Phân Lớp Cúc (Asteridae)

Bộ Cúc (Asterales)

Họ Cúc (Asteraceae)

Chi Blumea

Loài B. balsamifera (L.) DC. (Cây Đại Bi)

Tên
Tên khác: 

Từ bi xanh, Đại ngải, Mai hoa não, Băng phiến ngải, Bơ nạt, Phặc phà (Tày), Co nát (Thái)

Tên khoa học: 

Blumea balsamifera (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: 

Coryza balsamifera L.; Baccharis salvia Lour.; Pluchea balsamifera (L.) Less.; B.Balsamifera (L.) DC. var. microcephala Kitam

Họ: 

Cúc (Asteraceae)

Tên nước ngoài: 

Ngai-camphor (Anh), Camphrée (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ngày 26 tháng 04 năm 2010.

Số hiệu mẫu: 

DB 260410; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.

Cây [hình 1] bụi, phân nhánh, cao 1-3 m, tiết diện tròn, màu xanh ở đoạn non, nâu xanh ở đoạn già. Toàn cây có nhiều lông tơ dài màu trắng và có mùi rất thơm. đơn, mọc cách [hình 2]. Phiến lá [hình 3] hình thoi, thuôn dài ở hai đầu, kích thước 15-35 x 4-10 cm, mặt trên [hình 4] hơi nhám màu xanh đậm và ít lông hơn mặt dưới [hình 5], bìa lá [hình 6] răng cưa nhọn gần đều. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ hình mạng, 12-18 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh, hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, dài 1,5-3 cm, mang 2-3 cặp phụ bộ [hình 7] của phiến lá hình lưỡi liềm hay hình thoi kích thước nhỏ dần về phía đáy cuống. Cụm hoa [hình 8] đầu đôi khi riêng lẻ ở nách lá, thường hợp thành chùm xim [hình 9] ở ngọn cành hay nách lá kích thước rất thay đổi. Đầu [hình 10] hình trứng khi là nụ, khi hoa nở đầu có hình chuông hơi thắt ở giữa, kích thước khoảng 1 x 0,5 cm, cuống ngắn 0,5-1 cm có 2-3 vảy ngắn. Tổng bao lá bắc [hình 11] 4-6 hàng lá bắc xếp kết lợp, hình bầu dục đến dải hẹp vòng trong dài hơn vòng ngoài, kích thước 1-5 x 0,5-1 mm, màu xanh hơi nâu ở đỉnh, rìa mỏng, mặt ngoài có nhiều lông. Đế cụm hoa [hình 12] phẳng đường kính khoảng 2 mm, lỗ tổ ong. Đầu mang hoa hình ống có hai loại hoa [hình 13]: hoa cái rất nhiều xếp trên 3-4 vòng ở ngoài; hoa lưỡng tính 20-25 hoa ở trong. Hoa cái màu vàng nhạt; đài biến đổi thành túm lông dài màu trắng bẩn có nhiều gai nạc; tràng hoa màu vàng nhạt dính thành một ống hẹp, dài 0,3-0,4 cm, trên chia 2-5 răng tam giác nhỏ, có lông tiết tinh dầu thơm, tiền khai van; bầu [hình 14] dưới 1 ô, màu trắng trong mờ, hình trụ hẹp ở gốc, những hoa ở ngoài cùng thường có hình trụ cong, dài 1 mm, mặt ngoài có nhiều lông ngắn và có gờ dọc, 2 lá noãn vị trí trước sau, 1 noãn đính đáy; vòi nhụy [hình 15] vàng nhạt, dạng sợi dài khoảng 0,5 cm, thò khỏi ống tràng, tận cùng là 2 nhánh đầu nhụy màu vàng đậm hình máng hẹp dài 1-2 mm choãi theo hướng trước sau. Hoa lưỡng tính màu vàng nhạt, lớn hơn hoa cái; đài giống hoa cái; tràng hoa dính thành ống dài 0,4-0,5 cm, loe dần, trên chia thành 5 phiến đều hình bầu dục có màu vàng đậm, có lông tiết [hình 16] tinh dầu nhỏ, tiền khai van; nhị 5, chỉ nhị rời [hình 17], dạng sợi dài khoảng 2-3 mm, màu vàng nhạt, đính ở gần gốc ống tràng xen kẽ với cánh hoa, bao phấn dính nhau [hình 18] thành ống dài khoảng 2-3 mm bao lấy vòi nhụy, màu vàng đậm, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, chung đới dạng phiến bầu dục hẹp, gốc có tai tam giác dài và nhọn; hạt phấn [hình 19] hình cầu gai, màu vàng đậm, đường kính 20-25 µm; bầu giống hoa cái, kích thước hơi ngắn và to hơn, vòi nhụy dạng sợi dài khoảng 4-5 mm, đầu nhụy [hình 20] 2, dài khoảng 2 mm, màu vàng đậm, dạng máng cạn, thuôn hẹp. Quả bế [hình 21] màu vàng nâu, hình trụ dài khoảng 1 mm, mặt ngoài vỏ có lông ngắn màu trắng và có gờ dọc, trên mang túm lông mào dài màu trắng bẩn của đài tồn tại, gốc có vòng gờ chỗ gắn với đế hoa; 1 hạt, không nội nhũ.
- Mẫu Đại bi còn được thu thập ở Khánh Hòa, Long An, Tp. HCM. Qua khảo sát nhận thấy giữa các mẫu có một số khác biệt về kích thước các bộ phận (cây, lá), độ dày của lông trên các bộ phận và số cặp phụ bộ của phiến lá trên cuống lá.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Hoa bìa

Hoa giữa

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân:
Vi phẫu [hình 22] hình gần tròn. Các mô [hình 23] gồm: Biểu bì tế bào hình tròn hoặc chữ nhật, kích thước nhỏ, không đều, lớp cutin mỏng, lỗ khí rải rác. Trên biểu bì có nhiều lông che chở đa bào và lông tiết đa bào. Lông che chở [hình 24] đa bào phía trên một dãy 3-5 tế bào dài, gần gốc có nhiều tế bào nhỏ và ngắn xếp trên 1-3 hàng. Lông tiết [hình 25] đa bào có chân dài hoặc ngắn, đầu hình trứng thuôn cấu tạo bởi nhiều hàng tế bào có lớp cutin phù thành mũ chụ [hình 26]. Ở thân già, tầng bì sinh ngay dưới lớp biểu bì sinh bần [hình 27] ở ngoài, lục bì bên trong, tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Mô dày góc gần liên tục, 4-8 lớp tế bào tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn hơn hoặc bằng tế bào biểu bì, không đều. Mô mềm khuyết tế bào hình bầu dục nằm ngang hoặc gần tròn kích thước không đều. Ống tiết ly bào [hình 28] nằm rải rác sát ngoài nội bì và cạnh dưới gỗ 1 trong mô mềm tủy [hình 29]. Tế bào tiết [hình 30] tinh dầu rải rác trong mô dày, mô mềm vỏ, nội bì, tia libe, libe, mô mềm tủy. Nội bì khung Caspary. Trụ bì hóa sợi mô cứng thành từng cụm không đều trên libe 1. Libe 1 tế bào đa giác, kích thước nhỏ, không đều, xếp lộn xộn. Tượng tầng tạo libe 2 và gỗ 2 ở giữa của bó dẫn cấp 1, libe 2 ít hơn gỗ 2, xếp thành nhiều bó [hình 31]. Libe 2 [hình 32] tế bào hình chữ nhật vách uốn lượn xếp xuyên tâm. Rải rác trong vùng libe có tế bào hóa mô cứng. Mạch gỗ 2 hình đa giác, kích thước to nhỏ không đều; mô mềm gỗ 2 hình đa giác hoặc chữ nhật, kích thước nhỏ, vách dày hóa gỗ hay có thể còn vách cellulose. Gỗ 1 [hình 33] tập trung thành nhiều cụm, mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn; mô mềm quanh gỗ 1 gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác vách cellulose. Mô cứng nhiều lớp tế bào đa giác bao quanh gỗ 1. Tia tủy gồm nhiều dãy tế bào hình chữ nhật dài. Khoảng gian bó tế bào vách tẩm chất gỗ ở vùng dưới tượng tầng. Mô mềm tủy [hình 34] đạo chiếm một vùng rộng, tế bào hình tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều, vách hóa gỗ mỏng và có nhiều lỗ.
:
Cuống lá [hình 35]:
Cong lồi ở mặt dưới, mặt trên phẳng có 2 tai nhỏ ở hai bên. Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật hay tròn không đều, lớp cutin răng cưa mỏng, lỗ khí [hình 36] rải rác, lông che chở và lông tiết đa bào nhiều có cấu trúc giống ở thân. Mô dày góc dưới biểu bì trên nhiều hơn trên biểu bì dưới, 3-7 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều. Sát biểu bì ở hai bên hoặc cách một lớp mô dày là mô mềm khuyết chứa lục lạp. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô dẫn [hình 37] gồm nhiều bó kích thước không đều xếp lộn xộn, các bó phía dưới gỗ ở trên libe, các bó phía trên thì ngược lại. Libe tế bào đa giác nhỏ, sắp xếp lộn xộn thành từng đám. Mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn xen kẽ với tế bào mô mềm. Mô dày góc 2-5 lớp tế bào hình đa giác nhỏ xếp khít nhau ở phía trên gỗ và dưới libe. Túi tiết ly bào cạnh bó dẫn. Tế bào tiết rải rác trong mô mềm.
Gân giữa [hình 38]:
Mặt trên lồi cao hơi bằng ở đỉnh, mặt dưới phình tròn thắt ở hai bên phiến lá, đôi khi có gờ lồi phụ. Tế bào biểu bì hình bầu dục hay chữ nhật kích thước không đều, lớp cutin răng cưa, lỗ khí rải rác, rất nhiều lông che chở và ít lông tiết đa bào có cấu trúc giống ở thân. Mô dày [hình 39] góc dưới biểu bì trên 5-8 lớp, trên biểu bì dưới 1-5 lớp, tế bào kích thước không đều. Mô mềm khuyết tế bào to gấp 3-5 tế bào biểu bì. Bó dẫn [hình 40] gồm 3-6 bó phía dưới với gỗ ở trên libe ở dưới và 1-3 bó phía trên phân bố gỗ và libe ngược lại. Mạch gỗ tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 3-7 dãy xen kẽ với mô mềm 1-2 dãy tế bào vách cellulose. Libe gồm 5-8 lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, xếp lộn xộn. Bao ngoài mỗi bó libe gỗ có mô dày góc 2-4 lớp tế bào. Túi tiết ly bào, tế bào tiết rải rác giống ở cuống lá. Tinh bột hạt nhỏ hình tròn dẹp rải rác trong mô mềm gần vùng libe.
Phiến lá [hình 41]:
Biểu bì trên tế bào hình bầu dục kích thước không đều; biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn biểu bì trên gấp nhiều lần. Cả 2 biểu bì có lỗ khí [hình 42], nhiều lông che chở [hình 43] và lông tiết [hình 44] đa bào. Mô mềm giậu ăn sâu vào phần gân giữa, 1 lớp tế bào hình chữ nhật chiều dài gấp 2-3 chiều rộng, dưới mỗi tế bào biểu bì trên là 1-3 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết tế bào hình đa giác hoặc gần tròn xếp tạo những khuyết rộng nối từ mô mềm giậu đến biểu bì dưới. Bó gân phụ [hình 45] rải rác, gồm gỗ ở trên libe ở dưới.
Rễ:
Vi phẫu [hình 46] hình tròn. Các mô [hình 47] gồm: Bần vài lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, thường bong tróc. Lục bì vài lớp tế bào hình chữ nhật vách hơi lượn, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ [hình 48] khuyết tế bào hình bầu dục nằm ngang, vách mỏng, tạo khuyết rộng. Nội bì [hình 49] khung Caspary. Trụ bì 1-2 lớp tế bào to, không đều, vách cellulose. Mô mềm dưới nội bì đạo tế bào đa giác gần tròn. Tia tủy rộng gồm 2-5 dãy tế bào hình đa giác xếp theo hướng xuyên tâm. Libe 2 tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm thành nhiều lớp tạo thành nhiều chùy không đều, nhiều tế bào hóa mô cứng [hình 50] hay vách cellulose dày xếp riêng rẽ hoặc tụ thành từng đám xen kẽ với mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm [hình 51], không liên tục do các tia tủy vách cellulose; mạch gỗ [hình 52] 2 hình đa giác, tròn hay bầu dục kích thước to nhỏ không đều; mô mềm gỗ hóa mô cứng hay còn vách cellulose. Gỗ 1 khó phân biệt. Ống tiết [hình 53] ly bào rải rác sát ngay trên nội bì. Tinh bột nằm rải rác trong tế bào mô mềm vỏ, nội bì và tia libe. Hạt tinh bột [hình 54] nhỏ hình gần bầu dục dẹp.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột cành lá có màu xanh đậm, mùi thơm, vị the cay. Thành phần gồm: Mảnh mô mềm [hình 55] lá và thân tế bào đa giác có vách mỏng. Mảnh biểu bì [hình 56] lá có lỗ khí. Lông tiết [hình 57] đa bào (nhiều hàng tế bào) có lớp cutin phù thành mũ chụp, thường bị gãy vỡ. Lông che chở [hình 58] đa bào bị gãy. Mảnh mạch [hình 59] (mạng, xoắn, vạch, điểm). Sợi [hình 60] tụ thành bó hoặc riêng lẻ.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Đại bi phân bố khá rộng rãi ở vùng nhiệt đới như Việt Nam và nhiều nước vùng Nam và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Đại bi là cây phân bố rộng rãi ở hầu hết các tỉnh miền núi thấp (dưới 1000 m), trung du và cả ở đồng bằng và nhiều đảo lớn.
Cây ưa sáng, thường sống 1-2 năm, mọc trên các vùng nương rẫy cũ, đồi cây bụi hoặc ven rừng. Mùa hoa quả: tháng 3-5.

Bộ phận dùng: 

Lá, cành non, rễ và mai hoa băng phiến (Folium, Ramulus, Radix et Camphora blumeae).

Thành phần hóa học: 

Lá chứa 0,2-1,88% tinh dầu và borneol. Thành phần chính của tinh dầu là d-borneol, l-camphor cineol, limonen, acid palmitic, acid myristic còn chứa các sesquiterpen alcol.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Đại bi có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ, sát trùng, được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cúm, làm ra mồ hôi dưới dạng thuốc xông. Nước sắc lá Đại bi uống chữa đầy bụng, ăn uống khó tiêu, ho nhiều đờm. Dùng ngoài chữa lở loét, vết thương sưng đau.
Mai hoa băng phiến có vị cay, đắng, tính hơi lạnh, có tác dụng thông khiếu, tán uất hỏa, chỉ thống, tiêu thũng, minh mục, cường tim, được dùng chữa trúng phong cấm khẩu, đau bụng, đau ngực, ho lâu ngày, đau mắt, đau họng.

Hình đính kèm
Cây
mọc cách
Phiến lá
mặt trên
mặt dưới
bìa lá
phụ bộ
Cụm hoa
chùm xim
Đầu
lá bắc
Đế cụm hoa
hai loại hoa
bầu
vòi nhụy
lông tiết
chỉ nhị rời
bao phấn dính nhau
hạt phấn
đầu nhụy
Quả bế
Vi phẫu
Các mô
Lông che chở
Lông tiết
mũ chụ
bần
Ống tiết ly bào
trong mô mềm tủy
Tế bào tiết
nhiều bó
Libe 2
Gỗ 1
Mô mềm tủy
Cuống lá
lỗ khí
Mô dẫn
Gân giữa
Mô dày
Bó dẫn
Phiến lá
lỗ khí
lông che chở
lông tiết
Bó gân phụ
Vi phẫu
Các mô
Mô mềm vỏ
Nội bì
mô cứng
Gỗ 2 chiếm tâm
mạch gỗ
Ống tiết
tinh bột
Mảnh mô mềm
Mảnh biểu bì
Lông tiết
Lông che chở
Mảnh mạch
Sợi

Loài Blumea lacera (Burm. f.) DC. (Cây Hạ Khô Thảo Nam)

Tên
Tên khác: 

Cải trời, Cải ma, Kim đầu tuyến, Cỏ hôi, Bọ xít, Vừng tây, Đại bi rách

Tên khoa học: 

Blumea lacera (Burm. f. ) DC.

Tên đồng nghĩa: 

Conyza lacera Bum. f. 1768. Blummea glandulosa DC, 1834. Contrib. Bot. Ind. 14. Blumea subcapitata DC. 1936. Prodr. 5: 439; Gapnep. 1924. FI. Gen, Indoch. 3.: 535; Hnad-Mazz. 1936. Symb. Sin. 7: 1096. Blumae commersoni Edgw, 1853, Journ. As. Soc. Beng. 21: 38. Blumea thyrsoidea Sch.-Bip. 1866. Bot. Zeit. 24: 165. Blumea bodinieri Vaniot, 1903. Bull. Acad. Geogr. Bot. 12: 23. Conyza velutina H. Le1vl. 1912. Rerpert. Sp. Nov. 11: 307.

Họ: 

Cúc (Asteraceae)

Mẫu thu hái tại: 

An Giang tháng 03/2010.

