mặt trên lõm, mặt dưới cong lồi. Biểu bì trên tế bào hình bầu dục hoặc đa giác gần tròn không đều, biểu bì dưới tế bào tròn hơn biểu bì trên, cutin răng cưa cạn không đều. Trên biểu bì có lông che chở đa bào đầu nhọn dài và lỗ khí rải rác. Mô dày góc 1-3 lớp tế bào đa giác gần tròn kích thước không đồng đều tập trung ở phần giữa và hai bên tai cuống lá. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn kích thước to, không đều, vách mỏng. Mô dẫn 4-10 bó kích thước to nhỏ khác nhau, libe ở dưới gỗ ở trên. Libe tế bào nhỏ hình đa giác, xếp khít nhau. Mạch gỗ tròn kích thước không đều xếp lộn xộn hoặc theo dãy xen kẽ với đám mô mềm tế bào nhỏ hình đa giác vách cellulose. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác trong các tế bào mô mềm, kích thước to có khi gần bằng tế bào mô mềm.
Gân giữa [hình 33]
Mặt trên hơi lồi có khuyết ở giữa, mặt dưới lồi. Tế bào biểu bì trên hình bầu dục hay gần tròn, tế bào biểu bì dưới nhỏ và tròn hơn biểu bì trên, lớp cutin răng cưa cạn và thưa. Cả hai biểu bì có lông che chở [hình 34] đa bào đầu nhọn dài và lỗ khí [hình 35] rải rác. Mô dày góc [hình 36] dưới biểu bì trên và trên biểu bì dưới gồm 1-3 lớp tế bào đa giác không đều. Mô mềm đạo tế bào đa giác hoặc gần tròn, không đều. Hệ thống dẫn gồm 3-7 bó dẫn [hình 37] kích thước không đều xếp theo hình cung lõm xuống. Libe tế bào đa giác nhỏ, xếp nhiều lớp lộn xộn dưới gỗ. Mạch gỗ tròn, không đều, xếp lộn xộn hoặc theo dãy xen kẽ với mô mềm đặc tế bào hình đa giác kích thước nhỏ vách dày cellulose. Hạt tinh bột [hình 38] nhỏ, thường tụ thành đám trong một số tế bào mô mềm gần vùng libe. Tinh thể [hình 39] calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác trong vùng mô mềm.
Phiến lá [hình 40]
Biểu bì trên tế bào hình tròn hay bầu dục kích thước không đều, cutin răng cưa cạn và thưa. Biểu bì dưới giống biểu bì trên. Cả hai biểu bì rải rác có lông che chở đa bào đầu nhọn dài và lỗ khí nằm cùng mức với biểu bì. Mô mềm giậu [hình 41] nằm dưới biểu bì trên gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật dài hơi cong, dưới mỗi tế bào biểu bì có từ 2-5 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết trên biểu bì dưới gồm 2-4 lớp tế bào hình đa giác hay gần tròn kích thước không đều, tạo khuyết vừa. Dưới lớp mô mềm giậu có nhiều bó dẫn phụ bị cắt ngang với gỗ ở trên libe ở dưới; các bó này xếp xen kẽ với các tế bào mô mềm kích thước nhỏ. Bao quanh mỗi bó dẫn phụ là một vòng tế bào [hình 42] mô mềm to xếp giống hình hoa thị (vòng bao bó mạch), bên ngoài có các tế bào hình dạng khác nhau có chứa nhiều lục lạp [hình 43]. Tinh thể calci oxalat trong nhiều tế bào mô mềm đặc biệt ở các tế bào mô mềm dưới lớp mô mềm giậu.
Rễ [hình 44]
Vi phẫu hình tròn, có cấu trúc [hình 45] bất thường libe gỗ. Bần [hình 46] gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng, thường bong tróc. Lục bì vài lớp tế bào hình chữ nhật, bị ép dẹp, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo 5-7 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang, không đều, nhiều tế bào cho thấy vách ngăn phân chia. Mô dẫn [hình 47] gồm nhiều vòng (2-5 vòng) libe gỗ không liên tục. Tượng tầng bình thường tạo libe 2 và gỗ 2 trong cùng thường không liên tục bị chia cắt thành 2-3 phần bởi các tia tủy rộng. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 to, tròn hoặc đa giác, không đều, xếp lộn xộn xen kẽ với mô mềm gỗ 2 hình đa giác vách tẩm gỗ hoặc cellulose; gỗ 1 [hình 48] ở tâm còn thấy được 3-4 bó phân hóa hướng tâm dưới tia tủy, mỗi bó 3-4 mạch tròn hoặc đa giác. Libe 2 tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, vách lượn, xếp xuyên tâm với tế bào gỗ 2; libe 1 bên ngoài libe 2, tế bào đa giác nhỏ không đều, vách hơi lượn, xếp lộn xộn, ép bẹp. Các vòng mô dẫn ngoài do [inlne:CUCBACHNHAT_DDGPRE_tuongtangthangdu.png=tượng tầng thặng dư] trong vùng trụ bì tạo ra cũng gồm libe 2 ở ngoài và gỗ 2 ở trong, nhưng càng ra phía ngoài thì gỗ càng ít; các vòng mô dẫn này được ngăn cách bởi mô mềm đạo cấp 2 gồm nhiều lớp tế bào gần tròn, không đều. Tia tủy 2-4 dãy tế bào đa giác xếp xuyên tâm, thường bị gián đoạn bởi các tế bào mô mềm cấp 2. Hạt tinh bột rải rác trong các tế bào mô mềm.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột hoa màu hồng lẫn vàng nâu, không mùi, vị hơi ngọt chát. Thành phần gồm: Mảnh lá bắc [hình 49] màu tím hồng, tế bào đa giác dài, vách hơi răng có nhiều lỗ thông. Lông che chở [hình 50] đa bào một dãy hơi cong gãy khúc. Mảnh lá đài [hình 51], tế bào chữ nhật hơi uốn lượn. Mảnh ống nhị [hình 52] tế bào chữ nhật hoặc đa giác dài, vách có lỗ răng. Mảnh bao phấn [hình 53] màu vàng. Mảnh vỏ quả [hình 54] màu nâu nhạt, hơi nhăn, tế bào đa giác không đều. Hạt phấn [hình 55] màu vàng, hình cầu, có vân mạng, vách hơi có tia. Hạt tinh bột hình trứng hơi có cạnh, không rõ vân. Mảnh mạch vạch [hình 56], mạch xoắn [hình 57], mạch vòng [hình 58].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cây có nguồn gốc ở châu Mỹ, ở Việt Nam cây được trồng làm cảnh và một số mọc hoang do phát tán hạt. Cây sống một năm, ưa sáng, thích nghi với nhiều loại đất, ra hoa sau 2-2,5 tháng kể từ lúc mọc; mùa hoa: tháng 7-12.

