Việt Nam
là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài
thực vật đã ghi nhận cho Việt Nam
là 10.500 loài,
ước đoán
hệ thực vật Việt Nam có khoảng 12.000 loài. Trong số này,
nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%.
Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam
giai đoạn
2001-2005 của Viện
Dược liệu
(2006) cho biết ở
Việt Nam có
3.948 loài thực
vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm thực vật bậc cao có
mạch có 3.870 loài. Những cây thuốc có giá trị sử dụng cao, có khả năng khai thác trong tự nhiên là những cây thuốc nằm trong danh mục 185 cây thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế cũng như những cây thuốc đang được thị trường dược
liệu quan tâm gồm có 206 loài cây thuốc có khả năng khai thác.
Hiện nay người ta có xu
hướng quay trở về với cây thuốc
và thuốc có nguồn gốc thiên nhiên tạo
ra hơn là hóa chất làm thuốc. Xu hướng
này đã tác động đến việc
sản xuất, thu hái, chế biến, lưu
thông, tiêu thụ và sử dụng dược
liệu thảo mộc. Trong khi các tài liệu tra
cứu về cây thuốc chủ yếu được
viết trên sách, do đó hạn chế đối
tượng sử dụng nhất là không phải
là nhà chuyên môn muốn tìm hiểu sử
dụng cây thuốc. Nhiều cây thuốc mà
dân gian có thể bị nhầm lẫn trong sự
xác định loài dựa theo tên phổ
thông hay những loài có hình dạng giống
nhau, rất dễ nhầm lẫn nếu thiếu sự
mô tả tỷ mỉ đặc điểm hình
thái và giải phẫu.
Nhằm góp phần quảng bá
sâu rộng nguồn dược liệu quý của
Việt Nam, trang web này được xây dựng
nhằm giới thiệu các thông tin về cây
thuốc như đặc điểm hình thái, giải
phẫu, bột dược liệu, sự phân bố
và công dụng với mục đích
giúp cho người đọc dễ nhận biết,
thu hái và sử dụng cây thuốc.
Trang web này hy vọng sẽ giúp ích cho những nhà khảo cứu, những người sử dụng, cũng như sinh viên Dược trong việc nghiên cứu, tham khảo, hay học tập về cây thuốc.
Nhóm tác giả