Số hiệu mẫu: 

HKTN0310, được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược.

Cỏ [hình 1] đứng, cao 0,4-0,8 m, phân cành nhiều, có mùi thơm. Thân có tiết diện tròn, màu xanh, phủ nhiều lông ngắn dính và ít lông dài màu trắng. [hình 2] đơn, mọc cách. Phiến lá hình bầu dục rộng hay gần tròn, đầu nhọn; kích thước 3-4,5 x 2,5-4 cm; màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, bìa lá có khía răng cạn, khoảng cách giữa các khía răng không bằng nhau. Gân lá hình lông chim với 5-6 cặp gân bên. Cuống lá màu xanh lục nhạt, mặt trên phẳng, mặt dưới lồi, dài 1,5 cm. Phiến lá men dần theo cuống, các lá phía ngọn gần như không cuống. Trên 2 mặt lá và cuống lá phủ đầy lông dính màu trắng. Cụm hoa [hình 3]: Đầu đường kính 0,5-0,6 cm được mang trên một cuống dài khoảng 1 cm, các cụm hoa đầu hợp thành xim, mỗi xim mọc ở ngọn cành hay nách lá phía ngọn cành, các lá này giống lá thường nhưng kích thước nhỏ hơn, cuống của xim hình trụ màu xanh lục, dài khoảng 4-5 cm. Trên cuống của đầu và cuống của xim phủ nhiều lông ngắn dính và ít lông dài màu trắng. Tổng bao lá bắc [hình 4] gồm 3-4 vòng xếp xen kẽ nhau, mỗi vòng trên 10 lá bắc, các lá bắc vòng ngoài cùng cao 0,2 cm, lá bắc của vòng trong cao hơn lá bắc vòng ngoài 0,1 cm. Lá bắc dạng dải hẹp, ở giữa màu xanh, mép mỏng màu trắng, mặt ngoài phủ nhiều lông như ở thân. Hoa: Trên cụm hoa đầu có 2 loại hoa; hoa bìa là những hoa cái hình ống, không đều, cao 4-5 mm; hoa giữa là những hoa hình ống, hoa đều, lưỡng tính, cao 5-6 mm.
Hoa cái [hình 5]: Đài biến đổi thành những lông dài màu trắng. Tràng hoa dạng ống mảnh màu vàng cao 3-4 mm, phía trên chia 2-3 thùy đầu tà không bằng nhau, không có lông. Lá noãn 2, bầu dưới 1 ô, 1 noãn, đính noãn đáy. Bầu noãn dẹp màu trắng, có 10 sọc dọc. Một vòi nhụy dạng sợi mảnh màu trắng, dài 0,4 cm, nhẵn. Hai đầu nhụy dạng sợi màu vàng dài 0,1 cm, phủ nhiều lông ngắn dính màu trắng.
Hoa lưỡng tính [hình 6]: Lá đài giống hoa bìa. Cánh hoa 5, đều, dính, màu vàng. Ống tràng cao 3-4,5 mm, 5 thùy hình tam giác, mặt ngoài cánh hoa phủ nhiều lông ngắn dính màu trắng. Nhị 5, đều, đính trên đáy ống tràng xen kẽ cánh hoa, dính nhau ở bao phấn tạo thành 1 ống bao quanh vòi nhụy. Chỉ nhị dạng sợi mảnh màu trắng. Bao phấn thuôn dài màu vàng, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy, đáy bao phấn có tai. Hạt phấn hình bầu dục hay hình cầu có gai, màu vàng, rời, kích thước 20 µm. Bộ nhụy giống hoa cái.
Quả hơi dẹp màu nâu, cao 1 mm, có ít lông và 10 gờ nổi, mào lông ở đỉnh quả màu trắng.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Hoa bìa:

Hoa giữa:

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân:
Vi phẫu thân [hình 7] hình tròn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật kích thước không đều, cutin mỏng; trên biểu bì có nhiều lông che chở [hình 8] đa bào 1 dãy (3-7 tế bào); nhiều lông tiết [hình 8] chân đa bào (6-9 tế bào) đầu đơn bào, rải rác có lỗ khí. Mô dày phiến liên tục quanh thân, 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật hay hơi đa giác. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào hình bầu dục, 2 lớp bên ngoài kích thước nhỏ, 2-3 lớp bên trong kích thước lớn hơn. Nội bì đai caspary tế bào hình chữ nhật hay hơi đa giác. Trụ bì hóa mô cứng thành từng cụm trên đầu các bó libe gỗ, 4-5 lớp tế bào hình đa giác kích thước không đều, xếp sát nhau. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 2 theo kiểu hậu thể gián đoạn gồm nhiều bó libe gỗ [hình 9]. Mỗi bó cấu tạo như sau: Libe 1 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm. Gỗ 2, mạch gỗ 2 hơi đa giác hay bầu dục, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ. Gỗ 1, 3-7 bó. Mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn, vách cellulose. Khoảng gian bó gồm 5-8 dãy tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách cellulose trong vùng libe, vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ. Mô mềm tủy đạo tế bào hình tròn, xếp lộn xộn, kích thước to dần vào tâm vi phẫu. Vài tế bào tiết và ống tiết ly bào nhỏ trong vùng mô mềm vỏ sát nội bì.
[hình 10]:
Gân giữa: Mặt trên phẳng, mặt dưới lồi nhiều. Biểu bì trên và dưới 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước như nhau, cutin mỏng. Trên 2 lớp biểu bì có nhiều lông che chở và lông tiết như ở thân. Mô dày trên và dưới là mô dày phiến, 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác kích thước gần đều. Hai bên cụm mô dày ở biểu bì trên là 2-3 lớp tế bào mô mềm kích thước nhỏ chứa lục lạp. Mô mềm khuyết, tế bào hình đa giác kích thước không đều, to dần vào trong. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1, 3-4 bó libe gỗ [hình 11], bó ở giữa lớn nhất, gỗ ở trên, libe ở dưới, giữa 2 dãy mạch gỗ là 1-2 dãy tế bào mô mềm gỗ hình đa giác. Phía trên gỗ và dưới libe có cụm mô dày, 4-6 lớp tế bào nhỏ hình đa giác, xếp khít nhau. Vài tế bào tiết và ống tiết [hình 12] ly bào nhỏ trong vùng mô mềm quanh bó libe gỗ.
Phiến lá [hình 13]: Biểu bì trên và dưới, 1 lớp tế bào hình chữ nhật có lông che chở và lông tiết như ở thân, tế bào biểu bì trên lớn hơn tế bào biểu bì dưới. Mô mềm giậu tế bào hình bầu dục thuôn dài vách uốn lượn, chứa lục lạp. Mô mềm khuyết tế bào hình bầu dục vách uốn lượn. Bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Cuống lá:
Vi phẫu cuống lá [hình 14] mặt trên phẳng, mặt dưới lồi tròn, 2 bên có 2 tai nhỏ. Biểu bì trên và dưới 1 lớp tế bào hình chữ nhật có nhiều lông tiết và lông che chở như ở thân. Mô dày phiến giống ở gân giữa lá. Dưới mô dày trên là 2 lớp tế bào hình bầu dục, kích thước nhỏ, chứa lục lạp. Mô mềm khuyết giống ở gân giữa. Hệ thống dẫn với 5 bó libe-gỗ cấu tạo giống ở gân giữa lá, bó ở giữa to nhất. Vài tế bào tiết và ống tiết ly bào nhỏ trong vùng mô mềm quanh bó libe gỗ.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây [hình 15]: Bột hơi thô, màu nâu xanh. Thành phần: Mảnh lá đài, hạt phấn, mảnh bao phấn, mảnh cánh hoa, lông tiết, lông che chở đa bào, mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu dị bào hay hỗn bào (nhìn từ trên xuống), mảnh mô mềm, sợi riêng lẻ hay từng bó; mảnh mạch xoắn, mạch vòng, mạch vạch, mạch mạng.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Hạ khô thảo nam là một loài cỏ dại có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ -Malaysia, sau đó lan ra các nuớc lân cận ở vùng Nam Á, Đông Nam Á, Đông Dương, đến tận Trung Quốc và Australia.
Ở Việt Nam, cây phân bố khắp các tỉnh vùng núi đồi (dưới 1000m), trung du và đồng bằng: Sơn La (sông Mã), Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì), Hà Nội, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Kon Tum (Đắk Tô, Đắk Glei), Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hòa. Cây mọc ven đường, ven đồi, ven rừng, trên các bãi hoang, bờ ruộng, vườn gia đình.
Ở Ấn Độ cây có thể có ở độ cao 2500 m và có chiều cao trên 2 m. Hạ khô thảo nam là cây ưa sáng mọc nhanh. Cây con mọc từ hạt thường thấy vào giữa mùa xuân, sinh trưởng mạnh vào mùa hè, ra hoa quả vào mùa thu, sau đó tàn lụi. Cây có thể chịu được khô hạn vào thời kì có hoa quả. Hạt có túm lông, phát tán nhờ gió. Trước khi có hoa, nếu bị cắt, phần còn lại có thể tiếp tục tái sinh.
Mùa hoa quả: tháng 3-6.

Bộ phận dùng: 

Toàn thân – Herba Blumeae lacerae. Thu hái vào mùa xuân, hè, chặt nhỏ, phơi khô.

Thành phần hóa học: 

Theo Wehmer, toàn cây Hạ khô thảo nam có chứa 0,085% tinh dầu với thành phần chủ yếu là mai hoa băng phiến (The Wealth of India I, 1948).
Tinh dầu từ Hạ khô thảo nam ở Nigieria chứa thymolquinol-dimethyl-eter (Prosea 12 (1), 1999).
Theo tài liệu khác Hạ khô thảo nam chứa 60% cineol, 10% fenchon, khoảng 6% citral.
Lá chứa flavonoid: 5-hydroxy-3,6,7,3’,4’-pentamethoxyflavon, 5,3’,4’-trihydroxy-3,6,7-trimethxyflavon và một ít hợp chất flavon khác. Phần trên mặt đất còn có campestrol. Hai glycosid cũng có trong toàn cây: 19α-hydroxy-urs-12-en-24,28-dioat-3-O-β-D-xylopyranosid và 2-isopropyl-5-isoprenyl phenol-4- O-β-D-xylopyranosid (Prosea 12 (1), 1999).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Dùng Hạ khô thảo nam chung với Xạ can làm tiêu hạch rò mủ và nhũn bã đậu. Tinh dầu của Hạ khô thảo nam làm tăng tác dụng diệt côn trùng của Cúc trừ sâu.
Công dụng:
Hạ khô thảo nam có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.

Hình đính kèm
Cỏ
Lá
Cụm hoa
Tổng bao lá bắc
Hoa cái
Hoa lưỡng tính
Vi phẫu thân
lông tiết
bó libe gỗ
Lá
bó libe gỗ
ống tiết
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
Bột toàn cây

Chi Chrysanthemum

Loài C. indicum L. (Cây Cúc Hoa Vàng)

Tên
Tên khác: 

Kim cúc, Hoàng cúc, Dã cúc, Cam cúc, Cúc vàng nhỏ, Khổ ý, Bioóc kim (Tày).

Tên khoa học: 

Chrysanthemum indicum L.

Tên đồng nghĩa: 

C. procumbens Lour., C. sabinii Lindl., Matricaria indica (L.) Desr., Pyrethrum indicum (L.) Cass., Tanacetum indicum (L.) Sch.-Bip. Dendranthema indicum (L.) Des Moul.

Họ: 

Cúc (Asteraceae)

Tên nước ngoài: 

Indian chrysanthemum (Anh), chrysanthème d’automne (Pháp)

Mẫu thu hái tại: 

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ngày 26 tháng 04 năm 2010.

Số hiệu mẫu: 

CHV260410; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.

Cỏ đứng [hình 1], cao 20-100 cm, phân nhánh, tiết diện tròn, màu xanh ở thân non, thân già màu nâu tía và có u sần, lông ngắn nằm áp thân. Lá đơn, mọc cách [hình 2]. Phiến lá [hình 3] hình trứng, đỉnh nhọn, kích thước 4-6 x 3-5 cm, xẻ lông chim, màu xanh, nhạt hơn ở mặt dưới, ít lông ngắn. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 3-6 cặp gân phụ. Cuống lá 1,5-2,5 cm, hình lòng máng, gốc cuống hơi phình ra ôm thân, mỗi bên gốc cuống mang 1-3 phiến tam giác màu xanh dạng lá. Cụm hoa [hình 4] đầu cô độc ở nách lá hay ngọn cành, các đầu ở gần ngọn thường họp thành dạng ngù. Đầu hình cầu, đường kính 1-1,5 cm, trên một cuống dài 1,5-7 cm. Tổng bao lá bắc [hình 5] gồm 4-5 hàng lá bắc xếp kết lợp, vòng trong kích thước lớn hơn vòng ngoài, lá bắc hình trứng, màu xanh, rìa mỏng, kích thước 2-5 x 1,5-3 mm, mặt ngoài có lông. Đế cụm hoa [hình 6] hình nón 2-2,5 x 2-2,5 mm, nạc, màu xanh, lấm tấm các lỗ cạn. Đầu có hai loại hoa [hình 7]: hoa cái hình lưỡi 18-25 hoa xếp một vòng ở ngoài; hoa lưỡng tính hình ống rất nhiều ở trong. Hoa hình lưỡi màu vàng; đài tiêu giảm dạng vòng gờ nhỏ màu trắng ở đỉnh bầu; tràng hoa dính thành một ống dài 1-2 mm, trên là phiến hình trứng ngược dài 5-7 mm, rộng 2-3 mm, nguyên hoặc xẻ rất cạn làm 2-3 răng, có 3 dải nổi ở mặt trên, mặt ngoài tràng hoa có lông tiết [hình 8] màu vàng rất nhỏ, tiền khai van. Bộ nhụy [hình 9]: 2 lá noãn vị trí trước sau, bầu dưới 1 ô hình trụ thu hẹp ở gốc, hơi nghiêng tạo góc với tràng hoa, dài 1 mm, 1 noãn đính đáy [hình 10]; vòi nhụy [hình 11] hình trụ, dài khoảng 3-4 mm, màu vàng nhạt, tận cùng là 2 nhánh đầu nhụy [hình 12] ngắn. Hoa hình ống màu vàng; đài hoa giống hoa hình lưỡi; tràng hoa dính thành ống dài 3-5 mm, loe dần, trên chia thành 5 phiến [hình 13] đều hình bầu dục đỉnh nhọn, có lông tiết rất nhỏ, tiền khai van; nhị [hình 14] 5, chỉ nhị màu vàng nhạt, rời, hình sợi dài 1,5-2,5 mm, đính trên ống tràng xen kẽ với cánh hoa, bao phấn màu vàng, dạng mũi tên, 2 ô nứt dọc, dính nhau thành ống dài khoảng 1-2 mm bao lấy vòi nhụy, hạt phấn [hình 15] hình cầu gai, màu vàng đậm, đường kính 25-30 µm; bầu giống hoa cái, vòi nhụy hình trụ dài khoảng 3-5 mm, màu vàng nhạt ở gốc đậm ở trên, tận cùng chia hai nhánh đầu nhụy ngắn. Quả bế dài khoảng 1 mm, vỏ quả mỏng, 1 hạt, không nội nhũ.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Hoa hình lưỡi

Hoa hình ống

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân
Vi phẫu [hình 16] hình gần tròn. Các mô [hình 17] gồm: Tế bào biểu bì hình chữ nhật hay tròn kích thước không đều, rải rác có lông che chở đa bào bị gãy và lông tiết [hình 18] đa bào ngắn có đầu hình nấm, lớp cutin răng cưa mỏng, lỗ khí [hình 19] rải rác. Ở thân già, tầng bì sinh ngay dưới lớp biểu bì hoặc hiếm khi có vài chỗ trong phần mô dày sinh bần [hình 20] ở ngoài, lục bì bên trong, tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Mô dày [hình 21] góc không liên tục ở dưới biểu bì gồm 2-5 lớp tế bào đa giác không đều. Mô mềm khuyết, tế bào hình đa giác hoặc gần tròn kích thước không đều. Tế bào tiết [hình 22] tinh dầu nằm rải rác trong mô mềm vỏ, đôi khi ở nội bì; túi tiết [hình 23] ly bào ngay sát vòng nội bì. Nội bì [hình 24] khung Caspary, có tinh bột rải rác. Trụ bì hóa mô cứng thành từng cụm trên libe 1, tế bào đa giác thấy ống trao đổi rõ. Libe gỗ [hình 25] không liên tục. Libe 1 gồm 3-5 lớp tế bào vách hơi uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 [hình 26] ít hơn gỗ 2, tế bào hình chữ nhật vách uốn lượn xếp xuyên tâm. Rải rác trong vùng libe có tế bào hóa mô cứng. Mạch gỗ 2 [hình 27] nhiều, hình đa giác, kích thước to nhỏ không đều, phân bố không liên tục; mô mềm gỗ 2 hình đa giác hoặc chữ nhật, kích thước nhỏ, vách dày tẩm chất gỗ. Gỗ 1 [hình 28] tập trung thành nhiều cụm, mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn, mô mềm quanh gỗ 1 gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác, vách cellulose. Tia tủy gồm nhiều dãy tế bào hình chữ nhật dài. Khoảng gian bó tế bào có vách tẩm chất gỗ ở vùng dưới tượng tầng làm cho vùng gỗ thành một vòng liên tục. Mô mềm tủy [hình 29] đạo gồm nhiều tế bào hình tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều, vách có nhiều lỗ, hóa gỗ ở vùng gần gỗ.