Bộ phận dùng: 

Hoa (Flos Gomphrenae) thường được gọi là Thiên nhật hồng, ngoài ra cành và lá cũng được dùng.

Thành phần hóa học: 

Cụm hoa Cúc bách nhật chứa 8 sắc tố màu tím cấu trúc betacyamin là các gomphrenin I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII. Ngoài ra Cúc bách nhật còn chứa amaranthin, isoamaranthin, celosianin, gomphrenol và hai saponin trong đó một chất đã được xác định là gomphrenosid.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Vị ngọt, hơi chát, tính bình, có tác dụng khử đàm, bình suyễn, tiêu viêm, chống ho.
Hoa hoặc toàn cây được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa hen phế quản, viêm khí phế quản cấp và mạn tính, ho, ho gà, ho ra máu, ho lao, đau mắt, đau đầu, sốt ở trẻ em, bụng trướng đau, đầy hơi, tiểu tiện khó. Dùng ngoài trị chấn thương bầm giập, bệnh ngoài da.

Hình đính kèm
Cỏ đứng
thân già
lông nhám
Lá
Gân lá
Cụm hoa
nhiều hoa
Hoa
lá bắc
Lá đài
lông trắng
Nhị
ống chỉ nhị
hạt phấn
Lá noãn
đính đáy
vòi nhụy
gai nạc
Quả
Hạt
Thân
Các mô
lỗ khí
lông che chở
thân già
Bần
Mô dày
Trụ bì
Mô dẫn
Mô mềm tủy
calci oxalat
Cuống lá
Gân giữa
 lông che chở
lỗ khí
Mô dày góc
bó dẫn
Hạt tinh bột
Tinh thể
Phiến lá
Mô mềm giậu
vòng tế bào
lục lạp
Rễ
cấu trúc
Bần
Mô dẫn
 gỗ 1
Mảnh lá bắc
Lông che chở
Mảnh lá đài
Mảnh ống nhị
Mảnh bao phấn
Mảnh vỏ quả
Hạt phấn
mạch vạch
mạch xoắn
mạch vòng

Họ Rau sam (Portulacaceae)

Chi Portulaca

Loài Portulaca oleracea L. (Cây Rau Sam)

Tên
Tên khác: 

Mã xỉ hiện, Phjac bia, Slom ca (Tày)

Tên khoa học: 

Portulaca oleracea L.

Họ: 

Rau sam (Portulacaceae)

Tên nước ngoài: 

Garden purslane, Purple-flowered Purslane, Vegetable, Portulaca (Anh), Porcellane (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02/04/2010.

Số hiệu mẫu: 

RS020410, được lưu tại Bộ môn Thực Vật - Khoa Dược. Được so với mẫu số SNo của Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh.