Cuống lá [hình 30]
Cong lồi ở mặt dưới, mặt trên phẳng hoặc hơi lõm có cánh ở hai bên. Biểu bì tế bào hình vuông hay chữ nhật không đều, cutin răng cưa mỏng. Trên biểu bì rải rác có lỗ khí, lông che chở đa bào và lông tiết đa bào. Lông che chở [hình 31] gồm 3-5 tế bào xếp thành dãy bên trên là 1 tế bào to hình thuyền nằm ngang đính ở giữa. Lông tiết có chân ngắn, đầu một tế bào hình nấm hoặc lõm ở giữa. Mô dày góc 1-3 lớp dưới biểu bì trên và 1-2 lớp trên biểu bì dưới ở đoạn giữa, tế bào hình đa giác, kích thước không đều. Sát biểu bì dưới ở hai bên là mô mềm khuyết [hình 32] chứa lục lạp. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô dẫn gồm một bó dẫn chính [hình 33] lớn ở giữa và 1-4 bó dẫn phụ nhỏ hơn ở 2 bên phía trên. Các bó dẫn có gỗ ở trên, libe ở dưới. Libe gồm nhiều tế bào đa giác nhỏ, sắp xếp lộn xộn thành từng đám xen kẽ với các tế bào mô mềm đa giác vách dày cellulose. Mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn, to nhỏ khác nhau, xếp thành 12-18 dãy xen kẽ với 1-2 dãy tế bào mô mềm. Bao quanh bó libe gỗ là mô dày góc tế bào hình đa giác kích thước nhỏ. Cạnh các bó libe gỗ thường có túi tiết ly bào [hình 34].
Gân giữa [hình 35]:
Mặt trên hơi lồi, mặt dưới lồi nhiều. Biểu bì trên [hình 36] tế bào hình chữ nhật hoặc gần tròn, kích thước không đều, cutin răng cưa cạn, lỗ khí [hình 37] rải rác, có lông che chở và lông tiết đa bào giống ở cuống lá. Biểu bì dưới tế bào có kích thước nhỏ hơn hay gần bằng biểu bì trên. Mô dày góc 1-3 lớp tế bào hình đa giác kích thước không đều, phân bố sát biểu bì trên nhiều hơn dưới. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước không đều. Mô dẫn [hình 38] xếp thành hình cung ở giữa với 1-3 bó nhỏ hơn ở 2 bên phía trên bó dẫn chính. Libe gồm nhiều tế bào nhỏ, hình đa giác, sắp xếp lộn xộn thành từng đám không liên tục xen kẽ với mô mềm. Mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn xếp thành 12-18 dãy, xen kẽ với 1-2 dãy mô mềm vách cellulose. Mô dày góc gồm 3-5 lớp tế bào dưới libe, trên gỗ là mô mềm đặc gồm 2-3 lớp tế bào, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ. Túi tiết ly bào thường ở cạnh bó libe gỗ.
Phiến lá [hình 39]:
Biểu bì trên tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều. Biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn biểu bì trên. Ở cả hai biểu bì có lỗ khí, lông che chở, lông tiết thường có ở biểu bì dưới. Lông che chở và lông tiết [hình 40] giống ở cuống lá. Mô mềm giậu [hình 41] hơi ăn sâu vào gân giữa, 1 lớp tế bào hình chữ nhật, 1-3 tế bào dưới mỗi tế bào biểu bì trên. Mô mềm khuyết gồm 3-6 lớp tế bào đa giác, kích thước gần đều, chứa lục lạp, xếp chừa những khuyết to. Bó gân phụ [hình 42] nằm rải rác gồm gỗ ở trên, libe ở dưới. Cạnh bó gân phụ thường có túi tiết [hình 43] ly bào.
Rễ:
Vi phẫu [hình 44] hình tròn. Bần [hình 45] vài lớp tế bào hình chữ nhật vách hơi lượn xếp xuyên tâm, thường bong tróc. Lục bì vài lớp tế bào hình chữ nhật, vách cellulose hơi lượn, ép dẹp, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ khuyết 6-10 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang, lớn, không đều, nhiều tế bào cho thấy vách ngăn phân chia, xếp tạo khuyết vừa. Nội bì [hình 46] khung Caspary. Ống tiết ly bào rải rác ngay sát ngoài nội bì. Libe 1 gồm 4-5 cụm, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, không đều, xếp lộn xộn, ép dẹp. Có 4-5 cụm mô cứng [hình 47] phía ngoài libe 2 vị trí libe 2 bị khuyết vào gỗ. Libe 2 tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, vách mỏng, ép dẹp xuyên tâm. Gỗ 2 [hình 48] chiếm tâm; mạch gỗ 2 rất nhiều, hình tròn hoặc bầu dục, kích thước to nhỏ không đều, xếp đều khắp vùng gỗ; mô mềm gỗ 2 hình đa giác kích thước nhỏ, vách tẩm chất gỗ. Gỗ 1 [hình 49] gồm 4-5 bó tập trung ở tâm dưới chân các tia tủy, mỗi bó 2-3 mạch hình tròn hoặc đa giác; cạnh các bó gỗ 1 có một số tế bào mô mềm hình đa giác, vách cellulose mỏng hơi ép dẹp. Tia tủy 2-4 dãy tế bào hình đa giác kích thước nhỏ xếp theo hướng xuyên tâm.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột hoa màu vàng nâu, mùi thơm, vị hơi đắng. Thành phần gồm: Mảnh cánh hoa [hình 50] màu vàng, tế bào đa giác dài, vách mỏng, hơi nhăn nheo. Mảnh chỉ nhị [hình 51] tế bào hình chữ nhật hay đa giác. Mảnh bao phấn [hình 52] tế bào đa giác hẹp và dài, vách có răng. Mảnh đầu nhụy [hình 53] nạc có nhiều tế bào dài nhô ra ở đầu. Mảnh mô mềm noãn tế bào đa giác nhỏ. Hạt phấn hoa [hình 54] hình cầu màu vàng, có gai. Lông che chở [hình 55] bị gãy. Mảnh lá bắc [hình 56] tế bào vách mỏng và tế bào vách dày hơi lượn, có lỗ khí.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Ở Việt Nam, Cúc hoa vàng có nhiều ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội và một số tỉnh khác ở phía bắc. Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường được trồng với mục đích sản xuất dược liệu. Cây ra hoa nhiều hàng năm, hiếm có hạt. Mùa hoa quả: tháng 10-3.

Bộ phận dùng: 

Cụm hoa (Flos Chysanthemi indici). Hoa được thu hái vào đầu tháng 10 đến tháng 1-2 năm sau.

Thành phần hóa học: 

Cúc hoa vàng chứa: carotenoid (chrysanthemoxanthin), tinh dầu, sesquiterpen, flavonoid, acid amin, indicumenon, β-sitosterol, α-amyrin, β-amyrin, friedelin, sesamin, vitamin A. Hạt chứa 15,80% dầu béo.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn, có tác dụng tán phong thấp, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt. Hoa được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, đinh độc, mụn nhọt sưng đau. Ngoài ra còn có tác dụng về nội tiết giúp trẻ lâu, còn dùng để ướp chè hay ngâm rượu uống, dùng ngoài rửa đắp mụn nhọt.

Hình đính kèm
Cỏ đứng
mọc cách
Phiến lá
Cụm hoa
Tổng bao lá bắc
Đế cụm hoa
hai loại hoa
lông tiết
Bộ nhụy
noãn đính đáy
vòi nhụy
đầu nhụy
5 phiến
nhị
hạt phấn
Vi phẫu
Các mô
lông tiết
lỗ khí
bần
Mô dày
Tế bào tiết
túi tiết
Nội bì
Libe gỗ
Libe 2
gỗ 2
Gỗ 1
Mô mềm tủy
Cuống lá
Lông che chở
mô mềm khuyết
bó dẫn chính
túi tiết ly bào
Gân giữa
Biểu bì trên
lỗ khí
Mô dẫn
Phiến lá
lông tiết
Mô mềm giậu
Bó gân phụ
túi tiết
Vi phẫu
Bần
Nội bì
mô cứng
Gỗ 2
Gỗ 1
Mảnh cánh hoa
Mảnh chỉ nhị
Mảnh bao phấn
Mảnh đầu nhụy
Hạt phấn hoa
Lông che chở
Mảnh lá bắc

Chi Eclipta L

Loài Eclipta prostrata L. (Cây Cỏ Nhọ Nồi)

Tên
Tên khác: 

Cỏ mực, Hạn liên thảo, Lệ trường, Phong trường

Tên khoa học: 

Eclipta prostrata L.; Eclipta alba (L.) Hassk.

Họ: 

Cúc (Asteraceae)

Tên nước ngoài: 

Dyer’s weed, Dye-weed, White eclipta, Éclipte droite (Pháp) [15]

Mẫu thu hái tại: 

Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/06/2009

Số hiệu mẫu: 

CNN100609, được lưu tại bộ môn Thực Vật-Khoa Dược

Dạng sống cỏ đứng [hình 1], cao 25-90 cm, phân nhánh, màu đỏ nâu hoặc hơi xanh, thân già có nốt sần. Toàn cây phủ lông cứng [hình 2] nằm. Cây có nhựa mủ khi ra không khí có màu đen. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá [hình 3] thuôn dài hình mũi mác, đỉnh nhọn, gốc hẹp, dài 3,5-10 cm, rộng 0,8-2,5 cm, xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới, mép lá có răng cưa cạn đôi khi hơi gợn sóng. Gân lá lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 4-7 cặp gân phụ nối với nhau ở gần mép lá, có lông cứng. Cuống lá [hình 4] rất ngắn, mảnh, ôm sát vào thân. Cụm hoa đầu [hình 5] cô độc ở nách lá đôi khi ở ngọn cành, mỗi nách lá thường có 2 đầu, một trên cuống dài khoảng 1,5 cm, một trên cuống ngắn khoảng 1 cm. Tổng bao lá bắc [hình 6] 8-10, dạng hình trứng thuôn đỉnh nhọn, màu xanh, xếp trên một hàng, dài 5-6 mm, rộng 2-2,5 mm, mặt ngoài và mép lá có lông dài. Đế cụm hoa [hình 7] hình chén, màu xanh, có nhiều vảy hình chỉ, dài 3-4 mm. Đầu có 2 loại hoa, hoa cái hình lưỡi xếp 1 vòng ngoài, hoa lưỡng tính hình ống ở trong. Hoa hình lưỡi [hình 8] màu trắng, đài hoa dính có 4 răng to và một số răng nhỏ, dài 0,2-0,3 mm; tràng hoa dính thành ống dài 1 mm, trên là phiến nguyên hoặc có hai răng đều hoặc không, dài 1-1,2 mm; bầu dưới 1 ô dẹp, đính noãn đáy, vòi nhụy dài khoảng 1,5 mm, phân 2 nhánh đầu nhụy. Hoa hình ống [hình 9] màu trắng; đài hoa giống hoa hình lưỡi; tràng hoa dính thành ống dài [hình 10] 1,5 mm, trên chia 4 thùy hình tam giác dài 0,3 mm có vài gai nhọn ở mặt ngoài; bộ nhị 4, chỉ nhị hình sợi, màu trắng, dài 0,5 mm, đính đáy, ống tràng xen kẽ cánh hoa, bao phấn dài gần 0,5 mm, màu vàng, dính nhau thành ống bao vòi nhụy, 2 ô, hướng trong, có tai, nứt dọc, đính đáy, có phụ bộ là một phiến mỏng hình tam giác, hạt phấn [hình 11] hình cầu gai, màu vàng, đường kính 17,5-22,5 µm; bộ nhụy bầu [hình 12] giống hoa cái, vòi nhụy [hình 13] màu trắng, hình trụ dài 1,5 mm, đầu nhụy chia 2 nhánh rất ngắn, dài 0,3-0,4 mm, có lông. Quả bế [hình 14] dẹp, dài 2,5-3 mm, màu đen có 2 cánh ngắn.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Hoa hình ống:

Hoa hình lưới:

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 15]
Vi phẫu tiết diện tròn. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, cutin mỏng, có lông che chở đa bào. Mô dày [hình 16] góc gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, không đều, có lông che chở. Mô mềm tế bào hình đa giác hoặc hơi thuôn dài, vách mỏng, xếp tạo những khuyết to nhỏ hình bầu dục. Sát vòng nội bì rải rác có các túi tiết [hình 17] li bào. Nội bì khung Caspary rõ, rải rác hạt tinh bột. Trụ bì [hình 18] 3-4 lớp tế bào đa giác, hóa mô cứng thành cụm úp trên libe 1. Libe và gỗ không liên tục. Libe 1 gồm 4-5 lớp tế bào vách hơi uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 [hình 19] gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm. Mạch gỗ 2 nhiều, to, hình đa giác, phân bố gần đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ 2 [hình 20] hình đa giác hoặc hình chữ nhật, vách dày, kích thước nhỏ. Gỗ 1 [hình 21] tập trung thành nhiều cụm, mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn, mô mềm quanh gỗ 1 gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác, vách cellulose. Mô mềm tủy [hình 22] đạo gồm nhiều lớp tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn.

Gân giữa: [hình 23] Lồi ở mặt dưới, hơi khuyết ở mặt trên. Biểu bì trên [hình 24] tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, cutin mỏng, có lông che chở đa bào. Biểu bì dưới giống biểu bì trên nhưng kích thước nhỏ hơn. Mô dày góc gồm 1-2 lớp tế bào hình đa giác không đều. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước không đều, chứa lục lạp. Bó dẫn [hình 25] gồm 3-5 bó, gỗ ở trên libe ở dưới, bó to ở giữa nhỏ dần ở hai bên. Libe gồm 3-4 lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, sắp xếp lộn xộn. Mạch gỗ to, hình tròn hoặc đa giác gần tròn xếp thành dãy xen kẽ với 1 hay 2 dãy mô mềm gỗ vách cellulose. Bao bên ngoài libe gỗ là 3-5 lớp tế bào mô mềm hình đa giác, kích thước nhỏ, vách cellulose hơi dày. Hai bên bó libe gỗ lớn có túi tiết li bào.
Phiến lá: [hình 26] Biểu bì trên tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, có lông che chở đa bào. Biểu bì dưới hình dạng giống biểu bì trên nhưng kích thước nhỏ hơn. Mô mềm giậu gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước lớn, dưới mỗi tế bào biểu bì trên là 1-2 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết gồm 4-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước khá đều, chứa lục lạp. Lỗ khí [hình 27] ở cả hai mặt của thịt lá. Bó gân phụ gồm gỗ ở trên và cụm nhỏ libe ở dưới

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột màu xanh có lẫn sợi [hình 28]. Lông che chở đa bào [hình 29], ngoài có cutin dày lởm chởm. Mảnh mô mềm [hình 30] lá tế bào hình đa giác gần tròn, vách mỏng. Mảnh biểu bì lá tế bào vách mỏng ngoằn ngoèo mang lỗ khí [hình 31] kiểu hỗn bào. Mảnh cánh hoa [hình 32] tế bào hình chữ nhật, vách hơi uốn lượn. Mảnh đầu nhụy [hình 33] gồm các tế bào thon dài, xếp lợp lên nhau. Hạt phấn hoa [hình 34] hình cầu có gai, đường kính 22,5-25 µm. Sợi tập trung thành cụm hoặc rời từng sợi. Mảnh mạch vạch [hình 35], mạch xoắn [hình 36], mạch điểm [hình 37].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Nhọ nồi phân bố ở vùng Nam và Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam phân bố các tỉnh, cây ưa ẩm, ưa sáng.
Mùa hoa quả: quanh năm.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây trên mặt đất (Heroba Ecliptae).

Thành phần hóa học: 

Dẫn chất thiophen, terthienyl aldehyd ecliptal, wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, glucosid khung olean, tinh dầu, chất đắng, alkaloid (Nicotin, Ecliptin).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Cầm máu, chống viêm nhiễm.
Nhọ nồi dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu, ho ra máu, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, bị thương chảy máu.

Hình đính kèm
Dạng sống cỏ đứng
lông cứng
Phiến lá
Cuống lá
Cụm hoa đầu
lá bắc
Đế cụm hoa
Hoa hình lưỡi
Hoa hình ống
ống dài
hạt phấn
bộ nhụy bầu
vòi nhụy
Quả bế
Thân
Mô dày
túi tiết
Trụ bì
Libe 2
gỗ 2
Gỗ 1
Mô mềm tủy
Gân giữa:
Biểu bì trên
Bó dẫn
Phiến lá:
Lỗ khí
sợi
Lông che chở đa bào
Mảnh mô mềm
lỗ khí
Mảnh cánh hoa
Mảnh đầu nhụy
Hạt phấn hoa
Mảnh mạch vạch
mạch xoắn
mạch điểm

Chi Pluchea

Loài P. indica (L.) Less. (Cây Cúc Tần)

Tên
Tên khác: 

Từ bi, Lức, Phật phà, Vật và (Tày)

Tên khoa học: 

Pluchea indica (L.) Less.