Cây thảo [hình 1] sống 1 năm, mọc bò, thân tròn mọng nước dài 15-25 cm, nhẵn, không lông, màu đỏ tím đậm hay màu đỏ tím nhạt. Thân phình to ở mấu, thân chính phân nhiều nhánh. [hình 2] đơn, nguyên, mọc cách hoặc đối, ở đầu cành tập trung nhiều lá xung quanh hoa và quả. Phiến lá mọng nước, hình trứng ngược, gốc dạng chót buồm, ngọn tà hay hơi lõm, dài 1,5-2 cm, rộng 0,8- 1,2 cm; mặt trên nhẵn, màu xanh pha đỏ tím, đậm hơn ở mép; mặt dưới màu xanh nhạt hơi bạc. Gân lá lông chim, gân chính nổi rõ. Cuống lá hình lòng máng, rất ngắn 1-2 mm; lá kèm [hình 3] dạng hàng lông ngắn dài khoảng 1 mm ở nách lá, không rõ. Cụm hoa [hình 4] riêng lẻ hoặc tập trung 3-4 hoa ở ngọn cành. Hoa [hình 5] đều, lưỡng tính, mẫu 5, không có cuống hoa và cánh hoa; lá bắc hình tam giác dạng vẩy dài 0,1-0,2 cm, rộng 0,1- 0,15 cm, màu đỏ tím tồn tại lâu dài; 2 lá bắc con [hình 6] dạng lá đài màu xanh, dính nhau ở 1/6 phía dưới, không đều, hình tam giác dài 0,2-0,3 cm, rộng 0,1-0,2 cm, úp vào nhau tạo 2 cạnh sắc ở góc lưng, mở ra khi hoa nở và úp lại tồn tại trên quả. Đài hoa: 5 lá đài dạng cánh màu vàng, đều, rời, hình trứng ngược xẻ sâu ở ngọn, kích thước 0,3-0,4 cm, rộng 0,2-0,3 cm, tiền khai 5 điểm. Bộ nhị [hình 7]: 8-10 nhị rời, không đều, xếp 2 vòng trên đỉnh bầu, vòng ngoài trước lá đài; chỉ nhị dạng sợi, màu vàng, dài 0,2-0,3 cm; bao phấn 2 ô xếp song song, dài 0,5-0,7 mm, nứt dọc, hướng trong, đính gốc; hạt phấn [hình 8] rời, hình tròn, màu vàng nhạt, đường kính 77,5 µm. Bộ nhụy: 4 lá noãn, bầu [hình 9] dưới 1 ô hình bầu dục, dài 0,3-0,4 cm, rộng 0,1-0,2 cm, màu xanh nhạt, nhiều noãn (40-42 noãn), đính noãn trung tâm [hình 10]; 1 vòi nhụy hình trụ dài 0,2-0,3 cm màu vàng; 4 đầu nhụy [hình 11] dài 0,1-0,15 cm, có gai nạc màu vàng. Quả [hình 12] nang, hình bầu dục hơi nhọn 2 đầu, cao 0,3-0,4cm, rộng 0,1-0,2 cm màu xanh pha hồng tím, 2 lá bắc con tồn tại trên đỉnh quả; mở bằng đường nứt ngang (quả hộp) ở khoảng 1/2 đến 1/3 tính từ gốc quả. Hạt [hình 13] rất nhiều, màu đen, hình con ốc có 1 đầu hơi nhô ra, đường kính khoảng 1 mm, vỏ sần sùi, tễ màu vàng xám.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân
Vi phẫu [hình 14] tiết diện gần tròn. Các mô [hình 15] gồm: Biểu bì tế bào hình chữ nhật, đều, vách ngoài dày, lớp cutin mỏng. Mô dày [hình 16] góc liên tục gồm 1-2 lớp tế bào hình đa giác tròn, kích thước không đều. Mô mềm vỏ đạo gồm 5-7 lớp tế bào hình đa giác gần tròn kích thước không đều, xếp lộn xộn. Trụ bì hóa mô dày trên đỉnh của bó dẫn [hình 17]. Mô dẫn gồm nhiều bó kích thước không đều xếp thành vòng không liên tục. Tượng tầng chỉ có ở giữa bó cấp 1 tạo ít libe 2 và gỗ 2. Libe tế bào đa giác, vách uốn lượn, ống sàng khá to. Mạch gỗ 2 hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn gấp 3 lần mô mềm gỗ, phân bố đều trong mô mềm gỗ. Mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, kích thước không đều, vách cellulose. Mạch gỗ 1 hình đa giác tròn, xếp thành dãy 2-3 mạch. Mô mềm tủy [hình 18] đạo tế bào đa giác tròn hoặc tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai [hình 19] nhiều ở mô mềm tủy và mô mềm vỏ.
Cuống lá [hình 20]
Vi phẫu mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên, có 2 cánh nhỏ ở 2 bên. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước bằng nhau ở 2 lớp biểu bì. Mô mềm đạo tế bào đa giác tròn, kích thước lớn gấp 4-5 lần tế bào biểu bì. Bó dẫn [hình 21] với gỗ ở trên, libe ở dưới. Gỗ xếp thành 2 bó, mạch gỗ nhỏ, hình tròn; mô mềm gỗ tế bào đa giác, xếp 1-2 dãy xuyên tâm xen kẽ với mạch gỗ. Libe tế bào đa giác, xếp thành dãy. Phía trên gỗ và dưới libe có mô dày tròn tế bào hình đa giác, kích thước không đều. Bó gân phụ nằm rải rác ở dưới biểu bì trên phía 2 cánh. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác trong mô mềm.
[hình 22]
Gân giữa: Vi phẫu mặt dưới lồi mặt trên bằng. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước bằng nhau ở 2 lớp biểu bì. Mô mềm đạo tế bào hình đa giác tròn kích thước không đều lớn gấp 4-5 lần tế bào biểu bì. Mô dẫn [hình 23] với libe ở dưới gỗ ở trên xếp thành 2 bó hoặc dính ở phần gỗ rời ở libe thành 2 cụm. Mạch gỗ nhỏ, hình tròn hoặc đa giác gần tròn; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, xếp 1-2 dãy đồng tâm xen kẽ với mạch gỗ. Phía trên gỗ và dưới libe có mô dày tròn tế bào hình đa giác, kích thước không đều. Bó gân phụ [hình 24] có cấu tạo tương tự với bó gân chính nằm rải rác trong vùng mô mềm phía dưới biểu bì trên. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác trong mô mềm.
Phiến lá [hình 25]: Biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào có kích thước và hình dáng giống như tế bào biểu bì của gân giữa, lỗ khí rất nhiều cả 2 biểu bì. Mô mềm giậu tế bào thuôn dài, vách mỏng, xếp xít nhau. Mô mềm đạo 3-4 lớp tế bào hình đa giác tròn. Nhiều bó gân phụ có cấu tạo tương tự bó gân chính nằm ở phần mô mềm bên dưới biểu bì trên; mỗi bó được bao bởi vòng mô mềm tế bào kích thước to có lục lạp. Mô mềm quanh các bó gân phụ có lục lạp. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhiều, kích thước lớn phân bố rải rác.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn thân rau sam có màu xanh đen, thể chất tơi thô, không mùi, không vị gồm các thành phần sau:
Mảnh mạch mạng [hình 26], mạch vạch [hình 27]. Tinh thể [hình 28] calci oxalat cầu gai kích thước khác nhau, cạnh sắc nhọn. Mô mềm tế bào đa giác hoặc chữ nhật, kích thước gần đều. Tế bào mang lỗ khí [hình 29] kiểu song bào. Hạt phấn [hình 30] hoa hình cầu, đường kính 75-80 µm, màu vàng. Mảnh chỉ nhị [hình 31] tế bào thuôn dài vách uốn lượn. Hạt [hình 32] còn nguyên vẹn và mảnh vỏ hạt [hình 33] tế bào vách uốn luợn có nhiều gai tù, màu đỏ.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Chi Portulaca có khoảng 40 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có khoảng 4 loài mọc ở khắp nơi, thường mọc ở vườn, bãi sông, vườn trồng hoa, bãi hoang. Cây ưa sáng ưa ẩm, song cũng có thể chịu hạn.
Mùa hoa: tháng 2-3, mùa quả: tháng 4-6. Vòng đời: kéo dài 3-4 tháng

Bộ phận dùng: 

Phần trên mặt đất (Herba Portulacae oleraceae), thu hái vào mùa hạ, mùa thu, dùng tươi.

Thành phần hóa học: 

Phần trên mặt đất chứa nước, protein, chất béo, carbonhydrat, Ca, Fe, P, vitamin A, B, C; calci oxalat, tích lũy nitrat, sắc tố (betacyanidin acetyl hóa), glucosid, saponin, chất nhựa.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tác dụng trên mạch máu: do tác dụng trên thần kinh trung ương và ngoại vi.
Tác dụng trên vi trùng: nước sắc 25% ức chế sự phát triển của vi trùng lỵ Shiga-Kruse, vi trùng lỵ, vi trùng thương hàn, trên trực khuẩn E. coli, trực trùng lỵ. Dùng ngoài và uống chữa mụn nhọt, sưng đau, trĩ.
Công dụng
Rau sam thường được dùng chữa lỵ trực khuẩn, lở ngứa, giun kim.
Dùng lợi tiểu, dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm kết mạc cấp do vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu và vi khuẩn khác.

Hình đính kèm
Cây thảo
Lá
lá kèm
Cụm hoa
Hoa
lá bắc con
Bộ nhị
hạt phấn
bầu
đính noãn trung tâm
đầu nhụy
Quả
Hạt
Vi phẫu
Các mô
Mô dày
bó dẫn
Mô mềm tủy
calci oxalat hình cầu gai
Cuống lá
Bó dẫn
Lá
Mô dẫn
Bó gân phụ
Phiến lá
mạch mạng
mạch vạch
Tinh thể
lỗ khí
Hạt phấn
Mảnh chỉ nhị
Hạt
mảnh vỏ hạt

Họ Rau đắng đất (Aizoaceae)

Chi Mollugo

Loài Mollugo pentaphylla L. (Cây Bình Cu)

Tên
Tên khác: 

Cỏ bụng cu

Tên khoa học: 

Mollugo pentaphylla L.

Tên đồng nghĩa: 

Mollugo stricta L., Mollugo sumatrana Gand.

Họ: 

Rau đắng đất (Aizoaceae)

Tên nước ngoài: 

Carpet weed, African chickweed (Anh), Mollugine, Olsine (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ngày 01/05/2007.

Số hiệu mẫu: 

BC0507

Thân [hình 1] cỏ, nhẵn, mọc đứng hay nằm, nhánh mảnh, tiết diện đa giác, màu xanh. Lá đơn, mọc vòng, 3-5 lá ở mỗi mấu. Phiến lá thon hẹp, dài 2,2-3,4 cm, rộng 0,5-1 cm, mũi nhọn, đáy thuôn hẹp, có hai màng mỏng ở nơi gắn vào mấu thân. Bìa nguyên, mặt trên lá màu xanh đậm hơn mặt dưới. Lá không cuống, gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt duới. Cụm hoa [hình 2]: Xim hai ngả, mọc đối diện nách lá, trục duới cùng của cụm hoa dài đến 5,4 cm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, không cánh hoa. Lá bắc và lá bắc con dạng vảy, kích thước 0,5 cm, tồn tại. Cuống hoa màu xanh, mảnh, dài 0,6-1 cm. Lá đài 5, màu xanh, đều, rời, hình bầu dục, dài khoảng 1 mm, tiền khai 5 điểm. Nhị [hình 3] 3, đều, đính trên đế hoa. Chỉ nhị rời, dạng sợi mảnh, rất ngắn, màu trắng. Bao phấn 2 ô, hình mũi tên, màu vàng nhạt, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn hình cầu, rời, kích thước khoảng 17,5 µm. Lá noãn 3, bầu trên 3 ô, nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy 3, ngắn, màu trắng, đầu nhụy hình điểm. Quả khô, mang đài đồng trưởng (dài khoảng 1,5 mm), nứt dọc làm 3 mảnh. Hạt [hình 4] nhiều, màu nâu đỏ, hình thận, kích thước 0,6 mm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Thân: Tiết diện đa giác với các cạnh lồi lõm không đều. Tế bào biểu bì hình chữ nhật, kích thước khá đều, có lỗ khí. Lớp cutin có răng cưa cạn. Dưới lớp biểu bì là 2-3 lớp tế bào mô mềm vỏ, hình tròn hay hình bầu dục kích thuớc không đều, xếp chừa những khuyết nhỏ, chứa ít tinh thể [hình 5] calci oxalat hình chữ nhật. Nội bì chứa tinh bột, khung Caspary không rõ. Trụ bì [hình 6] gồm những tế bào hình đa giác, hóa mô cứng thành một vòng. Các bó dẫn rời rạc, kích thước không đều ở thân non [hình 7], phát triển thành vòng gần liên tục ở thân già [hình 8]. Tia tủy có khoảng 2-4 dãy tế bào. Mạch gỗ 2 kích thước không đều, thường xếp thành dãy. Mô mềm tủy hình bầu dục hay đa giác, kích thước đều, xếp chừa khuyết nhỏ.
: Vi phẫu lá [hình 9] có mặt trên lõm, mặt duới lồi. Tế bào biểu bì hình chữ nhật kích thước không đều. Tế bào biểu bì dưới có lông, chân đơn bào, đầu đơn bào. Lớp cutin mỏng có răng cưa. Tế bào mô mềm hình tròn hay hình bầu dục, vách uốn luợn, kích thước không đều, xếp chừa khuyết nhỏ, chứa tinh bột. Các bó dẫn xếp thành hình vòng cung, gỗ ở trên, libe ở dưới. Phiến lá [hình 10]: Tế bào biểu bì trên và dưới hình chữ nhật có kích thuớc không đều, có nhiều lỗ khí. Dưới biểu bì trên là 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật chứa nhiều lục lạp. Trên biểu bì duới là những tế bào hình đa giác, hơi dẹp, kích thước không đều, xếp chừa khuyết nhỏ, chứa lục lạp. Nhiều bó gân phụ bị cắt ngang, cấu tạo tương tự gân chính nhưng số lượng bó libe gỗ ít hơn.
Rễ: Vi phẫu rễ [hình 11] hình tròn. Ngoài cùng là vài mảng tế bào mô mềm và lớp tế bào nội bì khung Caspary bị bong ra. Lớp bần gồm khoảng 1-3 lớp tế bào hình chữ nhật, có thể bị bong ra. Mô mềm cấp 2 có khoảng 1-4 lớp tế bào hình chữ nhật. Trụ bì là 2-3 lớp tế bào hình cầu hoặc hình bầu dục dài, kích thước không bằng nhau, xếp chừa khuyết to. Libe 2 tạo vòng liên tục, ít hơn so với gỗ 2. Gỗ 2 chiếm tâm tạo thành những vòng gỗ bắt màu đậm nhạt khác nhau, tia tủy hẹp, mạch gỗ 2 ít. Bó gỗ 1 khó xác định.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột hoa, quả [hình 12]: Màu xanh, ít xơ, thành phần gồm: Hạt phấn hoa hình cầu; mảnh mạch mạng, mạch xoắn, mạch vạch; tế bào mô mềm gỗ tập trung thành từng bó hay tách rời, mảnh vỏ hạt màu vàng cam tế bào hình đa giác bề mặt có nhiều vân nổi, mảnh biểu bì lá đài tế bào hình đa giác, vách uốn lượn; mảnh biểu bì có lỗ khí, mảnh mô mềm chứa tinh bột, hạt tinh bột thường tập trung thành từng đám, không rõ tễ.
Bột lá [hình 13]: Màu xanh rêu, mịn, gồm: mảnh mạch mạng, mạch xoắn, khối nhựa màu đỏ cam, tinh thể calci oxalat hình khối, mảnh mô mềm, mảnh biểu bì với các tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, mang lỗ khí kiểu hỗn bào.
Bột thân [hình 14]: Màu xanh nhạt, ít xơ, gồm: tinh thể calci oxalat hình khối, mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch xoắn; mảnh biểu bì hình chữ nhật mang lỗ khí, khối nhựa màu đỏ cam, mảnh mô mềm, tế bào mô cứng hay sợi tập trung thành bó hay tách rời, hạt tinh bột thường tập trung thành từng đám, kích thước khoảng 5µm, không rõ tễ.
Bột rễ [hình 15]: Màu nâu nhạt, xơ, có mùi hăng, gồm: mảnh mạch mạng, mảnh mô mềm, khối nhựa màu đỏ cam, tế bào mô mềm gỗ tập trung thành từng bó hay tách rời, mảnh mô mềm chứa khối nhựa màu.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố ở các xứ nhiệt đới và cận nhiệt đới của cựu lục địa. Ngoài ra, còn phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc thông thường khắp nơi, thường gặp trên đất cát khô, trên các bãi bồi ven sông, ven suối, dọc đường đi, trên đất trồng dãi nắng.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Molluginis)