Tên đồng nghĩa: 

Baccharis indica L.

Họ: 

Cúc (Asteraceae)

Mẫu thu hái tại: 

huyện Lạc Lâm tỉnh Lâm Đồng ngày 31 tháng 05 năm 2010.

Số hiệu mẫu: 

CT 310510; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.

Cây bụi [hình 1] cao 1-3 m, phân nhánh, tiết diện thân tròn, toàn cây có nhiều lông thô nhám và có mùi rất thơm. Thân non màu xanh; thân già màu nâu tía. Lá [hình 2] đơn, mọc cách. Phiến lá hơi dòn dai, hình bầu dục đầu nhọn, đáy phiến men dần xuống cuống, màu xanh lục hơi xám và thô nhám, hai mặt lá gần giống nhau, mép lá có răng cưa nhọn khá cạn và không đều, kích thước 4-9,5 x 2,5-4,5 cm, lá ở cành mang hoa [hình 3] có kích thước khoảng 2-5 x 1-2 cm. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-9 cặp gân phụ. Cuống lá ngắn khoảng 0,3-0,5 cm hoặc gần như không có, hình trụ hơi dẹt ở hai mặt, màu xanh nhạt, có nhiều lông. Cụm hoa [hình 4] đầu hợp thành dạng ngù ở ngọn cành, chiều dài cụm hoa 5-15 cm. Đầu hình trứng khi là nụ [hình 5], khi hoa nở hình chuông hơi thắt ở giữa, kích thước 0,5-0,6 x 0,3-0,4 cm; cuống ngắn 0,5-1 cm, lá bắc của đầu [hình 6] dạng vảy nạc nhỏ; tổng bao [hình 7] lá bắc 6-8 hàng xếp kết lợp, vòng trong dài hơn vòng ngoài, màu xanh hơi vàng nâu ở rìa, dạng hình bầu dục hơi khum úp vào trong mặt ngoài nhiều lông trắng nhỏ ở 3-4 vòng ngoài đến dạng dải hẹp thẳng và nhẵn ở 3-4 vòng trong, kích thước 1,5-5 x 0,5-2 mm, thường tồn tại; đế cụm hoa phẳng hơi lõm ở giữa, lỗ tổ ong. Đầu mang hoa hình ống có hai loại hoa [hình 8]: hoa cái rất nhiều xếp trên 4-5 vòng ở ngoài, hoa lưỡng tính 6-10 hoa ở trong. Hoa cái: màu trắng hơi hồng; đài hoa là một chùm lông mào màu trắng bẩn, dài 0,4-0,5 cm, có gai nạc; tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống rất hẹp, dài 0,4-0,5 mm, trên chia làm 2-5 răng tam giác, tiền khai van; lá noãn 2 ở vị trí trước sau tạo thành bầu dưới 1 ô đựng 1 noãn đính đáy; bầu có màu trắng xanh, hình trụ dài khoảng 1 mm, hơi cong ở những hoa ngoài cùng, gốc có khoen đính, mặt ngoài có gờ dọc, ít lông ngắn màu trắng; vòi nhụy [hình 9] màu trắng hồng dạng sợi dài khoảng 0,4 mm, nhẵn; đĩa mật không rõ ở gốc vòi nhụy; 2 đầu nhụy màu trắng ngà, dạng sợi, thò choãi hướng trước sau, lấm tấm gai nạc ngắn. Hoa lưỡng tính: màu hồng nhạt, đài hoa giống hoa bìa; tràng hoa [hình 10] dính nhau bên dưới thành một ống dài khoảng 0,5 cm, hơi thắt ở dưới, phía trên loe, tận cùng chia 5 phiến đều hình bầu dục đỉnh nhọn, có ít lông tiết ngắn, tiền khai van; nhị 5, đều, chỉ nhị màu hồng nhạt, rời, dạng sợi dài khoảng 0,3 cm, đính ở gần gốc [hình 11] ống tràng xen kẽ cánh hoa, bao phấn [hình 12] màu hồng dính nhau thành ống dài khoảng 0,2 cm bao lấy vòi nhụy, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, chung đới dạng phiến bầu dục đỉnh nhọn, gốc có tai tam giác nhọn; hạt phấn [hình 13] màu trắng, hình bầu dục gần cầu, có gai, đường kính 25-30 x 17,5-27,5 µm; bầu giống hoa cái, kích thước ngắn và to hơn; vòi nhụy màu hồng nhạt đậm dần ở trên, dạng sợi, dài 0,4-0,5 cm, có gai nạc ở gần đầu nhụy, đĩa mật rõ quanh gốc vòi; 2 đầu nhụy màu hồng nhạt, dạng máng hẹp. Quả [hình 14] bế màu nâu nhạt, hình trụ khoảng 1 mm, có túm lông mào của đài tồn tại, mặt ngoài vỏ quả có dọc lồi, có lông ngắn và tuyến rất nhỏ.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Hoa bìa

Hoa giữa

Tiêu bản

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân [hình 15]:
Vi phẫu thân non hình đa giác, thân già hình gần tròn. Các mô [hình 16] gồm: Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật hay gần tròn, kích thước nhỏ, gần đều, lớp cutin có răng cưa cạn. Trên biểu bì rải rác có lỗ khí [hình 17], nhiều lông che chở đa bào và lông tiết đa bào. Lông che chở [hình 18] đa bào phía trên một dãy 2-5 tế bào dài và dẹp có vách rất mỏng, gần gốc có nhiều tế bào ngắn xếp trên 1-3 hàng, dễ gãy rụng. Lông tiết chân ngắn 1-2 tế bào, đầu hình bầu dục gồm 2-3 hàng tế bào, lớp cutin phù to thành mũ chụp. Ở thân già, tầng bì sinh [hình 19] ngay dưới lớp biểu bì, sinh bần ở ngoài, lục bì bên trong, tế bào hình chữ nhật vách hơi uốn lượn, xếp xuyên tâm. Mô dày góc gần liên tục, 2-5 lớp tế bào hình đa giác, không đều. Mô mềm vỏ khuyết 6-7 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang hay đa giác, không đều. Nội bì [hình 20] khung Caspary. Trụ bì [hình 21] hóa mô cứng thành cụm trên các bó libe [hình 22], tế bào hình đa giác không đều, vách dày có ống trao đổi rõ, một số hóa sợi có khoang hẹp. Libe gỗ 2 gián đoạn tạo các bó kích thước không đều. Gỗ 2 nhiều hơn libe 2. Libe 1 từng cụm, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, không đều, xếp lộn xộn dưới cụm trụ bì hóa mô cứng. Libe 2 tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm, một số tế bào hóa mô cứng. Gỗ 2 [hình 23]: mạch gỗ hình đa giác, không đều, xếp lộn xộn; tế bào mô mềm gỗ hình đa giác hoặc chữ nhật, kích thước nhỏ, vách dày tẩm chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 [hình 24] tập trung thành nhiều cụm, mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn; mô mềm quanh gỗ 1 gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác vách cellulose. Mô cứng nhiều lớp tế bào đa giác bao quanh gỗ 1. Tia tủy gồm nhiều dãy tế bào hình chữ nhật dài. Khoảng gian bó tế bào có vách tẩm chất gỗ ở vùng gỗ. Mô mềm tủy [hình 25] đạo chiếm một vùng rộng, tế bào hình tròn hoặc gần tròn, không đều, tế bào ở gần vùng gỗ vách hóa gỗ mỏng và có nhiều lỗ. Tế bào tiết [hình 26] tinh dầu rải rác trong mô mềm vỏ, ống tiết [hình 27] ly bào nằm riêng lẻ hay thành nhóm 2-4 ngay sát nội bì. Tinh bột [hình 28] rải rác trong mô mềm vỏ, nội bì và tia libe, hạt nhỏ hình tròn dẹp.
Cuống lá [hình 29]:
Vi phẫu mặt trên phẳng hoặc hơi lõm, cong lồi ở mặt dưới. Biểu bì tế bào hình vuông hay chữ nhật không đều, lớp cutin răng cưa. Ở cả hai biểu bì có lỗ khí [hình 30], lông che chở đa bào và lông tiết [hình 31] đa bào như ở thân. Mô dày góc 1-4 lớp không liên tục dưới biểu bì trên, 1-3 lớp trên biểu bì dưới, tế bào đa giác, không đều. Mô mềm khuyết chứa lục lạp ở sát dưới mô dày trên và hai bên biểu bì dưới, 2-4 lớp tế bào nhỏ hình gần tròn, không đều, xếp chừa khuyết vừa. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô dẫn: gỗ trên libe, 5-7 bó chính [hình 32] gần như xếp trên một hàng ngang và 2-4 bó phụ nhỏ hơn ở 2 bên phía trên; libe tế bào nhỏ, hình đa giác, xếp lộn xộn thành từng đám xen kẽ các tế bào mô mềm đa giác vách dày cellulose. Mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn, mỗi bó lớn có 3-8 dãy gỗ, mỗi dãy 2-7 mạch không đều, xen kẽ với 1-2 dãy mô mềm. Mô dày góc 3-10 lớp tế bào hình đa giác dưới libe, hóa mô cứng dần; trên gỗ là 1-4 lớp tế bào mô cứng hình đa giác. Túi tiết [hình 33] ly bào thường ở cạnh bó libe gỗ.
Gân giữa [hình 34]:
Mặt trên hơi lồi, mặt dưới lồi nhiều. Biểu bì trên tế bào hình đa giác hay gần tròn, không đều, lớp cutin răng cưa. Biểu bì dưới tế bào có kích thước nhỏ hơn hay gần bằng biểu bì trên. Trên biểu bì có lỗ khí rải rác, nhiều lông che chở [hình 35] đa bào và lông tiết [hình 36] đa bào như ở thân. Mô dày góc 3-5 lớp tế bào dưới biểu bì trên, 1-4 lớp tế bào trên biểu bì dưới [hình 37], tế bào hình đa giác kích thước không đều. Mô mềm khuyết ở hai bên, cạnh lớp mô dày trên và dưới, ít tế bào hình đa giác hay gần tròn, vách hơi lượn xếp chừa khuyết vừa, chứa lục lạp. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều. Mô dẫn phân bố gỗ trên libe, gồm 3-4 bó lớn [hình 38] ở giữa và 1-2 bó nhỏ ở hai bên phía trên. Cấu trúc của bó libe và gỗ tương tự như bó của cuống lá nhưng nhỏ hơn. Túi tiết [hình 39] ly bào thường ở cạnh bó libe-gỗ.
Phiến lá [hình 40]:
Biểu bì trên tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều. Biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn biểu bì trên. Ở cả hai biểu bì có lỗ khí, nhiều lông che chở đa bào bị gãy rụng và lông tiết đa bào như ở thân. Mô mềm giậu [hình 41] 1 lớp dưới biểu bì trên và 1 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình chữ nhật, kích thước bằng hoặc dài hơn tế bào biểu bì. Đi vào gân giữa nối tiếp với mô mềm giậu là mô mềm khuyết chứa lục lạp ăn sâu vào gân giữa, 2-5 lớp tế bào đa giác vách hơi uốn lượn, kích thước không đều. Mô mềm khuyết gồm 4-6 lớp tế bào đa giác, kích thước gần đều, chứa lục lạp, chừa khuyết không đều, lớp sát biểu bì dưới tế bào hình chữ nhật hay đa giác dài có vách lượn xếp gần thẳng góc với biểu bì dưới. Bó gân phụ [hình 42] nằm rải rác gồm gỗ ở trên, libe ở dưới.
Rễ [hình 43]:
Vi phẫu hình tròn. Các mô [hình 44] gồm: Vết tích tầng lông hút còn thấy một vài lông hút [hình 45]. Bần vài lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, bong tróc. Lục bì vài lớp tế bào hình chữ nhật vách hơi lượn, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào hình bầu dục nằm ngang hoặc đa giác, kích thước lớn, không đều, vách mỏng, chừa khuyết rộng. Nội bì [hình 46] khung Caspary. Trụ bì 1-2 lớp tế bào to, không đều, vách cellulose. Mô mềm đạo dưới trụ bì tế bào đa giác hoặc gần tròn. Tia tủy rộng [hình 47] gồm 2-5 dãy tế bào hình đa giác xếp theo hướng xuyên tâm. Libe 1 ít, tế bào hình đa giác, kích thước rất nhỏ, xếp lộn xộn, phía trên libe 2. Libe 2 tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm thành nhiều lớp tạo thành nhiều chùy không đều, nhiều tế bào hóa mô cứng hay vách cellulose dày xếp riêng rẽ hoặc tụ thành đám xen kẽ với mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm; mạch gỗ 2 hình đa giác, tròn hay bầu dục kích thước to nhỏ, không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ hay còn cellulose. Gỗ 1 [hình 48] mạch nhỏ hình đa giác gần tròn, xếp 4-5 bó hướng tâm dưới chân tia tủy, mỗi bó 3-5 mạch. Ống tiết ly bào nằm sát hoặc trên nội bì ở vị trí các chùy libe, riêng lẻ hay tập họp 2-6 ống. Tế bào tiết [hình 49] rải rác trong mô mềm vỏ, tia libe và nội bì. Tinh bột [hình 50] ít, rải rác trong tế bào tia libe và nội bì, hạt nhỏ hình tròn dẹp.

Đặc điểm bột dược liệu: 

: Bột lá màu xanh thẫm, mùi thơm, vị the cay. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì [hình 51] có lỗ khí và vết chân lông che chở. Mảnh mô dày [hình 52]. Lông che chở đa bào [hình 53] nhiều, bị gãy. Lông tiết [hình 54] đa bào nhiều dãy tế bào có lớp cutin phù thành mũ chụp, thường bị gãy vỡ hoặc teo thắt, chứa tinh dầu màu vàng chiết quang. Mảnh mô mềm giậu [hình 55]. Mảnh mạch vạch [hình 56], mạch điểm [hình 57], mạch xoắn [hình 58].
Rễ: Bột rễ màu vàng nâu. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần [hình 59] màu nâu, tế bào đa giác vách dày. Mảnh mô mềm [hình 60]. Mảnh mô mềm có ống tiết, chất tiết [hình 61] màu vàng nâu. Mảnh mạch vạch [hình 62], mạch mạng, mạch điểm [hình 63]. Sợi [hình 64].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Cúc tần phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Malaysia, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây có ở khắp nơi, trừ vùng núi cao trên 1300 m. Cúc tần được trồng chủ yếu làm bờ rào ruộng vườn và nương rẫy. Ở một vài nơi nó đã trở nên hoang dại hóa. Cây thường xanh, ưa sáng và có thể chịu hạn tốt. Mùa hoa quả: tháng 2-4.

Bộ phận dùng: 

Cành lá và rễ (Ramulus et Radix Pluchea indicae)

Thành phần hóa học: 

Cúc tần chứa acid clorogenic, protid, lipid, cellulose, caroten, vitamin C, các chất vô cơ. Lá chứa dẫn chất thiophen.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Cúc tần có vị ngọt, hơi đắng, mùi thơm, tính mát có tác dụng giải cảm, tán phong nhiệt, giáng hỏa, tiêu độc, làm sáng mắt, lợi tiểu, tiêu đờm, tiêu ứ.
Lá hoặc rễ cây Cúc tần được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, phong thấp, tê bại, gân xương mình mẩy đau nhức, gãy xương, bong gân, sưng đau. Còn có tác dụng giúp sự tiêu hóa, chữa lỵ, viêm họng, phù thũng, tiểu ít. Có khi dùng chữa sốt rét. Dùng dạng thuốc sắc, hoàn tán, nấu xông hoặc giã đắp ngoài.

Hình đính kèm
Cây bụi
Lá
cành mang hoa
Cụm hoa
nụ
lá bắc của đầu
tổng bao
hai loại hoa
vòi nhụy
tràng hoa
gần gốc
bao phấn
hạt phấn
Quả
Thân
Các mô
lỗ khí
Lông che chở
tầng bì sinh
Nội bì
Trụ bì
bó libe
Gỗ 2
Gỗ 1
Mô mềm tủy
Tế bào tiết
ống tiết
Tinh bột
Cuống lá
lỗ khí
lông tiết
bó chính
Túi tiết
Gân giữa
lông che chở
lông tiết
biểu bì dưới
bó lớn
Túi tiết
Phiến lá
Mô mềm giậu
Bó gân phụ
Rễ
Các mô
lông hút
Nội bì
Tia tủy rộng
Gỗ 1
Tế bào tiết
Tinh bột
Mảnh biểu bì
Mảnh mô dày
Lông che chở đa bào
Lông tiết
Mảnh mô mềm giậu
mạch vạch
mạch điểm
mạch xoắn
Mảnh bần
Mảnh mô mềm
chất tiết
mạch vạch
mạch điểm
Sợi

Loài P. pteropoda Hemsl. (Cây Nam Sài Hồ)

Tên
Tên khác: 

Sài hồ nam, Lức

Tên khoa học: 

Pluchea pteropoda Hemsl.

Họ: 

Cúc (Asteraceae)

Mẫu thu hái tại: 

Tầm Vu (Long An) ngày 03 tháng 05 năm 2010.

Số hiệu mẫu: 

NSH 030510.