Thành phần hóa học: 

Chứa Molugopentil, KN03. Rễ chứa betacianin, flavanoid, acid oxalic, mollugogenol A.

Tính vị, tác dụng
Toàn cây và lá đều có vị đắng nhạt, chát, tính bình, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Người ta thường dùng cây sắc nước uống hay pha uống để điều hòa kinh nguyệt. Cuống dùng chữa đau bụng đi ngoài. Lá dùng trị sốt có chu kì, lợi tiểu và trị phù thũng. Rễ gây xổ. Cây có tính sát trùng và kháng nấm. Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa viêm mạc cấp tính, đau bụng tiêu chảy và bỏng lửa. Theo giáo sư Chung-Ching Lin (School of Pharmacy, Kaohsiung Medical College, Kaohsiung, Taiwan, R.O.C.), cao chiết M. pentaphylla có tính kháng khối u, bảo vệ, hồi phục tế bào máu sau xạ trị và có khả năng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. M. pentaphylla được gọi dưới tên Peh-Hue-Juwa-Chi-Cao khi phối hợp với Hedyotis diffusa Willd. (Rubiaceae) và H. corymbosa L. (Rubiaceae).

Hình đính kèm
Thân
Cụm hoa
Nhị
Hạt
tinh thể
Trụ bì
thân non
thân già
Vi phẫu lá
Phiến lá
Vi phẫu rễ
Bột hoa, quả
Bột lá
Bột thân
Bột rễ

Chi Trianthema

Loài Trianthema portulacastrum L. (Cây Cỏ tam khôi)

Tên
Tên khác: 

Cây Sam biển, Cây Dầu dầu, Rau Sam giả

Tên khoa học: 

Trianthema portulacastrum L.

Tên đồng nghĩa: 

Trianthema monogyna Linnaeus, Trianthema procumbens Miller

Họ: 

Rau đắng đất (Aizoaceae)

Tên nước ngoài: 

Desert Horsepurslane, Desert Horse-Purslane, Pigweed.

Mẫu thu hái tại: 

huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ngày 21/04/2007.

Số hiệu mẫu: 

TK0407

Thân [hình 1] cỏ mọng nước, mọc sà trên mặt đất, tiết diện tròn. Thân non có nhiều lông, màu đỏ tía ở phần hướng sáng, phần còn lại màu xanh. Thân già sần sùi, màu đỏ tía. Thân phát triển theo kiểu hợp trục. Lá [hình 2] đơn, mọc đối, mập, có vị hơi đắng. Ở mỗi mấu thân có một lá to (dài 3,5-5,2 cm, rộng 3,0-4,8 cm) và một lá nhỏ (dài 2-2,6 cm, rộng 1,5-2 cm). Phiến lá hình xoan, gốc lá hơi thuôn, đầu lá tù. Bìa phiến lá có đường viền màu đỏ tím uốn lượn, có răng cưa cạn không đều. Lá có màu xanh đậm ở mặt trên, màu xanh nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình lông chim, 4-5 cặp gân phụ. Cuống lá hình lòng máng, dài 0,5-1,5 cm, màu xanh hơi đỏ tía, nhiều lông. Bẹ lá ôm thân, dài 0,5 cm, bìa là màng mỏng màu trắng, có vảy màu đỏ tía ở hai bên nơi tiếp giáp với cuống. Cụm hoa: Hoa đơn độc [hình 3] ở nách lá, không có cuống. Hoa [hình 4] đều lưỡng tính, mẫu 5, không có cánh hoa. 2 lá bắc con hình tam giác, dài khoảng 0,5 cm, màu xanh nhạt, đỉnh màu đỏ tía, nhiều lông. Lá đài 5, đều, dính nhau thành ống đài chôn trong nách lá. 5 phiến màu trắng hay hồng nhạt, thuôn dài (dài 5 cm, rộng 2 cm), đỉnh tròn. Mặt dưới lá đài có một gân xanh, nhiều lông, kéo dài thành mũi nhọn màu đỏ tía tách rời khỏi lá đài, tiền khai 5 điểm. Bộ nhị [hình 5]: 15-20 nhị không đều. Nhị dính trên ống đài. Nhị rời, chỉ nhị dạng sợi mảnh, màu trắng. Bao phấn màu tím nhạt, 2 ô, hướng trong, đính giữa. Hạt phấn [hình 6] hình bầu dục, màu trắng, rời, có rãnh, dài 60 µm, rộng 35 µm. Bộ nhụy: 1 lá noãn tạo bầu trên 1 ô, chôn trong nách lá. Nhiều noãn đính bên. 1 vòi nhụy ngắn, màu xanh nhạt. Đầu nhụy hình điểm. Quả [hình 7] khô, đầu bằng, nứt ngang, có 8 hạt. Hạt [hình 8] màu đen, hình thận, có mấu nhọn.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Đặc điểm giải phẫu: 