Cây bụi [hình 1] cao 0,5-3 m, rất phân nhánh ở gốc, tiết diện thân tròn. Thân non màu xanh, có ít lông mịn; thân già màu xanh nâu hoặc hơi tía, nhẵn. Lá [hình 2] đơn, mọc cách, có mùi hơi hắc. Phiến lá dày, cứng dòn, hình bầu dục rộng ở 1/3 phía trên, đầu nhọn, đáy phiến men dần xuống cuống, màu xanh non gần giống nhau ở hai mặt, bìa lá [hình 3] có răng cưa nhọn hơi sâu và không đều, kích thước 4-7 x 2,5-5 cm, lá ở cành mang phát hoa có kích thước nhỏ hơn khoảng 2-4 x 1,5-3 cm, rất ít hoặc gần như không có lông. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 5-8 cặp gân phụ. Cuống lá ngắn khoảng 0,3 cm hoặc gần như không có, hình trụ hơi dẹt ở hai mặt, màu xanh nhạt, có ít lông. Cụm hoa [hình 4] đầu hợp thành dạng ngù ở ngọn cành; trục cụm hoa dài khoảng 7-15 cm có tiết diện đa giác. Đầu hình trứng khi là nụ, khi hoa nở có hình chuông hơi thắt ở giữa, kích thước 0,6-0,7 x 0,4-0,5 cm; cuống ngắn khoảng 0,5-1 cm trên có 1-3 vảy nạc nhỏ; tổng bao lá bắc 6-8 hàng xếp kết lợp; lá bắc [hình 5] của tổng bao có dạng hình bầu dục hơi khum úp vào trong, kích thước ở vòng trong dài và hẹp hơn vòng ngoài, màu xanh hơi vàng nâu ở rìa, mặt ngoài có nhiều lông trắng nhỏ, nhẵn dần ở các vòng trong; đế cụm hoa [hình 6] phẳng, khoảng 1,5 mm, lỗ tổ ong. Đầu [hình 7] mang hoa hình ống có hai loại hoa: hoa cái rất nhiều xếp trên 3-4 vòng ở ngoài, hoa lưỡng tính 4-6 hoa ở trong. Hoa cái [hình 8] màu trắng ngà; đài hoa là một chùm lông mào màu trắng bẩn có nhiều gai nạc, dài 0,3-0,5 cm; tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống rất hẹp, dài 0,4-0,5 mm, trên chia làm 3-5 răng tam giác, tiền khai van. Bộ nhuỵ [hình 9]: 2 lá noãn, vị trí trước sau, dính thành bầu dưới 1 ô đựng 1 noãn đính đáy; bầu màu trắng xanh có hình trụ dài khoảng 1 mm, hơi cong ở những hoa ngoài cùng, gốc có khoen đính, mặt ngoài có gờ dọc và ít lông ngắn màu trắng; vòi nhụy màu trắng hồng, nhẵn, dạng sợi dài khoảng 0,4 mm; đĩa mật ở gốc vòi nhụy; 2 đầu nhụy màu trắng ngà, dạng sợi, thò choãi hướng trước sau. Hoa lưỡng tính [hình 10]: màu tím nhạt, đài giống ở hoa bìa; tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống dài khoảng 0,4-0,5 cm, phía trên hơi loe, tận cùng chia 5 phiến đều hình bầu dục đỉnh nhọn, tiền khai van; nhị [hình 11] 5, đều, chỉ nhị màu tím hồng, rời, dài khoảng 0,3 cm, đính ở gần gốc ống tràng xen kẽ cánh hoa, bao phấn [hình 12] màu tím hồng dính nhau thành ống dài khoảng 2 mm bao lấy vòi nhụy, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, chung đới dạng phiến bầu dục đỉnh nhọn, gốc bao phấn có tai tam giác nhọn; hạt phấn [hình 13] màu trắng, hình bầu dục gần cầu, có gai, đường kính 25-30 x 17,5-27,5 µm; bầu giống ở hoa cái nhưng kích thước ngắn và to hơn; vòi nhụy dạng sợi màu hồng nhạt đậm dần ở đỉnh, dài 0,4-0,5 cm, có gai nạc ở gần đầu nhụy; đĩa mật quanh gốc vòi; 2 đầu nhụy màu hồng nhạt, dạng máng hẹp. Quả [hình 14] bế màu nâu nhạt, hình trụ khoảng 1 mm, có túm lông mào của đài tồn tại, mặt ngoài vỏ quả có sọc lồi dọc, có lông ngắn và tuyến rất nhỏ.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Hoa bìa:

Hoa giữa:

Tiêu bản

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân:
Vi phẫu [hình 15] hình tròn. Ở thân non [hình 16], biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác, kích thước nhỏ, không đều, lớp cutin [hình 17] mỏng có răng cưa cạn, rải rác có lỗ khí, ít lông che chở đa bào bị gãy rụng. Các mô [hình 18] ở thân già gồm: vài lớp bần [hình 19] có tế bào hình chữ nhật, kích thước lớn hơn tế bào biểu bì và lục bì một vài lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm với bần. Mô dày góc không liên tục, 1-3 lớp tế bào hình đa giác hay gần tròn, không đều. Mô mềm vỏ khuyết nhiều lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang hay đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều, chừa khuyết không đều. Nội bì [hình 20] đai Caspary tế bào hình đa giác, không đều. Trụ bì hóa mô cứng thành cụm trên các bó libe, tế bào hình đa giác không đều, vách dày. Libe gỗ 2 gián đoạn tạo các bó kích thước không đều. Gỗ 2 [hình 21] nhiều hơn libe 2. Libe 1 từng cụm, nhiều lớp tế bào đa giác kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn dưới cụm trụ bì hóa mô cứng. Libe 2 nhiều lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm, một số tế bào hóa mô cứng [hình 22]. Mạch gỗ 2 ít, hình tròn hay đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều, xếp lộn xộn, mô mềm gỗ 2 tế bào đa giác, không đều, xếp xuyên tâm, tẩm chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 [hình 23] tập trung thành nhiều cụm, mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn; mô mềm quanh gỗ vách cellulose hay một số tế bào vách tẩm chất gỗ; bên dưới gỗ 1 thường có cụm mô cứng. Tia tủy [hình 24] gồm nhiều dãy tế bào chữ nhật hay đa giác xếp thành dãy xuyên tâm. Khoảng gian bó rộng, tế bào vách tẩm chất gỗ ở vùng gỗ. Mô mềm tủy [hình 25]đạo tế bào đa giác hay tròn, không đều. Ống tiết [hình 26] ly bào kích thước không đều nằm ngay sát nội bì, riêng lẻ hay nhóm 2-4.
:
Cuống lá:
Vi phẫu [hình 27]mặt trên lồi hơi lõm ở giữa, mặt dưới lồi. Biểu bì trên gần giống biểu bì dưới, tế bào hình chữ nhật hay đa giác, kích thước nhỏ, gần đều, lớp cutin mỏng có răng cưa cạn. Trên biểu bì có lông che chở đa bào bị gãy rụng giống ở thân và lỗ khí [hình 28] có rải rác ở những đoạn bên dưới biểu bì là mô mềm có lục lạp. Mô dày góc [hình 29] không liên tục, 2-6 lớp tế bào phân bố sát biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới, tập trung nhiều ở giữa và gờ lồi ở hai bên, tế bào đa giác, kích thước lớn hơn tế bào biểu bì, không đều. Sát biểu bì ở hai bên hoặc cách 1-2 lớp mô dày là mô mềm khuyết chứa lục lạp, 3-5 lớp tế bào đa giác hay tròn, không đều. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước không đều. Hệ thống dẫn [hình 30] gồm nhiều bó kích thước không đều, gỗ ở trên libe; mạch gỗ nhỏ, không đều, mỗi bó ở giữa có 3-8 dãy gỗ, mỗi dãy 2-6 mạch xen kẽ với 1-2 dãy mô mềm vách cellulose; libe tế bào nhỏ, hình đa giác, sắp xếp lộn xộn. Mô mềm tủy xen giữa các bó dẫn, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác dài, vách tẩm chất gỗ. Mô cứng tế bào đa giác nhỏ bao quanh bó dẫn hoặc chỉ có trên gỗ và dưới libe. Túi tiết [hình 31] ly bào thường ở cạnh bó libe gỗ, kích thước không đều.
Gân giữa [hình 32]:
Mặt trên hơi lồi, mặt dưới lồi nhiều. Biểu bì trên gần giống biểu bì dưới, tế bào hình chữ nhật hoặc gần tròn, kích thước nhỏ, gần đều, lớp cutin răng cưa cạn. Trên biểu bì có lỗ khí rải rác, và ít lông che chở đa bào bị gãy rụng giống ở thân. Mô dày [hình 33] góc 4-6 lớp tế bào dưới biểu bì trên và 1-4 lớp tế bào trên biểu bì dưới, tế bào hình tròn hay đa giác, kích thước không đều. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hay đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều. Mô dẫn gỗ ở trên libe ở dưới, gồm 3-5 bó chính ở giữa kích thước không đều, các bó xen kẽ 1-2 dãy tế bào hình đa giác kích thước lớn vách tẩm gỗ hoặc cellulose và 2-3 bó phụ ở hai bên. Cấu trúc của bó libe và gỗ tương tự như bó của cuống lá nhưng hơi nhỏ hơn. Túi tiết [hình 34] ly bào thường ở cạnh bó libe-gỗ, kích thước không đều.
Phiến lá [hình 35]:
Biểu bì trên tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều. Biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn biểu bì trên. Ở cả hai biểu bì có lỗ khí [hình 36] và ít lông che chở đa bào bị gãy. Thịt lá cấu tạo dị thể đối xứng gồm 1 lớp tế bào mô mềm giậu [hình 37], tế bào có vách hơi uốn lượn nằm ngay sát biểu bì. Đi vào gân giữa, nối tiếp mô mềm giậu là mô mềm khuyết chứa lục lạp ăn sâu vào gân giữa, 3-5 lớp tế bào đa giác vách hơi uốn lượn, kích thước nhỏ không đều. Mô mềm khuyết gồm 4-6 lớp tế bào đa giác, kích thước gần đều, chứa lục lạp, lớp trên biểu bì dưới tế bào hình chữ nhật hay đa giác dài vách hơi lượn xếp gần thẳng góc với biểu bì dưới. Bó gân phụ nằm rải rác gồm gỗ ở trên, libe ở dưới.
Rễ:
Vi phẫu [hình 38] hình tròn. Bần vài lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng lượn xếp xuyên tâm, bong tróc. Lục bì vài lớp tế bào hình chữ nhật vách lượn xếp xuyên tâm với bần, bị ép dẹp. Mô mềm vỏ khuyết, 5-7 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang, kích thước lớn, không đều, xếp lỏng lẻo, vách đang phân chia nhiều. Nội bì khung Caspary tế bào hình đa giác, không đều, xếp khít nhau. Trụ bì 1-2 lớp tế bào vách cellulose. Libe 1 vài cụm rải rác trên đỉnh chùy libe, tế bào bị ép dẹp. Libe 2 [hình 39] ít hơn gỗ 2 [hình 40] tạo thành chùy ngăn cách bởi tia tủy rộng, tế bào chữ nhật hay đa giác, một số tế bào hóa mô cứng [hình 41]. Gỗ 2 chiếm tâm [hình 42], mạch gỗ 2 ít, hình tròn hay đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 bao quanh mạch, tế bào đa giác, vách dày tẩm chất gỗ. Gỗ 1 khó phân biệt. Tia tủy khá rộng 3-6 dãy tế bào đa giác xếp xuyên tâm, mở rộng ở vùng libe do tế bào kích thước lớn. Ống tiết ly bào riêng lẻ hay tập họp 2-5 ống phía trên nội bì ở vị trí các chùy libe.

Đặc điểm bột dược liệu: 

: Bột lá màu xanh, mùi hơi hắc. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì [hình 43] chứa lỗ khí. Mảnh mô mềm [hình 44] tế bào hình đa giác vách mỏng. Lông che chở [hình 45] đa bào ít. Mảnh mạch điểm, mạch vạch [hình 46], mạch mạng.
Rễ: Bột rễ màu vàng nâu. Thành phần gồm: Mảnh bần [hình 47] màu nâu tế bào đa giác vách dày xếp xuyên tâm. Mảnh mô có chứa ống tiết trong đó có chất tiết màu vàng. Mảnh mô mềm [hình 48] tế bào vách mỏng. Mảnh mô cứng [hình 49] tế bào hóa gỗ vách có nhiều lỗ. Mảnh mạch điểm [hình 50]. Sợi [hình 51].

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Ở Việt Nam, Nam sài hồ thấy ở các tỉnh vùng ven biển, nhiều nhất ở khu vực miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nam sài hồ là cây ưa sáng, thường mọc thành từng khóm riêng lẻ, thích nghi đặc biệt với các vùng nước lợ; đồng thời cây vẫn có thể sinh trưởng tốt ở vùng nước ngọt hoặc vùng bị nhiễm mặn, đôi khi cũng tạo thành quần thể tương đối điển hình. Mùa hoa quả: 5-7.

Bộ phận dùng: 

Rễ và lá (Radix et Folium Plucheae pteropodae). Rễ thu hái quanh năm, đào vè cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Có thể tẩm rượu hoặc mật ong sao thơm. Dùng tươi, phơi khô hay nấu thành cao.

Thành phần hóa học: 

Phần trên mặt đất của Nam sài hồ phơi khô chứa các hợp chất triterpenoid. Rễ chứa tinh dầu.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Rễ và lá Nam sài hồ có vị mặn, hơi đắng, tính mát, có tác dụng phát tán phong nhiệt, lợi tiểu, điều kinh. Cây thường được dùng thay thế cho sài hồ bắc để chữa sốt, cảm, cúm.

Hình đính kèm
Cây bụi
Lá
bìa lá
Cụm hoa
lá bắc
đế cụm hoa
Đầu
Hoa cái
Bộ nhuỵ
Hoa lưỡng tính
nhị
bao phấn
hạt phấn
Quả
Vi phẫu
thân non
cutin
Các mô
bần
Nội bì
Gỗ 2
mô cứng
Gỗ 1
Tia tủy
Mô mềm tủy
Ống tiết
Vi phẫu
lỗ khí
Mô dày góc
Hệ thống dẫn
Túi tiết
Gân giữa
Mô dày
Túi tiết
Phiến lá
lỗ khí
mô mềm giậu
Vi phẫu
Libe 2
gỗ 2
mô cứng
Gỗ 2 chiếm tâm
Mảnh biểu bì
Mảnh mô mềm
Lông che chở
mạch vạch
Mảnh bần
Mảnh mô mềm
Mảnh mô cứng
Mảnh mạch điểm
Sợi

Chi Siegesbeckia

Loài Siegesbeckia orientalis L.(Cây Hy Thiêm)

Tên
Tên khác: 

Cỏ đĩ, Cỏ lưỡi đòng, Cứt lợn, Hy kiểm thảo, Hy tiên, Niêm hồ thái, Chư cao, Hổ cao, Chó đẻ, Nụ áo rìa.

Tên khoa học: 

Siegesbeckia orientalis L.

Tên đồng nghĩa: 

Siegesbeckia iberica Willd., S. micorcephala DC., S. brachiata Roxb., S. orientalis L. var. angustifolia Makino, S. humilis Koidz., S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.

Họ: 

Cúc (Asteraceae).

Tên nước ngoài: 

Common St Paul’s wort.

Mẫu thu hái tại: 

Long Khánh, tháng 4/2010.

Số hiệu mẫu: 

HT0410, được lưu tại Bộ môn Thực vật Khoa Dược.