Thân: Vi phẫu thân tròn, tế bào biểu bì hình chữ nhật có kích thước không đều. Lớp cutin mỏng, có răng cưa. Trên biểu bì có lỗ khí và lông [hình 9] che chở đơn bào. Dưới lớp biểu bì là mô dày góc, hình đa giác hay bầu dục, kích thước không đều. Mô mềm vỏ hình bầu dục, kích thước không đều, xếp chừa khuyết nhỏ, chứa tinh bột và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Nội bì chứa nhiều tinh bột, khung Caspary không rõ. Trụ bì trước bó dẫn là những tế bào hình đa giác có vách dày bằng cellulose. Libe 1 tập trung thành từng đám. Ở thân non [hình 10], các bó libe gỗ cấp 2 không đều, bị gián đoạn bởi tia tủy gồm nhiều dãy tế bào, mô mềm gỗ 2 có vách bằng cellulose. Mạch gỗ 2 có kích thước đều. Ở thân già [hình 11], sự hoạt động của tượng tầng phụ ở vùng trụ bì tạo thành các bó libe gỗ cấp 3. Mô mềm tủy gồm nhiều tế bào bầu dục to, không đều, xếp lộn xộn, chừa những khuyết nhỏ, chứa nhiều tinh bột, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 37,5-50 µm.
: Gân giữa [hình 12]: mặt trên lõm, mặt dưới lồi. Tế bào biểu bì hình chữ nhật, kích thước không đều. Tế bào biểu bì trên lớn hơn tế bào biểu bì dưới. Biểu bì dưới có lông che chở đơn bào. Lớp cutin mỏng, có răng cưa. Tế bào mô mềm vỏ hình bầu dục hay hơi đa giác, kích thước không đều xếp chừa khuyết nhỏ, chứa tinh bột. Các bó libe gỗ [hình 13] có thể xếp thành hình vòng cung hoặc bị gián đoạn thành 3 cụm. Đám tế bào có vách dày bằng cellulose ở trên libe. Libe 2, gỗ 2 ít phát triển. Tinh bột và tinh thể calci oxalat hình cầu gai trong mô mềm xung quanh các bó dẫn. Phiến lá [hình 14]: tế bào biểu bì trên và biểu bì dưới hình đa giác, có kích thước gần bằng nhau. Dưới lớp biểu bì trên là một lớp tế bào mô mềm hình chữ nhật kích thước to. Kế đến là 3 lớp mô mềm giậu có nhiều hạt lục lạp. Trong mô mềm giậu có các bó dẫn bị cắt ngang thành một hàng. Mỗi bó dẫn [hình 15] này được bao bởi 3-5 tế bào to, kích thước không đều, có chứa lục lạp và tinh bột. Trên biểu bì dưới là những tế bào mô mềm hình bầu dục kích thước to nhỏ khác nhau, xếp chừa khuyết to, chứa một số tinh thể calci oxalat hình cầu gai trong mô mềm.
Vi phẫu rễ [hình 16] tròn, ngoài cùng là lớp bần gồm khoảng 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật bị bong ra không liên tục. Mô mềm cấp 2 gồm khoảng 3-4 lớp tế bào. Mô mềm cấp 1 là những lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều xếp chừa khuyết to. Hệ thống dẫn [hình 17]: Sự hình thành của những tượng tầng phụ ở vùng trụ bì tạo thành nhiều vòng libe cấp 3, gỗ cấp 3 liên tục. Vòng gỗ có bề dày lớn hơn vòng libe. Ở tâm, tượng tầng tạo libe thành hai nửa hình tròn đối diện nhau. Gỗ 2 chiếm tâm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm trong mô mềm ngăn cách giữa các vòng libe gỗ.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột hoa, quả [hình 18]: Màu nâu, ít xơ. Các thành phần có trong bột: Hạt phấn hình cầu có 3 lỗ nảy mầm hay hình bầu dục có rãnh, lông che chở đơn bào, mảnh bao phấn, mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch xoắn; mảnh mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mảnh vỏ hạt màu đỏ cam, mảnh mô mềm chứa nhiều tinh bột; hạt tinh bột tập trung thành đám hay tách rời nhau, hình cầu hay bầu dục, có góc, kích thước 2,5 µm, tễ không rõ.
[inline:=Bột lá]: Màu xanh nâu, mịn. Các thành phần có trong bột: Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch xoắn; mảnh mô mềm, khối nhựa màu nâu đỏ; hạt tinh bột ít, kích thước không đều, hình cầu, tễ ở tâm hình sao; mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu song bào.
Bột thân [hình 19]: Màu vàng nâu, nhiều xơ. Các thành phần có trong bột: Mảnh biểu bì hình chữ nhật, tinh thể calci oxalat hình cầu gai; mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch vòng, mạch xoắn; mảnh mô mềm, khối nhựa màu nâu đỏ, mảnh mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai, sợi tập trung thành từng bó.
Bột rễ [hình 20]: Màu vàng nâu, nhiều xơ. Các thành phần có trong bột: Mảnh bần, mảnh mạch chấm, mạch mạng; khối nhựa màu nâu đỏ, mảnh mô mềm, mảnh mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai, sợi tập trung thành từng đám hay tách rời.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Đại Dương.
Ở nước ta, cây mọc phổ biến trong các cồn cát, dọc đường đi, bờ ruộng, nhất là vùng ven biển từ Hà Nội đến Côn Đảo. Ra hoa vào mùa hè.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Trianthemae)

Thành phần hóa học: 

Cây chứa esdisteron, saponin và alkaloid punarnavin (0,01% ở phần cây khô trên mặt đất) và trianthemin.
Tính vị, tác dụng
Lá có tác dụng lợi tiểu. Rễ có vị đắng, làm co rút nhẹ tử cung, giúp sanh dễ, nhiều thì làm lạc thai.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Cây dùng ăn tươi hay nấu chín, nhất là mùa nóng như loại rau giải nhiệt. Người ta cũng dùng cây chế bột làm thuốc xổ nhẹ. Ở Ấn Độ, lá của thứ trắng dùng trị thủy thũng và phù do những nguyên nhân khác nhau (trong trường hợp có cổ trướng do gan, viêm màng bụng, thận). Rễ giã thành bột trị mất kinh. Dịch chiết cloroform của T. portulacastrum có khả năng chống ung thư gan khi thử nghiệm trên chuột (thử nghiệm của trường đại học Jadavpur, Calcuta, Ấn Độ).

Hình đính kèm
Thân
Lá
đơn độc
Hoa
Bộ nhị
Hạt phấn
Quả
Hạt
lông
thân non
thân già
Gân giữa
libe gỗ
Phiến lá
bó dẫn
Vi phẫu rễ
Hệ thống dẫn
Bột hoa, quả
Bột thân
Bột rễ

Bộ Đuôi công (Plumbaginales)

Họ Đuôi công (Plumbaginaceae)

Chi Plumbago L.

Loài Plumbago zeylanica L. (Cây Bạch Hoa Xà)

Tên
Tên khác: 

Đuôi công hoa trắng, Nhài công, Lài dưa, Bươm bướm, Cây mộng mắt, Cây lá đinh, Bạch tuyết hoa, Pít pì khao (Tày), Co nhả cam (Thái).