Cây [hình 1] cỏ, có mùi hôi nhẹ, mọc đứng, cao khoảng 30-40 cm, phân nhiều cành. Thân cây non tiết diện tròn, thân già tiết diện hình đa giác, màu xanh lục, phủ đầy lông mịn [hình 2] màu trắng.
Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập [hình 3], không có lá kèm. Phiến lá [hình 4] hình mác rộng, dài 6-9 cm, rộng 3-6 cm, gốc lá men xuống cuống một đoạn 1-2 cm tạo thành 2 cánh nhỏ ở hai bên cuống, mặt trên màu xanh lục sậm, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá phủ đầy lông mịn màu trắng; mép lá có khía răng cưa tù, không đều; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, gân bên xếp thành từng đôi, có 1 đôi gân gốc và 6-10 đôi gân bên; các gân bên đều cong về phía ngọn lá. Cuống lá hình trụ, mặt trên hơi lõm, dài 1,5-3 cm, màu xanh, nhiều lông mịn màu trắng, gốc hơi nở rộng. Các lá phía ngọn đôi khi hình bầu dục thuôn, cuống ngắn đến không cuống.
Cụm hoa [hình 5] là đầu dị giao mọc ở ngọn cành hay nách lá, lưỡng phân, đường kính 5-6 mm, được mang bởi một cuống màu xanh lục, dài 1-2 cm, mặt ngoài phủ đầy lông mịn màu trắng; đế cụm hoa lồi. Đầu có 2 loại lá bắc: Lá bắc ngoài [hình 6] 5, mọc tỏa thành hình sao, họp thành tổng bao [hình 7] lá bắc; phiến rời, màu xanh lục, dài 7-8 mm, hình thìa, phần gốc dạng sợi phủ đầy lông mịn màu trắng, phần đầu phình to, mặt trên phần phình phủ đầy lông tiết dính đầu tròn. Lá bắc [hình 8] mang hoa ở nách, khum và bao lấy bầu noãn, dài 4-5 mm, rộng 1-2 mm, màu xanh lục, mặt lưng phủ đầy lông tiết dính đầu tròn.
Hoa nhỏ, màu vàng tươi, có 2 loại:
1. Hoa bìa 3-5, là hoa hình lưỡi nhỏ [hình 9], không đều, hoa cái, kết quả. Lá đài giảm thành một gờ nhỏ. Cánh hoa dính nhau phía dưới thành một ống hẹp màu vàng xanh, dài 1 mm, rải rác mặt ngoài có lông mịn; phía trên xòe thành một phiến màu vàng tươi, đầu có 3 răng tròn, mặt trên có nhiều sọc dọc màu vàng sậm. Lá noãn 2, dính nhau tạo bầu dưới 1 ô đựng 1 noãn đính đáy [hình 10]; bầu có 4 cạnh, thuôn nhỏ bên dưới, dài 3-4 mm, cong, màu trắng khi non, màu tím nhạt rồi sậm khi già, mặt ngoài có những sọc dọc; vòi nhụy 1, hình sợi, màu vàng nhạt, vươn ra khỏi ống tràng một đoạn 0,5 mm và chia làm 2 đầu nhụy [hình 11]; đầu nhụy hơi cong, màu vàng sậm rồi đen, mặt trong phủ đầy gai thịt. Quả [hình 12] bế cong, mặt trên dẹp, đỉnh quả có 1 gờ nhỏ, màu tím đen, có 4-5 cạnh, dài 3-4 mm.
2. Hoa giữa 6-8, là hoa hình ống [hình 13], đều, lưỡng tính, kết quả. Lá đài cũng là một gờ nhỏ. Cánh hoa 5, dính phía dưới thành một ống dài 1 mm, phía gốc hẹp và màu xanh, từ từ lên phía trên loe rộng và chuyển vàng, tận cùng chia thành 5 phiến hình tam giác, màu vàng, dài 0,5 mm, khi nở phiến hơi uốn cong ra phía ngoài, tiền khai van. Nhị [hình 14] 5, đều, đính trên ống tràng xen kẽ với cánh hoa, rời ở chỉ nhị dính nhau ở bao phấn [hình 15] thành ống bao quanh vòi nhụy; chỉ nhị hình sợi, màu vàng nhạt, nhẵn; bao phấn thuôn dài, màu vàng sậm, 2 ô, hướng trong, mở dọc, chung đới kéo dài trên đầu bao phấn thành một phiến hình tam giác màu vàng sậm, gốc bao phấn thuôn; hạt phấn rời, màu vàng, hình cầu gai, đường kính 25-35 µm. Bộ nhụy tương tự hoa bìa. Quả bế cong, mặt trên dẹp, đỉnh quả có 1 gờ nhỏ, màu tím đen, 4-5 cạnh, dài 3-4 mm.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 16]
Vi phẫu cắt ngang hình tròn, chia làm 2 vùng rõ rệt, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ 4/5. Các mô [hình 17] gồm:
Vùng vỏ: Bần [hình 18] thường 2-4 lớp tế bào (có khi hơn) vách mỏng, hình chữ nhật dẹt; các lớp phía ngoài thường bị bong rách không còn rõ dạng. Mô mềm vỏ 2-4 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, vách mỏng, giữa các tế bào có đạo nhỏ. Nội bì 1 lớp tế bào hình đa giác dẹt, có đai caspari rõ. [inline:=Ống tiết] kiểu ly bào trong mô mềm vỏ, thường dẹt; vòng tế bào tiết ở bờ gồm 4 tế bào hình chữ nhật không đều, dẹp, bên trong có thể còn chất tiết màu vàng.
Vùng trung trụ: Trụ bì [hình 19] 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, xếp xen kẽ với tế bào nội bì, hóa mô cứng thành vài cụm nhỏ xếp rải rác với những tế bào có vách dày hay mỏng. Libe [hình 20] là một vòng liên tục bao quanh gỗ, libe cấp 1 ở phía trên bị ép bẹp méo mó, libe cấp 2 ở dưới, vài lớp tế bào gần tầng sinh libe gỗ có hình chữ nhật và xếp xuyên tâm. Gỗ 2 [hình 21] vào đến tâm, chiếm phần lớn diện tích vi phẫu, rễ càng già phần gỗ càng rộng; mạch gỗ kích thước không đều, rải rác khắp vùng mô mềm; mô mềm gỗ là những tế bào hình đa giác, vách hóa gỗ dày hay mỏng, xếp khít nhau, có thể một vài vùng tế bào vách cellulose. Gỗ cấp 1 ngay tâm vi phẫu, là 2 bó xếp khít và đối diện nhau, phân hóa hướng tâm; mỗi bó gồm 2-3 mạch nhỏ. Tia tủy gồm tia gỗ hẹp với 1-2 dãy tế bào, tia libe mở rộng về phía trụ bì.
Thân [hình 22]
Vi phẫu cắt ngang hình tròn ở thân non, hơi đa giác ở thân già, vùng vỏ chiếm 1/9 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 8/9.
Vùng vỏ [hình 23]: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật; lớp cutin mỏng; lỗ khí ít gặp. Lông che chở [hình 24] nhiều, kéo dài từ 2-3 tế bào biểu bì, dài ngắn không đều, đầu nhọn, đa bào với thường là 6-8 tế bào, đôi khi 4-5 hay 10-11, xếp thành hàng dọc; những tế bào bên dưới ngắn, hơi phình và vách mỏng, các tế bào ở trên hẹp, dài, thuôn và vách dày hơn. Lông tiết [hình 25] có chân rất ngắn đơn bào và đầu phình to đa bào, gồm 4-6 tế bào dẹt xếp chồng lên nhau. Mô dày 3-4 lớp tế bào có vách dày ở góc, xếp thành vòng liên tục. Mô mềm vỏ 3-4 lớp tế bào hình tròn hay bầu dục, xếp chừa những đạo nhỏ. Ống tiết [hình 26] kiểu ly bào có nhiều trong mô mềm vỏ, vòng tế bào tiết bao quanh bờ thường là 5, đôi khi 4 hay 6, tế bào nhỏ, không đều, hình bầu dục hơi dẹt. Nội bì 1 lớp tế bào hình đa giác hay chữ nhật, có đai caspari rõ.
Vùng trung trụ: Trụ bì hoá mô cứng thành từng cụm úp lên đầu bó libe gỗ, tế bào hình đa giác, vách dày, xếp khít nhau. Vòng mô dẫn gồm nhiều bó libe gỗ không đều nối liền nhau bởi những vùng mô mềm (khoảng gian bó). Bó libe gỗ [hình 27] gồm: libe cấp 1 tế bào bị ép bẹp méo mó; libe cấp 2 tế bào có vách uốn lượn, 2-4 lớp tế bào gần tượng tầng có hình chữ nhật, xếp thành dãy xuyên tâm; gỗ cấp 2 với những mạch gỗ không đều, hình đa giác, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách dày hay rất dày, xếp xuyên tâm; tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào; bó gỗ cấp 1 là 2-5 ở mỗi bó libe gỗ, có thể xếp song song hay xếp tỏa ra như nan quạt, mỗi bó gồm 4-6 mạch gỗ không đều, phân hóa ly tâm, được bao quanh bởi mô mềm với những tế bào hình đa giác, vách cellulose, xếp khít nhau; cụm mô cứng [hình 28] có thể có dưới các bó gỗ cấp 1 [hình 29]. Khoảng gian bó có thể hẹp hay rộng với nhiều dãy tế bào xếp xuyên tâm, gồm 2 loại mô mềm: mô mềm trên tầng sinh libe gỗ là 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách cellulose; mô mềm dưới tầng sinh libe gỗ là nhiều lớp tế bào hình đa giác hay hình chữ nhật, vách mỏng hóa gỗ. Mô mềm tủy tế bào không đều, càng vào giữa tế bào càng to, hình đa giác, xếp chừa những đạo nhỏ. Ống tiết kiểu ly bào có nhiều trong mô mềm tủy, bờ thường là một vòng 5 tế bào tiết, đôi khi 4 hay 6, nhỏ, không đều, hình bầu dục hơi dẹt.
[hình 30]
Gân giữa: mặt trên và mặt dưới đều lồi tròn, mặt dưới lồi nhiều hơn. Biểu bì tế bào hình vuông hay chữ nhật; lớp cutin mỏng; lỗ khí ít gặp. Lông che chở đa bào tương tự như ở thân. Mô dày trên 3-4 lớp tế bào có vách dày ở góc, tạo thành một cung liên tục. Mô mềm tế bào hình tròn, vách uốn lượn, xếp chừa những đạo nhỏ. Libe gỗ cấp 1 ở giữa, gồm 3 bó không đều xếp thành hình cung, bó ở giữa to nhất; bó libe hình cung bao phía dưới gỗ; bó gỗ ở trên, gồm các mạch gỗ nhỏ kích thước không đều xếp thành dãy và mô mềm gỗ với những tế bào vách cellulose. Mô dày dưới 2 lớp tế bào có vách dày ở góc, tạo thành cung liên tục. Ống tiết [hình 31] kiểu ly bào, rải rác trong mô mềm, thường trong vùng quanh bó libe gỗ, cấu tạo giống ở thân.
Phiến lá [hình 32]: Biểu bì tế bào hình chữ nhật; biểu bì trên tế bào to, biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn và dẹt, nhiều lỗ khí; lớp cutin mỏng. Lông che chở tương tự ở gân giữa. Lông tiết [hình 33] rải rác ở biểu bì dưới, có 2 loại: loại chân đơn bào đầu đa bào gồm 4-6 lớp tế bào dẹt xếp chồng lên nhau và loại chân đa bào gồm 3-4 tế bào dẹt xếp chồng lên nhau, đầu đơn bào. Mô mềm giậu 2 lớp tế bào hình chữ nhật thuôn dài, xếp khít nhau và thẳng góc với biểu bì trên, tế bào của lớp trên to và dài hơn. Mô mềm khuyết tế bào không đều, hình gần tròn. Bó libe gỗ [hình 34] của gân phụ rải rác, gồm 3-4 mạch gỗ rất nhỏ ở trên, libe ở dưới; xung quanh bó libe gỗ là bao mô mềm gồm 4-5 tế bào không đều, to hơn các tế bào xung quanh.
Cuống lá [hình 35]: Vi phẫu cắt ngang có mặt trên lõm hình chữ V, mặt dưới lồi tròn, hai bên có phần phiến ngắn cong xuống do phiến lá men xuống cuống. Biểu bì tế bào hình vuông hay chữ nhật; lớp cutin mỏng; lỗ khí ít gặp; lông che chở đa bào tương tự như ở thân; lông tiết [hình 36] ít gặp. Mô dày trên 3-4 lớp tế bào có vách dày ở góc, tạo thành một cung liên tục. Mô mềm tế bào hình tròn, vách uốn lượn, xếp chừa những đạo nhỏ. Libe gỗ [hình 37] cấp 1 ở giữa gân lá, gồm 5-8 bó không đều xếp thành hình cung, bó ở giữa to nhất; bó libe hình cung bao phía dưới gỗ; bó gỗ ở trên, gồm các mạch gỗ nhỏ kích thước không đều xếp thành dãy và mô mềm gỗ với những tế bào vách cellulose. Mô dày dưới 2 lớp tế bào không đều, vách dày ở góc, tạo thành cung liên tục. Ống tiết kiểu ly bào, rải rác trong mô mềm, thường trong vùng quanh bó libe gỗ, cấu tạo giống ở thân.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột có màu lục xám, vị đắng, mùi thơm nhẹ.
Soi dưới kính hiển vi thấy: [inline:=Mảnh biểu bì] tế bào vách mỏng, có khi có lỗ khí hoặc lông che chở. Lông che chở [hình 38] đa bào nhiều, thường gãy thành từng đoạn [hình 39] dài ngắn khác nhau, lông nguyên vẹn đầu nhọn, có 4-8 tế bào xếp thành hàng dọc, tế bào càng gần ngọn càng thuôn hẹp và dài, tế bào ở giữa teo hẹp lại [hình 40]. Lông tiết [hình 41] nhiều, đầu tròn đơn bào hay đa bào, chân rất ngắn. Mảnh mạch vạch [hình 42], mạch điểm, mạch xoắn [hình 43]. Mảnh mô mềm tế bào có vách mỏng. Mảnh mô giậu chứa đầy lục lạp, tế bào không rõ. Sợi [hình 44] đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành bó, đường kính nhỏ, vách mỏng, khoang rộng. Hạt phấn hoa [hình 45] hình cầu, đường kính 25-35 µm, mặt ngoài có gai thưa, màu vàng nhạt.
cây Hy thiêm trong khi sử dụng thường bị nhầm lẫn với cây Cỏ cứt lợn hay còn gọi là Cỏ hôi (Ageratum conyzoides L.) cùng họ Cúc (Asteraceae).

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Mọc hoang ở khắp các tỉnh trong nước ta. Phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Úc, Philipin và nhiều nước khác. Cây mọc ở chỗ ẩm mát ven rừng, cạnh đường, trên các đồi.
Mùa hoa: tháng 4-5 đến tháng 8-9, mùa quả: các tháng 6-10.

Đặc điểm khác: 

Một số đặc điểm khác để phân biệt cây Hy thiêm và cây Cỏ cứt lợn

Bộ phận dùng: 

Toàn cây trên mặt đất (Herba Siegesbeckiae)

Thành phần hóa học: 

Hy thiêm chứa daturosid (thủy phân cho glucose và darutigenol), orientin, orientalid và 3,7-dimetylquercetin. Chứa alkaloid, saponin, melampolid, oriantalid và darutigenol (diterpen).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Theo tài liệu cổ, Hy thiêm vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Toàn cây thường được dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt. Ngày dùng 8-16 g, dạng thuốc sắc, cao hoặc hoàn tán. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.
Đơn thuốc có hy thiêm: Viên Hy thiêm chữa bán thân bất toại
Lá và cành non Hy thiêm hái trước khi ra hoa sao vàng tán bột. Thêm mật vào viên thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6 viên này, nếu uống được rượu thì nên dùng rượu để chiêu thuốc. Uống vào sau bữa ăn, chữa bán thân bất toại, miệng mắt méo do cảm gió, mất tiếng (đơn thuốc kinh nghiệm cổ truyền).
Chú ý: Trong Bản thảo cương mục có ghi dùng cây này phải nấu hay phơi chín lần mới tốt, dùng tươi có thể gây nôn mửa.
Người ta hường nhầm lẫn Hy thiêm với cây Cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) mà nhân dân thường dùng để gội đầu với bồ kết hay chữa bệnh rong kinh.

Hình đính kèm
Cây
lông mịn
đối chéo chữ thập
Phiến lá
Cụm hoa
Lá bắc ngoài
tổng bao
Lá bắc
hoa hình lưỡi nhỏ
noãn đính đáy
đầu nhụy
Quả
hoa hình ống
Nhị
bao phấn
Rễ
Các mô
Bần
Trụ bì
Libe
Gỗ 2
Thân
Vùng vỏ
Lông che chở
Lông tiết
Ống tiết
Bó libe gỗ
cụm mô cứng
gỗ cấp 1
Lá
Ống tiết
Phiến lá
Lông tiết
libe gỗ
Cuống lá
lông tiết
Libe gỗ
Lông che chở
từng đoạn
hẹp lại
Lông tiết
mạch vạch
mạch xoắn
Sợi
Hạt phấn hoa

Chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg.

Loài Taraxacum officinale F. H. Wigg. (Cây Bồ Công Anh Lùn)

Tên
Tên khác: 

Bồ công anh Trung quốc, Sư nha.

Tên khoa học: 

Taraxcum officinale F. H. Wigg.

Tên đồng nghĩa: 

Taraxacum dens – leonis Desf., Lontodon taraxacum L.

Họ: 

Cúc (Asteraceae)

Tên nước ngoài: 

Dendelion (Anh); pissenlit, laitne des chiens, salde taupe, couronne de moine,

Mẫu thu hái tại: 

Đà Lạt tháng 05/2010, được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược.