Tên khoa học: 

Plumbago zeylanica L.

Họ: 

Đuôi công (Plumbaginaceae)

Tên nước ngoài: 

Ceylon leadwort, white leadwort, smart waterbossic, white-flowered leadwort (Anh); dentelaire de Ceylan (Pháp).

Mẫu thu hái tại: 

Thảo cầm viên, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 06/2010.

Số hiệu mẫu: 

BHX0610, được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược

Bụi [hình 1] cao 0,5-1 m, cành yếu gần như mọc leo. Thân non tiết diện đa giác, thân già tiết diện gần tròn. Thân màu xanh lục, có nhiều sọc dọc màu xanh nhạt hơn hoặc màu đỏ, gốc thân màu tía nhạt. [hình 2] đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng đầu nhọn, màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn và phủ 1 lớp bột màu trắng, kích thước 6-8 x 4-4,5 cm, men dần theo cuống. Gân lá hình lông chim, 8-9 cặp gân phụ mọc cách, nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá ngắn hình lòng máng, kích thước 0,3x1 cm, màu xanh lục nhạt hơn phiến, có nhiều gân dọc. Trên phiến lá và cuống lá đôi khi có một vài lông dài, trắng. Cụm hoa [hình 3]: Chùm ở ngọn cành gồm 12-32 hoa. Trục cụm hoa hình trụ, màu xanh lục, dài 6-9 cm, có nhiều sọc dọc màu xanh nhạt và nhiều lông ngắn đầu tròn, màu xanh. Hoa [hình 4] đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ ngắn, màu xanh lục nhạt, dài 0,15-0,2 cm. Lá bắc hình trái xoan, đầu thuôn nhọn, màu xanh lục, có 1 gân giữa, kích thước 0,8-1x 0,35-0,4 cm. Lá bắc con giống lá bắc nhưng kích thước nhỏ hơn 0,6-0,7 x 0,1-0,15 cm. Lá đài [hình 5] 5, đều, dính, tồn tại, nhiều lông dài đầu tròn, màu xanh; ống đài hình trụ hơi phình to ở đáy, màu xanh lục, cao 1,2-1,3 cm, đường kính 0,2 cm, trên chia 5 răng hình tam giác nhọn, cao 0,15 cm, trên ống đài có 5 rãnh nông màu xanh nhạt hơn, tiền khai van. Cánh hoa [hình 6] 5, đều, màu trắng, dính; ống tràng hình trụ cao 2,2-2,5 cm, có 5 rãnh nông; 5 thùy hình trứng ngược, đầu nhọn, có những vân dọc, kích thước 0,8-0,9 x 0,4-0,5 cm, 1/2 ống tràng nằm trong ống đài. Tiền khai hoa vặn ngược chiều kim đồng hồ. Nhị [hình 7] 5, rời, gần đều. Chỉ nhị dạng sợi màu trắng, dài 1,4-1,6 cm, đứng trước cánh hoa, nhị không thò ra khỏi ống tràng; ở hoa non bao phấn hình bầu dục màu tím nhạt, ở hoa già đáy bao phấn hơi choãi ra 2 bên. Bao phấn dài 0,1 cm, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính giữa. Hạt phấn [hình 8] hình bầu dục, có rãnh dọc, màu vàng nhạt, kích thước 55 x 45 µm. Lá noãn [hình 9] 5, bầu trên, 1 ô, 1 noãn, đính noãn đáy. Bầu noãn hình tháp, màu xanh lục, có 5 gân dọc màu xanh đậm. 1 vòi nhụy dạng sợi, phía dưới hơi phình to, màu trắng, dài 1,5-1,6 cm. 5 đầu nhụy dạng sợi dài 0,1 cm, có những nốt màu trắng. Quả [hình 10] nang, hình trụ, mang đài tồn tại, kích thước 0,8-0,9 cm x 0,15-0,2 cm, quả non màu xanh, quả già màu nâu, mặt ngoài có nhiều nếp nhăn. Hạt [hình 11] 1, hơi dẹp, màu nâu sáng, mép sắc bén, có 4-5 gân hơi lồi, kích thước 0,5 x 0,1 cm.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu rễ [hình 12] hình tròn. Thụ bì 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác. Bần 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Nhu bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo, 10-12 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, một số ít tế bào hóa sợi. Libe 1 phân bố từng cụm, tế bào đa giác nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2, 3-5 lớp sát gỗ tế bào hình chữ nhật, các lớp bên ngoài tế bào hình gần đa giác, xếp thẳng hàng. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 hình tròn, đa giác hoặc bầu dục. Mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm. Tia tủy 1-3 dãy tế bào đa giác rộng hoặc hẹp. Hạt tinh bột hình tròn hay đa giác, kích thước từ 5-10 µm, xếp thành từng đám hoặc riêng lẻ, có nhiều trong mô mềm vỏ.
Thân:
Vi phẫu thân [hình 13] hình đa giác. Biểu bì 1 lớp tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, lớp cutin dày, rải rác có lỗ khí và tế bào biểu bì có hình dạng đặc biệt [hình 14]. Mô dày góc không liên tục, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, phân bố nhiều ở góc lồi, 6-11 lớp, ở cạnh 1-2 lớp. Mô mềm vỏ đạo, 3-6 lớp tế bào thường hình bầu dục, một số tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Ngay bên ngoài cụm libe 1 là 2-3 lớp tế bào hình đa giác xếp lộn xộn vách cellulose, kế đến là 2-7 lớp tế bào hình đa giác, hóa sợi thành 1 vòng gần như liên tục; giữa những cụm sợi là một vài tế bào mô cứng. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 2 theo kiểu hậu thể gián đoạn gồm nhiều bó libe-gỗ, mỗi bó gồm: libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp từng cụm; libe 2, 2-5 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm; gỗ 2 gồm 4-16 mạch gỗ 2 hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, xếp thành 1-2 dãy hoặc xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm; gỗ 1 phân hóa ly tâm, 1-2 bó, mỗi bó gồm 1-2 mạch gỗ hình tròn, mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ, một số vách còn cellulose. Khoảng gian bó 6-10 dãy tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ, vách cellulose trong vùng libe. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình tròn hoặc đa giác, kích thước to, hóa mô cứng; 2-4 lớp mô mềm tủy sát gỗ 1 hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước nhỏ, hóa mô cứng vách dày hơn.
[hình 15]:
Gân giữa: Vi phẫu lồi ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi và uốn lượn nhiều hơn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, ít khi đa giác, tế bào biểu bì trên kích thước to và lớp cutin dày hơn, lỗ khí ở cả 2 mặt. Mô dày góc, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô dày trên 6-7 lớp chỉ có ở chỗ lồi, mô dày dưới 2-5 lớp. Mô mềm giậu, 2 lớp tế bào hình bầu dục rộng có ở 2 bên cụm mô dày trên. Mô mềm đạo, đa số tế bào hình tròn ít khi hình đa giác, kích thước to. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1 gồm 10-11 bó [hình 16] (4 bó lớn), mỗi bó gồm: gỗ ở trên, 4-18 mạch gỗ 1 hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều xếp lộn xộn; libe ở dưới, 1-4 lớp sát gỗ tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, các lớp còn lại tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn; xung quanh bó libe-gỗ là 3-4 lớp tế bào mô mềm hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước nhỏ.
Phiến lá [hình 17]: Biểu bì giống ở gân giữa, lỗ khí nhiều ở cả 2 mặt. Mô mềm giậu 1-2 lớp tế bào hình bầu dục rộng. Mô mềm khuyết tế bào hình tròn, đa giác hoặc bầu dục, khuyết nhỏ. Bó gân phụ rải rác với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Ở vi phẫu lá cũng có những tế bào biểu bì có hình dạng đặc biệt như ở thân.
Cuống lá [hình 18]:
Hình dạng, cấu tạo cuống lá giống cấu tạo gân giữa của vi phẫu lá. Hai bên có cánh [hình 19] cấu tạo như sau: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin dày, tế bào biểu bì dưới kích thước nhỏ hơn, lỗ khí có ở 2 mặt. Mô dày góc có ở biểu bì dưới, 2-3 lớp tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn. Mô mềm khuyết tế bào hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, khuyết nhỏ. Rải rác có bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột lá [hình 20]: Bột hơi mịn, màu xanh lục đậm. Thành phần: Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu dị bào hay hỗn bào (nhìn từ trên xuống), mảnh mô mềm giậu (nhìn ngang), mảnh mô mềm, mảnh biểu bì có tế bào đặc biệt, mảnh mạch xoắn, vạch.
Bột rễ [hình 21]: Bột thô, có ít xơ, màu nâu đậm. Thành phần: Mảnh bần, hạt tinh bột hình tròn hay đa giác, kích thước từ 5-9 µm, mảnh mô mềm, mảnh mô mềm chứa tinh bột, sợi, mảnh mạch xoắn, vạch, mạng, vòng.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Bạch hoa xà mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Tây Bengal và các nước ở vùng Đông Nam Á, bao gồm Malyasia, Philippin, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia. Còn gặp ở một số nước thuộc vùng nhiệt đới châu Phi.
Ở Việt Nam, Bạch hoa xà vừa là cây hoang dại, vừa được trồng ở một số nơi. Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng trung du Bắc bộ. Tuy nhiên hiện nay chưa phát hiện thấy cây thuốc này ở các tỉnh miền núi có độ cao trên 1000 m.
Bạch hoa xà là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng. Sau khi bị chặt đến sát gốc, phần còn lại tiếp tục tái sinh thành cây mới.

Bộ phận dùng: 

Rễ và lá (Radix et Folium Plumbaginis). Rễ và lá thu hái quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn rồi phơi khô để dùng dần. Lá thường được dùng tươi.

Thành phần hóa học: 

Toàn cây Bạch hoa xà có flavonoid, hợp chất phenol, triterpen, acid hữu cơ, 0-cloroplumbagin, 3,3’-biplumbagin, chitranon, zeylenon, matrinon, 2-methyl napthazarin, plumbazeylanon, methylen-3,3’-diplumbagin, các acid plumbagic và vanilic. Rễ chứa plumbagin 0,91%. Hoa có 13 thành phần, plumbagin 81,85 %.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng: Staphylococcus aureus, Bacillus antracis, Proteus mirabilis, Shigella flexneri, Enterobacter cloaceae, Salmonella typhi, S. paratyphi, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella aerogenes, E. coli, Nesseria gonorrhea, Samonella Dublin, mycobacterium pheli.
Tác dụng chống viêm, trị mụn cóc, lang ben và hói đầu.
Chế phẩm Bạch hoa xà có khả năng làm giảm đáng kế các rối loạn vi tuần hoàn; các tổn thương gan thận.
Tác dụng chống sinh sản, chống sự làm tổ của trứng thụ tinh.
Tác dụng chống đông máu ở chuột cống trắng.
Hoạt tính chống nấm đối với Entomophthora floccosum, Metarrhizium nana, Penicillium canadense, P.notatum, Rhinotrichum nigricans.
Tác dụng chống peroxy hóa lipid trong in vitro và in vivo trên chuột trắng.
Tác dụng tiêu diệt nhiều loài sinh vật độc hại: Acalymma vittata, Achaea janata, Mythimma separata, Corcyra cephalonica, Dysdercus cingulatus, Dysdercus cingulatus, Pectinophora gossypiella, Dysdercus koenigii, Heliothis virescens, Heliothis zea, Spilosoma oblique, Trichoplusiani.
Lá sao vàng sắc uống trừ hàn lãnh, huyết ứ của sản phụ. Dùng ngoài, chữa đinh nhọt, hắc lào, sưng vú (dùng lá, rễ tươi giã nát đắp).
Chữa chai chân đau không đi được (rễ tươi rửa sạch giã đắp, sau 2 giờ bỏ ra).
Nhân dân thường dùng rễ hay lá tươi giã nhỏ với cơm thành một thứ bột nhão, đắp lên những chỗ sưng đau. Có nơi người ta sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, dùng lá Bạch hoa xà giã nát đắp lên đầu chốc lở đã rửa sạch đến khi thấy nóng thì bỏ ra.
Theo kinh nghiệm dân gian Trung Quốc, rễ khô Bạch hoa xà sắc uống chữa phong thấp đau xương, sưng khớp, gan lách sưng to, tâm vị đau tức. Giã lá hoặc rễ tươi đắp vết thương sưng đau, rắn cắn.

Hình đính kèm
Bụi
Lá
Cụm hoa
Hoa
Lá đài
Cánh hoa
Nhị
Hạt phấn
Lá noãn
Quả
Hạt
Vi phẫu rễ
Vi phẫu thân
hình dạng đặc biệt
Lá
bó
Phiến lá
Cuống lá
cánh
Bột lá
Bột rễ