Số hiệu mẫu: 

BCA0510

Cỏ [hình 1] cao 20-45 cm. Thân rất ngắn, rễ mập, toàn cây có nhũ dịch trắng như sữa. [hình 2] đơn, mọc chụm ở gốc thành hình hoa thị; phiến lá hình bầu dục thuôn dài, kích thước15-30 x 3-4 cm; phiến lá xẻ thùy lông chim 4-5 đôi đều nhau, đỉnh nhọn, 1-2 cặp thùy gần cuống có khía răng nhọn, phiến lá men dần xuống cuống. Lá màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới; gân lá hình lông chim màu trắng xanh, 4-6 cặp gân phụ nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá dẹp, mặt trên phẳng mặt dưới lồi ít, gốc phình ra và mỏng; dài 4-5 cm, rộng 0,5-0,7 cm; màu đỏ tía nhạt, mép cuống màu nhạt hơn. Lá có lông ngắn thưa, màu trắng, mặt trên nhiều hơn mặt dưới. Cụm hoa [hình 3] là đầu đồng giao, đường kính 3-4 cm, trục cụm hoa dài 14-26 cm, mọc từ nách lá, rỗng bên trong, 1/2 trên và 4 cm phần đáy trục màu đỏ tía nhạt, còn lại màu xanh phớt đỏ, trên trục có ít lông trắng, mảnh, nhiều hơn ở đáy. Tổng bao lá bắc hình chuông gồm 4 vòng lá bắc hình dải hẹp, màu xanh lục, đỉnh màu đỏ tía nhạt: 3 vòng ngoài kích thước 0,8 x 0,15 cm, xòe ra và cong xuống; vòng trong kích thước 1,8 x 0,15 cm. Hoa [hình 4] không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài biến đổi thành một vòng lông màu trắng, dài 0,5-0,6 cm, trên lông có nhiều gai nhọn. Cánh hoa 5; ống tràng hẹp màu trắng, cao 0,6 cm, nơi tiếp giáp phiến có lông trắng ngắn, phía trên xòe thành 1 phiến hình lưỡi màu vàng hướng về phía trước, đỉnh phiến có 5 răng tròn, 1/2 đáy phiến có lông trắng ngắn. Những hoa bìa phần giữa phiến có màu hồng nâu nhạt. Nhị [hình 5] 5, đều, dài 1,9 mm, đính trên ống tràng xen kẽ cánh hoa, rời ở chỉ nhị, bao phấn dính thành ống bao quanh vòi nhụy. Chỉ nhị dạng sợi mảnh, gốc màu vàng nhạt, phía trên màu trắng. Bao phấn thuôn, mảnh, màu trắng, dài 400 µm, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy, đáy có 2 tai dạng sợi choãi ra, đỉnh có phụ bộ hình tam giác cao 125 µm. Hạt phấn hình bầu dục có gai, màu vàng, rời, kích thước 20 µm. Lá noãn 2, bầu [hình 6] dưới 1 ô, 1 noãn, đính noãn đáy. Khoảng 0,15-0,2 cm phía dưới bầu noãn phình to, màu trắng và có 10 sóng dọc, phần trên của chỗ phình có những gai nạc; 0,1-0,15 cm phía trên thuôn hẹp dài, màu trắng xanh, đỉnh hơi loe màu xanh nhạt; 1 vòi nhụy dạng sợi màu vàng nhạt, dài 1 cm, đính ở đỉnh bầu; 2 đầu nhụy dạng sợi màu vàng, dài 0,2 mm, có lông trắng ngắn. Đĩa mật dạng khoen màu vàng nhạt ở đỉnh bầu. Quả bế, hình bầu dục thuôn hẹp, dài 0,3-0,4 cm, màu nâu đen, có 10 rãnh dọc; khoảng 0,1 cm phía đỉnh có các gai nạc; đỉnh có 1 cọng mảnh màu nâu nhạt (mỏ) dài 1 cm, mang 1 chùm lông màu trắng.

Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Vi phẫu rễ [hình 7] gần tròn, vùng vỏ chiếm tỉ lệ 2/3, vùng trung trụ 1/3. Bần 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Nhu bì 1-3 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm 2 vùng: mô mềm vỏ ngoài khuyết, tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước to, không đều, xếp lộn xộn; mô mềm vỏ trong đạo, 9-11 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Libe 1 tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn thành từng cụm. Libe 2 tế bào hình chữ nhật vách uốn lượn, xếp xuyên tâm. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm, vách cellulose, một số ít vách tẩm chất gỗ. Gỗ 1 vẫn nhận ra ở tâm vi phẫu, 2 bó gồm 2-3 mạch hình đa giác phân hóa hướng tâm. Hạt tinh bột hình tròn, kích thước 2,5 - 6 µm, có nhiều trong mô mềm vỏ, rải rác trong vùng libe, mô mềm gỗ 2. Ống nhựa mủ [hình 8] xếp từng cụm trong vùng mô mềm vỏ và vùng libe, xếp riêng lẻ trong vùng mô mềm vỏ gần lục bì.
[hình 9]:
Gân giữa: Lồi ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi nhiều hơn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, vách ngoài và vách trong hơi dày, lớp cutin mỏng, có răng cưa, lông che chở [hình 10] đa bào rất ít, có 2 dạng: 1 dãy và nhiều dãy (2-3 dãy tế bào); lỗ khí [hình 11] nhiều hơn ở biểu bì dưới. Mô dày trên và dưới là mô dày góc, 1-2 lớp tế bào hình hơi bầu dục, kích thước gần đều, đôi khi giữa lớp mô dày và biểu bì có khuyết hẹp dài. Mô mềm khuyết tế bào hình tròn, kích thước to, rải rác có ống nhựa mủ. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1 gồm 13-15 bó libe gỗ xếp xung quanh khuyết giữa vi phẫu, các bó ở phía biểu bì dưới to hơn, bó ở giữa to nhất, vài bó nhỏ [hình 12] chỉ có libe. Cấu tạo 1bó [hình 13] libe-gỗ gồm: gỗ ở trong, mạch gỗ hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, thường xếp thành dãy, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách cellulose, giữa 2 dãy mạch gỗ thường là 1-2 dãy tế bào mô mềm gỗ; libe ở ngoài, 2-3 lớp tế bào sát gỗ hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, các lớp phía ngoài tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Trong gỗ và ngoài libe có 3-6 lớp tế bào mô dày hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn; sát bên ngoài vùng mô dày này rải rác có một vài ống nhựa mũ.
Phiến lá [hình 14]: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, không răng cưa, lỗ khí rải rác ở 2 biểu bì, nhiều hơn ở biểu bì dưới, lông che chở giống ở gân giữa, nhiều hơn ở biểu bì trên. Mô mềm giậu, 2 lớp tế bào hình đa giác ngắn. Mô mềm khuyết, tế bào hình bầu dục hoặc hơi đa giác, vách uốn lượn, không đều nhau, có nhiều lục lạp. Bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Cuống lá:
Vi phẫu cuống lá [hình 15] có hình dạng và cấu tạo giống với gân giữa của vi phẫu lá, 2 bên có 2 cánh [hình 16] ngắn cấu tạo như sau: Biểu bì trên và dưới giống biểu bì của phiến lá, không có lông che chở; giữa 2 lớp biểu bì là mô mềm khuyết, tế bào hình tròn hoặc đa giác, bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột toàn cây [hình 17]: Bột thô, màu xanh nâu. Thành phần: Mảnh biểu bì lá bắc, mảnh biểu bì trục cụm hoa, mảnh mô mềm lá, mảnh biểu bì cánh hoa mang lông che chở, mảnh biểu bì cánh hoa, mảnh vòi nhụy, mảnh bần ở rễ, mảnh biểu bì lá mang lỗ khí kiểu dị bào (nhìn từ trên xuống), mảnh biểu bì lá (nhìn ngang), mảnh lá đài, lông che chở ở lá, hạt tinh bột hình tròn, kích thước 2,5-6 µm, mảnh mô mềm ở rễ, mảnh mạch vòng, xoắn, vạch.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Loài này phân bố tập trung ở một số nước quanh Địa Trung Hải. Ở Ấn Độ, ở Malaysia, Philippin…, thường chỉ thấy ở vùng núi cao, có khi lên đến 4500 m. Cây được trồng ở Đức, Pháp, Mỹ, Ấn Độ… để làm rau ăn và để làm thuốc.
Cây ưa sáng, khí hậu ẩm mát. Ở nước ta, những vùng có Bồ công anh thấp mọc tương đối tập trung thường có nhiệt độ trung bình dưới 200C, lượng mưa từ 1500 đến 2800 mm trong 1 năm. Cây mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám ở vườn, các bãi trống ven đường đi, trên nương rẫy hoặc chân đá vôi. Cây mọc từ hạt xuất hiện rải rác từ cuối mùa xuân đến cuối mùa hè. Mùa hoa quả cũng rải rác trong suốt mùa hè và đầu mùa thu. Sau khi ra hoa quả, cây tàn lụi. Hạt có túm lông nhờ gió phát tán đi khắp nơi. Vòng đời cây thường kéo dài 3-5 tháng.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây – Herba Taraxaci. Lá thu hái trước khi cây có hoa. Rễ thu vào tháng 6-7.

Thành phần hóa học: 

Toàn cây chứa 0,98% falvonoid toàn phần: lactopicrin, taraxacin, taraxacerin, taraxasterol, cosmossin, homotaraxasterol, luteolin- 7–glucosid, β-sitsterol, stigmasrerol.
Lá và hoa có: 88,8% nước, 0,6% protein, 0,44% sợi, 1,6% phần chiết xuất bằng ether, 2,3% tro, 3,7% cacbonhydrat, 59,1mg/100g photpho, 73 mg/100g vitamin C.
Rễ chứa taraxerol. Ψ-taraxasterol, amyrin, stigmasterol.
Ngoài ra còn chứa nhựa, cao su, glucid, các đường (glucose, fructose, cymarose), acid acetic, vitamin B2. Lá chứa luteolin, violaxanthin, plastoquinon. Hoa chứa arnidol, fla voxanthin, 5-α-stigmast-7-en 3-β-pl, vitamin C, D. Phấn hoa có β-sistosterol, acid folic, vitamin E. Cánh hoa có β-sitosterol, coumesterol, carotene và đa đường.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Tác dụng kháng khuẩn in vitro trên các vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Salmonellatyphi, Escherichia coli với nồng độ đến 25 µg/ml.
Tác dụng chống nấm in vitro trên Candida albican, Cryptococcus neoformans, trichophyton mentagrophytes, Microsporum canis, Aspergillus aiger với nồng độ đến 25µg/ml.
Tác dụng chống amib trên Entamoeba histolytica chủng STH đến nồng độ 125µg/ml.
Tác dụng chống sán Hymenolepis nana ở chuột cống trắng với liều 250mg/kg.
Tác dụng chống virut bệnh Ranikhet và virut bệnh đậu bò với nồng độ 0,5mg/ml.
Tác dụng trên nhịp thở và biên độ hô hấp, tác dụng trên huyết áp của chó bình thường với liều 50mg/kh.
Tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập, trên tim chuột lang cô lập và trên tử cung chuột cống trắng cô lập.
Tác dụng chống ung thư trên tế bào ung thư biểu mô mũi-thanh quản người in vitro; trên tế bào ung thư bạch cầu dòng lympho, tế bào sarcom 180 và tế bào gây u gan ở chuột nhắt trắng.
Công dụng:
Toàn cây Bồ công anh thấp chữa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt, sưng tấy, lở ngứa ngoài da. Ở Trung Quốc còn dùng chữa đau mắt, tiêu hoá kém, rắn cắn.
Ở Pháp, Bồ công anh thấp chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau như các bệnh gan mật (viêm ống mật mãn tính, viêm gan, xung huyết gan, suy gan, vàng da, sỏi mật); các bệnh đường tiêu hoá (rối loạn tiêu hoá, kém ăn, viêm ruột kết, táo bón, trĩ); Sỏi thận, tiểu tiện khó, suy thận, tăng cholesterol-huyết, xơ vữa động mạch, béo phì; các bệnh ngoài da (mụn nhọt, chảy máu mủ, mụn cóc, eczema, trứng cá, nấm); thấp khớp, thống phong, thiếu máu, suy nhược.
Ở Bungari, cây còn dùng để chữa hen phế quản, thống kinh, mất kinh, xơ gan, loét dạ dày, phù, đái tháo đường, viêm bàng quang, bể thận.

Hình đính kèm
Cỏ
Lá
Cụm hoa
Hoa
Nhị
bầu
Vi phẫu rễ
Ống nhựa mủ
Lá
lông che chở
lỗ khí
bó nhỏ
bó
Phiến lá
Vi phẫu cuống lá
cánh
Bột toàn cây

Chi Xanthium

Loài Xanthium strumarium L. (Cây Ké Đầu Ngựa)

Tên
Tên khác: 

Ké; Thương nhĩ, Thượng nhĩ.

Tên khoa học: 

Xanthium strumarium L.

Tên đồng nghĩa: 

Xanthium indicum Klatt, X. sibiricum Patrin ex Widder, X. japonicum Widder., X. orientale Bl.

Họ: 

Cúc (Asteraceae)

Mẫu thu hái tại: 

huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, tháng 5/2010

Số hiệu mẫu: 

NT0510, được lưu tại Bộ môn Thực vật Khoa Dược.

Cây [hình 1] cỏ, mọc đứng, cao 30-60 cm hay hơn, phân nhánh nhiều. Thân non [hình 2] tiết diện gần tròn, có khi hơi dẹp, màu xanh lục; mặt ngoài nhiều lông thô ráp màu trắng, rất ít lông mịn, có nhiều gân dọc màu xanh lục sậm và chấm màu nâu tía; thân già tiết diện tròn, màu xanh nâu.
Lá đơn, mọc cách, không có lá kèm. Phiến lá [hình 3] nguyên hay có 3-(5) thùy rõ hay không rõ, dài 8-15 cm, rộng 10-14 cm, chóp hình tam giác, gốc có thể thuôn nhọn, hình tim hay hơi hình tim và thường men xuống cuống một đoạn 0,5-1,5 cm tạo thành 2 cánh nhỏ ở hai bên, đáy phiến có thể đối xứng hay không đối xứng, màu xanh lục, mặt trên sậm hơn mặt dưới, hai mặt phủ lông thô ráp màu trắng, rất ít lông mịn; mép lá có răng cưa dạng lượn sóng không đều; gân lá hình chân vịt với 3 gân gốc nổi rõ ở mặt dưới, gân bên hơi cong về phía ngọn lá. Cuống lá dài 7-12 cm, hình trụ, gốc hơi nở rộng, mặt trên hơi lõm và màu nâu đỏ, mặt dưới màu xanh lục, nhiều lông thô ráp màu trắng, rất ít lông mịn.
Cụm hoa là đầu đơn tính cùng gốc:
1. Cụm hoa đực [hình 4]: đầu tụ thành chùm xim ở ngọn cành, có nhiều hoa đực; đầu hình cầu, đường kính 6-8 mm, được mang bởi một cuống ngắn màu xanh lục, dài 3-7 mm, mặt ngoài phủ lông mịn màu trắng; đế cụm hoa lồi. Đầu có 2 loại lá bắc: Lá bắc ngoài [hình 5] 5, rời, xếp trên 1 hàng họp thành tổng bao lá bắc; phiến màu xanh lục, dài 2-3 mm, hình bầu dục thuôn nhọn, mặt ngoài phủ lông tơ. Lá bắc trong [hình 6] mang hoa ở nách, dài 2-3 mm, rộng 0,5-1 mm, phía dưới thuôn dài và màu trắng, phía trên gần đa giác, màu xanh lục và phủ lông tơ màu trắng. Hoa đực [hình 7] nhỏ. Lá đài giảm không còn dấu tích. Cánh hoa dài 2-2,5 cm, dính nhau phía dưới thành một ống hình trụ, màu trắng xanh, dài 1,5-2 mm, mặt ngoài có sọc dọc màu xanh lục; phía trên hơi loe rộng và tận cùng bằng 5 thùy hình tam giác, màu xanh lục, mặt ngoài phủ lông mịn, tiền khai van. Nhị [hình 8] 5, đều, đính trên đế hoa, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị dính nhau gần như hoàn toàn thành một ống hình sợi, màu trắng, dài bằng ống tràng, phía trên rời một đoạn rất ngắn mang bao phấn ở đỉnh; bao phấn lộ ra ngoài tràng, hình sợi thuôn cong vào trong, dài 1,5-2 mm, màu vàng, 2 ô, hướng trong, mở bằng đường nứt dọc; chung đới kéo dài trên đầu bao phấn thành một phiến hình tam giác, cong vào bên trong; hạt phấn [hình 9] rời, màu vàng, hình cầu có gai lấm tấm, đường kính 27-30 µm. Hiếm khi trong cụm hoa đực có 1- vài hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có đài, tràng và nhị tương tự như hoa đực nhưng ống chỉ nhị chỉ dài 1 cm, bầu nhỏ không có noãn, vòi nhụy hình sợi vươn ra khỏi ống chỉ nhị và chia làm 2 nhánh ngắn, dạng dãy hẹp, màu vàng, phủ gai thịt.
2. Cụm hoa cái [hình 10]: đầu ở nách lá, chỉ có 2 hoa cái; đầu hình trứng, dài 5-10 mm, được mang bởi một cuống rất ngắn màu xanh lục, mặt ngoài phủ lông mịn màu trắng; đế cụm hoa lõm thành hình chén có 2 ô, mỗi ô đựng một hoa cái. Đầu có 2 loại lá bắc: Lá bắc ngoài [hình 11] nhiều, rời, xếp thành 2 hàng, họp thành tổng bao lá bắc; phiến hình tam giác thuôn nhọn, dài 3-5 mm, màu xanh lục, mặt ngoài nhiều gân dọc màu sậm và phủ lông mịn. Lá bắc trong tạo thành lớp vỏ dai bao bọc hoàn toàn 2 hoa cái bên trong, mặt ngoài đầy gai hình móc câu; gai móc có phần gốc hơi phình to và dính nhau một ít, nhiều lông thô ráp dài, rất ít lông mịn, dài 2-4 mm; đỉnh vỏ bọc có 2 sừng, dài 1,5-2 mm, gốc phình to, đầu thuôn nhọn. Hoa cái [hình 12] nhỏ, trần, kết quả. Lá noãn 2, dính nhau thành bầu dưới 1 ô [hình 13] đựng 1 noãn đính đáy [hình 14]; bầu hình trứng thuôn nhọn, dài 1-1,5 mm, rộng 0,5-1 mm, màu trắng ngà, mặt ngoài nhẵn và có rãnh dọc; vòi nhụy 1, rất ngắn, trên chia thành 2 nhánh; đầu nhụy 2, hình sợi, màu vàng rồi nâu, dài 1-1,5 mm, vươn ra ngoài qua một lỗ nhỏ ở gốc sừng.
Quả giả [hình 15] hình trứng hay hình thoi, dài 2-2,5 cm, đường kính 1-1,5 cm, hai sừng trên đỉnh quả dài 5-7 mm, thường dài không đều nhau, gốc phình to, đầu thuôn nhọn; vỏ ngoài màu xám vàng hay xám nâu, cứng và dai, mặt ngoài đầy gai [hình 16] hình móc câu, dài 3-5 mm, gốc phình to và phủ lông mịn màu trắng; bên trong có 2 ngăn tách biệt bởi một vách dọc, mỗi ngăn đựng một quả thật; 2 quả thật không đều, một to một nhỏ hơn. Quả thật [hình 17] là quả bế thẳng, hình bầu dục thuôn nhọn hai đầu, dài 12-20 mm, đường kính 6 mm, dẹp, một mặt phẳng một mặt lồi, màu tím đen; vỏ quả rất mỏng, dễ bong tróc. Hạt hình thoi nhọn hai đầu, vỏ có nhiều nếp nhăn dọc; lá mầm dày, bao bọc cây mầm, rễ và chồi mầm nhỏ nằm ở phía đầu nhỏ của hạt.

Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:

Đặc điểm giải phẫu: 

Rễ [hình 18]
Vi phẫu cắt ngang hình tròn, chia làm 2 vùng rõ rệt, vùng vỏ chiếm 1/4 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 3/4. Các mô [hình 19] gồm:
Vùng vỏ [hình 20]: Bần 3-4 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, xếp xuyên tâm; các lớp tế bào ngoài cùng thường bị bong rách. Nhu bì 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật rất dẹt, vách celulose, xếp xuyên tâm với lớp bần. Mô mềm vỏ 9-10 lớp tế bào hình bầu dục hay gần tròn, xếp lộn xộn, chừa những đạo nhỏ hay khuyết to. Nội bì [hình 21] 1 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, có đai caspari rõ. Túi tiết kiểu ly bào [hình 22] thường có ở vùng mô mềm sát nội bì, bao quanh bởi một vòng 4-5 tế bào tiết hình bầu dục dẹt.
Vùng trung trụ: Trụ bì 1 lớp tế bào hình bầu dục dẹt hay đa giác, xếp xen kẽ với tế bào nội bì. Libe xếp thành một vòng, bị tia libe chia thành từng chùy hình nón không đều; libe cấp 1 ở đỉnh chùy, libe cấp 2 [hình 23] bên dưới, tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm. Tầng sinh libe gỗ nằm giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2. Gỗ cấp 2 [hình 24] chạy vào đến tâm; mạch gỗ không đều, rải rác khắp vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách hóa gỗ, xếp khít nhau. Gỗ cấp 1 thường không phân biệt được. Tia tủy đi từ tâm xuyên qua vùng gỗ và libe; tia gỗ hẹp, 2-4 dãy tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, vách mỏng hóa gỗ hay vách celulose, xếp khít nhau; tia libe rõ, tế bào to, thường loe rộng thành hình chữ V.
Thân [hình 25]
Vi phẫu cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/10 diện tích vi phẫu, vùng trung trụ chiếm 9/10. Các mô từ ngoài vào trong [hình 26] gồm:
Vùng vỏ [hình 27]: Biểu bì 1 lớp tế bào hình bầu dục dẹt; lớp cutin dày, có răng cưa nhỏ. Lông che chở nhiều, các tế bào xếp trên một hàng dọc, đầu nhọn, có 2 loại: lông dài [hình 28] với 10-15 tế bào hình chữ nhật thuôn, vách mỏng, thường cong quẹo, kéo dài từ 1 tế bào biểu bì; lông ngắn [hình 29] hơn với 2-4 tế bào không đều, tế bào bên dưới phình to, vách dày lấm tấm hạt, kéo dài từ 2-3 tế bào biểu bì. Lông tiết [hình 30] ít hơn lông che chở, đầu tròn to đơn bào, chân rất ngắn. Mô dày là một vòng liên tục, 6-8 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, vách dày ở góc. Mô mềm vỏ 8-10 lớp tế bào hình tròn, sắp xếp lộn xộn, chừa những đạo nhỏ ở góc các tế bào. Nội bì 1 lớp tế bào hình bầu dục hay đa giác, có đai caspari rõ. Túi tiết [hình 31] kiểu ly bào rải rác trong vùng mô mềm, bờ là một vòng 6-8 tế bào tiết hình bầu dục dẹt, méo mó.
Vùng trung trụ: Trụ bì hóa mô cứng thành từng cụm không đều ở ngay trên đầu mỗi bó libe gỗ, tế bào hình đa giác, vách dày, xếp khít nhau. Vòng mô dẫn uốn lượn hình sao không đều, libe và gỗ họp thành từng bó rời, kích thước không bằng nhau, xếp xen kẽ với những khoảng mô mềm (khoảng gian bó). Bó libe gỗ [hình 32] gồm: libe thành từng cụm trên đầu bó gỗ, libe cấp 1 ở trên, libe cấp 2 ở dưới, 5-8 lớp tế bào gần tầng sinh libe gỗ có hình chữ nhật rõ, xếp xuyên tâm; tầng sinh libe gỗ ở giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2; gỗ cấp 2 với những mạch gỗ không đều, xếp thành từng dãy, mô mềm gỗ cấp 2 tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách hóa gỗ, xếp khít nhau; gỗ cấp 1 với mạch gỗ xếp thành từng bó, mỗi bó 2-5 mạch không đều, phân hóa ly tâm, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách celulose. Cụm mô cứng có thể có dưới gỗ cấp 1, tế bào vách mỏng hóa gỗ. Khoảng gian bó gồm 5-10 dãy tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm, khít nhau, vùng mô mềm phía trên tầng sinh libe gỗ tế bào vách celulose, vùng mô mềm phía dưới tế bào vách hóa gỗ. Mô mềm tủy [hình 33] rộng, tế bào hình tròn hay bầu dục, vách celulose, xếp chừa những đạo nhỏ.
[hình 34]
Gân giữa: lồi ít ở mặt trên, lồi tròn nhiều ở mặt dưới. Biểu bì tế bào hình bầu dục; lớp cutin có răng cưa nhỏ. Lông che chở và lông tiết tương tự ở thân. Mô dày trên [hình 35] 9-10 lớp tế bào hình tròn hay bầu dục, vách dày nhiều ở góc. Mô mềm tế bào hình bầu dục hay gần tròn, sắp xếp lộn xộn chừa những đạo nhỏ. Bó libe gỗ gồm 5-6 bó không đều, xếp thành một vòng; mỗi bó gồm libe ở ngoài, gỗ ở trong với mạch gỗ kích thước không đều, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, xếp khít nhau, vách celulose; mô dày từng cụm bao sát phía ngoài libe, tế bào nhỏ, vách dày đều xung quanh. Mô dày dưới [hình 36] 4-5 lớp tế bào có vách dày ở góc, tạo thành một cung liên tục. Túi tiết [hình 37] kiểu ly bào rải rác trong mô mềm, bờ là một vòng 5-10 tế bào tiết nhỏ, hình bầu dục méo mó.
Phiến lá [hình 38]: Biểu bì tế bào hình bầu dục; biểu bì trên tế bào thường to hơn, biểu bì dưới nhiều lỗ khí; lớp cutin mỏng. Lông che chở và lông tiết tương tự ở thân. Mô mềm giậu [hình 39] 2-3 lớp dưới biểu bì trên, 1-2 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình chữ nhật thuôn dài, xếp khít nhau và thẳng góc với biểu bì. Mô mềm khuyết [hình 40] tế bào không đều. Bó libe gỗ [hình 41] của gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới, bao xung quanh là một vòng tế bào mô mềm to, hình tròn hay bầu dục; bao mô mềm này nối liền với 2 lớp biểu bì bằng 1-2 dãy tế bào mô mềm; dãy nối với biểu bì trên tế bào to, hình đa giác, dãy nối với biểu bì dưới tế bào nhỏ, hình gần tròn. Tinh thể [hình 42] calci oxalat hình cầu gai rải rác trong mô mềm khuyết.
Cuống lá [hình 43]: Vi phẫu cắt ngang có mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì, lông che chở và lông tiết tương tự ở gân giữa. Mô dày 6-9 lớp tế bào, hình tròn hay bầu dục, vách dày lên ở góc, tạo thành một vòng liên tục. Mô mềm tế bào hình gần tròn, xếp chừa những đạo nhỏ. Libe gỗ là 7-9 bó không đều, xếp thành hình vòng cung; libe tạo thành cụm hình nón bao phía dưới bó gỗ; bó gỗ ở trên, gồm các mạch gỗ không đều xếp thành nhiều dãy, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách celulose, xếp khít nhau; trên gỗ và dưới libe thường có cụm mô dày, tế bào nhỏ, vách dày ở góc. Túi tiết kiểu ly bào tương tự ở gân giữa.
Quả
Phần gọi là quả từ ngoài vào trong gồm các phần: vỏ quả giả do lá bắc biến đổi thành, mặt ngoài nhiều gai móc [hình 44] và quả thật với vỏ quả thật, vỏ hạt và cây mầm.
Vỏ quả giả [hình 45]: từ ngoài vào trong gồm các mô: Biểu bì ngoài và biểu bì trong 1 lớp tế bào hình chữ nhật tương đối đều, mặt ngoài phủ cutin; tế bào biểu bì ngoài có vách và lớp cutin dày hơn tế bào biểu bì trong. Lông nhiều, gồm 2 loại: lông che chở đa bào, đầu nhọn, có 2 dạng: (1) lông mềm [hình 46], uốn éo, vách rất mỏng, có 10-12 tế bào xếp trên một hàng; (2) lông cứng [hình 47], thẳng, vách dày, có 4-10 tế bào xếp thành 1-2 (3) dãy, tế bào ngọn lông thường thuôn hẹp và vách dày hơn các tế bào bên dưới; lông tiết có 3 dạng: (1) lông có chân đơn bào đầu tròn to đơn bào, (2) lông có chân đa bào dài hay ngắn, các tế bào xếp thành 1-3 dãy, đầu tròn to đơn bào, (3) lông có chân đa bào xếp thành 2 dãy dọc, đầu đa bào với 5-9 tế bào dẹt xếp chồng lên nhau. Mô mềm ngoài nhiều lớp tế bào hình bầu dục hay tròn, vách dày, xếp lộn xộn chừa những đạo hay khuyết nhỏ. Mô cứng [hình 48] phát triển, nhiều lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau, vách hóa gỗ dày hay mỏng, vùng này kéo dài vào trong các gai móc. Bó libe gỗ [hình 49] kích thước nhỏ, nằm trong vùng mô cứng, gồm gỗ ở dưới, libe ở trên, bao xung quanh gỗ là vùng mô mềm với những tế bào hình tròn, vách celulose, xếp chừa những đạo nhỏ. Mô mềm trong nhiều lớp tế bào hình bầu dục, vách rất mỏng, xếp chừa những khuyết to.
Gai móc [hình 50]: Mặt cắt ngang phần gốc gai có hình tròn, gồm các mô: Biểu bì 1 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, lớp cutin dày. Lông che chở và lông tiết cấu tạo tương tự ở phần vỏ quả giả. Mô mềm vỏ 3-4 lớp tế bào hình bầu dục, xếp chừa những đạo nhỏ. Mô cứng nhiều lớp tế bào hình đa giác, xếp khít nhau, vách hóa gỗ dày hay mỏng. Bó libe gỗ 2-3 xếp trên một vòng ngay dưới vùng mô cứng, cụm libe ở trên, gỗ 2-4 mạch nhỏ, không đều. Mô mềm tủy tế bào hình tròn, vách celulose, xếp chừa những đạo.
Vỏ quả thật [hình 51]: Biểu bì 1 lớp tế bào hình bầu dục. Mô mềm ngoài 2-3 lớp tế bào hình bầu dục hay đa giác, xếp chừa những đạo. Mô cứng 8-10 lớp tế bào hình đa giác, xếp khít nhau, vách tẩm chất gỗ; những lớp ngoài vách rất dày, những lớp trong vách mỏng hơn. Bó libe gỗ rất nhỏ ngay dưới vòng mô cứng, bó libe ở ngoài, bó gỗ ở trong gồm 2-4 mạch. Mô mềm trong nhiều lớp tế bào, không rõ hình dạng, xếp chừa những khuyết giữa các tế bào.
Vỏ hạt [hình 52]: Biểu bì 1 lớp tế bào to, hình chữ T. Mô mềm chia làm 3 vùng: vùng ngoài 1-3 lớp tế bào hình bầu dục hay có thùy, xếp chừa những khuyết to hay nhỏ; vùng giữa 4-5 lớp tế bào hình bầu dục, xếp chừa những đạo nhỏ; vùng trong nhiều lớp tế bào bị ép dẹp, không rõ hình dạng. Bó libe gỗ nhỏ, trong vùng mô mềm giữa, libe ở ngoài, gỗ ở trong. Trong cùng là lớp mô mềm, tế bào chứa hình bầu dục, vách mỏng, bên trong chứa đầy hạt tinh bột.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột quả giả màu nâu nhạt, mùi thơm nhẹ, vị hơi béo và đắng.
Soi kính hiển vi thấy: Rất nhiều lông che chở đa bào: có thể được mang trên mảnh biểu bì vỏ quả hay các đoạn lông uốn éo [hình 53] gồm 6-8 tế bào, dài, vách mỏng (dạng này ít gặp); đoạn lông thẳng [hình 54], 4-10 tế bào, vách dày, gốc to, đỉnh thuôn nhọn, tế bào ngọn lông thường hẹp và vách dày hơn các tế bào nên dưới (dạng này rất nhiều). Các đoạn lông tiết [hình 55] chân đa bào, đầu đa bào; các mảnh đầu lông tiết [hình 56] hình tròn hay hình bầu dục chứa chất tiết màu vàng. Mảnh biểu bì vỏ quả [hình 57] giả với các tế bào màu vàng, hình chữ nhật hay đa giác, xếp sát nhau. Mảnh mạch xoắn [hình 58], mạch vạch [hình 59]. Tế bào mô cứng [hình 60] vách dày hay mỏng, riêng lẻ hay thành từng cặp. Mảnh sợi của gai móc [hình 61], các sợi [hình 62] riêng lẻ hoặc tập trung thành bó [hình 63]. Mảnh mô mềm [hình 64] có hay không có hạt tinh bột bên trong. Hạt tinh bột [hình 65] nhỏ, hình tròn hay hình trứng, tễ là một vạch ngắn ở giữa.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam,Thái Lan, Indonesia. Ở nước ta, cây mọc hoang từ Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa đến Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang ở các đồi bãi, ven đường, các bãi cỏ, nơi trống có nhiều ánh sáng.
Ra hoa hầu như quanh năm, chủ yếu vào tháng 6-7.

Bộ phận dùng: 

Quả (Fructus Xanthii strumarii), có khi dùng toàn cây.

Thành phần hóa học: 

Chứa iod và một loại glucosid.

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Cây được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đay, lở ngứa, tràng nhạc, mụn nhọt, làm ra mồ hôi, đau răng, đau họng, sởi, giang mai, bướu cổ, hạ huyết áp. Liều dùng 6-10 dạng thuốc sắc.

Hình đính kèm
Cây
Thân non
Phiến lá
Cụm hoa đực
Lá bắc ngoài
Lá bắc trong
Hoa đực
Nhị
hạt phấn
Cụm hoa cái
Lá bắc ngoài
Hoa cái
1 ô
đính đáy
Quả giả
gai
Quả thật
Rễ
Các mô
Vùng vỏ
Nội bì
Túi tiết kiểu ly bào
libe cấp 2
Gỗ cấp 2
Thân
từ ngoài vào trong
Vùng vỏ
lông dài
lông ngắn
Lông tiết
Túi tiết
Bó libe gỗ
Mô mềm tủy
Lá
Mô dày trên
Mô dày dưới
Túi tiết
Phiến lá
Mô mềm giậu
Mô mềm khuyết
libe gỗ
Tinh thể
Cuống lá
gai móc
Vỏ quả giả
lông mềm
lông cứng
Mô cứng
Bó libe gỗ
Gai móc
Vỏ quả thật
Vỏ hạt
lông uốn éo
lông thẳng
lông tiết
đầu lông tiết
Mảnh biểu bì vỏ quả
mạch xoắn
mạch vạch
Tế bào mô cứng
sợi của gai móc
sợi
bó
Mảnh mô mềm
Hạt tinh bột